HOÀN CẢNH CỦA CHÚNG TA HÔM NAY NHƯ NGƯỜI ĐI ĐƯỜNG XA MÀ PHẢI QUANG GÁNH NẶNG TRÊN VAI NÀO LÀ SỎI ĐÁ. NẾU CÓ HÀNG TRIỆU ỨC NGƯỜI TỐT BỤNG ĐI QUA MÀ MỖI VỊ CHỈ CẦN NHẶT MỘT HÒN SỎI HAY VIÊN ĐÁ TRÊN ĐÔI QUANG GÁNH ĐÓ THÌ CHỈ MỘT LÁT LÀ HẾT SẠCH, TA ĐƯỢC THOÁT NẠN VÀ BƯỚC ĐI NHẸ NHÀNG THEO CÁC VỊ ĐI TRÊN CON ĐƯỜNG THẲNG TẮP KHÔNG CÓ CHÔNG GAI, HẦM HỐ, VỰC THẲM NGUY HIỂM MAU ĐẾN ĐÍCH.
Các bạn đồng tu thân mến!
Tôi đã nói chuyện ở nhiều pháp hội trước hàng trăm, hàng ngàn người về đề tài rất quan trọng này.
Hôm nay, nhân ngày lễ Rằm đầu năm sắp đến tôi xin nói lại một lần nữa vấn đề này để các bạn đem Kinh điển ra mà đối chúng, y giáo phụng hành ngõ hầu mang lại sự bình an, hạnh phúc cho mình.
Các bạn thân mến! Mọi nghiệp chướng của chúng ta từ bệnh tật, vui sướng hay bất hạnh, thành công hay thất bại là những hậu quả của việc tạo nghiệp của chúng ta từ đời trước kiếp trước làm ra nay trổ thành quả. Cho nên không có đạo lý nói làm lễ dâng Sao giải hạn là thoát nghiệp chướng được bình an. Phật không hề dạy như vậy mà Ngài và đức Quán-Thế-Âm Bồ- Tát và mười phương các chư vị Phật đều dạy chúng ta muốn diệt trừ nghiệp chướng, tội báo thì phải chính mình làm những việc sau đây:
1, Sám hối tất cả các việc làm tội lỗi từ vô thỉ đến nay và hứa nguyện không bao giờ mắc lại, đồng thời làm các việc công đức đó là phóng sinh thú vật, in ấn Kinh điển, tu bổ chùa chiền bị hư hoại, giúp đỡ người nghèo khó v.v…
Đây là hình thức lấy công chuộc tội. Việc làm đó có tác dụng giống như hạt thóc hay các hột quả khi mà chúng ta đã vặt đi mầm đi thì dù có vãi nó vào đất cũng không mọc thành cây được.
2, Tụng Thần Chú Đại-Bi, Chú Vô-Lượng Thọ, Chú Vô-Lượng-Thọ Tông-Yếu Chân-Ngôn, Chú Công-Đức Bảo-Sơn Đà-Ra Ni có công năng diệt trừ mội tội chướng nghiệp báo đã gây ra từ vô thỉ đem lại sự an lành.
Vì sao vậy? Vì như đức Phật Thích-Ca Mâu- Ni và đức Quán-Thế-Âm Bồ-Tát, mười phương các chư vị Phật, các chư Đại Bồ-Tát, Thanh- Văn, Duyên-Giác đều dạy rằng nếu ai trì niệm chú Đại Bi thì sẽ tiêu diệt được tất cả nghiệp chướng tội báo đã gây ra từ vô-thỉ đến nay. Tại sao vậy? Vì các chư vị Phật, các chư Bồ-Tát, Thanh-Văn, Duyên-Giác đã có lời thệ nguyện nếu ai thụ trì đọc tụng thân chú này thì các Ngài sẽ đến gia trì chứng minh cho, do vậy mà thành tựu được bình an. Xin mời các bạn đọc đoạn Kinh Văn sau đây để thấy rõ điều này:
Nếu chúng sinh nào xâm tổn tài vật, thức ăn uống của thường trụ (26) sẽ mang tội rất nặng, do nghiệp ác ngăn che, giả sử ngàn đức Phật ra đời cũng không được sám hối, dù có sám hối cũng không trừ diệt. Nếu đã phạm tội ấy, cần phải đối mười phương Ðạo-sư sám-hối, mới có thể tiêu trừ. Nay do tụng trì chú Đại-Bi liền được trừ diệt. Tại sao thế? Bởi khi tụng chú Đại Bi Tâm Đà Ra Ni, mười phương Ðạo sư đều đến vì làm chứng minh, nên tất cả tội chướng thảy đều tiêu diệt.
Chúng sinh nào tụng chú này, tất cả tội thập ác ngũ nghịch (27), báng pháp, phá người, phá giới, phạm trai, hủy hoại chùa tháp, trộm của tang kỳ (28), làm nhơ phạm hạnh (29), bao nhiêu tội ác nghiệp nặng như thế đều được tiêu hết, duy trừ một việc: kẻ tụng đối với chú còn sinh lòng nghi. Nếu có sinh tâm ấy, thì tội nhỏ nghiệp nhẹ cũng không được tiêu, huống chi tội nặng? Nhưng tuy không liền diệt được tội nặng, cũng có thể làm nhân Bồ Đề về kiếp xa sau.
Bạch đức Thế Tôn! Nếu các hàng trời, người tụng trì thần chú Đại Bi, thì không bị 15 việc chết xấu, sẽ được 15 chỗ sinh tốt.
- Thế nào là 15 việc chết xấu?
1. Không bị chết do đói khát khốn khổ. 2. Không bị chết do gông tù đánh đập. 3. Không bị chết vì oan gia thù địch. 4. Không bị chết giữa quân trận chém giết nhau. 5. Không bị chết do cọp sói cùng ác thú tàn hại. 6. Không bị chết bởi rắn rết độc cắn. 7. Không bị chết vì nước trôi lửa cháy. 8. Không bị chết bởi phạm nhằm thuốc độc. 9. Không bị chết do loài sâu trùng độc làm hại. 10. Không bị chết vì điên cuồng mê loạn. 11. Không bị chết do té cây, té xuống núi. 12. Không bị chết bởi người ác trù ếm. 13. Không bị chết bởi tà thần, ác quỷ làm hại. 14. Không bị chết vì bệnh ác lâm thân. 15. Không bị chết vì phi mạng tự hại.
Tụng trì thần chú Đại Bi, không bị 15 việc chết xấu như thế.
- Sao gọi là 15 chỗ sinh tốt?
1. Tùy theo chỗ sinh, thường gặp đấng Quốc vương hiền lành. 2. Tùy theo chỗ sinh, thường ở cõi nước an lành. 3. Tùy theo chỗ sinh, thường gặp thời đại tốt, 4. Tùy theo chỗ sinh, thường gặp bạn lành. 5. Tùy theo chỗ sinh, thân căn thường được đầy đủ. 6. Tùy theo chỗ sinh, đạo tâm thuần thục. 7. Tùy theo chỗ sinh, không phạm cấm giới. 8. Tùy theo chỗ sinh, thường được quyến thuộc hòa thuận, có ân nghĩa. 9. Tùy theo chỗ sinh, vật dụng, thức ăn uống thường được đầy đủ. 10. Tùy theo chỗ sinh, thường được người cung kính giúp đỡ. 11. Tùy theo chỗ sinh, tiền của châu báu không bị kẻ khác cướp đoạt. 12. Tùy theo chỗ sinh, những việc mong cầu đều được toại nguyện. 13. Tùy theo chỗ sinh, Long Thiên, thiện thần thường theo ủng hộ. 14. Tùy theo chỗ sinh, thường được thấy Phật nghe pháp. 15. Tùy theo chỗ sinh, khi nghe chánh pháp ngộ giải nghĩa sâu.
Nếu kẻ nào trì tụng chú Đại Bi, sẽ được 15 chỗ sinh tốt như thế! Cho nên tất cả hàng trời, người, đều nên thường tụng trì, chớ sinh lòng biếng trễ”.
Ngài A Nan lại bạch Phật:
- Bạch đức Thế Tôn! Vị Bồ-Tát Ma-Ha-Tát, bộ chủ của thần chú này, tôn hiệu là chi, mà khéo nói môn đà ra ni như thế?
Đức Phật bảo:
- Vị Bồ-Tát ấy hiệu là Quán-Thế-Âm Tự-Tại, cũng tên là Nhiên-Sách, cũng gọi là Thiên- Quang-Nhãn.
- Này thiện nam tử! Quán-Thế-Âm Bồ-Tát thần thông oai lực không thể nghĩ bàn, trong vô lượng kiếp về trước từng thành Phật hiệu là Chánh-Pháp-Minh Như Lai. Vì nguyện lực đại bi, vì muốn làm duyên phát khởi cho tất cả các hàng Bồ-Tát, vì muốn an vui thành thục cho chúng sinh, Ngài mới giáng tích hiện làm Bồ-Tát. Vậy ông và đại chúng, các hàng Bồ-Tát, Ma-Ha- Tát, Phạm-Vương, Đế-Thích, Long-Thần đều nên cung kính, chớ sinh lòng khinh mạn, xem thường.
Nếu tất cả hàng trời, người thường xưng niệm, cúng dường Quán-Thế-Âm Bồ-Tát, sẽ được vô lượng phước diệt vô lượng tội, mạng chung sinh về cõi nước của Phật A-Di-Đà.
Đức Phật bảo ngài A-Nan:
- Thần chú của Quán-Thế-Âm Bồ-Tát nói ra đây, chân thật không dối...
Các bạn đồng tu thân mến!
Hoàn cảnh của chúng ta hôm nay như người đi đường xa mà phải quang gánh nặng trên vai nào là sỏi đá. Nếu có hàng triệu ức người tốt bụng đi qua mà mỗi vị chỉ cần nhặt một hòn sỏi hay viên đá trên đôi quang gánh đó thì chỉ một lát là hết sạch, ta được thoát nạn và bước đi nhẹ nhàng theo các vị đi trên con đường thẳng tắp không có chông gai, hầm hố, vực thẳm nguy hiểm mau đến đích. Đó là ngụ cho việc chúng ta đọc chú Đại Bi sẽ được các vị Phật, chư Bồ-Tát, Thanh-Văn, Đuyên-Giác đến chứng minh, gia trì ủng hộ bảo vệ nên mọi nghiệp chướng lên tan, được an lành, bình an và hạnh phúc, mọi thứ bệnh tật tiêu tan. Không những vậy các vị Chư Thiên, Thần Thánh, Quỷ, Thần cũng đến ủng hộ bảo vệ vì các vị cũng đã có lợi thệ trước Phật và đức Quán-Thế-Âm Bồ-Tát là hễ ai thụ trì Thần chú Đại Bi thì các vị này sẽ đến ủng hộ bảo vệ cho nên được bình an và thoát khỏi mọi phiền não tai ách như chúng ta đã đọc đoạn Kinh văn ở trên.
Lại nữa, trong Kinh Chú Vô-Lượng Thọ đức Phật và đức Quán-Thế-Âm đã nói rõ:
“… Bấy giờ, ngài Quán-Thế-Âm Đại Bồ-Tát bước ra trước Phật, bạch rằng:
- “Nay con nương uy thần của đức A-Di-Đà, mà ban cho chúng sinh quyết chí niệm Phật thời Mạt pháp một chân ngôn gọi là: Vô Lượng Thọ Như-Lai Chân Ngôn. Đây là tạng pháp bí mật của Phật A-Di-Đà, ẩn chứa vô biên thần lực tự tại bất tư nghị. Nếu hàng Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, hoặc Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di lỡ phạm giới căn bản, tụng xong bảy biến liền trở lại được giới phẩm thanh tịnh.
Tụng hai mươi mốt biến, tiêu diệt các tội: tứ trọng, ngũ nghịch, thập ác và tất cả chướng-ngại trên bước tu hành đều trừ sạch, hiện đời an lạc, thuận lợi, được sự nhiếp thọ của vô lượng Như- Lai.
Tụng một muôn biến, tâm Bồ-đề hiển hiện nơi thân không quên mất. Thấy đức Phật phóng quang tụ trên đỉnh đầu. Người niệm Phật lần lần thể nhập tịnh tâm tròn sáng mát mẻ, tiêu tan tất cả phiền não. Khi lâm chung, hành giả niệm Phật liền thấy Phật A-Di-Đà cùng vô lượng muôn ức Bồ-Tát vây quanh, an ủi, tiếp dẫn. Người niệm Phật tức khắc được sinh về Thượng phẩm ở Cực-Lạc.
Sau đây, con xin tuyên đọc Vô-Lượng-Thọ Như-Lai chân ngôn:
Na mô rát na tờ gia gia gia. Na mắc a ry gia a mi ta pha gia ta tha ga ta gia, a rờ ha tê, sam giác sam bút đa gia. Ta đi gia tha: Om, a mờ rật tê, a mờ rật tô đờ pha vê, a mờ rật ta sam pha vê, a mờ rật ta ga ri phê, a mờ rật ta sít đê, a mờ rật ta tê rê, a mờ rật ta vi hờ rim tê, a mờ rật ta vi hờ rim ta ga mi nê, a mờ rật ta ga ga na ki ti ka rê, a mờ rật ta đun đa phi sờ va rê, sạc va rờ tha sa đa nê, sạc va kác ma ka lê sa ka sa giam ka lê, sờ va ha.
Ngài Quán-Thế-Âm vừa đọc xong bài chân ngôn ấy, bỗng vô lượng vô biên vô số thế giới đều chấn động sáu cách, quang minh chiếu rực cả mười phương.
Đức Thích-Ca cùng chư Phật khắp thế giới, hư không giới đồng thanh khen ngợi: “Lành thay! Lành thay!”
Lại nữa, trong Kinh Chú Vô-Lượng Thọ Tông- Yếu Chân-Ngôn, Phật Thích-Ca Mâu-Ni đã tuyên thuyết rằng:
“Nếu có người tự viết chép hoặc bảo người khác viết chép Vô-Lượng-Thọ Tông-Yếu Kinh, thọ trì đọc tụng. Giả sử phạm tội như núi Tu-Di cũng đều diệt hết…(23) chân ngôn là: “Nam mô Rát Na Tra Da Da. Ôm, Nam Mô Ba Ga Va Tê. A Ba Ri Mi Ta A Du Cha Na. Su Bi Nít Chi Ta Ta Dê. Chô Ra Cha Da. Ta Tha Ga Ta Ya. A Ha Tê Sam Giắt Sam Bút Đa Da. Tát Da Tha.
Ôm, Bu Na Dê Bu Na Dê. Ma Ha Bu Na Dê. A Ba Ri Mi Ta Bu Na Dê. A Ba Ri Mi Ta Bu Na Da. Cha Na. Sam Ba Rô Ba Chi Tê. Ôm Sạt Va Sam Sờ Ka Ra. Ba Ri Sút Đa Đạt Ma Tê. Ga Ga Na Sa Mút Ga Tê. Xoa Ba Va Vi Sút Đê. Ma Ha Na Da Ba Ri Va Ra Dê. Xóa Ha.”
Nếu có người tự viết chép hoặc bảo người viết chép Vô-Lượng-Thọ Tông-Yếu Kinh, thọ trì đọc tụng thì thường được bốn vị Đại-Thiên- Vương(26) luôn theo hộ vệ… chân ngôn là:
“Nam mô Rát Na Tra Da Da. Ôm, Nam Mô Ba Ga Va Tê. A Ba Ri Mi Ta A Du Cha Na. Su Bi Nít Chi Ta Ta Dê. Chô Ra Cha Da. Ta Tha Ga Ta Ya. A Ha Tê Sam Giắt Sam Bút Đa Da. Tát Da Tha.
Ôm, Bu Na Dê Bu Na Dê. Ma Ha Bu Na Dê. A Ba Ri Mi Ta Bu Na Dê. A Ba Ri Mi Ta Bu Na Da. Cha Na. Sam Ba Rô Ba Chi Tê. Ôm Sạt Va Sam Sờ Ka Ra. Ba Ri Sút Đa Đạt Ma Tê. Ga Ga Na Sa Mút Ga Tê. Xoa Ba Va Vi Sút Đê. Ma Ha Na Da Ba Ri Va Ra Dê. Xóa Ha.”
Nếu có người tự viết chép hoặc bảo người khác biên chép Vô-Lượng-Thọ Tông-Yếu Kinh, tức được vãng sinh nơi cõi Tây Phương Cực-Lạc Thế-Giới của Đức Phật A-Di-Đà.
Các bạn thân mến!
Lại nữa, trong Kinh Chú Bảo Sơn Đà-Ra-Ni, đức Phật cũng đã nói:
Kinh Ðại Tập nói: “Nếu người tụng chú này một biến, như lễ Ðại Phật-Danh kinh bốn vạn năm ngàn bốn trăm biến. Lại như chuyển Ðại Tạng 60 vạn 5 ngàn 4 trăm biến. Tạo tội quá mười cõi sát độ, đọa vào A Tỳ địa ngục chịu tội, kiếp hết lại sinh nơi khác để chịu tội. Niệm chú này một biến, tội kia đều được tiêu diệt, không còn đọa vào địa ngục, khi mạng chung quyết định vãng sinh Tây phương thế-giới, được thấy Phật A-Di- Ðà, và được thượng phẩm thượng sinh.
Thần chú là:
Nam Mô Phật Ðà da Nam Mô Ðạt Ma da Nam Mô Tăng Già da Úm tất đế hộ rô rô, tất đô rô, chỉ rị ba, kiết rị bà, tất đạt rị, bố rô rị, ta phạ ha.
Các bạn đồng tu thân mến!
Điều quan trọng nhất là chúng ta có tin tuyệt đối lời Phật và đức Quán-Thế-Âm Bồ-Tát dạy rồi y giáo trì tụng thực hành hay không? Nếu khi thì không bao giờ thành tựu như lời các Ngài đã dạy trong Kinh này.
Phương pháp thứ 3 để diệt trừ tội lỗi nghiệp chướng được an lành thì ngoài việc thực hành Sám hối, tụng Chú Đại Bi, Chú Vô Lượng Thọ, Chú Vô Lượng Thọ Tông Yếu Chân Ngôn, Chú Công-Đức Bảo-Sơn Đà-Ra Ni các thần chú như đã nói ở trên thì chúng ta phải trì niệm sáu chữ hồng danh Nam Mô A-Di-Đà Phật. Tại vì sao vậy? Vì nếu ta trì niệm sáu chữ hồng danh của Phật A-Di-Đà thì sẽ được Ngài cùng cả mười phương chư Phật, chư Bồ-Tát phóng quang gia trì ủng hộ mà diệt trừ tất cả nghiệp báo tội chướng đã gây ra từ vô thỉ đến nay nên được bình an, hạnh phúc, phước báo đầy đủ viên mãn. Vì thế, cho nên trong các buổi tụng Kinh mọi người xuất gia hay tại gia đều tụng trì Kinh chú vừa trì niệm danh hiệu Nam mô A-Di-Đà Phật vừa kết hợp tụng Chú Đại-Bi, Bát-Nhã Tâm Kinh, Chú Thất-Phật Diệt-Tội Chân-Ngôn, Chú Vãng- Sinh Quyết-Định Chân-Ngôn và Chú Vô Lượng Thọ, Chú Vô Lượng Thọ Tông Yếu Chân Ngôn, Chú Công-Đức Bảo-Sơn Đà-Ra Ni.
Các bạn đồng tu thân mến!
Mấy ngày qua liên tục có những bài báo đăng tải về lời nhận định của pháp sư này, hòa thượng kia nói là tụng Kinh niệm Phật không cần phải trì thần chú. Các vị này đã đưa ta nhận định qua lời dạy của các vị Hòa thượng này hay vị Pháp sư có tiếng kia. Đức Phật và đức Đại-Hạnh Phổ- Hiền Bồ-Tát cũng đã dạy chúng ta không nên đôi co đua tranh phải trái với hàng Thanh-Văn. Để tránh đôi co mất hòa khí, phạm vào giới thì tốt nhất lấy kinh Phật dạy để mà đối chứng rồi tự rút ra kết luận. Những Kinh điển và các Thần chú mà Phật Thích-Ca Mâu-Ni và đức Quán-Thê-Âm Bồ-Tát tuyên thuyết như tôi đã trích dẫn ra đây là bằng chứng cho thấy những nhận định của các vị này là trái hoàn toàn với giáo lý Kinh điển của Phật chúng ta cần phải nên tránh. Những việc làm đàn dâng sao giải hạn và nói không đúng giáo lý của Phật chúng ta là con Phật nên nhất định không thể tiếp-thu và làm như vậy là phạm lỗi mà không hề mang lại chú lợi ích nào mà còn vô tình phạm lỗi mà không hay biết.
Nhân ngày Rằm tháng Giêng sắp đến tôi xin chúc các bạn đồng tu thâm nhập sau vào tri kiến Phật, tu hành thành tựu viên mãn đúng như lời Phật đã chỉ dạy trong Kinh.
Nam mô Bổn-Sư-Thích-Ca Mâu-Ni Phật. Nam mô Đại-Bi Quán-Thế-Âm Bồ-Tát. Nam mô Hộ Pháp Chư Tôn Bồ-Tát Ma-Ha-Tát, tác đại chứng minh. Ngày mùng 10 tháng Giêng năm Bính Thân 2016
Tác giả: Cư sĩ Quảng Tịnh Tạp chí Nghiên cứu Phật học số tháng 3/2016
Bình luận (0)