Trong Phật Giáo, cõi Ta Bà là một ý niệm, một góc nhìn về thế giới mà trong đó chính thế giới chúng ta đang sống cũng là một phần của cõi Ta Bà.
Ta Bà (âm dịch: Sa Ha hay Sách Ha) nghĩa là nhẫn. Cõi Ta Bà (sahā-lokadhātu) nghĩa là thế giới chịu đựng, nhẫn giới. Đây là thế giới mà chúng sinh phải chịu đựng các phiền não, khổ sở. Theo sách sử ghi lại, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là bậc giáo chủ cõi Ta Bà.
Trong Phật Giáo, cõi Ta Bà là một ý niệm, một góc nhìn về thế giới mà trong đó chính thế giới chúng ta đang sống cũng là một phần của cõi Ta Bà. Ta Bà là một chu kỳ của sự hiện hữu trong đó bao gồm Sự sinh, sự sống, cái chết rồi lại được tái sinh. Đây là một chu kỳ lặp đi lặp lại dưới sự chi phối của Nghiệp. Tùy theo nghiệp báo mà từng kiếp sống tích được mà mỗi chu kỳ này sẽ phát triển theo một định hướng khác nhau.
Cõi Ta Bà chẳng khác gì quán trọ. Nhân loại sống trong cõi này tất cả đều giả tạm, vô thường, không thật. Suốt cả cuộc đời chúng ta xoay vòng với sinh, lão, bệnh, tử, bị tiền tài, danh vọng chi phối, bức bách thật khổ não.
Chúng ta đến với thế giới này, tay không, hoàn toàn phụ thuộc. Đến lúc chết đi không quyết định được cái chết của mình. Trong quá trình ấy, ta đấu tranh mưu cầu đủ thứ, nhọc lòng, tận lực, như một tảng đá cứ trôi lăn theo quán tính, mà có khi không biết về đâu?
Tất cả đời sống vật chất cho dù làm đến vua, quan, giàu sang đến mấy, nhưng khi ra đi không mang được gì cả, cho nên mới gọi là không thật.
Chúng ta đến với thế giới này với hai bàn tay trắng, khi ra đi cũng chỉ ra đi với hai bàn tay trắng. Dù sống trên đời một người có xinh đẹp, giàu có hay khổ sở bao nhiêu thì khi nhắm mắt xuôi tay cũng không thể mang theo được. Chúng sinh ai cũng như ai, cũng chỉ là một khách trọ ở cõi Ta Bà này mà thôi.
Thiện Minh (T/h)
>> Xem thêm: Phật đến, bình yên đến
Bình luận (0)