Cúng thí thực là một nghi thức xuất phát từ quan niệm của Phật giáo dân gian. Những vong linh chết oan uổng, chết do tai nạn, chết yểu,…chưa được tái sinh kiếp mới và không ai cúng kiếng thức ăn, lo nhăng khói nên họ luôn có cảm giác đói khổ.
Ý nghĩa cúng thí thực cô hồn
Cúng thí thực là một nghi thức xuất phát từ quan niệm của Phật giáo dân gian. Những vong linh chết oan uổng, chết do tai nạn, chết yểu,…chưa được tái sinh kiếp mới và không ai cúng kiếng thức ăn, lo nhăng khói nên họ luôn có cảm giác đói khổ.
Bởi vậy, hiểu một cách đơn giản cúng thí thực được hiểu là bố thí thông qua việc thờ cúng.
Bên cạnh đó, những người chết oan uổng, chết đường, chết chợ không hiểu được rằng chết là để chuyển sinh sang kiếp khác nên họ vẫn thường vương vấn trần thế.
Những vong linh này đa phần sinh vào cảnh giới thấp như địa ngục, ngạ quỷ luôn đói khát và thèm đồ ăn, thức uống. Chính vì thế, nghi thức cúng thí thực thường được tổ chức với vật phẩm hiến cúng và đối tượng thọ nhận phải có sự tương ứng.
Theo phong tục thờ cúng dân gian người Việt Nam, người ta đặt cỗ bàn trên gồm hoa quả, trái cây, nước tinh khiết danh cho chư thiên và chúng sinh ở cảnh giới cao. Còn bàn dưới cúng thức ăn thông thường như cháo, cơm, bánh kẹo,…để cúng cho vong hồn vất vưởng.
Cúng thí thực là pháp tu hạnh bố thí, chúng ta nhận rõ rằng việc bố thí cho người cõi dương thì dễ dàng hơn vì ta đem cái thật cho người thật, nhưng cúng thí cho người cõi âm là đem cái vật hữu hình thí cho chúng sinh của thế giới vô hình, thì phải bằng nguyện lực gia trì thần chú của hành giả vào thức ăn…, và do hành giả (người gia trì cúng thí) nương vào oai thần của chư Phật, Bồ Tát và thần lực của chân ngôn, vì sự gia trì chân ngôn ấy và nguyện lực của hành giả vào thực phẩm thức uống sẽ biến ít thành nhiều khiến cho các loại cô hồn nhận thí được no đủ và mãn nguyện.
Bố thí nghĩa là cho, trao cho, là hành động hiến tặng; sự phóng khoáng; sự xả bỏ; đặc biệt là vật phẩm cúng dường; làm việc phước thiện. Phật giáo cho rằng bố thí không đòi hỏi bất cứ điều gì thì sẽ đưa lại bình an về tinh thần.
Theo Kinh Tăng Chi có hai loại là: “Bố thí tài vật và bố thí pháp”[1]. Bố thí tài vật gồm có ngoại tài và nội tài. Bố thí ngoại tài như cơm gạo, đồ uống các loại mà không có sai lỗi, y phục, kết bông hoa thành tràng phan, các loại mùi thơm, các loại thoa sức dầu phấn, chỗ ngồi, giường chiếu, gối chưn, nhà mát để nghỉ ngơi, các loại ánh sáng như đèn đuốc,…[2] Nội thí là cách làm phước bởi sự chấp nhận xả bỏ các bộ lớn nhỏ và mạng sống của mình để làm việc bố thí[3], … như việc hiến xác cho y học, hay bỏ công sức mình ra để phụng sự cho đạo pháp và nhân sinh[4]. Bố thí pháp là giảng dạy phương pháp thực hành nhận thức được những phiền não và chuyển hóa khổ đau[5] như thiền định, tứ vô lượng tâm, bát chính đạo,… để người nghe tu tập giác ngộ và giải thoát. Thông thường người cư sĩ lo tạo dựng tài sản và chú trọng bố thí, cúng dường tài vật. Một số ít có tuệ căn thì bố thí pháp nhưng rất ít. Phần lớn người xuất gia có nhiều điều kiện và thời gian học pháp, hành trì pháp nên bố thí pháp người xuất gia thực hiện nhiều hơn. Đây là điểm khác biệt giữa hai chúng xuất gia và tại gia.
Thế nào là bố thí đầy đủ? “Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử sống ở gia đình, tâm không bị cấu uế xan tham chi phối, bố thí rộng rãi, với bàn tay rộng mở, ưa thích từ bỏ, sẵn sàng để được yêu cầu, vui thích san sẻ vật bố thí. Này Gia chủ, đây gọi là đầy đủ bố thí”[6]. Bố thí ngoài việc là cho, hay từ thiện đến những người nghèo khổ thiếu thốn, nó còn bao gồm nghĩa cúng dường đến các bậc tu hành Phạm hạnh. Vì những vị tu hành này được ví như thửa ruộng các vị cúng dường thuốc men, y áo, vật thực,… như những hạt giống được gửi vào trong thửa ruộng ấy sẽ được ra hoa kết trái. Hơn nữa, Kinh Các loại hương [A.80] nói về người bố thí không luyến tiếc với tay rộng mở, thích thú từ bỏ, sẵn sàng được yếu cầu, ưa thích chia sẻ đồ bố thí. Người như vậy, được các Sa môn, Bà La Môn,… Chư Thiên và các phi nhân cũng tán thán khắp bốn phương: tại làng ấy, hay tại thị trấn ấy, có nữ nhân hay nam nhân quy y Phật, quy y Pháp, quy y chúng Tăng,… ưa thích chia sẻ đồ bố thí[7]. Người biết làm việc thiện, ưa thích cúng dường bố thí sẽ có được phước tài sản đủ đầy, thân sắc xinh đẹp, … không chỉ được người đời tán thán mà phi nhân, chư thiên cũng hoan hỷ, tiếng lành ngày càng bay xa.
Việc cúng dường và bố thí sẽ giúp họ nhận được vật phẩm mà người trần cúng tế. Tuy nhiên, nếu không hiểu rõ được ý nghĩa tích cực và phương pháp của nghi lễ này nhiều người sẽ dễ bị dẫn đến mê tín, cực đoan và thực hành hạnh bố thí sai cách, rườm rà và hoang phí. Hậu quả để lại chắc chắn sẽ không được ban phước lành.
Một buổi lễ cúng thí thực với đầy đủ ý nghĩa đòi hỏi một người có hiểu biết nhất định về Pháp ngữ sẽ trực tiếp khai thị hương linh về đạo lý, mục đích để họ xả ly chấp thủ, luyến ái và sớm được giải thoát cho mình.
Chính vì vậy, trong bất kỳ hình thức thờ cúng nào điều quan trọng mà chúng ta thấy trong Phật giáo là sự khai thị linh hương trong khóa lễ. Điều này sẽ giúp cho vong linh người khuất nghe được lời dạy của đức Phật mà cởi bỏ bụi trần, thoát khỏi “Tham – Sân – Si” giải thoát sự đày đọa.
Lễ vật cúng thí thực cô hồn
1 đĩa muối gạo
12 chén nhỏ cháo trắng loãng hoặc 3 vắt cơm
12 cục đường thẻ
Gia chủ có thể dùng tiền thật nhưng chỉ nên dùng tiền mệnh giá nhỏ
Mía để nguyên vỏ, chặt thành từng khúc, 1 khúc tầm 15cm
Bánh kẹo
Ngô luộc, khoai lang thuộc, sắn luộc và bỏng ngô
5 loại hoa quả ngũ sắc
3 ly nước nhỏ, 2 ngọn nến nhỏ và 3 cây nhang
*** Thiện Minh (tổng hợp)Chú thích & Tài liệu tham khảo [1] Tam Tạng Thánh Điển Phật giáo Việt Nam (2021), Kinh Tăng Chi bộ, Chương Hai pháp, Phẩm Bố Thí, Kinh số 142, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, tr. 85. [2] Siêu Thành, Phúc Hành Tông, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội. 2019, tr. 127. Chánh văn: (P. Annadāna, Pānadāna, Ghāradāna, Vatthadāna, Mālādāna, Gandhadāna, Vilepanadāna, Vilepanadāna, Seyyadāna, āvasathadāna, Padīpeyyadāna.) [3] Siêu Thành, Phúc Hành Tông, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, 2019, tr. 98. [4] Thích Thiện Siêu, Hư Tâm Học Đạo, Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội, 2003, tr. 71. [5] Thích Chơn Thiện (2009), Phật học khái luận, Nxb. Phương Đông, TP. Hồ Chí Minh, tr. 517. [6] Tam Tạng Thánh Điển Phật giáo Việt Nam (2021), Kinh Tăng Chi bộ, Chương Bốn pháp, Phẩm Nghiệp công đức, Kinh Bốn Nghiệp Công Đức, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, tr. 333. [7] Tam Tạng Thánh Điển Phật giáo Việt Nam (2021), Kinh Tăng Chi bộ, Chương Ba pháp, Phẩm Ananda, Kinh Các loại hương, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, tr. 204.
Bình luận (0)