Phật tử đi chùa lễ Phật đầu năm hay vào những ngày mồng 1, ngày 15 và ngày lễ. Tuy nhiên không phải phật tử nào cũng nắm rõ những điều không nên làm khi đến chùa lễ Phật.1. Trang phục không trang nghiêm Một trong những điều cấm kỵ khi đi chùa, đó là ăn mặc không trang nghiêm. Bởi việc mặc đồ kín đáo, lịch sự khi đến chùa cũng thể hiện văn hóa lịch sự, trình độ hiểu biết và đạo đức của mỗi người. Cụ thể, không nên mặc váy ngắn, áo hai dây, quần cộc, áo xuyên thấu, quần áo hở hang, quần áo bó sát người khi đến chùa. Bạn có thể chọn những bộ đồ màu sắc nhã nhặn, lịch sự để đến chùa làm lễ. Ý nghĩa Cầu an đầu năm 2. Tự tiện đặt lễ mặn trong chùa Phật điện là nơi thờ tự chính nên chúng ta không dâng cúng các đồ cúng thiếu sạch sẽ, hoặc thịt chúng sinh (lễ mặn). Trên hương án của chính điện chỉ nên dâng lễ chay, tịnh, trang nghiêm, thanh sạch. 3. Tiền công đức đặt không đúng chỗ Trong chùa sẽ có nơi đựng tiền công đức dễ nhìn thấy nhất. Nên nếu bạn muốn góp tiền giọt dầu, công đức cho tăng chúng, đệ tử nên đặt vào các vị trí được chỉ dẫn. Không nhét tiền bừa bãi, rải tiền trên ban thờ, nhét tiền vào tay tôn tượng Phật, gây uế tạp sự linh thiêng của tôn tượng Phật đang được thờ tự. 4. Tự ý sử dụng và lấy đồ ở chùa Một trong những điều cấm kỵ khi đi chùa mà bạn cần tránh là tự ý sử dụng hay lấy đồ ở chùa. Bởi các món đồ Pháp bảo, vật dụng ở chùa do thập phương bá tính phát tâm cúng dường để mong ước đem đến lợi lạc cho chúng sinh. Khi bạn tự ý lấy đồ ở chùa chính là đang bòn rút của cải của thập phương bá tính, đó là điều xấu ác. 5. Khạc nhổ bừa bãi, đi đứng hoặc nằm ngả ngốn trong không gian ngôi chùa Tránh tuyệt đối không được to giọng bình phẩm, nằm ngồi ngả ngốn hay khạc nhổ bừa bãi khi đi lễ chùa. Đây là hạnh động vô cùng bất kính, bất nhã mà chúng ta cần tránh khi đến thăm quan, viếng chùa. Thiện Minh (Tổng hợp)
Bạn đọc
5 điều phật tử không nên làm khi đến chùa
Bài liên quan
Bài viết khác
-
Thiệp về phẩm “Hạnh, nguyện Phổ Hiền”, kinh Hoa Nghiêm
Phẩm 40 trong kinh Hoa Nghiêm này thường được đa số phật tử phát tâm biên chép, đọc tụng, thậm chí là học thuộc lòng, vì nó quy hướng về cõi Tây Phương Cực Lạc của Phật A Mi Đà.
-
Chuyển hoá nhận thức, sống đời an lạc
Cải thiện nhận thức không chỉ là chìa khóa cho sự chuyển hóa bản thân mà còn là nền tảng để ta tìm được con đường dẫn đến hạnh phúc thật sự – một trạng thái mà đức Phật gọi là tâm bất động trước mọi khổ đau.
-
Thay đổi nếp sống của người đàn ông U50
Anh Lý tin vào thế giới Cực Lạc của ngài A Mi Đà, nên anh chú trọng mỗi ngày niệm Phật thành tâm, lạy Phật, tụng kinh Hoa Nghiêm, thiền khoảng 30 phút, theo nếp ăn chay trường...
-
Thơ kính mừng ngày Nhà giáo
Nhớ thuở giảng đường nắng nhẹ rơi/Lời cô vang vọng giữa đất trời/Thầy mang tri thức trao cho trẻ/Dẫn lối tương lai thắp sáng đời.
-
Tháng 11 – tháng của tri ân
Thế là tháng 10 đã khép lại, xin chào tháng 11 với những cơn mưa phùn phất phơ trong gió lạnh, xin hãy gửi giùm ta chút nhớ thương, chút kính ơn đong đầy nơi sâu thẳm đến những bậc Ân sư mà ta đã gặp trong cuộc đời.
-
Thiệp về phẩm “Tịnh Hạnh”, kinh Hoa Nghiêm (Avatamsaka Sutra Greeting Cards)
Những người phát tâm chép kinh Hoa Nghiêm thường chép Phẩm 11 ”Tịnh Hạnh”, Phẩm 12 “Hiền Thủ”, Phẩm 20 “Dạ Ma Cung Kệ Tán”, Phẩm 40 “ Hạnh, Nguyện Phổ Hiền”…
Bình luận (0)