Phật giáo thế tục tìm kiếm sự soi sáng cho khoa học hiện đại và hệ thống giá trị của xã hội thế tục. Những quan điểm khác nhau này chi phối cách hiểu đặc biệt đạo Phật của họ về Tam bảo (ba ngôi báu) Phật, Pháp và Tăng. Họ cũng xác định những đánh giá về bản chất và mục đích của việc thực hành Phật giáo.
Khi mạch suối nguồn từ bi tươi mát của truyền thống Phật giáo, dòng chảy vượt khỏi biên giới quê hương châu Á và tràn ngập vào phương Tây hiện đại, ánh sáng mặt trời trí tuệ Phật pháp tỏa chiếu ấm áp khắp non sông đất nước con người, một bước ngoặt lớn mà từ đó xuất hiện hai dòng truyền thừa riêng biệt, để thuận tiện chúng ta có thể gọi là “Phật giáo cổ điển, classical Buddhism, 古典佛教” và “Phật giáo thế tục, secular Buddhism, 世俗佛教”.
Trước nhất tiếp tục di sản của Phật giáo châu Á, với những điều chỉnh nhỏ được thực hiện nhằm đáp ứng những thách thức của thời đại. Thứ hai đánh dấu sự đoạn tuyệt với truyền thống Phật giáo, sự xét lại các giáo lý cổ điển nhằm phù hợp với nền văn hoá thế tục của phương Tây.
Những cách diễn đạt “Phật giáo cổ điển, classical Buddhism, 古典佛教” và “Phật giáo thế tục, secular Buddhism, 世俗佛教” ở mức độ nào đó là những khái niệm trừu tượng. Chúng không xác định các phạm trù cố định mà đóng vai trò là điểm cuối của một loạt các khả năng có thể hòa quyện và hợp nhất trong cam kết cá nhân của bất kỳ cá nhân nào đối với phật pháp.
Tuy nhiên, tại một số điểm chính nhất định, cả hai dòng truyền thừa đi theo những hướng khác nhau, đưa cho chúng ta đến sự lựa chọn giữa những so sánh thay thế không tương thích. Khi chúng ta nỗ lực tìm kiếm định hướng cho riêng bản thân đối với phật pháp, sẽ rất hữu ích nếu hiểu rõ ràng những khác biệt này xảy ra ở đâu và nhận ra những lựa chọn trước mắt.
Phật giáo cổ điển và Phật giáo thế tục (Classical and secular Buddhism)
Sự tương phản giữa “Phật giáo cổ điển, classical Buddhism, 古典佛教” và “Phật giáo thế tục, secular Buddhism, 世俗佛教” chủ yếu bắt nguồn từ những cách hiểu khác nhau về thân phận con người. Phật giáo cổ điển tìm kiếm ánh sáng về thân phận con người từ các kinh điển của đạo Phật, đặc biệt là những giáo lý của đức Phật.
Phật giáo thế tục tìm kiếm sự soi sáng cho khoa học hiện đại và hệ thống giá trị của xã hội thế tục. Những quan điểm khác nhau này chi phối cách hiểu đặc biệt đạo Phật của họ về Tam bảo (ba ngôi báu) Phật, Pháp và Tăng. Họ cũng xác định những đánh giá về bản chất và mục đích của việc thực hành Phật giáo.
“Phật giáo cổ điển, classical Buddhism, 古典佛教” coi sự sinh tồn của con người gắn liền với tình trạng luân hồi, sự sống chết nối tiếp nơi một chúng sinh, được hiểu theo nghĩa đen là chuỗi tái sinh vô tận. Từ quan điểm này, con người chỉ là một tầng lớp sinh vật sống trong vũ trụ đa chiều rộng lớn.
Từ vô thuỷ, tất cả chúng sinh đã luân hồi chuyển kiếp từ đời này sang đời khác trong 6 cõi luân hồi bao gồm: cõi Trời (tiếng Phạn: Deva), cõi Thần (tiếng Phạn: Asura), cõi Người (tiếng Phạn: Manussa), cõi Súc sinh (tiếng Phạn: Tiracchanayoni), cõi Ngạ quỷ (tiếng Phạn: Petta), cõi Địa ngục (tiếng Phạn: Niraya), sinh diệt tuỳ theo nghiệp, hành vi cố ý của họ. Cuộc sống trong tất cả các cõi này đều vô thường và đầy đau khổ, vốn dĩ là bất xứng ý - khổ (dukkha).
Như thế mục tiêu cuối cùng, sự chấm dứt khổ đau là giải thoát khỏi vòng luân hồi, đã được một chiều kích vô điều kiện của sự tự do tâm hồn được gọi là Niết bàn (Nibbāna, vô sinh bất diệt). Việc tu hành là con đường đạt đến giải thoát tất cả ràng buộc chúng ta vào vòng luân hồi sinh tử, giải thoát tứ khổ: sinh, già, bệnh, chết.
Ngược lại, “Phật giáo thế tục, secular Buddhism, 世俗佛教” bắt đầu từ hoàn cảnh hiện sinh trực tiếp của chúng ta, được hiểu mà không đưa ra những giả định phi tự nhiên. Do đó, Phật giáo thế tục không tán thành ý tưởng theo nghĩa đen. Một số Phật giáo đồ thế tục coi việc tái sinh là biểu tượng cho sự thay đổi trạng thái tâm trí, một số tương tự với sự tiến hoá sinh học, một số chỉ đơn giản là một phần hành trang không thể thiếu mà đạo Phật mang theo từ châu Á.
Nhưng những Phật giáo đồ thế tục nói chung không coi tái sinh là vấn đề mà Phật pháp muốn giải quyết. Theo đó, họ giải thích ý tưởng về luân hồi như một phép ẩn dụ mô tả tình trạng hoang mang và theo đuổi nghiện ngập thông thường của chúng ta. Do đó, lập trình thế tục hình dung lại mục tiêu của việc thực hành Phật giáo, phủ nhận ý tưởng về sự giải thoát không thể đảo ngược khỏi vòng luân hồi để tạm thời ủng hộ ý tưởng, sự giải thoát mong manh thoát khỏi những nỗi khổ niềm đau trong chính cuộc sống hiện tại này.
Trong thế giới quan sự khác biệt cơ bản giữa tôn giáo và Phật giáo thế tục định hình cách nhìn về Tam bảo (ba ngôi báo, Phật, Pháp và Tăng). Đối với Phật giáo cổ điển, Đức Phật là đấng cao quý, và danh hiệu “Thiên Nhân Sư” (Satthãdevamanussãnam) danh hiệu này có nghĩa là bậc Đạo sư của cõi Trời, Dục giới và cõi Người. Chỉ có loài người mới đủ trí tuệ để tôn thờ Ngài là bậc thầy và theo được con đường giáo hóa của Ngài.
Ngài đã đạt được Phật quả đỉnh cao của vô số kiếp sống như một vị Bồ tát hoàn thiện việc thực hành các pháp Ba la mật, những đức tính tối thượng. Sự giác ngộ của Ngài liên quan đến sự đột phá chân lý tối thượng, nhờ đó Ngài đoạn diệt tận gốc phiền não, thâm nhập vào vũ trụ tâm linh và đạt được nhiều loại thần thông khác nhau. Là vị tiếp dẫn đạo sư không thể thiếu cho sự giải thoát, phản ứng mà Ngài gợi lên là sự thành tâm, sự kính trọng, sự tôn kính.
Phật giáo thế tục (secular Buddhism) không quan tâm đến nền tảng nhiều kiếp của những thành tựu của đức Phật, và sự tận tâm đóng một vai trò nhỏ trong chương trình của nó. Đức Phật được tôn vinh là bậc vĩ nhân vĩ đại nhất mọi thời đại, đức Phật là nhà hiền triết, nhà thông thái, bậc thầy vĩ đại của nhân loại, bậc đạo sư tâm linh vĩ đại đã sống và tuyên dương Vi Diệu Pháp ở Ấn Độ khoảng gần 26 thế kỷ trước.
Những lời vàng ngọc quý báu của Ngài giảng dạy mang tính thực dụng và liệu pháp chữa lành nhằm mục đích giúp chúng sinh chuyển hoá những nỗi khổ niềm đau, đạt đến sự an lạc hạnh phúc, tự do tự tại. Những người khao khát học hỏi từ Đức Phật, không cần phải đặt niềm tin vào những nguyên tắc vượt quá giới hạn của nhận thức thông thường. Tất cả đều được hoan nghênh áp dụng thực tiễn qua lời dạy của Ngài bất cứ điều gì mang lại lợi ích cụ thể cho cuộc sống của họ.
Thái độ đối với Phật pháp khác nhau cũng phân biệt “Phật giáo cổ điển, classical Buddhism, 古典佛教” và “Phật giáo thế tục, secular Buddhism, 世俗佛教”. Nền tảng của Phật pháp, ví dụ điển hình Tứ Diệu đế cung cấp sự khác nhau của chúng.
“Phật giáo cổ điển, classical Buddhism” ưu tiên cho cái nhìn về Tứ Diệu đế ‘hợp nhất theo tuyến ngang’, xem chúng như một sự đánh giá về quá trình luân hồi. Sự thật về những nỗi khổ niềm đau nhấn mạnh bản chất khiếm khuyết của cuộc sống trong vòng luân hồi. Tham ái và vô minh hoạt động như những chu trình luân hồi sinh tử, hấp dẫn lực của nghiệp đẩy dòng tâm thức đi từ đời này sang đời khác. Đạt được sự chấm dứt những nỗi khổ niềm đau bằng cách đoạn diệt tham ái và vô minh thông qua tuệ giác về bản chất thực sự của sự vật.
Ngược lại, “Phật giáo thế tục, secular Buddhism” ưu tiên quan điểm về Tứ Diệu đế ‘đường thẳng đứng’. Nó hiểu chúng như một sự chẩn đoán về chính cuộc sống hiện tại của chúng ta, đưa ra một thực tế liệu pháp chữa lành có thể dẫn đến một cuộc sống thanh thản hồn nhiên và mãn nguyện, sống trọn vẹn ở đây và phút giây hiện tại.
Những quan điểm khác nhau về Tứ Diệu đế lần lượt quyết định những quan điểm khác nhau của họ về thực hành Phật giáo, “Phật giáo cổ điển, classical Buddhism” khẳng định giá trị của các thực hành được thiết kế để đảm bảo một sự tái sinh thuận lợi và thúc đẩy sự tiến bộ dần dần hướng tới việc thực hiện Niết bàn.
Do đó, nó bao gồm các yếu tố như nghi lễ, nghiêm trì giới luật một cách chính thức, ủng hộ cơ sở tự viện Phật giáo qua các đạo tràng tu học Phật pháp và cúng dường chư tôn tịnh đức tăng già, cũng như đọc tụng tôn kinh và công phu tu tập thiền định. Các thực hành thiền định cao hơn về định và tuệ (samatha & vipassanā), nhằm vào sự nhàm chán sinh tử, nguyện chứng đạt vô sinh pháp nhẫn, thoát bể khổ sông mê, sinh tử luân hồi.
Trong khi “Phật giáo cổ điển, classical Buddhism” đặt nền tảng thực hành trong vũ trụ học của kinh điển Phật giáo thì “Phật giáo thế tục, secular Buddhism” tìm cách tích hợp thực hành Phật giáo với tâm lý học hiện sinh. Nó đặt các thực hành sùng đạo và mang tính nghi lễ sang một bên hoặc không cần thiết. Tập trung vào hành trình tu tập thiền định như một phương tiện để đối phó với sự bất an và căng thẳng, làm giảm thiểu thử thách của những cảm xúc tiêu cực, phiền não.
“Phật giáo thế tục, secular Buddhism” định vị ý nghĩa tối thượng trong tính chất tức thời của cuộc sống ở đây và phút giây hiện tại, sống có chủ đích với sự quan tâm, tính ham biết và sự bảo dưỡng và cởi mở.
“Phật giáo cổ điển, classical Buddhism, 古典佛教” và “Phật giáo thế tục, secular Buddhism, 世俗佛教” khác nhau trong cách hiểu về ‘Sangha’(cộng đồng tăng lữ Phật giáo thanh tịnh, hoà hợp). Đối với “Phật giáo cổ điển, classical Buddhism”, trọng tâm lý tưởng là ‘Tăng đoàn của các bậc cao quý (Thánh tăng, ariyasangha), những người đã đạt được các giai đoạn giác ngộ mà đỉnh cao là quả vị A La Hán, hoặc trong Phật giáo Đại thừa, về các quả vị Bồ tát xuất chúng.
Tuy nhiên, vì tăng đoàn các bậc hiền thánh là một thực thể thuần tâm linh, không có biểu hiện rõ ràng nên hầu hết các hình thức “Phật giáo cổ điển, classical Buddhism” đều hướng sự tôn kính chung của mình đến tăng đoàn xuất gia, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Sa di, Sa di ni.
Các vị xuất gia khoác lên cà sa phúc điền y và điền tướng y (áo hình thửa ruộng), chiếc Y cà sa mang ý nghĩa thiêng liêng, biểu tượng cho những gì trân quý, cao cả nhất của Phật pháp và giáo pháp, chiếc y cà sa có nhiều mảnh cũng là sự biểu trưng cho con đường tu tập hướng đến giác ngộ có nhiều thứ lớp, giai đoạn, những vị xuất gia khoác áo cà sa có chức năng như thửa ruộng công đức, người nhận được sự kính trọng và cúng dường của bá tính thập phương.
Họ cũng là người nắm giữ mạch Phật pháp, vị sứ giả Như Lai, tuyên dương Diệu pháp Phật đà, những người trau dồi tam vô lậu học, giới, định, tuệ, hoằng pháp lợi sinh.
Đối với “Phật giáo thế tục, secular Buddhism”, tăng đoàn thanh tịnh hoà hợp, các bậc thánh hiền tăng không được công nhận như thế hoặc bị coi là bên lề. Trong khi những Phật giáo đồ thuộc “Phật giáo thế tục, secular Buddhism” có thể tôn trọng cá nhân tu sĩ như những bậc đạo sư và những tấm gương, họ thường không ưu tiên việc thiết lập trật tự cơ sở tự viện Phật giáo.
Trên thực tế, danh từ ‘sangha’ (cộng đồng tăng lữ Phật giáo hoà hợp thanh tịnh) được mở rộng phạm vi để chỉ tất cả những người theo nghiệp tu hành. Ưu tiên có thể được trao cho các giáo thụ cư sĩ, những người chia sẻ lối sống và giá trị của các cư sĩ Phật tử tại gia và do đó cảm thấy dễ tiếp cận hơn các vị tỳ kheo, tỳ kheo ni.
Trong khi “Phật giáo cổ điển, classical Buddhism” coi việc bảo tồn các truyền thống là sự đảm bảo cho việc giảng dạy Phật học đích thực thì “Phật giáo thế tục, secular Buddhism” lại đề cao sự sáng tạo và canh tân cho phù hợp với từng thời đại khác nhau.
Khi Phật giáo phát triển ở phương Tây, có thể sự va chạm giữa hai trường phái này sẽ tạo ra sự cạnh tranh và đối nghịch. Tuy nhiên, có thể nỗ lực tập hợp những sức mạnh tương ứng của mỗi cá nhân lại mang đến nhiều hứa hẹn nhất cho sức sống tương lai của Phật pháp. Đây là trường hợp không chỉ ở phương Tây mà cả châu Á, nơi mà hiện nay những tầng lớp tri thức cư sĩ Phật tử thường tìm đến Phật giáo phương Tây để tìm cảm hứng và hình mẫu để noi theo.
Điểm mạnh và điểm yếu của “Phật giáo cổ điển và Phật giáo thế tục” (Strengths and weaknesses of classical and secular Buddhism)
Theo ý kiến cá nhân tôi, mỗi cách diễn đạt của Phật giáo đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Điểm mạnh của “Phật giáo cổ điển, classical Buddhism, 古典佛教” nhằm cam kết bảo tồn những giáo lý đã định hình Phật giáo qua nhiều thời đại. Trong khi “Phật giáo cổ điển, classical Buddhism” lại nhấn mạnh sự trung thực với lời dạy của Đức Phật và do đó giữ nguyên vẹn di sản cổ đại của Giáo pháp cũng như tiềm năng thực hành và chứng đạt thậm thâm vi diệu.
Bằng cách tán thành lý tưởng giải phóng siêu việt, nó nuôi dưỡng tinh thần xả ly, thúc đẩy hành trình tìm kiếm sự thức tỉnh truyền thống. Giá trị kiềm chế và thiểu dục tri túc, thách thức lòng tham lam tràn lan và tư lợi, được nuôi dưỡng bởi chủ nghĩa tư bản thị trường tự do. Với sự tôn trọng đời sống thanh quy chốn tùng lâm, nó đề cao lối sống mà chính Đức Phật đã ban hành bằng cách thiết chế các giới luật, quản lý cơ sở tự viện, tài sản bất động sản Phật giáo, quy chế tập thể chốn tùng lâm nghiêm ngặt.
Những điểm yếu của “Phật giáo cổ điển, classical Buddhism” là điển hình của các hình thức tôn giáo khác. Chúng bao gồm tính tự mãn, xu hướng tự hào về bản thân, nghi ngờ tính hiện đại, đồng nhất các hình thức văn hoá với bản chất và khuynh hướng cứng nhắc về học thuyết. Ở cấp độ bình dân, “Phật giáo cổ điển, classical Buddhism” thường đề cao thái độ tìm tòi phê phán mà chính Đức Phật đã khuyến khích ủng hộ lòng nhiệt thành sùng mộ và tuân thủ không nghi ngờ các công thức giáo lý thiêng liêng.
Điểm mạnh của “Phật giáo thế tục, secular Buddhism” với khả năng làm cho Giáo pháp đạo Phật có ý nghĩa đối với những người vun vén bởi một nền văn hoá thế tục với sự ngờ vực sâu sắc đối với các tổ chức tôn giáo và chủ nghĩa hoài nghi về các giáo lý nằm ngoài phạm vi kinh nghiệm thông thường.
Do đó, “Phật giáo thế tục, secular Buddhism” mở ra cánh cửa Phật pháp cho những người có khuynh hướng nhấn mạnh vào trải nghiệm của các ngành khoa học “cứng” (hard science). Những Phật giáo đồ thuộc hệ phái “Phật giáo thế tục, secular Buddhism” cũng đã nghĩ ra những ứng dụng mới về Phật pháp không câu nệ truyền thống, tập tục, đưa các thực hành Phật giáo vào lĩnh vực như chăm sóc y tế, giáo dục, tuyên dương Diệu pháp Như Lai trong các nhà tù, tâm lý trị liệu, giúp phạm nhân khi hoàn lương hòa nhập với cộng đồng.
Tuy nhiên, những đặc điểm cuối cùng này là chung cho Phật giáo phương Tây, dù thế tục hay tôn giáo, và không phải là duy nhất đối với cách tiếp cận thế tục.
Điểm chính yếu của “Phật giáo thế tục, secular Buddhism” có thể rất tin tưởng vào những tiền đề mang tính tự nhiên vốn là khởi đầu của nó. Điều đó có thể dẫn tới sự coi thường, vì những nguyên tắc rõ ràng xuất phát từ sự chứng ngộ của đức Phật. Đặc biệt điều này đúng với nguyên lý tái sinh và nghiệp báo.
Việc phủ nhận những giáo lý này là những di sản Phật giáo ở châu Á, là bỏ đi nền tảng thiết yếu cho cuộc tìm kiếm tâm linh mà chính Đức Phật đã nhấn mạnh bằng cách đưa vào Chánh kiến (cái nhìn chân chính dưới sự hướng dẫn của Tuệ giác), một trong Bát Chính đạo.
Nếu chúng bị phủ nhận để ủng hộ Chủ nghĩa tự nhiên (triết học) và chủ nghĩa duy vật, thì thực sự có nguy cơ bởi chính những trụ cột duy trì phật pháp sẽ sụp đổ, khiến chúng ta vướng mắc trong vùng hoang vu của quan điểm cá nhân và biến việc thực hành Phật giáo thành một loạt kỹ thuật trị liệu. Mặt khác, nếu “Phật giáo cổ điển, classical Buddhism” giữ vững quan điểm ban đầu của nó, nó có thể mở rộng tầm nhìn của khoa học vượt ra ngoài giản hóa luận chủ nghĩa duy vật, mở mang trí tuệ khoa học đến những chiều kích tinh tế hơn của thực tại.
Mặc dù sự thúc đẩy giữa “Phật giáo cổ điển, classical Buddhism, 古典佛教” và “Phật giáo thế tục, secular Buddhism, 世俗佛教” có thể truyền cảm hứng cho sự hồi sinh Phật giáo theo những cách phù hợp với thời đại chúng ta, theo quan điểm của tôi, mối quan hệ giữa chúng không thể đối xứng được.
Bởi vì “Phật giáo cổ điển, classical Buddhism” có nguồn gốc vững chắc hơn từ giáo lý Phật giáo nguyên thuỷ, nó cung cấp một cơ sở vững chắc hơn “Phật giáo thế tục, secular Buddhism”, nhằm bảo tồn tính nguyên vẹn của Giáo pháp, ngược lại sự mê hoặc làm suy yếu và thương mại hoá. Tuy nhiên, trong khi những khác biệt không thể vượt qua giữa chúng vẫn còn tồn tại. Phật giáo cổ điển, classical Buddhism” có thể giao lưu trao đổi với “Phật giáo thế tục, secular Buddhism”, cách ứng phó hiệu quả và trí tuệ trước những áp lực đặc biệt của thời hiện đại.
Ví dụ, trong khi hầu hết các hình thức Phật giáo truyền thống ở châu Á theo cơ cấu tổ chức có thứ bậc, các cộng đồng Phật giáo thế tục đã áp dụng các thiết chế chia sẻ quyền lực theo chiều ngang và các mô hình bình đẳng hơn, phù hợp hơn với các tiêu chuẩn dân chủ trong quản lý quốc gia.
Ở cấp độ phổ thông, trong đó “Phật giáo cổ điển, classical Buddhism” có xu hướng thừa nhận sự tương phản rõ ràng với cuộc sống thường nhật, giữa thực hành nghiêm túc các pháp môn, trong khi “Phật giáo thế tục, secular Buddhism” lấy cuộc sống hàng ngày làm nơi thực hành thành công và do đó kết nối hai lĩnh vực, “Phật giáo thế tục, secular Buddhism” cũng đã xua tan những thành kiến cổ hủ vẫn còn ảnh hưởng đến Phật giáo truyền thống, khẳng định năng lực bình đẳng của phụ nữ và hoàn toàn tôn trong những người có nhu cầu đa dạng trong tình yêu đôi lứa.
Một số các vị giảng sư Phật học thuộc hệ phái “Phật giáo thế tục, secular Buddhism” đã đi một bước xa hơn và cho rằng thực hành thiền chính niệm Phật giáo phải được coi là một phương pháp kỹ thuật phi giáo phái tách rời bản sắc Phật giáo. Họ tuyên bố rằng điều này sẽ cho phép đạo Phật hòa nhập vào dòng văn hóa chính thống một cách tế nhị.
Tuy nhiên, rất ít Phật giáo đồ thuộc hệ phái “Phật giáo thế tục, secular Buddhism” tán thành đề xuất này, thậm chí họ còn cho rằng nó quá quyết liệt. Đối với truyền thống Phật giáo đồ, nếu không có sự hỗ trợ chánh niệm đơn thuần, nếu không có sự Quy y Tam bảo và phần còn lại của Bát Chánh đạo sẽ mất đi định hướng siêu việt và có nguy cơ bị biến thành vật trang trí đơn thuần cho một cuộc sống thanh thản hồn nhiên.
Điều đáng quan tâm hơn nữa, thực tế là tư duy của đoàn thể dễ dàng áp dụng cách tiếp cận này để phù hợp với chương trình nghị sự riêng của mình, đạt đến đỉnh điểm cao là chiến thắng mà một số người gọi là ‘chính niệm’ (McMindfulness - khả năng nhận thức đầy đủ khoảnh khắc hiện tại, thay vì sống trong quá khứ hoặc dự đoán về tương lai).
Cả hai quan điểm cần sự tham gia xã hội (need for social engagement with both perspectives)
Với một số ngoại lệ, đối với sự hiểu biết của họ về việc thực hành phật pháp, những Phật giáo đồ thuộc hệ phái Phật giáo cổ điển và Phật giáo thế tục đều có xu hướng coi hoạt động chính trị và xã hội là thứ yếu.
Mặc dù họ có thể tham gia vào một số loại dịch vụ nhân đạo - hỗ trợ bệnh nhân và người hấp hối, chăm sóc trẻ mồ côi và động vật, điều hành các bếp ăn từ thiện, cung cấp các loại thực phẩm cho người nghèo, giúp đỡ các tù nhân - họ thường né tránh vận động chính trị công khai, điều mà họ có thể coi là mối đe doạ đối với sự thanh tịnh trong thực hành của họ.
Tôi cảm thấy đây là điểm mà trong tất cả những biến thể của Phật giáo ngày nay, có nhiều điều để giao lưu trao đổi từ các tôn giáo độc thần gốc Abraham (Abrahamic monotheistic religions) với mối quan tâm mang tính tiên tri của họ đối với công bằng xã hội. Đối với hàng tỷ người trên thế giới, nguyên nhân chính gây ra đau khổ thực sự mà họ phải đối mặt hàng ngày là tình trạng đói nghèo dai dẳng, áp bức xã hội và tàn phá môi trường.
Nếu Phật giáo muốn phát huy đúng tiềm năng đạo đức của mình, những Phật giáo đồ phải cam kết mạnh mẽ hơn đối với hoà bình, công lý và sự biến đổi xã hội. Được truyền cảm hứng từ những lý tưởng từ bi, bác ái, họ sẵn sàng đứng lên thay mặt cho những người không thể tự mình lên tiếng, vì những người phải gánh chịu bởi những cấu trúc xã hội khắc nghiệt và bóc lột. Bất chấp những tình trạng khốn khó, chính trị đã trở thành đấu trường nơi các cuộc đấu tranh luân thường đạo lý quan trọng của thời đại chúng ta đang được tiến hành.
Bất kỳ hệ thống tôn giáo nào từ chối sự tham gia xã hội, để bảo vệ sự thanh tịnh của nó đều có nguy cơ vi phạm các nghĩa vụ đạo đức của mình. Sau đó, các nhà tu hành hiểu biết rộng thực tiễn là chỗ dựa của tầng lớp thượng trung lưu (upper-middle-class) hoặc một tấm đệm để làm dịu đi tác động của thế giới thực.
Về lâu dài, dẫu sao vẫn chưa muộn để xác định sự giao thoa giữa “Phật giáo cổ điển, classical Buddhism, 古典佛教” và “Phật giáo thế tục, secular Buddhism, 世俗佛教” sẽ diễn ra như thế nào, chứ chưa nói đến sự giao lưu trao đổi rộng rãi hơn giữa Phật giáo và hiện đại. Đây là những vấn đề để xác định tương lai và để tìm ra câu trả lời, chúng ta phải kiên nhẫn. Nhưng là những người tu học phật pháp, chỉ ngồi bên lề với tư cách là người quan sát là chưa đủ.
Mặc dù chúng ta thiên về Phật giáo cổ điển hay Phật giáo thế tục, chúng ta phải sẵn sàng thúc đẩy sự trao đổi hiệu quả giữa hai hệ phái, được thực hiện trong một nỗ lực chung để có được sự hiểu biết rộng hơn, trong phạm vi đầy đủ về Giáo pháp, phù hợp và sâu sắc.
Tác giả: Bhikkhu Bodhi Việt dịch: Sa môn Truyền Phước Nguồn: The Secular Buddhist Network
Bình luận (0)