Đường về Xứ Phật - Tập  2 (Phần  1/3)

 

BẬC A LA HÁN

Bậc A La Hán xuất hiện ra đời sẽ làm sống lại Giới luật qua Phạm hạnh của Người. Vì thế, đạo Phật còn là bậc A La Hán còn, đạo Phật mất là bậc A La Hán mất.

LỜI NÓI ĐẦU

Kính thưa các bậc Tôn Túc, Hoà Thượng, Thượng Toạ, Đại Đức, Tăng, Ni và nam nữ cư sĩ Phật tử bốn phương.

Kính thưa quý vị! Bộ sách Văn Hóa Phật giáo Đường Về Xứ Phật tập 1 được Nhà nước cho phép in ấn và phát hành, khi nó đến tay quý vị, chắc chắn sẽ có những điều không vừa ý, mong quý vị niệm tình vui lòng tha thứ cho.

Tập 2 sắp chào đời, với tập sách này chúng tôi thành tâm tha thiết, kêu gọi lòng chân thành của quý vị, hãy hướng về chánh pháp của đức Phật.

Kính thưa quý vị! Từ xa xưa đến nay, các bậc Thầy Tổ của chúng ta, đang lầm lạc tu theo một giáo pháp không đúng của đạo Phật, mà cứ ngỡ tưởng rằng, mình đang tu theo đúng giáo pháp chân chánh của đức Phật. Tại sao lại lầm lạc như vậy?

Vì không có người tu chứng hướng dẫn, nên cứ tự mình, dựa vào kinh sách phát triển của một số hệ phái, do kiến tưởng giải của các Tổ xưa biên soạn ra, mà tu tập hoặc tu theo những sự hướng dẫn của Thầy Tổ đang tu tập chưa chứng đạo.

Giáo pháp chân chánh của đạo Phật, không bao giờ dùng những danh từ trừu tượng, rất kêu như: “Chân Không, Phật Tánh, Bản lai diện mục, Cực Lạc, Thiên Đàng v.v..”. Đó là những danh từ trừu tượng để lừa đảo tín đồ.

Giáo pháp chân chánh của đạo Phật, luôn luôn chỉ thẳng, nói thật, nói những pháp hành cụ thể, thực tế, rõ ràng như: “Ngăn ác, diệt ác pháp, sinh thiện, tăng trưởng thiện pháp” hoặc “Không nên làm các pháp ác, nên làm các pháp thiện”. Cho nên, giáo pháp của Phật không bao giờ nói sai sự thật, luôn luôn nói đúng đạo đức nhân bản - nhân quả của con người, để mọi người hiểu biết rõ ràng và tự sửa sai những điều lầm lỗi, những điều làm không đúng theo đạo đức làm Người, làm Thánh. Vì đạo Phật đã xác định Thánh nhân không phải ngoài con người, ngoài con người không thể tìm có Thánh nhân được. Cho nên, giáo pháp của đức Phật là một giáo pháp không trừu tượng, ảo tưởng, không mê tín, dị đoan, phi đạo đức, v.v.. Ngược lại, những giáo pháp mà Thầy Tổ của chúng ta đang tu theo, nó để lại một rừng kinh sách toàn là những loại giáo pháp trừu tượng, ảo tưởng, mê tín, dị đoan, phi đạo đức v.v.. để lừa đảo tín đồ. Lần lượt, chúng tôi sẽ lật tẩy bộ mặt lừa đảo gian dối của những kinh sách này, để quý vị suy ngẫm. Nó đã giết chết Thầy Tổ của chúng ta bao đời, bao kiếp, kéo dài từ thế kỷ này, đến thế kỷ khác và nó còn tiếp tục giết hại, những tư tưởng, thế hệ tuổi trẻ con em của chúng ta ngày mai.

Một giáo pháp phi đạo đức, mơ hồ, trừu tượng, mê tín, lạc hậu mạo danh là Phật giáo. Giáo pháp ấy, còn mang những cái tên rất kêu “Đại Thừa, Tối Thượng Thừa, Phật Thừa”. Với những danh từ vĩ đại này, có mục đích để dìm Phật giáo chân chánh Nguyên Thủy xuống, ở góc độ nhỏ hẹp “Tiểu Thừa, Thanh Văn Thừa, Duyên Giác Thừa”, rồi lần lượt, biến dần giáo pháp chân chánh của đạo Phật, thành tà giáo ngoại đạo, để dễ bề đưa giáo pháp của mình ra lừa đảo, lường gạt tín đồ Phật giáo. Thầy Tổ của chúng ta, từ xa xưa đã bị các pháp môn này lừa đảo, họ đều là nạn nhân của những giáo pháp này.

Kính thưa quý vị! Những bậc Thầy Tổ, Tôn Túc xa xưa của chúng ta, đã tu hành, lầm đường lạc lối theo những giáo pháp phát triển này, nên kết quả tu hành chẳng ra gì, chỉ sống trong một giấc mơ thế giới siêu hình Phật Tánh, Niết Bàn, Cực Lạc, v.v.. Để lừa đảo mọi người bằng những lời an ủi suông trong kinh sách này: “Tu hành phải vô lượng kiếp mới thành Phật”. Do bị lừa bởi những câu nói quá siêu, nên vô tình các Ngài trước tác những kinh luận để ca ngợi xiển dương, xương minh giáo pháp không đúng của đạo Phật lên tận mây xanh, khiến cho người sau, càng lầm đường lạc lối hơn, từ đời này sang đời khác, cứ bổn cũ các Ngài thuyết đi thuyết lại mãi, mà chẳng có ai tu được những gì. Vì thế, kinh sách phát triển để lại cho chúng ta rất nhiều, nhiều như rừng, như biển, nhưng toàn là những thứ kinh sách trừu tượng, ảo giác, mê tín, phi đạo đức, thiếu thực tế, không cụ thể, như trên đã nói, phần nhiều là lý thuyết suông rỗng tếch, chẳng nói lên được một đạo đức làm Người, làm Thánh và chẳng nói lên được một pháp hành cụ thể lợi ích như thế nào cho bước đường tu hành của mọi người, chỉ toàn hướng dẫn tụng kinh, niệm chú, niệm danh hiệu Phật, cầu siêu, cầu an, cúng sao giải hạn, trừ tà yểm quỷ, ngồi thiền tưởng, v.v.. Đó toàn là những pháp hành mê tín, lừa đảo, phi đạo đức.

Kinh, sử, sách phát triển là một loại kinh đại vọng ngữ huyễn hóa. Nói về lịch sử của đức Phật thì thần thánh hóa đức Phật như một vị Thánh: “Khi đức Phật vừa sanh ra đi bảy bước, có bảy hoa sen đỡ chân, và tay chỉ trời chỉ đất bảo: “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn”. Làm gì một đứa bé mới sinh ra đi được, nói được, điều này không bao giờ có. Phải không thưa các bậc tôn túc? Vả lại, một đứa bé mới sinh ra mà nói được câu kệ này thì làm gì phải sáu năm khổ hạnh trong rừng già “sống mà như chết”, khổ hạnh tận cùng để mong cầu sự giải thoát.

Còn các Tổ tu hành thì sao? Lục Tổ sinh ra thì ánh sáng đầy trời, ném bình bát thu rồng: “Phóng hào quang, biến hóa, tàng hình, biết chuyện quá khứ vị lai, thu thần, nhập diệt, tự tại sanh tử, v.v..”. Đó là những trò ảo thuật lừa đảo bằng tưởng lực để cho những người chưa chứng đạo, chưa rõ Phật giáo Nguyên Thủy nên mới tin theo, còn những người biết rõ Phật giáo thì họ cho đó là thủ đoạn lừa đảo của những người buôn thần bán Thánh, mượn đạo tạo đời.

Thưa các bạn! Kinh, sách, sử của giáo pháp phát triển nói như vậy, nhưng có vị Thầy Tổ nào đã làm được như vậy đâu? Trước mắt chúng ta, khi sắp chết Thầy Tổ nào cũng bị bệnh, đau đớn, khổ sở đi đứng không được, bán thân nằm liệt một chỗ, thọ biết bao nhiêu là cay đắng của cuộc đời tu hành của mình, có nghĩa là cũng còn tâm tham, sân, si, giận hờn, phiền não, đau khổ, v.v.. đến giờ phút cuối cùng, thì ô hô! Khi biết tu hành sai pháp, mạng căn không còn nữa, đó là những vị còn tỉnh táo, nhưng có những vị tới giờ phút lâm chung mà còn chưa biết mình tu sai pháp, còn đang sống trong mơ, một giấc mơ trong mê hồn trận thế giới siêu hình Cực Lạc Tây Phương, Phật Tánh, v.v.. Nhất là những vị tôn túc có được nhiều tín đồ biết danh, lại chết trong đau khổ kinh khủng. Vậy mà, còn chưa biết mình tu sai pháp. Chính chúng tôi đã chứng kiến những sự việc này.

Còn những Thầy Tổ xa xưa cách đây từ mười bảy, mười tám thế kỷ thì chúng ta không biết họ thu thần nhập diệt như thế nào? Trong những kinh sách của họ, không có nói cách thức thu thần nhập diệt rõ ràng cụ thể như đức Phật, họ chỉ dùng những danh từ thu thần nhập diệt suông, theo lối lừa đảo. Còn ngược lại, trong kinh Nguyên Thủy khi đức Phật thu thần nhập diệt tự tại sanh tử một cách rõ ràng và cụ thể như trong kinh Niết Bàn thuộc hệ thống Trường Bộ kinh trong tạng kinh Nikaya. Khi đức Phật nói lời di chúc cuối cùng, liền vào định Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền, nhập đi nhập lại ba lần rồi Ngài nhập Tứ Thiền, ra Tứ Thiền, xả bỏ báo thân, nhập vào Niết Bàn.

Hành động nhập bốn thiền, nhập đi nhập lại ba lần đến Thiền Thứ Tư thì đức Phật xả bỏ báo thân một cách tự tại trong sanh tử rõ ràng và cụ thể, đó là lời di chúc không lời cuối cùng đối với người đời sau, cho nên không còn ai dám phỉ báng, bài bác Bốn Thánh Định của Phật giáo là mơ hồ trừu tượng dối gạt người như các loại thiền khác thường nói suông thu thần nhập diệt rất mơ hồ trừu tượng bằng những lời lẽ để lừa đảo Thầy Tổ của chúng ta, và bây giờ cả chúng ta nữa. Do tin những giáo thuyết này mà chúng ta tu chết người, tu căng mặt, căng mày, nặng đầu, tức ngực, đau lói bên hông và đôi khi bị rối loạn thần kinh sanh ra điên khùng, mất trí v.v..

Những Thầy Tổ xa xưa của chúng ta, tu hành giải thoát như thế nào? Chúng ta không thấy được, chỉ nghe thấy trong kinh sách nói lại mà thôi, còn những Thầy Tổ hiện tại trong thời của chúng ta, nên chúng ta đã trực tiếp nghe, thấy sự sống và chết của các Ngài rất rõ ràng như trên đã nói.

Thứ nhất, cuộc sống tu hành của các Ngài tâm tham, sân, si, mạn, nghi chưa hết, vì thế lòng sân không kém gì người thế tục.

Thứ hai, vị Hòa Thượng nào đến khi chết cũng bệnh tật chịu nhiều sự khổ đau nằm trên giường bệnh ít nhất cũng là sáu tháng còn không thì cũng đôi ba năm liệt giường, liệt chiếu bài tiết và ăn uống có một chỗ. Cuộc đời tu hành của Thầy Tổ chúng ta quá khổ đau như vậy.

Kính thưa các bậc Tôn Túc, quý vị Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng, Ni và nam nữ cư sĩ Phật tử bốn phương.

Kính thưa quý vị! Đó là một bằng chứng hiển nhiên mà quý vị hãy kiểm chứng lại xem có phải đúng giáo pháp phát triển đã lừa đảo và giết chết Thầy Tổ của chúng ta, một cách khổ đau vô cùng tận không? Khi mà Thầy Tổ của chúng ta hết sức tin tưởng tu hành, với những pháp môn này không dám biếng trể.

Gương tu hành, việc làm Phật sự của Thầy Tổ rất nhiệt tâm và cuối cùng sự sống chết của các Ngài như vậy, chúng ta đừng che giấu, mà hãy thành thật nói lên sự thật để người sau biết rõ giáo pháp phát triển là một thứ giáo pháp lừa đảo thật sự, tu hành chẳng đi về đâu được cả, chỉ vì danh, lợi mà người trước dối người sau, người sau dối người sau nữa và cứ như vậy trải qua trên hai mươi lăm thế kỷ nay Thầy Tổ của chúng ta chưa có ai làm chủ được sự sống chết như đức Phật, cũng chỉ vì tu sai lầm pháp môn của ngoại đạo, của tưởng giải, của các học giả.

Kính thưa quý vị! Hiện giờ quý vị là những bậc Thầy Tổ của Tăng Ni và nam nữ cư sĩ Phật tử bốn phương. Qúi vị hãy xem lại thân tâm của mình, tuổi đạo trên bốn, năm chục năm và hiện giờ có vị đã bảy tám mươi tuổi đời, chức vụ làm Tăng Thống, Phó Tăng thống, Viện Chủ, Viện Trưởng, v.v.. đã làm chủ thân tâm được những gì trong bốn sự đau khổ của kiếp làm người: sanh, già, bịnh, chết.

Sanh, tức là đời sống, quý vị làm chủ được những gì? Có hết tham, sân, si chưa? Nếu bảo rằng hết tham, sao quý vị còn ăn uống phi thời, còn thích ở chùa to tháp lớn? Sao không sống thiểu dục tri túc, ba y một bát, đi xin ăn từng nhà, mặc y áo phấn tảo, vải bỏ của thiên hạ như đức Phật ngày xưa, như vậy mới gọi là hết tham.

Sân, tức là lòng căm giận, nếu bảo rằng quý vị hết sân thì điều này quý vị tự biết hơn ai hết, nhưng khi gặp chướng ngại pháp, sao quý vị lại đỏ mặt tía tai la hét dữ vậy.

Già, tức là cơ thể cằn cỗi, lụm cụm tay chân run rẩy và sức lực yếu đuối, da nhăn nheo, mặt gầy, nếu quý vị đã nhập vào tâm bất động hay định Nhị Thiền thì quý vị nhận rất rõ nhân quả vô thường không còn tác động làm sắc thân của quý vị yếu đuối, lụm cụm, run rẩy, đi đứng không vững vàng rất cụ thể và rõ ràng, còn chưa nhập được thì quý vị như người mù chẳng biết màu sắc ra sao cả, chỉ biết có một màu đen sâu thẳm như trong đêm tối.

Bệnh, tức là đau nhức của cơ thể, chắc chắn quý vị sẽ không thể tránh khỏi những khổ đau này và quý vị cũng không che giấu được ai cả, ngay bây giờ cơ thể của quý vị bệnh đau rề rề, nay bệnh này, mai bệnh khác, nay nhức chỗ này, mai đau chỗ kia. Hiện giờ, sắc thân của quý vị sống bằng thuốc thang, bằng gạo lứt muối mè, bằng nhịn ăn tiết thực, lúc nào cũng chích thuốc và châm cứu, bấm huyệt, cạo gió, tập thể thao, dưỡng sinh và tập luyện thiền yoga. Nhất là cố gắng ăn nhiều bữa để cơ thể có đủ chất dinh dưỡng, ngõ hầu sống thêm được ngày nào tốt ngày nấy. Thật sự, tu hành như vậy là hèn nhát, không xứng đáng là đệ tử của đức Phật.

Chết, tức là cơ thể không còn hoạt động, không còn thở, nếu quý vị không nhập được Tứ Thiền, tịnh chỉ hơi thở thì khó mà quý vị làm chủ được sự sống chết này.

Kính thưa quý vị! Quý vị đã từng theo giáo pháp phát triển tu tập, quý vị đã làm chủ được một trong bốn sự đau khổ trên đây chưa?

Nếu chưa làm chủ được một trong bốn sự đau khổ này, thì quý vị phải sáng suốt, đừng vì một lý do nào cả, mà hãy vì mọi người trên hành tinh này mà vạch trần sự thật để cho mọi người khỏi tốn công, tốn sức, tốn của cải tài sản, tốn công lao tu tập, tốn tiền bạc in kinh sách phát triển, nó chẳng ích lợi gì cho đời mà còn có hại cho con người, vì giáo pháp này dạy cầu tha lực, do đó tu sĩ không còn sức tự lực, lúc nào cũng cầu cạnh, van xin cúng tế, v.v.. Kinh sách phát triển lừa đảo con người bằng mọi hình thức trừu tượng, mê tín, huyễn thuật, dị đoan, chỉ có tín đồ Phật giáo phải gánh chịu mọi sự khổ đau này.

Chúng tôi tin chắc rằng, quý vị tu theo giáo pháp phát triển không bao giờ làm chủ được bốn sự đau khổ này, mà chính quý vị không đủ can đảm nói thật ra mà thôi, nhưng chính không đủ can đảm nói thật ra thì quý vị đã tự làm khổ mình và còn làm khổ bao nhiêu người khác nữa, không những làm khổ mình, khổ người khác mà còn giết chết Phật giáo, giết chết nền đạo đức nhân bản – nhân quả của đạo Phật. Dù quý vị cố giữ bí mật không nói ra, nhưng sự sống của quý vị phá giới, phạm giới là một chứng minh hùng hồn là quý vị chưa làm chủ sự sống, chưa làm chủ được sự sống thì chứng tỏ quý vị không thể nào làm chủ được sự chết, bằng chứng cụ thể là khi quý vị chết, chết trong bệnh tật trong đau khổ. Đó là những hiện tượng mà quý vị không làm sao che giấu được tín đồ và những người khác.

Chúng tôi biết rất rõ, quý vị thuyết giảng rất hay, nhưng lời nói không đi đôi với tâm giải thoát của quý vị, vì thế quý vị nên tự xét, đừng bắt chước Thầy Tổ của chúng ta nói một điều không thật, nói một điều mà làm một ngả không nhất quán. 

Giáo pháp phát triển, dù quý vị có tu trăm muôn ngàn kiếp thì quý vị cũng chẳng bao giờ làm chủ bốn sự đau khổ này được, chỉ uổng công mà thôi, vì nó là giáo pháp thuộc về hý luận, chứ không phải giáo pháp để tu hành giải thoát “Sắc tức thị không, không tức thị sắc”. Đó là lời nói trừu tượng, không xác quyết, có là có, không là không. Hiện giờ, có là nói có, lát nữa không thì nói không, thời gian có hiện tại, quá khứ và vị lai rõ ràng, thời gian nào là nói theo thời gian nấy, dù là một sát na (nháy mắt) chứ đâu nói, có là không, không là có, đó là một sự lừa đảo lường gạt người, theo hý luận của Ngài Long Thọ, trườn uốn như con lươn.

Kính thưa quý vị! Hôm nay tập 2 Văn Hoá Phật giáo Đường Về Xứ Phật ra đời chúng tôi thành tâm kêu gọi quý vị Tôn Túc, Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng Ni và nam nữ cư sĩ Phật tử bốn phương. Hãy mạnh dạn đứng lên, nói sự thật về các loại kinh sách này như Thiền Sư Thường Chiếu, Hòa Thượng Minh Châu, cư sĩ Trùng Quang và một vị sử gia Phật giáo Thái Lan tên là Thitanàna Thero biên soạn cuốn Phật giáo Sử do Sư Giác Nguyên dịch ra Việt ngữ, v.v..

Những lời nói của các vị là vạch trần những điều tội lỗi, của kinh sách phát triển mà lịch sử đã còn ghi lại nhiều thủ đoạn gian ác của Bà La Môn giáo và của những người vì danh, vì lợi đã nỡ tâm muốn diệt Phật giáo, diệt một nền đạo đức nhân bản – nhân quả của loài người mà chính Phật giáo mới có. Một nền đạo đức nhân bản – nhân quả không làm khổ mình khổ người, có lợi ích cho con người trên hành tinh này rất lớn.

Vì thế, chúng tôi kêu gọi quý vị Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng, Ni và nam, nữ cư sĩ Phật tử bốn phương. Hãy vì sự trường tồn của Phật giáo và nền đạo đức nhân bản – nhân quả của con người trên hành tinh này, quý vị hãy nói sự thật và cùng với chúng tôi dựng lại những gì của Phật giáo đã bị kinh sách phát triển ném bỏ từ lâu. Vì Phật giáo, vì loài người chúng ta hãy đứng lên, chung lưng đấu cật, quyết tâm quét sạch những tà giáo ngoại đạo đang mượn danh Phật giáo, đang làm những việc mê tín, lừa đảo, lường gạt mọi người, tiền mất tật mang mà chẳng có ích lợi gì cho ai cả, chỉ làm giàu cho bọn tà sư đội lốt Phật giáo.

Hỡi quý Hòa Thượng, Thượng Tọa Đại Đức, Tăng, Ni và nam, nữ cư sĩ Phật tử bốn phương. Hãy nhận định sáng suốt đâu là chánh pháp của đạo Phật, đâu là tà pháp của ngoại đạo, mạnh tay dẹp bỏ những hý luận của Long Thọ, Vô Trước, Thế Thân, Mã Minh, v.v..

Những hý luận này chẳng ích lợi gì cho người tu, nó chỉ để cho những người kiêu căng, tự đắc lạm dụng, để hý luận làm trò tranh luận hơn thua, với những người còn tham danh đắm lợi ở thế gian (Lối lý luận trừu tượng, nhưng không tu hành được, đó là đại vọng ngữ lừa đảo của các vị Tổ Sư này). Tổ Sư Tử chịu chết một cách rất oan uổng, cũng vì những luận này “Ngũ uẩn giai không”.

Kính thưa các bậc Tôn Túc, Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng, Ni và nam, nữ cư sĩ Phật tử bốn phương!

Nếu quý vị cứ theo vết chân của các vị Tổ Sư này, thì tất cả tu sĩ của Phật giáo sẽ chạy theo danh và lợi của thế gian thì đức hạnh làm Người, làm Thánh sẽ không còn nữa và như vậy muôn đời Phật giáo chỉ là tấm bia để cho người đời phỉ báng mà thôi.

Kính thưa quý vị! Người ta đã châm biếm Phật giáo quá nhiều, khiến cho những tu sĩ thế hệ trẻ mặc cảm với chiếc áo tu sĩ Phật giáo, rất đáng thương… Nếu quý vị không thẳng thừng, quét sạch những tà giáo ngoại đạo đang ẩn núp trong Phật giáo, để làm tốt lại Phật giáo mà cứ theo lối mòn của các Tổ, thì chắc chắn Phật giáo sẽ bị diệt vong.

Kính thưa quý vị! Khi đọc bộ sách 10 tập Văn Hoá Phật giáo Đường Về Xứ Phật xong, quý vị hãy bình tâm mà suy ngẫm những lời nói của chúng tôi, có đúng hay là sai, các Tổ có phải là những người đáng cho chúng ta tin tưởng, đầu đội vai mang hay không?

Theo chúng tôi thiết nghĩ, đức Phật là một con người hoàn hảo, Ngài biết những lời nào Ngài dạy cho chúng ta là vừa đủ, để con người không làm khổ mình, khổ người nữa, lời nói của Ngài không thừa không thiếu. Một hôm, Ngài nắm trong tay một nắm lá cây và hỏi chúng Tỳ kheo: “Nắm lá cây trong tay Ta, có nhiều bằng rừng lá cây hay không?

Chúng Tỳ kheo trả lời: “Bạch Thế Tôn! nắm lá cây trong tay của Thế Tôn quá ít so với rừng lá cây quá nhiều”.

Đức Phật nói tiếp: “Pháp Ta chứng như rừng lá cây, nhưng Ta dạy các ngươi tu tập như nắm lá cây trong tay”. Tại sao vậy?

“Vì sự hiểu biết của các người có giới hạn, nên Ta dạy những điều cần thiết vừa đủ để các người đạt đến mục đích giải thoát sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi”. 

Bốn mươi lăm năm thuyết pháp độ chúng sanh, đức Phật đã trang bị cho chúng ta vừa đủ những pháp hành để tu tập đi đến giải thoát, cho nên những gì lý luận cao siêu thì đức Phật cho đó là tưởng tri, hý luận để làm giàu cho sự tranh luận hơn thua, không nhằm mục đích giải thoát. Những điều đó, không ích lợi cho mình cho người, mà còn sanh oán thù và làm mất thì giờ vô ích, thế mà người sau muốn triển khai cái rừng lá cây của đức Phật đã chứng, như Tổ Long Thọ, Thế Thân, Vô Trước, Mã Minh, v.v..Vì thế, đẻ ra triết lý Chân Không, mục đích của Long Thọ là đập phá luôn chân lý Khổ, Tập, Diệt, Đạo của đạo Phật để giáo pháp Bát Nhã Ba La Mật của mình, một triết lý ảo tưởng để trở thành một chân lý duy nhất, không còn một chân lý nào hơn được, vì thế Thầy Tổ của chúng ta quá phục lăn chân lý ấy, nên xúm nhau triển khai trí tuệ Bát Nhã “Chân Không”. Từ triết lý Chân Không, sản xuất ra Thiền Tông, khiến cho người đệ tử Trung Hoa đầu tiên của giáo phái này, bị tàn tật cụt một cánh tay, vì cầu pháp và chết một cách oan uổng, đó là cái thấy tưởng tri của các Tổ đã giết người, chứ không phải là liễu tri để cứu người. Từ đây, nó mang đến những tai hại cho con người biết dường nào, bao nhiêu tu sĩ hủy hoại một phần cơ thể để cầu pháp Chân Không như trong kinh Pháp Hoa đã dạy: “Lấy toàn thân hoặc hủy hoại một phần cơ thể để cúng dường chư Phật cầu pháp”. Còn cái thấy của đức Phật thì không giống như cái thấy của các Tổ, cái thấy không tưởng tri, cái thấy không vọng ngữ nói láo, không dựng lên cái không có mà thành có như các Tổ: “Này các Tỳ Kheo cái gì trong toàn thế giới… được thấy …được ý tư duy và quan sát, Ta được rõ biết như sau: “Tất cả đều được Như Lai biết đến, Như Lai không có dựng đứng lên cái mới”. Lời xác định này của đức Phật rất rõ ràng, đức Phật không có dựng lên một cái gì kì đặc mới mẻ. Đọc kinh sách phát triển, chúng ta thấy các Tổ thường hay dựng lên những pháp môn mới lạ ngoài sự hiểu biết của trí hữu hạn của con người, nên thành ra pháp tưởng, mà pháp tưởng là pháp không có thật.

Chúng ta hãy nghe tiếp đức Phật nói: “Này các Tỳ kheo, nếu Ta nói rằng: “Ta biết tất cả, cái gì trong toàn thế giới… được thấy … được ý tư duy và quan sát”. Như vậy là có nói láo trong Ta. Nếu Ta nói như sau: “Ta nói cả hai, biết và không biết”.Như vậy là có nói láo trong ta. Nếu Ta nói như sau: “Ta không biết và cũng không phải không biết”. Như vậy là có nói láo trong Ta. Và như vậy là có lỗi trong Ta”

Lời dạy trên đây của đức Phật đã xác định những kinh sách luận của các Tổ “Sắc tức thị không, không tức thị sắc” là nói láo lừa đảo tín đồ. Cho nên, kinh sách của đức Phật, không có lý luận cao siêu ngoài sức hiểu biết của con người. Kinh sách của đức Phật, không có bài kinh nào dạy trừu tượng, mơ hồ như lý luận của các Tổ.

Chúng ta hãy đọc tiếp bài kinh Kàlaka: “Này các Tỳ kheo, Như Lai là vị đã thấy những cái gì cần thấy, nhưng không có tưởng tượng điều đã được thấy, không có tưởng tượng những cái gì không được thấy, không có tưởng tượng những gì cần phải thấy, không có tưởng tượng đối với người thấy. Đã nghe những cái gì cần nghe, nhưng không có tưởng tượng điều đã được nghe, không có tưởng tượng những cái gì không được nghe, không có tưởng tượng những gì cần phải nghe, không có tưởng tượng đối với người nghe. Đã cảm giác những gì cần cảm giác, nhưng không có tưởng tượng điều đã được cảm giác, không có tưởng tượng những cái gì không được cảm giác, không có tưởng tượng những gì cần phải cảm giác, không có tưởng tượng đối với người cảm giác. Đã thức tri những cái gì cần thức tri, nhưng không có tưởng tượng điều đã được thức tri, không có tưởng tượng những cái gì cần phải thức tri, không có tưởng tượng đối với người thức tri. Như vậy này các Tỳ kheo, Như Lai đối với các pháp được thấy, được nghe, được cảm giác, được thức tri, nên vị ấy là như vậy. Lại nữa hơn người là như vậy, không có ai khác tối thượng hơn và thù thắng hơn, Ta tuyên bố như vậy”.

Bài kinh này, đức Phật đã xác định rõ ràng những gì đức Phật dạy, đều là thực tế, cụ thể không có tưởng tượng, còn kinh sách phát triển, đều dạy tưởng tượng quá nhiều, cho nên người ta gọi kinh sách phát triển là kinh tưởng. Luận của các Tổ đều nằm trong trong tưởng tượng mà ra. Trong bài kinh Kàlaka đức Phật chỉ rõ cho chúng ta thấy kinh tưởng là kinh nói láo, nên Thầy Tổ của chúng ta tu hành hết sức mà chẳng được những gì, toàn là thứ ảo giác.

Tổ Long Thọ, Thế Thân, Vô Trước, Mã Minh, v.v.. các Ngài là cha đẻ của những chân lý tưởng, nên chân lý của các Ngài siêu tưởng và chân lý ấy sẽ áp dụng vào thế giới tưởng thì rất phù hợp, còn ở cảnh thế gian của loài người thì nó là một chân lý ngụy, lừa đảo mà đức Phật bảo là “nói láo”.

Theo chúng tôi nghĩ, con người trên hành tinh này chỉ có một chân lý không thể có hai ba chân lý mà được, cho nên chân lý của đạo Phật đưa ra khổ, tập, diệt, đạo mà mọi người trên hành tinh này, đều công nhận là đúng, mà đúng thật như vậy, cho nên nó không còn có một chân lý thứ hai nào được xen vào cái thế giới của loài người này được nữa.

Do hý luận của Ngài Long Thọ lừa đảo thiên hạ, khiến cho tín đồ Phật giáo quên đi nguồn gốc Nguyên Thủy của đạo Phật, đánh mất một nền đạo đức nhân bản – nhân quả làm người, không làm khổ mình, khổ người. Thật là quá uổng!

Cuối cùng, những tín đồ Phật giáo chạy theo miệng lưỡi của Long Thọ, chẳng có người nào làm chủ sanh, già, bệnh, chết được, thường chết trong bệnh tật đau khổ để cho tín đồ mục kích thấy được “Chân Không” của Long Thọ, nó không có không đâu? Mà còn phải trải qua nhiều đời kiếp thọ tội vọng ngữ tưởng tri Chân Không, vì tội lừa đảo, đã giết biết bao nhiêu tín đồ Phật giáo từ khi có Chân Không của Long Thọ ra đời.

Cho nên, Thầy Tổ của chúng ta sống theo danh lợi, thường phạm giới phá giới, bẻ vụn giới. Có ai chỉ trích lỗi thì dùng ngôn ngữ của Long Thọ che đậy, bưng bít để tự tại sống theo dục lạc thế gian mà không ai phê phán được. Ông Long Thọ là một người diệt đạo Phật đệ nhất, hơn các vị Tổ Sư khác, còn Thầy Tổ của chúng ta chỉ là những người bắt chước, vô tình nối giáo cho Long Thọ diệt Phật giáo mà thôi. Người xưa nói sao thì Thầy Tổ của chúng ta nói vậy, thậm chí còn không dám nói sai lời của các ông ấy, và cũng không bao giờ dám nói xúc phạm với những con người độc ác này, Thầy Tổ của chúng ta xem các vị Tổ Sư này còn hơn là đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Có người bảo rằng: “Một tôn giáo được hoàn chỉnh đều phải nhờ vào các tông đồ”. Điều này đúng, nhưng đúng với các tôn giáo khác như: Thiên Chúa, Hồi Giáo, Khổng Giáo, Lão Giáo v.v.. còn không đúng với Phật giáo. Tại sao vậy?

Vì các tôn giáo khác, người sáng lập ra tôn giáo đó, chưa phải là người hoàn chỉnh, nên phải nhờ đến những đệ tử ưu tú của mình, sau này mới hoàn chỉnh giáo pháp như: Khổng Giáo, Lão Giáo, Thiên Chúa Giáo như trên đã nói v.v.. đều phải nhờ vào các tông đồ thêm bớt mới hoàn chỉnh được Thánh kinh, còn ngược lại Phật giáo, nếu có vị Tổ Sư nào, dám cả gan chỉnh đốn giáo lý của đạo Phật thì sẽ liền biến thành một tôn giáo mới, một tôn giáo ngoại đạo mang bản chất vay mượn tà giáo, bằng chứng chúng ta đã thấy Tổ Long Thọ, Tổ Bồ Đề Đạt Ma và còn nhiều vị Tổ khác nữa đã biến Phật giáo thành một thứ tà giáo ngoại đạo khác biệt với Phật giáo Nguyên Thủy. Cho nên, giáo lý của các Tổ là giáo lý vay mượn của Bà La Môn Giáo thuộc hệ thống kinh Vệ Đà. Vì thế, các Tổ không phải là người hoàn chỉnh Phật giáo mà là phá hoại Phật giáo, đưa Phật giáo đi đến suy thoái và biến tu sĩ Phật giáo thành trùng trong lông sư tử, và thứ loại vi trùng độc này, đã giết Phật giáo chết. Chính hiện giờ, những tu sĩ Phật giáo phạm giới, phá giới này là những loại vi trùng độc của đạo Phật, cho nên Phật giáo hiện giờ đã chết thật, chết vì những loại vi trùng này.

Kính thưa quý vị! Chúng tôi hy vọng rằng, quý vị là những người có tâm huyết với Phật giáo, có cái nhìn thấu suốt, đâu là chánh pháp của Phật và đâu là tà pháp của ngoại đạo. Như chúng tôi đã nói ở trên, đức Phật là một con người hoàn chỉnh, do sự tu hành đạo đức nhân bản - nhân quả (tâm không phóng dật), Ngài đã chứng được trí tuệ siêu việt, Ngài biết sử dụng trí tuệ ấy, để dạy con người trên hành tinh này, với một giáo pháp vừa đủ, không thiếu mà cũng không thừa, để con người lấy đó làm thầy, làm chỗ nương tựa, vững chắc tu hành sau này.

Nếu giáo pháp của Ngài, còn thiếu mà các Tổ sau này bổ sung thêm, thì Ngài đâu dám di chúc: “Này các Tỳ Kheo, khi Ta diệt độ, các Thầy hãy lấy giới luật và giáo pháp của Ta làm Thầy, làm chỗ nương tựa tu hành”. Cho nên, người đời sau không biết, lấy các Tổ làm Thầy (33 vị Tổ Sư Thiền Tông Ấn Độ và Trung Hoa), đó là làm sai với lời di chúc của đức Phật. Họ cứ dựa theo lời của các Tổ mà tu hành thành ra phá giới, phạm giới, bẻ vụn giới, vì thế tâm không ly dục, ly ác pháp nên phần nhiều nhập vào các loại định tưởng, thuộc về thiền định của ngoại đạo, cho nên, tu sĩ Phật giáo tu mãi mà chẳng ra gì, thiền định nhập mãi cũng không được, mà đức hạnh cũng không có, chỉ có giỏi thuyết giảng bằng miệng lưỡi lừa đảo, nói láo, lường gạt thiên hạ, khiến cho những người tu sĩ tu hành dỡ sống dỡ chết mà thôi.

Bởi, giáo pháp của đức Phật là một giáo pháp hoàn chỉnh cho Trời, Người tu hành, cho nên kẻ nào dám thay đổi hoặc thêm bớt, đó là kẻ loạn tưởng điên khùng, muốn làm hơn đức Phật, để rồi trở thành Ma vương, Ác quỷ, v.v..

Vậy mà, đời sau này lại có kẻ háo danh, dám làm điều này và đã đưa toàn bộ tín đồ Phật giáo đi vào đường cùng, ngõ cụt. Cho nên, bằng chứng hiện giờ tín đồ Phật giáo không ai tu hành nghiêm trì giới luật, nhập được Tứ Thánh Định, thực hiện được Tam Minh, làm chủ được sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt tái sanh luân hồi.

Kính thưa Các bậc Tôn Túc, Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng, Ni và nam, nữ cư sĩ Phật tử trong nước Việt Nam nói riêng và tất cả các nước trên thế giới nói chung. Một lần nữa chúng tôi kêu gọi quý vị: vì tiền đồ Phật giáo, vì con người trên hành tinh này, đang cần phải có một nền đạo đức nhân bản – nhân quả không làm khổ mình, khổ người mà chính đạo Phật mới có nền đạo đức ấy. Chúng tôi chỉ mong quý vị cùng với chúng tôi, đứng lên đập tan và quét sạch những giáo pháp trừu tượng, ảo giác, mê tín, dị đoan và những hý luận mơ hồ vô ích của các nhà học giả Phật giáo khắp nơi trên thế giới, đang trộn lẫn trong giáo pháp của đức Phật. Chúng ta hãy thanh lọc lại những gì của đạo Phật thì hãy trả về cho đạo Phật, còn những gì không phải của đạo Phật thì hãy quét sạch, đốt sạch, đừng để những thứ rác bẩn này trong giáo lý của đạo Phật mà làm ô nhiễm Phật giáo. Từ bao thế kỷ nay, Thầy Tổ của chúng ta đã bị những loại kinh sách ô nhiễm này mà sự tu hành chẳng đi đến đâu cả, thậm chí đến giới đức làm người mà còn không biết huống là giới đức làm Thánh. Người tu sĩ Phật giáo sống và dạy theo đạo đức của Nho Giáo như Thiền Sư Vạn Hạnh Việt Nam và các Thiền Sư Trung Hoa (trong tập Thiền Lâm Bảo Huấn) thường lấy Nho Giáo làm đạo đức của Phật giáo thì chúng ta có thấy nhục nhã, xấu hổ không? Vậy mà, có kẻ hãnh diện “Vạn Hạnh dung tam tế”. Trong lúc đạo Phật có một nền đạo đức nhân bản - nhân quả tuyệt vời, không có một tôn giáo nào, có một nền đạo đức như vậy hơn được.

Kính thưa quý vị Tôn Túc Trưởng Lão! Ngưỡng mong quý vị đừng vì một lý do gì mà bỏ qua hay cố tình tránh né, hoặc làm lơ qua để cho ngôi nhà Phật giáo như một bệnh truyền nhiễm lây lan khắp mọi nơi, trong khi quý vị có đầy đủ khả năng và thế lực, quét sạch những tà giáo ngoại đạo này và chấn hưng lại Phật giáo Việt Nam tốt đẹp như thời đức Phật còn tại thế. Trong khi đó, quý vị có đầy đủ tài liệu giáo pháp chính gốc của đức Phật, mà quý vị còn chần chờ gì nữa?

Cuối cùng, chúng tôi xin thành tâm chúc sức khỏe của quý Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng, Ni và nam, nữ cư sĩ Phật tử bốn phương được dồi dào sức khỏe, thân ái chào quý vị.

Kính ghi

Ngày 1 - 6 – 2000

 

BỨC TÂM THƯ

---o0o---

Chơn Như ngày 09 tháng 10 năm 2004.

Kính gửi: Huệ Ân, Chơn Thành, Thanh Quang, Từ Quang, Tâm Đức, Từ Đức, Tâm Nhẫn, Đức Thông (Hiến), Liễu Huệ, Minh Đức, Liễu Đạo, các cụ và các bác.

Trong những ngày gặp gỡ Phật tử ở Hà Nội Thầy rất bồi hồi và lo lắng thân tứ đại của các bác, các cụ đã báo động thời gian còn lại không bao lâu nữa. Rồi đây kẻ ở người đi và đi mãi mãi, nhưng đi về đâu các bác, các cụ có biết không?

Huệ Ân, Chơn Thành, Thanh Quang, Từ Quang, Tâm Đức, Từ Đức, Tâm Nhẫn, Đức Thông, Liễu Huệ, Minh Đức, Liễu Đạo, các cụ và các bác, các con còn nhớ lời Thầy dạy chăng?

Tâm thanh thản, an lạc và vô sự là nơi các con về khi bỏ thân tứ đại này. Nơi đó mãi mãi không còn tái sinh luân hồi nữa; nơi đó không còn khổ đau các con ạ! Nơi đó là nơi chư Phật ba đời đều an trú.

Trước kia trong những ngày ra Bắc Thầy gặp các con trong chiếc thân tứ đại, nhưng hôm nay và ngày mai sẽ gặp các con trong trạng thái thanh thản, an lạc và vô sự, các con có biết không? Nếu các con giữ gìn được trạng thái ấy, bằng không thì Thầy trò khó mà gặp nhau các con ạ!

Muốn giữ được tâm thanh thản, an lạc và vô sự là một việc làm đâu phải dễ, nếu không ngay từ bây giờ, lúc thân tứ đại còn khỏe mạnh, còn sức lực mà không tu tập thì đến khi thân tứ đại già nua, mỏi mòn, yếu đuối thì tu tập và rèn luyện tâm thanh thản an lạc và vô sự làm sao được nữa.

Nghiệp lực tác động rất mạnh khi nó đến thăm các con, lúc bây giờ các con không còn sức chịu đựng, tinh thần không sáng suốt, nhiều khi nó làm cho các con hôn mê không còn biết gì cả, sống mà như chết. Giờ phút ấy các con còn gì nữa hỡi các con!? “Nghiệp tương ưng luân hồi” hết một kiếp người rồi mãi mãi… Ôi! Một sự luân hồi đầy khổ đau, nào ai biết phải không các con?

Các con cứ hình dung tưởng tượng từ khi chết đến khi tái sinh nằm trong bụng mẹ là một chuỗi dài khổ đau vô cùng, vô tận của kiếp người. Chết thì trăn trở rã rời cơ thể, đau nhức, mệt nhọc… Sinh thì nằm co trong bụng mẹ ngâm mình trong chất nhơ bẩn, uế trược, chật chội, cựa quậy khó khăn vô cùng. Đó là một cuộc tái sinh luân hồi khổ như vậy, thế mà mọi người nào ai có biết sự khổ đau này các con ạ!

Muốn chấm dứt tái sanh luân hồi thì ngay từ bây giờ các con phải siêng năng tận lực tu tập rèn luyện trước “các chướng ngại pháp vui cũng như buồn đều phải buông xuống cả”. Buông xuống như thế nào đây?

Buông xuống bằng pháp hướng tâm, phải theo pháp hướng tâm như lý tác ý mà buông xuống: “Tâm thanh thản, an lạc và vô sự, các pháp thế gian là pháp sinh diệt, là pháp khổ đau phải chấm dứt ngay liền”. Khi tác ý như vậy xong thì con nên tác ý tiếp để dẫn thân, tâm vào chỗ không đau khổ, nếu tâm đang bị chướng ngại thì các con nên tác ý câu này: “An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra”, rồi im lặng hít thở vô thở ra năm lần rồi lại tác ý như trước. Nếu thân các con bị bệnh đau thì con nên tác ý câu này: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra” rồi im lặng hít vô thở ra năm lần rồi lại tác ý như trước.

Tâm thanh thản, an lạc và vô sự là pháp duy nhất để đối trị mọi nghiệp chướng đang vây quanh các con.

Từ Quang, Từ Đức, Tâm Nhẫn, Đức Thông, các cụ và các bác, các con hãy nhớ khi thân các con còn mạnh khỏe hay lúc đau ốm thì phải siêng năng tu tập đừng bỏ qua một thời gian nào, dù là một phút, một giây, một sát na ngắn ngủi, vì thời gian tuổi đời của các con còn lại rất quý:

“Tấc bóng thời gian một tấc vàng

Tấc vàng tìm được không gì khó

Tấc bóng thời gian khó hỏi han”.

Hãy giao mọi việc cho các con, các cháu, chúng nó đều trưởng thành, trở nên người gánh vác mọi việc tốt đẹp. Còn phần các con là hãy tự lo cho mình, hãy tự thắp đuốc lên mà đi, hãy cứu mình, vì thời gian còn lại quá ít.

Những thời gian còn lại chỉ đủ để các con luyện tập chuẩn bị cho mình có đầy đủ nội lực khi giặc sinh tử đến thăm.

Khi luyện tập và giữ gìn tâm thanh thản, an lạc và vô sự thì nó có một nội lực rất mạnh, một sức đề kháng kinh khủng, nó sẽ giúp cho các con đẩy lùi mọi chướng ngại pháp như: bệnh tật, phiền não, tai nạn, lo rầu, thương ghét, giận hờn v.v.. nó còn giúp cho các con giữ gìn tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ.

Khi nghiệp đến với các con thì chỉ cần tác ý: “Tâm thanh thản, an lạc và vô sự, tất cả các pháp đều vô thường hãy đi đi! không được ở trong thân tâm ta nữa”. Tác ý như vậy phải bền chí, phải kiên cường, phải gan dạ, đầy đủ nghị lực chiến đấu đôi khi chỉ cần tác ý ba bốn lần thì chúng sẽ không còn tác động vào thân tâm các con được nữa, nhưng các con phải nhớ kỹ khi muốn đẩy lùi các chướng ngại pháp thì phải giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh, vì giới luật là thiện pháp, chúng sẽ chuyển tất cả nghiệp báo khổ đau nhiều đời của các con. Trong khi đó để trợ lực với giới luật thì dùng pháp như lý tác ý, các con sẽ đẩy lùi tất cả chướng ngại pháp và không còn một ác pháp nào tác động vào thân tâm các con được.

Trước lúc từ giã cõi đời này chỉ có pháp môn này giúp các con thoát khổ và chấm dứt luân hồi sinh tử mà đức Phật thương xót chúng sanh để lại cho chúng ta ngày nay: “Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỳ kheo, có như lý tác ý, lậu hoặc chưa sanh thì không sanh, lậu hoặc đã sanh thì đoạn diệt”.

Một pháp bảo quý báu vô giá không có vàng bạc, châu ngọc, kim cương đem so sánh được, các con nhớ kỹ.

Các con hãy nhớ ôm chặt pháp như ôm phao qua biển, để vượt sóng gió ba đào của kiếp làm người, để đến bờ bên kia. Buông pháp là buông phao các con sẽ chìm xuống đáy biển sanh tử luân hồi mãi mãi muôn đời, muôn kiếp. Từ đây Thầy trò không còn gặp nhau mãi mãi các con ạ!

Thăm và chúc các con mạnh khỏe tu tập xả tâm tốt, luôn luôn giữ gìn tâm thanh thản, an lạc và vô sự, chúc các con thành công vĩ đại.

Kính thư,

Thầy của các con

LÒNG THƯƠNG VÔ BỜ BẾN CỦA MỘT VỊ THẦY

Câu hỏi của Hải Tâm (cô Mười)

Hỏi: Kính thưa Thầy! Con không có tài, cũng chưa có đức độ bao nhiêu. Nếu được Thầy chấp nhận cho ở lại tu học thì con cũng cố gắng nghe và thực hành theo sự chỉ dẫn của Thầy cho đến tận cùng đường tu, dù có cực khổ, gian nan, đói khát con cũng không hề than thở.

Đáp: Thầy hoan hỷ và rất xúc động, khi nghe con nói lời thiết tha đầy nhiệt huyết tu hành, thì làm sao không chấp nhận. Con đã có quyết tâm, có bền chí tu tập đến nơi đến chốn, không bỏ cuộc giữa đường tu thì nhất định không bao giờ bỏ con bơ vơ trên đường tu tập, mà phải hướng dẫn tận cùng đến nơi đến chốn, để có đủ tài, đủ đức, để hoàn thành được con đường giải thoát, nhất là nói lên tiếng nói chân thật của đạo Phật và cũng là chấn hưng Phật Pháp mà từ xa xưa đã bị Bà La Môn Giáo dìm mất chân pháp của đức Phật. Trừ ra, con nhận thấy con đường tu theo đạo Phật xả tâm quá khó khăn và sống một đời sống thiểu dục tri túc khiến cho con không thoái mái dễ chịu được, cũng như rèn luyện đức hạnh làm người không làm khổ mình, khổ người thì các con cảm thấy như mình chịu thiệt thòi nhất, trong cuộc sống thường tình của thế gian, các con phải chịu kham nhẫn mọi mặt và mọi người luôn luôn chà đạp giày xéo lên tâm hồn của các con mà các con không bao giờ có ăn thua đủ với ai cả, vì đó là những Thánh hạnh của những bậc vĩ đại thoát ra khỏi cuộc đời thế tục thường tình. Cho nên, các con có thể bỏ cuộc thì Thầy cũng chẳng biết làm sao hơn chỉ biết nhìn theo bước chân, nhưng rất thương tâm không biết cách nào để cứu và lôi các con ra khỏi những tư tưởng vô minh đen tối của những kẻ phàm phu tục tử chỉ biết tự ái và danh dự hão của thế gian, vì bao đời tư tưởng vô minh này đã giết loài người chết trong đau khổ, chết trong ác pháp. Người ta luôn luôn dại dột sống với bản ngã anh hùng, sống với mặc cảm, với tự ái, với bản tính anh hùng. Anh hùng, mặc cảm, tự ái đối với đạo Phật, nó là chướng ngại pháp, là ác pháp, là pháp làm khổ người, khổ mình. Người đời cho nó là danh dự phải bảo vệ, phải ăn thua đủ còn đối với đạo Phật cho nó là chướng ngại pháp, là địa ngục. 

Trải qua một thời gian tu tập khá dài mà không thấy có thần thông chút nào cả, chỉ sống trong những ngày cô đơn buồn tẻ và có nhiều sự tức tối, buồn phiền, cho nên các con ngả lòng tìm cầu một pháp môn khác thì Thầy cũng đành bó tay trước nghiệp duyên của các con mà thôi, chỉ vì các con không đủ niềm tin với chánh pháp của đức Phật nên đành phải rẽ sang đường khác, như huynh đệ của các con, thì Thầy cũng đành nhìn theo bóng dáng của những người đệ tử thân thương của mình, dù một ngày các con về đây tu học, nhưng tình Thầy trò không bao giờ phai mờ. Rồi đây dòng đời sẽ dẫn dắt các con đi vào con đường mờ mịt của kiếp người đầy gian truân và cay đắng.

Gần hai mươi sáu năm từ 1980-2005, Thầy bỏ ra công lao, biết là bao nhiêu, kể sao cho hết, để hướng dẫn đào tạo một số người có giới đức làm Người, làm Thánh, nghiêm chỉnh nhất là áp dụng phương pháp độc cư để cho mọi người phòng hộ sáu căn, thúc liễm thân tâm, lìa xa các chướng ngại pháp, để thực hiện tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ tức là để tâm hoàn toàn ly dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền, nhưng mọi người chịu ảnh hưởng của kinh sách phát triển nên tu tập cứ ức chế tâm, không nghe lời Thầy dạy sống độc cư, cứ hết giờ ngồi thiền ức chế tâm thì lại tìm gặp nhau để nói chuyện; có người bảo là đã nhập được Tam Thiền, Tứ Thiền; có người bảo là đã nhập định vong thân; có người bảo là đã có thần thông bay lên hư không; có người bảo là tịnh chỉ hơi thở; có người bảo là không còn nghe âm thanh v.v.. nhưng tất cả các con đều lén lút Thầy phá hạnh độc cư, tìm cách nói chuyện với nhau. Cuối cùng có một người đệ tử thẳng thừng không chấp nhận hạnh độc cư của Thầy, xin Thầy cho phép tiếp chuyện với vợ con và bạn bè, chỉ một thời gian ngắn tu chứng thần thông sẽ dạy lại Thầy.

Bởi vậy, thời sau này con người tu hành chưa ra gì mà muốn hơn Phật như các Tổ Long Thọ, Thế Thân, Vô Trước, Mã Minh, rồi bây giờ các đệ tử của Thầy cũng vậy, họ muốn tu tập hơn thầy, chỉ vì Thầy không có thể hiện thần thông, trong lúc họ là những người đang cần thần thông. Người tu sĩ đạo Phật mà ham mê thần thông là đi ngược lại đạo Phật.

Những người tu hành theo đạo Phật phá hạnh độc cư mà muốn chứng đạo thì cũng như lấy cát nấu cơm, làm sao mà thành cơm được.

Số đệ tử của Thầy không ngờ đến giờ phút cuối cùng thì Thầy bắt buộc họ phải sống độc cư trọn vẹn một trăm phần trăm thì họ lại bẻ ngang phá độc cư rồi bỏ cuộc tu hành. Họ đâu ngờ Thầy khép chặt họ vào hạnh độc cư cốt để họ xả tâm cho rốt ráo, hoàn toàn ly dục ly ác pháp để họ nhập được thiền đầu tiên của đạo Phật, đó là “Sơ Thiền” hay nói một cách khác là giúp cho họ nhập được bất động tâm định để họ làm chủ được đời sống, nhưng họ lại không chấp nhận hạnh độc cư, họ còn bảo rằng: “đức Phật không có dạy độc cư, đức Phật đã phá chấp hạnh độc cư, vì trước kia đức Phật đã tu theo pháp độc cư của ngoại đạo, khi thấy một bóng dáng người thì đức Phật đã chạy trốn mất không để ai gặp mình cả, do sự độc cư như vậy đức Phật không tìm thấy sự giải thoát nên Ngài bỏ độc cư theo kiểu đó”.

Đệ tử của Thầy không hiểu sự độc cư là phòng hộ sáu căn nên họ lấy bài kinh Sư Tử Hống trong kinh tạng Pali này mà chống lại Thầy. Họ đâu biết rằng độc cư của đạo Phật là giữ gìn tâm không phóng dật, vì vậy độc cư của đạo Phật là phòng hộ sáu căn, là pháp xả tâm, ly dục ly ác pháp, độc cư của đạo Phật là cấm nói chuyện phiếm, chuyện vô ích, độc cư của đạo Phật còn có nghĩa là tránh xa sự ồn náo, sự ham vui của thế tục. Những người còn ham vui còn thích hội họp nói chuyện thì đi tu theo đạo Phật chỉ mất thì giờ vô ích, vì những người này không bao giờ xả tâm được. Đạo Phật vốn xả tâm và chướng ngại pháp mà thành tựu đạo giải thoát. Hạnh độc cư là bí quyết xả tâm, nhờ có xả tâm nên mới có thiền định.

Tất cả đệ tử của Thầy không tin hạnh độc cư, vì vậy Thầy phải đem 42 bài kệ dạy độc cư của đức Phật ra chứng minh và rất nhiều bài kinh khác nữa của Phật dạy về độc cư trong kinh Nguyên Thủy Nikaya, thế mà họ vẫn không tin. Thầy Minh Tông còn thách thức với Thầy: “Xin Thầy cho con tiếp vợ con và bạn bè, con sẽ thực hiện tu chứng giải thoát bằng một con đường khác không cần hạnh độc cư và thể hiện thần thông cho Thầy xem như trên đã nói”.

Phần đông số đệ tử của Thầy không tin pháp của Thầy dạy tức là không tin pháp của Phật dạy, họ là những người muốn hơn Phật, muốn đưa ra một đường lối tu tập mới, nhưng cuối cùng cũng giống như Long Thọ, Thế Thân, Vô Trước, Mã Minh v.v.. chỉ có giỏi lý luận ngôn ngữ mà thôi. 

Thầy cũng để nhìn xem những người đệ tử muốn hơn Phật, hơn Thầy sẽ làm được những gì lợi ích cho bản thân của họ.

Nếu quyết tâm tìm cầu con đường giải thoát sanh, già, bịnh, chết và chấm dứt tái sanh luân hồi thì con nên bền chí mà tu tập pháp hướng tâm “Như lý tác ý”, pháp này phải bền chí lắm mới có hiệu quả. Hằng ngày phải cố gắng buông xả các chướng ngại pháp trong tâm, khi các pháp này thường hiện khởi trên bốn chỗ: Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Nếu con đẩy lui được thì tức khắc con có sự giải thoát nơi thân tâm con, thân tâm con sẽ được thanh thản an lạc và vô sự.

Đạo Phật tu hành không khó, khó là chỗ người ta không biết tu sai thành ức chế thân tâm và nhất là chỗ không dám buông xả đời sống thường tình thế tục, do chỗ tu sai và không dám bỏ đời sống thế tục, nên tu hành chỉ có hình thức, chứ không có giải thoát rốt ráo được.

Tu theo đạo Phật không phải chỗ ngồi thiền, chỗ đi kinh hành mà chỗ đẩy lui các chướng ngại pháp trong tâm, nhưng mượn tư thế ngồi, tư thế đi kinh hành là để dễ tỉnh thức xả tâm chướng ngại.

Xả hết tâm chướng ngại tức là ly dục ly ác pháp, ly dục ly ác pháp tức là xả ngũ triền cái và Thất kiết sử, chứ không phải xả vọng tưởng lăng xăng như kinh sách phát triển dạy.

Con nên nhớ, sự tu tập này rất dễ dàng và thân tâm thoái mái dễ chịu, không có mệt nhọc, không có khó khăn, tu là có kết quả giải thoát ngay liền. Bình thường con nên tỉnh thức nhớ hướng tâm “Tâm như đất không còn tham sân si nữa”, phải nhớ nhắc thường xuyên không được quên, quên tức là thiếu tỉnh thức, đó là với tâm bình thường còn tâm không bình thường đang bị chướng ngại pháp thì dùng Định Vô Lậu quán xét mà đẩy lui.

Đã quyết tâm theo Thầy tu tập đúng chánh pháp Phật giáo Nguyên thủy thì phải cố gắng rèn luyện tu tập và bền chí nhẫn nại bám chặt theo những lời đã dạy để xả tâm cho thật sạch, suốt 24 tiếng đồng hồ không dụng công mà tâm định trên hơi thở, không dụng công mà khi đi tâm luôn định trên bước đi, đó là tâm xả sạch, tâm đã thanh tịnh, tâm ly dục ly ác pháp. Cách thức tu như vậy không khó chỉ có từng giây, từng phút quan sát các chướng ngại pháp phát khởi tại bốn chỗ thân, thọ, tâm và các pháp, lúc không có chướng ngại pháp thì tâm sẽ định trên thân, còn khi có chướng ngại pháp thì con nên dùng Định Vô Lậu quán xét mà đẩy lui nó như trên đã dạy, đẩy lui nó cho đến khi tâm như đất, tâm con được như đất thì con đã hoàn toàn giải thoát.

Một người đệ tử quyết tâm tu hành để tìm cầu sự giải thoát, dù có gian nan khó khổ đến đâu cũng không lìa thiện hữu tri thức của mình, mặc dù nghịch cảnh có thử thách đuổi xô thậm tệ đi chăng nữa cũng chỉ để tạo đối tượng cho con xả tâm như đất mà thôi. Chính lúc bây giờ con áp dụng Định Vô Lậu quán xét nhân quả của mình để buông xả cái tâm oán ghét, giận hờn đó, chứ không nên như người thế tục có những gì trái ý nghịch lòng thì ôm lòng thù oán ghét giận, bằng chứng như con đã thấy, biết bao nhiêu người khi đến sống với Thầy để học tu hành đều bị thử thách, trắc nghiệm xem có xả tâm được hay không, tức là có sống đúng đức hạnh nhân bản làm người không làm khổ mình, khổ người hay không? Khi mà mọi người được Thầy hướng dẫn và dạy tu tập rèn luyện những đức hạnh nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng, nhưng cuối cùng mọi người nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng ngoài mặt mà trong lòng thì oán hận, cho nên thường tìm cách nói xấu thiện hữu tri thức của mình với mọi người để hạ nhục cho hả cơn hận thù và khi rời khỏi tu viện lại còn nói xấu hơn. Các con là những người xa lạ từ những phương trời xa đến đây tu học, có thù có oán nhau đâu, cớ sao lại có những điều này xảy ra, những điều này xảy ra là do duyên nhân quả để rồi gặp nhau, gặp nhau để xả tâm, để ly dục ly ác pháp, để được giải thoát, để làm chủ được tâm hồn của mình, để làm chủ cuộc sống của mình, để học được những đạo đức không làm khổ mình, khổ người, để trở thành những bậc Thánh nhân.

Một người Thầy dạy đạo đức giải thoát cho đệ tử thật là khó vô cùng, lòng thương yêu của vị Thầy ấy phải bao la như đất trời, tâm vị ấy như đất, như nước thì mới dám đem đạo đức này dạy người. Tại sao vậy?

Vì đạo đức này con người chưa bao giờ được nghe, được thấy, được học. Từ khi đức Phật ra đời chỉ có một khoảng thời gian quá ngắn 100 năm thì được Ngài dạy đạo đức này cho những người đệ tử của mình rồi từ đó về sau này không còn ai nhắc đến nữa, cho nên bây giờ đem đạo đức này ra dạy là một việc làm rất khó, khó vô cùng.

Một đạo đức giải thoát thật sự không làm khổ mình, khổ người đem đến cho mọi người một cuộc sống an vui và hạnh phúc bằng những đức hạnh cao thượng nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng khiến cho mình vui, người khác vui. Nhưng khi áp dụng những đức hạnh cao thượng này vào những người đệ tử của mình, Thầy đã được trả một ơn quá lớn…, nhưng đối với học trò của mình thì Thầy rất thương yêu và tha thứ, nếu người học trò quyết tâm trở lại tu tập thì Thầy sẵn sàng hướng dẫn từng phương cách xả tâm để thực hiện đạo đức làm người, không làm khổ mình, khổ người, vì Thầy nghĩ rằng cần phải có những người đầy đủ đạo đức nhân bản – nhân quả làm gương cho những người khác thì sau này dạy đạo đức mới dễ dàng hơn.

Con người trên hành tinh này đang cần có một nền đạo đức để đối xử và đem lại cho nhau những sự an vui và hạnh phúc. Thầy nghĩ rằng tại tu viện Chơn Như mới bắt đầu nhen nhúm một ngọn lửa đạo đức nhân bản - nhân quả của đạo Phật ra dạy lần đầu tiên sau 100 năm đức Phật nhập diệt, Thầy là người áp dụng đạo đức nhân bản - nhân quả vào những tu sĩ và cư sĩ ở đây trước tiên, khiến cho quí vị ở đây chao đảo, dao động gần như không chịu nỗi, các tu sĩ và cư sĩ nam cũng như tu sĩ và cư sĩ nữ ở đây đều muốn bỏ cuộc.

Thầy là người đã am hiểu rất rõ đường lối tu tập thiền định của đạo Phật, nhất là phải xả tâm như đất thì mới có thiền định, mà muốn xả tâm được như đất thì phải sống cho đúng ba đức ăn, ngủ, độc cư và ba hạnh nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng, nhưng toàn bộ tu sĩ và cư sĩ nam và nữ ở đây không có một người nào sống đúng ba đức, ba hạnh. Nếu sống không đúng ba đức, ba hạnh thì làm sao tâm như đất được mà tâm không như đất thì làm sao sống đúng đạo đức không làm khổ mình, khổ người. Mà còn làm khổ mình, khổ người thì làm sao có giải thoát được.

Mỗi tu sĩ và cư sĩ về đây tu hành họ đều phạm vào ba đức, ba hạnh này nên cuối cùng họ phải ra đi, nhưng tâm nguyện của người Thầy thầm ước nguyện một ngày nào đó họ tỉnh ngộ, nhận ra ba đức, ba hạnh là một đạo đức cao thượng tuyệt vời không làm khổ mình, khổ người để trở về rèn luyện đức hạnh làm gương sáng cho mọi người soi, để mọi người nương vào ánh sáng đạo đức đó mà sống không làm khổ mình, khổ người đem lại cho thế gian này thành cõi Thiên Đàng, Cực Lạc.

Một vị Thầy luôn luôn tâm niệm có những người đệ tử tu tập không phải vì mình mà vì mọi người thì mới có đủ nghị lực kiên cường sống đúng ba đức, ba hạnh, hầu hết tất cả tu sĩ và cư sĩ về đây tu tập, tu cho cá nhân chứ chưa có người nào có nguyện ước tu vì mọi người.

Bởi con đường tu hành của đạo Phật rất khó, nếu nghĩ tu cho cá nhân mình thì chẳng bao giờ sống đúng đạo đức không làm khổ mình, khổ người được.

Vì thế, mỗi khi có một người đệ tử ra đi là lòng của vị Thầy xót xa thương tưởng cho người đệ tử của mình đang đi vào bước đường cùng trong đêm đen u tối, bởi vì vị Thầy đã biết duy nhất chỉ có một con đường Giới, Định, Tuệ của đạo Phật sẽ đưa họ đến nơi giải thoát hoàn toàn và chấm dứt đau khổ của kiếp làm người, ngoài ra không còn giáo pháp nào hơn nữa. Nếu họ bỏ Giới, Định, Tuệ mà đi tìm một giáo pháp khác là họ đã tự mở cửa bước vào địa ngục.

Cho nên, những người học trò của Thầy ra đi là lòng Thầy bồi hồi thương tiếc một kiếp người vô duyên với Phật pháp, vô duyên với sự giải thoát, đáng thương nhất là những người đệ tử theo Thầy tu hành mà đắm mê thần thông, sau thời gian theo Thầy tu tập chỉ mong Thầy thể hiện thần thông, nhưng họ thất vọng vì Thầy không thể hiện thần thông, từ đó họ nghi Thầy không có thần thông, nên lần lượt họ bỏ ra đi, nhìn những người đệ tử này ra đi mà Thầy bùi ngùi xót xa. Tại sao người ta vô minh quá vậy? Tu có thần thông để làm gì? Để khoe khoang làm trò ảo thuật cho thiên hạ xem chơi, để được ca ngợi, tán thán, chứ có ích lợi gì cho mình cho người đâu. Phải không các con?

Tâm tham vọng của những người này quá cao, muốn cho mình trở thành siêu nhân hơn tất cả mọi người trong thế gian này. Hơn tất cả mọi người trong thế gian này để làm gì? Để làm bá chủ toàn cầu. Nếu muốn trở thành siêu nhân như vậy thì nên qua Tây Tạng tu tập với các vị Lạt Ma chứ theo đạo Phật thì không có dạy điều đó mà chỉ dạy cho chúng ta làm người có đạo đức không làm khổ mình, khổ người, được như vậy thế gian này là Thiên Đàng thì chúng ta đã mãn nguyện lắm rồi.

Hỡi các người đệ tử của Thầy! Các con có hiểu nỗi lòng của Thầy chăng? Thầy chỉ mong các đệ tử hãy tin nơi Thầy, Thầy sẽ dẫn dắt các con trên con đường đạo đức nhân bản – nhân quả làm người, thoát ra khỏi bản chất của loài cầm thú để trở thành thật sự là con người thật, con người có một tâm hồn cao thượng không làm khổ mình, khổ người, các con theo Thầy quyết tìm con đường thoát khổ, cớ sao các con không chịu buông xả những thói đời thường tình của mình, để làm chi ôm ấp sự đau khổ trong lòng; cớ sao các con không chịu buông xả những kiến chấp thần thông của Mật Tông, lý luận mơ hồ trừu tượng ảo giác của Thiền Tông và mê tín, dị đoan của Tịnh Độ Tông mà chính những điều Thầy dạy đạo đức nhân bản – nhân quả lợi ích cho mình cho người thì các con lại xem thường, lại bỏ đi, để đi tìm những cái cao siêu, cái cao siêu đó là cái mà các con đang bị các tôn giáo lừa đảo.

Nhìn những người đệ tử ngu si của mình đang lầm lạc trên đường tu tập, hầu hết mọi người đều bị các tôn giáo ru hồn vào cõi mộng siêu hình và thần thông. Một vị Thầy rất đau lòng và thương yêu những người đệ tử của mình, nhưng biết làm sao hơn khi họ đã gieo hạt giống đắng thì phải gặt lấy quả đắng, luật nhân quả quá khắc nghiệt, nếu những người đệ tử ấy không biết thay đổi hạt giống thì muôn đời ngàn kiếp phải chịu lấy quả cay đắng mà thôi, dù cho Thầy có thương yêu các con bao nhiêu cũng không thể làm gì được cho các con mà chính các con phải thương yêu các con, các con phải biết từ bỏ những cái sai và nhận lấy những cái đúng, cái sai cái đúng này không ai bỏ giúp cho các con được mà phải chính các con tự bỏ lấy.

Lòng thương yêu vô bờ bến của một vị Thầy các con đâu hiểu được, khi các con đến xin Thầy tu học, Thầy biết thói thường tình đời các con khó bỏ, nhưng trước lòng tha thiết của các con Thầy không nỡ nhẫn tâm từ chối, nhận rồi thì phải có trách nhiệm, nhưng những lời Thầy dạy mà các con vâng theo làm không sơ sót thì lòng Thầy vui sướng biết bao, nhưng khi các con làm không đúng lời dạy thì lòng Thầy đau xót vô cùng và biết rằng một ngày nào đó các con sẽ rời khỏi vòng tay của Thầy, vòng tay thương yêu tận tình đưa đường dẫn lối cho các con đi được an toàn và đến nơi đến chốn đạo đức nhân bản – nhân quả làm người không làm khổ mình, khổ người. Điều này không làm thỏa mãn ước vọng của các con, vì tâm các con còn tham đắm một điều cao hơn.

Thế rồi các con lần lượt ra đi, đi với một lòng oán hận chỉ vì Thầy cấm không cho các con nói chuyện tào lao, phóng tâm phóng dật và cấm không cho các con tu theo những pháp tà giáo ngoại đạo, nhưng làm sao cấm được lòng người, chỉ các con phải biết tự giác ý thức pháp nào đúng, pháp nào sai.

Rồi những buổi chiều hoàng hôn khi tắt nắng, Thầy nhìn ra cổng chùa như hướng về một chân trời xa thẳm nơi ấy có những người đệ tử của mình đang tu hành sai pháp, rồi đây chúng sẽ chôn vùi cuộc đời chúng trong biển khổ muôn đời muôn kiếp.

Lòng thương yêu của một vị Thầy vô bờ bến lúc nào cũng sẵn sàng tha thứ những lỗi lầm bất nghĩa và thương yêu những người đệ tử của mình đến hơi thở cuối cùng.

“Những buổi chiều tà mưa phủ trắng

Thầy cười tha thứ kẻ vong ân”.

TỨ BẤT HOẠI TỊNH

Hỏi: Kính thưa Thầy! Khi tâm còn tham, sân, si, mạn, nghi, con tu Tứ Bất Hoại Tịnh thì tâm con được giải thoát rồi, thì con khỏi tu Định Vô Lậu được không?

Đáp: Được, muốn tu Tứ Bất Hoại Tịnh thì con phải tu Định Vô Lậu, tu Định Vô Lậu tức là thể hiện pháp môn Tứ Niệm Xứ, thể hiện Tứ Niệm Xứ tức là trên thân, thọ, tâm và pháp mà tu tập, sống và làm việc giống như thân, thọ, tâm, pháp của đức Phật nhưng muốn tu tập cho được tốt thì con phải tùy theo đặc tướng thân, thọ, tâm và pháp của các con mà niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng và niệm Giới được triển khai mạnh, quét sạch tất cả các lậu hoặc, diệt ngã, xả tâm, ly dục, ly ác pháp.

Tu như vậy gọi là tu Định Vô Lậu câu hữu (kết hợp) với pháp Tứ Bất Hoại Tịnh, tức là tu Định Vô Lậu thân, thọ, tâm và pháp để sống và làm đúng như đức Phật đang sống và đang hành. Đúng như pháp mà đức Phật đã dạy không được làm sai lời dạy của pháp. Đúng như đời sống chúng Thánh Tăng đang sống đang hành và đúng như giới luật đã dạy không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào cả.

Tứ Bất Hoại Tịnh là bốn pháp hay là bốn đối tượng gương hạnh thanh tịnh của đạo Phật, để làm bốn chỗ chúng ta lấy Thân, thọ, tâm và pháp của mình nương theo đó giữ gìn tu tập, sống đúng đời sống giải thoát của bốn chỗ này, khiến cho thân tâm chúng ta thanh tịnh, nên đức Phật gọi pháp môn này là Tứ Bất Hoại Tịnh.

Tứ Bất Hoại Tịnh có nghĩa là bốn pháp tu tập giúp cho thân tâm thanh tịnh, thân tâm thanh tịnh tức là sự giải thoát của đạo Phật, sự giải thoát của đạo Phật có nghĩa là tâm ly dục ly ác pháp, tâm ly dục ly ác pháp có nghĩa là không làm khổ mình, khổ người. Không làm khổ mình, khổ người là một đạo đức nhân bản của đạo Phật, một đạo đức tuyệt vời biến cảnh thế gian này thành cảnh Cực Lạc, Thiên Đàng.

Trong kinh sách Nguyên Thủy Đức Phật dạy tu Tứ Bất Hoại Tịnh là có bốn cách niệm:

  1. Niệm Phật
  2. Niệm Pháp
  3. Niệm Tăng
  4. Niệm Giới

NIỆM PHẬT

Niệm Phật như thế nào?

Các kinh sách Đại Thừa và các nhà học giả Phật giáo dạy niệm Phật là niệm danh hiệu Phật như:

  • Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni hay Nam Mô Ứng Cúng Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Niệm Pháp như thế nào?

Kinh sách Đại thừa dạy niệm Pháp là tụng kinh, tụng chú v.v..

Niệm Tăng như thế nào?

Kinh sách Đại thừa dạy niệm Tăng là cúng dường trai tăng y áo, thực phẩm, tiền bạc và tứ sự.

Niệm Giới như thế nào?

Kinh sách Đại Thừa dạy niệm Giới là mỗi tháng tụng giới hai ngày vào ngày 14 và ngày 30.

Cho nên hiện giờ trong các chùa theo tưởng giải của các nhà học giả Tổ sư của Phật giáo Đại Thừa dạy Tăng Ni và các cư sĩ niệm Phật rất ồn náo, niệm tất cả các danh hiệu của chư Phật mà các nhà học giả tưởng tượng ra vô số tên Phật. Thậm chí như bộ Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân tưởng tượng viết theo kiểu tiểu thuyết bốn thấy trò Tam Tạng thỉnh kinh Đông Độ đó là những nhân vật giả tưởng, không có thật, thế mà bộ kinh Hồng Danh sám hối lại ghi những nhân vật đó vào để chư Tăng, những ngày 14 và ngày 30 mỗi tháng đều niệm và lạy hồng danh chư Phật đó để xin sám hối cho tiêu tội. Trong kinh sám hối Hồng Danh có cái tên Đấu Chiến Thắng Phật. Đấu Chiến Thắng Phật tức là Tôn Hành Giả, Tôn Hành Giả còn có tên là Tề Thiên Đại Thánh. Tề Thiên Đại Thánh là một con khỉ đột, nhà tiểu thuyết tưởng tượng ra chứ không có thật, thế mà các Tổ Sư Đại Thừa xem đó là có thật nên biên soạn kinh Sám Hối Hồng Danh ghi tên thầy trò Đường Tăng vào để bắt Tăng, Ni và nam nữ cư sĩ niệm Hồng danh các vị ấy và lạy mòn đầu gối. Thật là buồn cười cho quý Tăng, Ni và cư sĩ u mê, ngu si, bị lừa đảo mà không hay biết bị lừa đảo.

Niệm Phật như kiểu này dù có niệm muôn ngàn kiếp thì thân tâm cũng không bao giờ thanh tịnh, một bằng chứng hiển nhiên mà ai cũng thấy, quý thầy và quý Phật tử trong các chùa quanh năm suốt tháng không có ngày nào mà không tụng kinh, niệm Phật, nhưng chúng ta xét lại xem số tu sĩ và cư sĩ hiện giờ tụng kinh, niệm Phật thân tâm có thanh tịnh hay không? Hay tâm còn tham, sân, si như các người khác. Như vậy gọi là niệm Phật thân tâm được thanh tịnh, thân tâm thanh tịnh chỗ nào? Đó là tưởng giải của các nhà học giả Tổ sư Đại Thừa dạy sai ý Phật nên người đời sau tu mà không có kết quả, biến cảnh chùa nơi tu hành thanh tịnh thành chỗ cúng tế, niệm danh hiệu Phật. Khi tụng kinh niệm Phật thì chuông, trống, mõ làm inh ỏi ồn náo, tụng kinh như ca hát ý ê, ý à… giọng cao giọng thấp, trầm bổng nghe như hát bộ. Kinh sách Đại Thừa biến dần Tứ Bất Hoại Tịnh thành pháp môn tụng niệm, nói cách khác là biến thành ca nhạc Phật giáo, để ru hồn tín đồ vào thế giới siêu hình mê tín, gây tinh thần tiêu cực tựa nương vào thế giới tưởng, khiến cho Phật giáo mất hết ý nghĩa tự lực giải thoát, cho nên tín đồ hiện giờ nghe vị Thầy nào tụng niệm ê a giọng cao, giọng thấp thì rất thích, nghe như nghe âm nhạc thế gian và còn thích hơn vì thỏa mãn được tình cảm thân thương của mình đối với những người thân đã khuất.

Từ cái hiểu sai, dẫn đến sự tu sai, khiến cho Phật giáo suy thoái không còn người tu chứng đạo, chỉ còn là vọng ngữ huyền thoại nói láo chuyền nhau.

Niệm, người ta hiểu nghĩa của nó là lặp đi lặp lại một câu kinh, một danh hiệu Phật bằng ý không lời hoặc phát ra lời nói, họ còn hiểu sai hơn nữa là nhờ câu niệm Phật để ức chế tâm không vọng tưởng như trong kinh Di Đà dạy: “…Thất nhựt nhất tâm bất loạn chuyên trì danh hiệu A Di Đà Phật, dữ chư Thánh chúng hiện tại kỳ tiền, có nghĩa là niệm Phật A Di Đà từ một ngày cho đến bảy ngày tâm không loạn tức là không có vọng tưởng thì thấy Phật Di Đà và Thánh Chúng hiện ra trước mặt, báo cho biết trước khi lâm chung đức Phật và Thánh Chúng sẽ phóng hào quang rước về cõi Cực Lạc Tây Phương. Hiểu như vậy nên Thầy Tổ nào cũng có một xâu chuỗi, lúc nào cũng lần chuỗi niệm Phật.

Từ chỗ hiểu sai Tứ Bất Hoại Tịnh, các nhà học giả Đại Thừa và Thiền Đông Độ đã biến thành một pháp môn ức chế tâm, pháp môn ức chế tâm chẳng giúp cho người tu giải quyết được gì cả mà còn thêm bệnh.

Niệm trong Tứ Bất Hoại Tịnh có nghĩa là tư duy, quán xét, suy ngẫm về thân, thọ, tâm và pháp của đức Phật, sống như thế nào mà tâm hồn thanh thản, an lạc giải thoát, cho nên niệm có nghĩa là tâm tâm niệm niệm về đời sống của đức Phật, Ngài sống như thế nào mà tâm không phóng dật? Ngài sống như thế nào mà không làm khổ mình, khổ người?

Khi mà tâm niệm của chúng ta như vậy khiến cho tâm chúng ta đặt lòng tin trọn vẹn ở đức Phật, do đó đức Phật sống như thế nào thì chúng ta sẽ cố gắng sống như thế nấy, đức Phật làm như thế nào thì chúng ta sẽ cố gắng làm như thế nấy. Sống và làm đúng như Phật thì tâm chúng ta thanh tịnh, không còn phóng dật tức là tâm ly dục ly ác pháp, tâm ly dục ly ác ác pháp tức là tâm giải thoát hay nói một cách khác hơn là làm chủ cuộc sống, tâm bất động trước các pháp, như vậy mới gọi là niệm Phật thân tâm bất hoại tịnh.

Đây là một bài kinh dạy cách thức chúng ta niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng và niệm Giới rõ ràng, chỉ vì các nhà Đại Thừa chẳng chịu nghiên cứu kinh sách Nguyên Thủy tự kiến giải rồi dạy niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng và niệm Giới theo tưởng giải, khiến cho người tu tập ức chế tâm thành bệnh. Niệm Phật cầu vãng sanh Cực Lạc đâu không thấy mà chỉ thấy bệnh đau quá hiểm nghèo. Hòa Thượng Thiền Tâm là người xương minh pháp môn Tịnh Độ chuyên ròng niệm Phật, không biết Ngài niệm Phật ức chế tâm như thế nào mà trước khi chết Ngài đã ói ra máu, chúng tôi cũng có một người đệ tử cũng tu ức chế tâm để tịnh chỉ hơi thở cũng khạc ra máu đống đống. Muốn niệm Phật cho đúng thì chúng ta nên lắng nghe đức Phật dạy niệm Phật: “Ở đây, này Mahànàma, Thánh đệ tử tùy niệm Như Lai, trong khi ấy, tâm không bị tham chi phối, tâm không bị sân chi phối, tâm không bị si chi phối; trong khi ấy, tâm vị ấy được chánh trực, nhờ dựa vào Như Lai”. Đoạn kinh trên đây đức Phật đã xác định cách thức niệm Phật rất rõ ràng “Tuỳ niệm Như Lai” có nghĩa là tâm Như Lai không tham, không sân, không si thì người sống (niệm Phật) như Phật không nên để tham, sân, si chi phối. Khi tâm không bị tham, sân, si chi phối thì tâm được chánh trực. Danh từ chánh trực ở đây chúng ta phải hiểu nghĩa cho rõ ràng. Chánh trực có nghĩa là tâm ngay thẳng, tâm ngay thẳng tức là tâm thanh thản, an lạc và vô sự là tâm không phóng dật.

Chúng ta hãy lắng tai nghe tiếp đức Phật dạy: “Và này Mahànàma, một vị Thánh đệ tử, với tâm chánh trực, liền được nghĩa tín thọ, được pháp tín thọ, được hân hoan liên hệ đến pháp. Người ấy có hân hoan nên hỷ sanh. Người có hỷ, nên thân được khinh an. Với thân khinh an, người ấy có cảm giác lạc thọ. Người có lạc thọ, tâm được định tỉnh”.

Đoạn kinh trên đây đã xác định cho chúng ta thấy kết quả cách thức sống như Phật sẽ hiện ra những trạng thái gì?

Khi sống như Phật tâm được thanh thản, an lạc và vô sự thì liền có một niềm tin nơi Phật trong ta khởi lên trong ta, vì thế kinh xác định trạng thái bằng những danh từ ngắn gọn: “liền được nghĩa tín thọ” nhưng rất đầy đủ ý nghĩa cho những ai thực hiện đúng lời dạy, còn những người sống không đúng như Phật thì chẳng hưởng được những kết quả này. Vì thế Phật dạy: “Pháp ta không có thời gian đến để mà thấy”.

Khi trong ta có trạng thái lòng tin Phật khởi lên, nếu ai có thực hiện được mới biết trạng thái này, một trạng thái tuyệt vời của người có lòng tin như thật. Còn bây giờ chúng ta chưa có trạng thái này nói tin Phật chứ chúng ta chưa có tin như thật. Khi nhận được cảm thọ lòng tin này thì ngay đó tâm hân hoan thích thú pháp niệm Phật. Vậy hân hoan thích thú pháp niệm Phật là gì? Nghĩa là chúng ta luôn luôn thích sống như Phật, có nghĩa là tâm không còn ham muốn một vật gì hết ngay cả cũng không còn ham muốn ăn uống gì cả. Tâm sân cũng vậy, không còn một pháp ác nào tác động vào thân tâm, làm ta nổi sân được và si cũng vậy lúc bây giờ không còn ham thích lười biếng ưa ngủ nghỉ, có nghĩa là trong trạng thái tín thọ không còn hôn trầm, thuỳ miên, vô ký nữa mà rất siêng năng sống như Phật. Cho nên, đoạn kinh dạy: Được hân hoan liên hệ đến pháp”. Cụm danh từ này có nghĩa là vui mừng thích thú sống như Phật.

Khi trong tâm có trạng thái thích sống như Phật thì một trạng thái khác hiện lên, đó là trạng thái niềm vui mừng khởi lên trong ta như kinh dạy: “Người ấy có hân hoan nên hỷ sanh”. Niềm vui mừng hiện rõ trong ta thì cơ thể ta an lạc và nhẹ nhàng như không còn trọng lượng bước đi rất thoải mái, thân không còn đau nhức hay mệt mỏi gì cả, một trạng thái của thân an lạc vô cùng nên kinh dạy: “Người có hỷ, nên thân được khinh an”. Đúng vậy, người có niềm vui thì thân được nhẹ nhàng an lạc. Khi thân được nhẹ nhàng an lạc thì toàn bộ thân tâm có một cảm giác thọ lạc một cách kỳ lạ mà không thể nói ra được vì không có danh từ nào để diễn tả chỉ có người tu tập đến những trạng thái đó mới cảm nhận được như người uống nước nóng lạnh tự biết, người ngoài cuộc không thể biết được. Đoạn kinh đã xác định rõ ràng: “Với thân khinh an, người ấy có cảm giác lạc thọ”. Trong trạng thái lạc thọ này hành giả mới xác định được tâm định tỉnh. Từ lâu mọi người ai cũng nói tâm định tỉnh, nhưng chưa ai biết được trạng thái tâm định tỉnh như thế nào? Trải qua bao nhiêu trạng thái mới thấy được tâm định tỉnh. Với tâm định tỉnh này các bạn sẽ nhập thiền định không có khó khăn, không có mệt nhọc, không có phí sức. Tu tập được tâm định tỉnh không phải dễ đâu các bạn ạ!

Sống như Phật cuối cùng chúng ta mới có được trạng thái tâm định tỉnh như trong kinh dạy: Người có lạc thọ, tâm được định tỉnh”. Nếu tâm bạn chưa có lạc thọ thì không bao giờ bạn có được tâm định tỉnh.

Sau khi được tâm định tỉnh thì các bạn mới có một cuộc sống bình thản trước mọi ác pháp và mọi cảm thọ; chừng đó chúng ta mới không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh như thật; chừng đó tâm chúng ta mới bất động thật sự trước các ác pháp và các cảm thọ. Chúng ta hãy lắng nghe đức Phật dạy: Này Mahànàma, về vị Thánh đệ tử này, được nói như sau: “Với mọi người không bình thản, vị ấy sống bình thản. Với mọi người não hại, vị ấy không não hại. Nhập được pháp lưu, vị ấy tu tập niệm Phật là vậy”. (Kinh Tăng Chi tập 3 trang 16)

Đến đây các bạn đã thấy rõ phương pháp niệm Phật của Phật giáo Nguyên Thuỷ không giống phương pháp niệm Phật của kinh sách Đại Thừa. Niệm Phật của kinh sách Đại Thừa là phương pháp niệm Phật ức chế tâm nhằm chế ngự vọng tưởng “Thất nhựt nhất tâm bất loạn…”. Đó là một phương pháp niệm Phật của ngoại đạo, chúng ta tu theo Phật hãy ném bỏ nó, vì đó là phương pháp tu tập sai. Xin các bạn cần lưu ý để tránh sự lừa đảo của ngoại đạo.

Trên đây là một trong những bài kinh đã xác định đức Phật dạy niệm Phật rõ ràng “dựa vào Như Lai” có nghĩa là sống giống như Như Lai thì đó là niệm Phật đúng nghĩa.

NIỆM PHÁP

Niệm Pháp như thế nào?

Niệm Pháp không phải theo kiểu các Nhà học giả Tổ sư Đại Thừa dạy: “Nam Mô Pháp”, niệm Pháp như vậy dù cho có niệm đến 1.000 năm, 1.000.000 năm, thân tâm của quý vị cũng không thanh tịnh.

Niệm Pháp có nghĩa là tư duy suy nghĩ những pháp mà đức Phật đã dạy.

Ví dụ: đức Phật dạy: “Ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp”, theo lời dạy này, ngày ngày tâm tâm niệm niệm luôn luôn cảnh giác giữ gìn và ngăn ngừa các pháp ác, nếu lỡ có các pháp ác sanh ra thì mau mau tìm cách diệt nó không được để trong tâm kéo dài sự khổ đau giận hờn phiền toái bất toại nguyện, khiến cho tâm thanh thản an lạc nhẹ nhàng thoải mái yên ổn, đó chính là chúng ta niệm Pháp, niệm Pháp như vậy có kết quả giải thoát ngay liền khiến cho tâm thanh tịnh nên gọi là niệm Pháp thân, tâm bất hoại tịnh.

Pháp của đức Phật có 37 phẩm trợ đạo, chúng ta nên chọn trong 37 phẩm trợ đạo này với một pháp môn nào phù hợp với đặc tướng của mình rồi lấy đó thực hành áp dụng vào cuộc sống hằng ngày để xây dựng cho mình có một đạo đức làm người mà không làm khổ mình, khổ người, đây là niệm pháp bất hoại tịnh.

Đây, chúng ta hãy lắng nghe một đoạn kinh mà đức Phật đã dạy niệm Pháp: “Lại nữa này Mahànàma, Thánh đệ tử tùy niệm Pháp: “Pháp được Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được những bậc trí tự mình giác hiểu!”. Này Mahànàma, trong khi vị Thánh đệ tử tùy niệm Pháp, trong khi ấy, tâm không bị tham chi phối, không bị sân chi phối, không bị si chi phối; trong khi ấy tâm vị ấy được chánh trực, nhờ dựa vào Pháp. Và này Mahànàma, Thánh đệ tử với tâm chánh trực, được nghĩa tín thọ, được pháp tín thọ, được hân hoan liên hệ đến pháp. Người có hân hoan nên hỷ sanh. Người có hỷ nên thân được khinh an. Với thân khinh an, vị ấy cảm giác lạc thọ. Người có lạc thọ, tâm được định tỉnh.

Này Mahànàma, về vị Thánh đệ tử này được nói như sau: “Với mọi người không bình thản, vị ấy sống bình thản. Với mọi người có não hại, vị ấy sống không não hại. Nhập được pháp lưu, đó là vị ấy tu tập niệm Pháp”. (Kinh Tăng Chi tập 3 trang 18)

NIỆM TĂNG

Niệm Tăng như thế nào?

Nếu theo kinh sách của các nhà học giả Tổ sư giáo pháp phát triển dạy: “Nam Mô Tăng” và cứ như vậy mà niệm thì dù có tu trăm muôn ngàn kiếp thì thân tâm này cũng chẳng thanh tịnh, Nam Mô Tăng như vậy là một pháp ức chế tâm khiến cho tâm bị dồn nén tham, sân, si, mạn, nghi, càng tu thì tâm này càng tham, sân, si dữ tợn khi gặp chướng ngại pháp.

Muốn tu pháp niệm Tăng cho đúng thì trước tiên phải chọn những vị Tăng nghiêm trì giới luật, Những vị Tăng nghiêm trì Giới luật là những vị sống thiểu dục tri túc, ba y một bát, sống không có chùa to Phật lớn, sống xa lìa những vật chất tiện nghi đầy đủ, sống không có ăn mặc sang đẹp, sống thường đi xin từng miếng mà ăn, sống không cất giữ tiền bạc của cải tài sản, thường lấy gốc cây làm giường nằm, sống ngày một bữa không có ăn uống phi thời.

Chọn được những vị Tăng như vậy chúng ta tôn kính những bậc này và xin họ làm Thầy. Từ đây chúng ta có ngọn đuốc soi đường, hằng ngày ta quan sát tư duy qua gương Thánh hạnh đạo hạnh của họ và chúng ta tập sống như họ, để biết nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng, để biết đẩy lui các chướng ngại pháp trong tâm, để biết thương yêu hòa hợp với mọi người, để biết chịu phần thiệt về mình luôn luôn bắt chước các đức hạnh của chúng Tăng, sống theo gương Thánh đức của chúng Tăng. Ngược lại, những vị Tăng phá giới, phạm giới, bẻ vụn giới thì chúng ta xem họ như những tu sĩ Bà La Môn không đáng cho chúng ta cung kính và cúng dường.

Tư duy quán xét những đức hạnh sống của chúng Thánh Tăng để lấy đó làm gương sống tu tập ly dục ly ác pháp, đó mới chính là chúng ta niệm Tăng. Niệm Tăng như vậy có ích lợi cho mình, cho người rất lớn sẽ không làm khổ mình, khổ người; niệm Tăng như vậy thân tâm mới thanh tịnh; niệm Tăng như vậy mới gọi là niệm Tăng Bất Hoại Tịnh.

Đây là lời đức Phật dạy chúng ta cách thức niệm Tăng: “Lại nữa này Mahànàma, Thánh đệ tử tùy niệm Tăng: “Diệu hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn. Trực hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Ứng lý hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Chánh hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Tức là bốn đôi tám vị. Chúng đệ tử Thế Tôn này đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chấp tay, là vô thượng phước điền ở đời”. Này Mahànàma, trong khi Thánh đệ tử tùy niệm chúng Tăng, trong khi ấy, tâm không bị tham chi phối, không bị sân chi phối, không bị si chi phối, trong khi ấy tâm vị ấy được chánh trực, nhờ dựa vào tùy niệm chúng Tăng. Và này Mahànàma, một vị Thánh đệ tử, với tâm chánh trực, được nghĩa tín thọ, được pháp tín thọ, được hân hoan liên hệ đến chúng Tăng. Người có hân hoan nên hỷ sanh. Người có hỷ nên thân được khinh an. Với thân khinh an, vị ấy cảm giác lạc thọ. Người có lạc thọ tâm được định tỉnh.

Này Mahànàma, về vị Thánh đệ tử này, được nói như sau: “Với mọi người không bình thản, vị ấy sống bình thản. Với mọi người có não hại, vị ấy sống không não hại. Nhập được pháp lưu, đó là vị ấy tu tập niệm chúng Tăng”. (Kinh Tăng Chi tập 3 trang 19)

NIỆM GIỚI

Niệm Giới như thế nào?

Nếu chúng ta theo cách dạy của kinh sách phát triển rồi niệm Giới bằng cách mỗi nửa tháng một kỳ ngày 14 hoặc ngày 30 tập trung nhau lại tụng Giới đó là cách thức của họ niệm Giới, niệm Giới như vậy dù một triệu kiếp tu hành Giới luật cũng không nghiêm trì thanh tịnh được.

Họ đâu biết rằng Giới luật là hành động sống đạo đức của một vị Thánh Tăng, Thánh Ni, nếu họ tụng Giới luật suông như vậy thì không có ý nghĩa và lợi ích gì cả, đó chỉ là hình thức che đậy sự phá giới của họ. 

Cho nên, hầu hết các Thầy hệ phái phát triển niệm Giới như vậy đều sống phá giới, phạm giới, bẻ vụn giới.

Họ hiểu không đúng pháp Tứ Bất Hoại Tịnh nên thực hành sai, do thực hành sai mà thân tâm ô nhiễm không thanh tịnh, cuối cùng tu Tứ Bất Hoại Tịnh mà thành Tứ Hoại Tịnh, không có giải thoát chút nào. Vậy, niệm Giới như thế nào cho đúng?

Muốn niệm Giới cho đúng thì phải học giới luật cho thông suốt, khi Giới luật đã học thông suốt thì chúng ta quán xét và tư duy những đức hạnh nào của giới dạy về đạo đức làm Người và những giới luật nào dạy về giới đức làm Thánh. Chúng ta đã hiểu rõ các đức hạnh của giới xong, thì từ đó hằng ngày chúng ta quyết tâm phải sống cho đúng những đạo đức làm Người và làm Thánh, nhờ có quán sát và tư duy như vậy nên sống đúng giới luật nghiêm túc, do sống đúng giới luật nghiêm túc nên thân tâm thanh tịnh ly dục ly ác pháp.

Người tư duy quán sát và sống đúng giới luật như vậy nên gọi là niệm Giới Bất Hoại Tịnh, niệm như vậy mới gọi là niệm Giới chứ không phải niệm Giới theo kiểu hệ phái phát triển tụng một bài Giới là xong, niệm Giới như vậy, gọi là niệm Giới Đại Thừa, chứ không phải niệm Giới Bất Hoại Tịnh.

Đây, chúng ta hãy lắng nghe đức Phật dạy niệm Giới: “Lại nữa này Mahànàma, Thánh đệ tử tùy niệm các giới của mình: “Giới không bị bẻ vụn, không bị sứt mẻ, không bị vết chấm, không bị uế tạp, đưa đến giải thoát, được người trí tán thán, không bị chấp thủ, đưa đến thiền định”. Này Mahànàma, trong khi Thánh đệ tử tùy niệm Giới, trong khi ấy, tâm không bị tham chi phối, không bị sân chi phối, không bị si chi phối, trong khi ấy, tâm vị ấy được chánh trực, nhờ dựa vào Giới. Và này Mahànàma, một Thánh đệ tử, với tâm chánh trực, được nghĩa tín thọ, được pháp tín thọ, được hân hoan liên hệ đến giới pháp. Người có hân hoan nên hỷ sanh. Người có hỷ, nên thân được khinh an. Với thân khinh an, vị ấy cảm giác lạc thọ. Người có lạc thọ, tâm được định tỉnh.

Này Mahànàma, về vị Thánh đệ tử này, được nói như sau: “Với mọi người không bình thản, vị ấy sống bình thản. Với mọi người có não hại, vị ấy sống không não hại. Nhập được pháp lưu, đó là vị ấy tu tập niệm Giới”. (Kinh Tăng Chi tập 3 trang19)

Đây là một trong những bài kinh, để xác chứng lời đức Phật dạy như vậy mà các Tổ dám cả gan dạy sai, khiến cho người đời sau tu tập sai lạc, đó là các Tổ dạy sai pháp của đức Phật, còn những pháp các Tổ bịa đặt ra cũng đều gán cho là đức Phật thuyết. Bởi vậy, từ 25 thế kỷ nay người ta tu theo đạo Phật chứ kỳ thật là người ta tu theo Đạo của các Tổ, cho nên hằng triệu vạn người tu hành mà chẳng có ai làm chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi.

Con nên nhớ, nếu con quyết tâm tu hành tìm cầu sự giải thoát của đạo Phật, thì chỉ cần tu Tứ Bất Hoại Tịnh con cũng đã thành tựu viên mãn con đường tu tập có nghĩa là con sẽ làm chủ bốn sự khổ đau của kiếp người: sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi, thì cần gì con phải tu các pháp môn khác.

Còn nói con tu Tứ Bất Hoại Tịnh câu hữu với Định Vô Lậu là vì con tư duy, quán xét, suy ngẫm về Phật, Pháp, Tăng và Giới để con thực hiện sống cho đúng như Phật như Pháp, như chúng Thánh Tăng và như Giới luật đã dạy, để không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào, đó là cách thức quét sạch lậu hoặc trong con nên mới gọi là câu hữu với Định Vô Lậu, chứ kỳ thực con không có tu Định Vô Lậu mà tu Tứ Bất Hoại Tịnh.

Tóm lại, một người quyết tâm tu hành để tìm cầu sự giải thoát thì chỉ cần tu Tứ Bất Hoại Tịnh thì cũng đủ sự giải thoát rồi đâu cần gì phải tu nhiều thứ cho mệt.

Ví dụ: mình quyết sống như Phật thì khi gặp chướng ngại pháp trong tâm, chúng ta nhất định không sân, không phiền não, không đau khổ, sống và làm y như Phật thì ngay đó thân tâm thanh tịnh hay nói cách khác là tâm bất động trước các ác pháp. Tu hành chỉ có như vậy mà thôi, thế mà chẳng ai làm được cả.

Pháp môn Tứ Bất Hoại Tịnh là một pháp môn hay tuyệt vời, nếu một người quyết tử tu tập thì sẽ có kết quả ngay liền, không còn phải chờ đợi kéo dài từ năm này đến tháng kia hoặc năm khác.

TU ĐỊNH HIỆN TẠI AN LẠC TRÚ

Hỏi: Kính thưa Thầy! Định Hiện Tại An Lạc Trú, con chỉ tu 30’ thường hướng tâm: “Sáu căn phải tập trung tại tụ điểm nghe hơi thở và nhìn hơi thở”. Rồi con lại tiếp tục hướng tâm nữa: “Hơi thở phải chậm và nhẹ”. Con thấy hơi thở con càng lúc càng chậm, càng nhẹ dần. Nhờ con tu ít lại nên hôn trầm cũng bớt nhiều, tu như vậy có đúng không thưa Thầy?

Đáp: Đúng, Định Niệm Hơi Thở con tu như vậy rất tốt. Khi hơi thở nhẹ và chậm, tâm yên lặng và bám chặt vào hơi thở thì con hãy tiếp tục hướng tâm vắng lặng. Thỉnh thoảng và nhẹ nhàng thoáng hướng tâm như lý tác ý: “Nhĩ thức hãy nghe vào trong và nằm yên như ngủ, không được nghe ra ngoài”.

Nếu khoảng thời gian này con chỉ cần kéo dài 30’ là cao nhất, không nên kéo dài thêm nữa, vì kéo dài thêm nữa con sẽ rơi vào trạng thái tĩnh lặng và khi rơi vào trạng thái tĩnh lặng thì rất là nguy hiểm, vì từ trạng thái tĩnh lặng sẽ phát sinh sáu loại tưởng đầu tiên:

  1. Xúc tưởng hỷ lạc, là một cảm giác an lạc thích thú của xúc tưởng.
  2. Sắc tưởng là thấy ánh sáng hào quang hoặc thấy hình ảnh chư Phật chư Tổ, ma quỷ v.v..
  3. Thinh tưởng là nghe âm thanh hoặc tiếng nói trong tai v.v.. 
  4. Hương tưởng là cảm giác mùi thơm bay phảng phất.
  5. Vị tưởng là cảm giác nước miếng ngọt và đang tiết ra trong miệng.
  6. Pháp tưởng là hiểu thông suốt 1700 công án Thiền Tông và các loại kinh tưởng Đại Thừa.

Khi hành giả tu hành, gặp sáu loại tưởng này thì bản ngã to lớn vĩ đại, kiến chấp sâu dày rất khó bỏ.

Định Hiện Tại An Lạc Trú là một tên gọi chung cho bốn loại Thiền Định Vô Thượng Tâm của Phật giáo là:

1- Sơ Thiền.

2- Nhị Thiền.

3- Tam Thiền.

4- Tứ Thiền.

Khi nhập vào bốn loại thiền định này trong hiện tại có sự an lạc, cho nên gọi là Hiện Tại An Lạc Trú Định. Nhập vào bốn loại thiền định này là phải tu hai loại định Thân Hành Niệm nội (hơi thở) và Thân Hành Niệm ngoại (hành động bên ngoài của thân).

Trong bốn loại thiền định này, có một loại định rất khó tu tập nhất, đó là Sơ Thiền. Sơ Thiền là một loại thiền xả tâm, nếu hành giả tu hành không biết chỉ cần sơ sót là rơi vào thiền ức chế tâm, thì chẳng bao giờ nhập Sơ Thiền được.

Người muốn nhập Định Hiện Tại An Lạc Trú này thì phải nghiêm trì và sống đúng giới luật không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt, luôn luôn lúc nào cũng phải phòng hộ sáu căn giữ gìn mắt, tai, mũi, miệng, thân và ý của mình không cho dính mắc sáu trần: sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp. Vả lại, còn phải chấp nhận hạnh thiểu dục tri túc, sống đúng đời sống phạm hạnh của một vị Thánh Tăng thì mới thực hiện được Hiện Tại An Lạc Trú Định.

Nếu không sống đúng một đời sống Phạm hạnh thì khó mà nhập được các loại định này, vì cánh cửa Sơ Thiền đóng rất kín nếu kẻ nào phạm giới, phá giới, bẻ vụn giới thì chỉ còn đứng ngoài cửa chứ không được vào. Tại sao vậy?

Tại vì Giới luật còn vi phạm thì thân tâm không thanh tịnh, thân tâm chưa thanh tịnh thì tâm chưa ly dục ly ác pháp, tâm chưa ly dục ly ác pháp thì không thể nào vào cửa Sơ Thiền được, không vào cửa Sơ Thiền được thì khó mà nhập Nhị Thiền, Tam Thiền và Tứ Thiền. Như vậy Hiện Tại An Lạc Trú Định khó mà bước vào được.

Theo sự trình bày tu tập của con là Định Niệm Hơi Thở, chứ không phải Định Hiện Tại An Lạc Trú đó là giai đoạn thứ nhất trong sự tu tập tỉnh thức của Định Niệm Hơi Thở để tỉnh thức xả tâm ly dục ly ác pháp, khi xả tâm ly dục ly ác pháp hoàn toàn thì đó mới bắt đầu nhập vào Định Hiện Tại An Lạc Trú. Ở đây, con chỉ tu mới được phân nửa thuộc về tỉnh thức, còn phân nửa thuộc về xả tâm thì hiện giờ con phải áp dụng vào phương pháp quán xét Tứ Niệm Xứ tức là tư duy suy ngẫm bốn chỗ: Thân, thọ, tâm và các pháp, xem trên bốn chỗ này có chướng ngại pháp hay không, nếu không chướng ngại pháp thì con nên để tâm tự nhiên biết hơi thở ra vào chứ đừng bắt buộc hay ức chế tập trung tâm vào hơi thở.

Định Hiện Tại An Lạc Trú không khó nhập, nếu một người ngộ lý mười hai nhân duyên, thông suốt thế giới các pháp đều do duyên hợp mà thành, do đó trên thế gian này không có một pháp nào thường hằng vĩnh viễn, dù cho ai muốn giữ gìn cũng không được. Có vật chất càng nhiều thì càng khổ, cho nên càng xả bỏ ra thì càng giải thoát, xả nhiều giải thoát nhiều, xả ít giải thoát ít, xả hết thì hoàn toàn giải thoát. Vì thế, đời sống phạm hạnh của một vị Thánh Tăng chỉ còn ba y một bát, sống không nhà cửa không gia đình, đó là giải thoát hết, nên đời sống của một vị Thánh Tăng là đời sống buông xả, đời sống giải thoát.

Phần nhiều tu sĩ và cư sĩ thời nay sống Phạm hạnh bằng hình thức bên ngoài mà trong tâm thật sự chưa xả, có nghĩa là trong tâm chưa nhàm chán thế gian, chưa thấy mười hai duyên hợp thật sự nên còn ham thích cái này, cái nọ.

Tâm chưa nhàm chán các pháp thế gian thì khó mà nhập được Hiện Tại An Lạc Trú Định. Tuy rằng theo đường dây hơi thở mà nhập các loại định này, nhưng không nhàm chán các pháp thế gian thì không bao giờ nhập được.

Định Hiện Tại An Lạc Trú phải theo đường dây hơi thở mà vào, chúng ta hãy lắng nghe đức Phật dạy trong kinh Nikaya: “Này các Thầy Tỳ Kheo! Ta trước khi chưa giác ngộ, chưa chứng chánh đẳng giác, còn là Bồ Tát.

Này các Thầy Tỳ Kheo! Do Ta tu tập nhiều với pháp môn này thân ta và con mắt không có mệt nhọc và tâm Ta được giải thoát khỏi các lậu hoặc không có chấp thủ”.

Đoạn kinh trên, đức Phật chỉ cho chúng ta thấy, do khéo tu Hiện tại An Lạc Trú Định, thân và con mắt không có mỏi mệt, tâm được giải thoát khỏi các lậu hoặc và không có còn chấp thủ, nhưng phải do đường dây hơi thở mà tu tập, đường dây hơi thở mà đức Phật còn gọi là Định Niệm Hơi Thở và pháp hướng tâm. “Do vậy này các Thầy Tỳ Kheo! Nếu các Thầy muốn rằng: “Thân và con mắt khỏi bị mỏi mệt và tâm được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ” thì Định Niệm Hơi thở vô, hơi thở ra cần phải khéo tác ý”.

Cần phải khéo tác ý hơi thở vô hơi thở ra như thế nào và thân và con mắt không có mỏi mệt, còn tâm thì được giải thoát khỏi các lậu hoặc không có chấp thủ, chấp thủ ở đây có nghĩa là ức chế vọng tưởng. Hầu hết mọi người tu về Định Niệm Hơi Thở đều không hiểu chỗ này, cho nên tu tập hơi thở thành ức chế tâm như pháp Sổ Tức Quán và Lục Diệu Pháp Môn của các hệ phái phát triển.

Chúng ta hãy trở về Định Niệm Hơi Thở trong bài kinh Xuất Tức Nhập Tức thuộc kinh Nikaya Trung Bộ: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”, đó là câu hướng tâm theo hơi thở để tâm không bị ức chế vọng tưởng mà được nhẹ nhàng tự nhiên hơn, cho nên thân và con mắt không có mỏi mệt, tâm thì được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không bị ức chế. Đây, chúng ta nghe tiếp bài kinh Xuất Tức Nhập Tức: “Quán ly tham tôi biết tôi hít vô, quán ly tham tôi biết tôi thở ra”. Do sự tu tập khéo tác ý như vậy nên sự tu tập đạt được theo ý muốn của mình.

Nếu chúng ta muốn cho tâm được thanh thản, an lạc và vô sự tức là đoạn tận vọng tưởng không còn xen vào trong tâm mà thân tâm không bị ức chế thì chúng ta cũng nương theo hơi thở và tác ý như vậy: “Do vậy này các Thầy Tỳ Kheo! Nếu các Thầy muốn rằng các niệm các tư duy được đoạn tận” thì Định Niệm Hơi Thở vô, hơi thở ra này cần phải khéo tác ý”.

Nếu trong đời tu hành của chúng ta còn dính mắc một điều gì không buông xả được cũng như không nhàm chán các pháp thế gian tâm vẫn còn ham thích thì chúng ta cũng nên dùng Hiện Tại An Lạc Trú Định mà tu tập theo pháp hướng tâm như lời đức Phật dạy: “Do vậy, này các Thầy Tỳ Kheo! Nếu các Thầy muốn tu tập với tưởng nhàm chán đối với các pháp không nhàm chán” thì Định Niệm Hơi Thở vô, hơi thở ra này cần phải được tác ý”.

Nếu muốn tâm giữ gìn giới luật nghiêm túc, tâm không phóng dật, tâm ly dục ly ác pháp thì cũng phải tu Định Niệm Hơi Thở như đức Phật đã dạy: “Do vậy này các Thầy Tỳ Kheo! Nếu các Thầy mong rằng ly dục ly ác pháp, các Thầy sẽ chứng đạt và an trú Thiền Thứ Nhất một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh có tầm có tứ” thì Định Niệm Hơi Thở vô, hơi thở ra cần phải được khéo tác ý”.

Nếu quý vị muốn nhập Nhị Thiền thì quý vị cũng phải nương vào hơi thở của Định Hiện Tại An Lạc Trú và khéo tác ý như lời đức Phật đã dạy: “Do vậy này các Thầy Tỳ Kheo! Nếu Tỳ Kheo muốn rằng: “Mong rằng làm cho tịnh chỉ tầm tứ, tôi sẽ chứng đạt và an trú Thiền Thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ nội tỉnh nhất tâm, thời Định Niệm Hơi Thở vô, hơi thở ra này cần phải tác ý”.

Nếu quý vị muốn nhập Tam Thiền thì cũng phải theo đường dây hơi thở và hướng tâm như lý của Tam Thiền tác ý thì sẽ nhập Tam Thiền không mấy khó khăn như lời đức Phật đã dạy: “Do vậy, này các Thầy Tỳ Kheo, nếu các Thầy ước muốn rằng: “Mong rằng ly hỷ trú xả, Chánh Niệm Tỉnh Giác cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, tôi chứng đạt và sẽ an trú Thiền Thứ Ba, thì Định Niệm Hơi Thở vô và hơi thở ra này cần phải tác ý”.

Nếu quý vị muốn nhập Tứ Thiền thì Định Niệm Hơi Thở vô, hơi thở ra cần phải được khéo tác ý như đức Phật đã dạy: “Do vậy này các Thầy Tỳ Kheo, nếu các Thầy ước muốn rằng: “Mong rằng đoạn lạc đoạn khổ, chấm dứt hỷ ưu đã cảm thọ trước, tôi chứng đạt và an trú Thiền Thứ Tư không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh” thì Định Niệm Hơi Thở vô và hơi thở ra này cần phải được tác ý”.

Định Hiện Tại An Lạc Trú tức là Bốn Thiền Hữu Sắc, nhưng muốn tu Bốn Thiền Hữu Sắc thì phải dùng Định Niệm Hơi Thở nhưng phải luôn luôn khéo tác ý đúng bốn trạng thái ly, từ, diệt, xả của Bốn loại thiền này.

Ví dụ: Sơ Thiền muốn đạt được thì phải ly dục ly ác pháp. Nhị Thiền thì phải tịnh chỉ tầm tứ hay nói cách khác là diệt tầm tứ. Tam Thiền thì phải ly các loại hỷ tưởng hay nói cách khác là ly hỷ trú xả. Tứ Thiền thì phải tịnh chỉ hơi thở hay nói cách khác là xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh.

Những điều con đã trình bày ở trên là tu tập tỉnh thức trong Thân Hành Niệm nội và đã được kết quả như ý, nhưng con phải dùng sự tỉnh thức này tu Tứ Niệm Xứ tức là con quán sát bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp nếu có niệm xảy ra trên bốn chỗ này thì con dùng Định Vô Lậu quán xét đẩy lui các chướng ngại pháp đó, nên trong Tứ Niệm Xứ Đức Phật dạy:

1- Trên thân quán thân để khắc phục tham ưu.

2- Trên thọ quán thọ để khắc phục tham ưu.

3- Trên tâm quán tâm để khắc phục tham ưu.

4- Trên pháp quán pháp để khắc phục tham ưu.

Thầy xin nhắc lại, muốn tu tập Tứ Niệm Xứ thì trước tiên phải tu tập Định Niệm Hơi Thở như con đã trình bày ở trên, sau khi tu tập Định Niệm Hơi Thở đã có sức tỉnh thức thì lấy sức tỉnh thức đó áp dụng vào Tứ Niệm Xứ để khắc phục tham ưu tức là ly dục ly ác pháp.

Bây giờ con quan sát lại lộ trình tu tập có ba giai đoạn đi vào Định Hiện Tại An Lạc Trú:

  • Giai đoạn thứ nhất, con tu Định Niệm Hơi Thở để có tỉnh thức.
  • Giai đoạn thứ hai, con dùng sức tỉnh thức của Định Niệm Hơi Thở tu Tứ Niệm Xứ để ly dục ly ác pháp, tức là con hoàn chỉnh giới luật thanh tịnh.
  • Giai đoạn thứ ba, con dùng tâm ly dục ly ác pháp để nhập bốn loại thiền định hữu sắc đó là Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền tức là con đã hoàn chỉnh bốn thiền định Hữu Sắc.

Như vậy, ba giai đoạn này con đã tu được hai phần ba đường của đạo Phật, còn một phần nữa là xong nốt quãng đường giải thoát đó là Tam Minh.

Tóm lại, con đã tu từ 5’- 30’ tỉnh thức trong Định Niệm Hơi Thở, kết quả ấy con đem áp dụng vào Tứ Niệm Xứ để quan sát thân, thọ, tâm, pháp có chướng ngại pháp thì con nên đẩy lui. Con nên hiểu giai đoạn này là giai đoạn tu tập ly dục ly ác pháp, giai đoạn cam go nhất của người tu hành theo đạo Phật và nó cũng là giai đoạn khó khăn nhất. Cho nên, phải tu tập nhiếp tâm cho được trong thân hành nội hay ngoại. Khi nhiếp tâm được chỉ trong khoảng thời gian 30’ thì phải tập an trú cho được trong thân hành, còn nếu tập an trú chưa được thì phải trở lại tu tập Định Vô Lậu xả tâm cho thật sạch, có như vậy mới an trú được.

Sự tỉnh thức của con tu đúng pháp khi áp dụng vào Tứ Niệm Xứ thì rất dễ đẩy lui các chướng ngại pháp, đẩy lui các chướng ngại pháp tức là con đã ly dục ly ác ác pháp dễ dàng, không có khó khăn, không có mệt nhọc, còn sự tỉnh thức chưa đúng pháp thì tu tập hay quên; còn đẩy lui chướng ngại pháp khó khăn là pháp hướng chưa có đủ lực, sự an trú chưa vững chắc, nhưng con hãy bền chí hướng tâm và tu tập an trú cho được thì con sẽ đạt được kết quả như ý muốn.

ĐỊNH SÁNG SUỐT

Hỏi: Kính thưa Thầy! Những lúc nào con tu Định Sáng Suốt. Khi ngồi trên xe buồn ngủ, hoặc đang may vá buồn ngủ, con tu Định Sáng Suốt có được không?

Đáp: Được, khi buồn ngủ con nên tu Định Sáng Suốt, tu Định Sáng Suốt là con phải đi kinh hành hoặc ngồi ám thị hướng tâm mạnh, phải gằn giọng như ra lệnh: “Phải tỉnh thức sáng suốt như ban ngày, không được buồn ngủ nữa như ban đêm!”. Tốt hơn hết khi buồn ngủ thì con nên đứng dậy đi kinh hành, nhưng con ngồi trên xe hoặc đang may vá buồn ngủ thì không thể đi kinh hành được vậy chỉ còn có cách dùng pháp hướng tâm đuổi ma hôn trầm mà thôi.

Định Sáng Suốt là một loại thiền định để thư giãn khi làm việc cũng như tu tập quá sức nên sanh ra mỏi mệt lười biếng hôn trầm thùy miên, v.v..

Sau mỗi thời gian tu tập các loại định khác thì lại xen kẽ Định Sáng Suốt vào để thư giãn thân tâm trở về trạng thái bình thường, khiến cho thân tâm bớt căng thẳng, bớt mỏi mệt và thoải mái dễ chịu hơn. Người tu tập thiền định mà không biết dùng Định Sáng Suốt thư giãn thì càng tu tâm trí càng u tối, đần độn ai bảo sao nghe vậy chẳng biết phân biệt thiền nào của Phật và thiền nào của ngoại đạo.

Phần đông hiện giờ tu sĩ cũng như cư sĩ đều chịu ảnh hưởng của kinh sách phát triển, ngồi tu thì ức chế tâm cho hết vọng tưởng họ nghĩ rằng hết vọng tưởng là thành Phật hay là chứng ngộ hoặc triệt ngộ, do đó có nhiều trường hợp xảy ra:

1/ Nếu người tu tập có hệ thống thần kinh tốt thì không bị rối loạn, còn người tu tập có thần kinh yếu thì bị rối loạn và điên khùng.

2/ Nếu người tu tập có hệ thần kinh tốt không bị rối loạn không điên khùng, nhưng vì quá tập trung ức chế tâm không vọng tưởng nên nặng đầu, các cơ mặt bị căng khiến cho đau nhức khó chịu hoặc các cơ hoành hoặc ngực tức lói làm cho sự tu tập có lùi chứ không có tiến.

3/ Nếu người tu tập hệ thần kinh tốt và các cơ mặt, cơ hoành đều tốt thì không bị rối loạn, không bị căng đau nên ức chế ý thức ngưng hoạt động, ý thức ngưng hoạt động thì tưởng thức thay vào hoạt động, giống như người ngủ có chiêm bao, nhưng ở đây vì tu tập ức chế nên con người vẫn hoạt động bình thường nhưng lại ý thức không hoạt động nên tưởng thức hoạt động với mức độ bình thường thì đương nhiên người này có nhiều lý luận mơ hồ trừu tượng siêu hình vô vi mà đức Phật gọi những hạng người này là những hạng người sống trong tưởng tri như các nhà học giả, các nhà thần học, các nhà Đại Thừa như Long Thọ, Thế Thân, Vô Trước, Mã Minh, v.v.. và các Thiền Sư Đông Độ.

Còn tưởng thức hoạt động ở mức độ cao thì họ sống hoang tưởng, nhưng họ chưa hẳn điên thật gần giống như người điên.

Đó là những trường hợp xảy ra cho những người tu thiền ức chế tâm mà không có phương pháp thư giãn, còn ngược lại thiền xả tâm của đức Phật tu hành không ức chế tâm mà còn có một loại định thư giãn như quý vị đã biết, đó là Định Sáng Suốt.

Cách thức tu tập Định Sáng Suốt có hai giai đoạn:

  • Giai đoạn một:

Ví dụ, lúc 7 giờ sáng bắt đầu chúng ta tu Định Niệm Hơi Thở đến 7g 30’ chúng ta xả ra nghỉ, xả nghỉ tức là thư giãn, thư giãn tức là tu Định Sáng Suốt. Muốn tu Định Sáng Suốt thì chúng ta phải ngồi tựa lưng, buông thẳng hai tay hai chân, các cơ trong thân cũng phải đều buông thẳng xuống hết rồi chúng ta hướng tâm nhắc: “Các cơ trong thân buông xuống hết, thần kinh trong thân đều thư giãn hết, thân tâm phải thoải mái, nhẹ nhàng, thanh thản, an lạc và vô sự”, khi nhắc như vậy xong thì ta buông thẳng các cơ xuống không được gồng một cơ bắp nào cả và tâm thì không được tập trung vào một đối tượng nào, để tự nhiên cho thân tâm tự do một cách dễ chịu.

  • Giai đoạn hai:

Ví dụ: khi thân tâm thoải mái dễ chịu thì chúng ta hướng tâm nhắc: 

“Thân tâm phải thanh thản, an lạc và vô sự, tâm phải sáng suốt như ban ngày, như ánh sáng mặt trời”.

Trong thời gian thư giãn, thỉnh thoảng chúng ta lại nhắc câu pháp hướng như trên, cứ như vậy để giúp cho thân tâm nhẹ nhàng thoái mái cho đến hết giờ thư giãn

Trong lúc tu Định Sáng Suốt thư giãn như vậy và thân tâm cảm giác tỉnh táo nhẹ nhàng thanh thản an lạc và vô sự thì đó là tu đúng bằng ngược lại là tu sai.

Khi thư giãn xong cơ thể phục hồi lại sức khoẻ cảm giác tỉnh thức và siêng năng ham tu, còn ngược lại thì tu sai, bây giờ tiếp tục tu Định Chánh Niệm Tỉnh Giác vừa đi kinh hành vừa hướng tâm tỉnh thức theo bước đi mà cũng vừa hướng tâm ly tham đoạn ác pháp.

Khi đi kinh hành xong khoảng độ 30’ chúng ta ngồi lại xả nghỉ và thư giãn như trước, cứ như vậy chúng ta tiếp tục tu tập suốt ngày đêm không biết mỏi mệt và càng tu càng thấy tiến bộ rõ rệt tức là thấy thân tâm an lạc, thanh thản, vô sự giải thoát rõ ràng. Riêng về phần pháp hướng thì thấy hiệu quả, cụ thể rõ ràng hơn, cứ ra lệnh là thân tâm làm theo như ý muốn của mình.

KHI TU XONG, CÒN THAM, SÂN, SI NỮA KHÔNG?

Hỏi: Kính thưa Thầy! Câu “vì vô minh nên ta sống viễn ly” có phải người sống viễn ly như vậy tu toàn pháp quán, tưởng, Định Vô Lậu, tu không có đối cảnh để buông xả, ly dục ly ác pháp…. nhưng khi ra giữa chợ, họ còn thèm ăn, ai chửi mắng họ còn có tức giận và tham, sân, si nữa hay không?

Đáp: “Vì vô minh ta sống viễn ly”, Vô minh là không hiểu rõ, viễn ly là xa lìa.

Câu này không có nghĩa bỏ cuộc đời sống một mình trong rừng núi như các nhà Yoga, ông Nguyễn Bỉnh Khiêm mà phải hiểu “Vì thông hiểu rõ các pháp nên các pháp đến ta đều bỏ xuống không cho dính mắc trong tâm”.

Tu không đối tượng không bao giờ có giải thoát chỉ là một dạng người yếm thế tiêu cực trốn đời, lánh khổ. Đạo Phật không chấp nhận điều này nên pháp môn hành thiền của Ngài, Thiền Thứ Nhất “ly dục ly ác pháp” diệt ngã xả tâm quét sạch ngũ triền cái, đoạn dứt thất kiết sử, chỉ khi nào tâm không còn tham, sân, si, mạn, nghi nữa, thì mới sống độc cư trong rừng núi một mình để thực hiện những thiền định sau cùng. Xưa đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã trải qua nhiều kiếp tu hạnh “Nhẫn nhục”, “Tứ vô lượng tâm” (tu có đối tượng) đến kiếp cuối cùng Ngài mới thành Phật. Tu có đối tượng tức là “Hoa sen nở trong lò lửa”.

Người tránh cảnh, tu để tiêu dao, thảnh thơi an lạc không ai quấy rầy là người yếm thế như Lão Trang (Tiên Đạo). Khi đụng đến đối tượng, bao nhiêu tâm phiền não vẫn còn đầy đủ.

Đạo Phật không yếm thế, ngay cảnh phiền não, giải quyết tâm mình, buông xả hay viễn ly, tức bồ đề (giải thoát).

“Vì vô minh ta sống viễn ly”, câu này theo như các con hiểu khi tâm chúng ta còn tham, sân, si thì nên sống tránh xa mọi người, tìm nơi thanh vắng yên tịnh, để tu tập thiền định đến khi nhập các định xong, nhờ các định sẽ quét sạch tâm tham, sân, si, điều này là ảo tưởng con ạ! Con nên nhớ trong Bát Chánh Đạo, Chánh Định không bao giờ đi trước Chánh Kiến, Chánh Tư Duy và Chánh Ngữ, v.v..

Các con nên nhớ, khi sống trong rừng núi một mình tâm chúng ta không bao giờ chịu cô đơn, nó sẽ tìm mọi cách lý luận.

Cho nên, khi vào trong rừng núi ở tu một mình tâm sanh ra nhiều thứ chướng ngại khiến cho chúng ta bỏ hạnh độc cư thường hay thỉnh thoảng đi tới đi lui như sư cô…​, sư Thầy…​ Còn ngồi lỳ trong thất tu hành mà không xả tâm lại ức chế tâm, nén tâm đến khi có pháp chướng ngại thì tâm nổi lên sân ầm ầm như Minh Tông mà các con là những người đã trực tiếp chứng kiến sự tu tập từ đầu đến cuối hoàn toàn sống cách ly suốt gần năm năm, thế mà tâm Thầy vẫn còn phiền não và sân hận như người bình thường chưa tu, rất uổng công tu tập gần năm năm trời một thời gian quá dài bây giờ trở về với một số “không”, chỉ còn có hình thức tu hành mà thôi, chứ xét nghiệm lại đức hạnh thì cũng không có mà thiền định thì lại rơi vào thiền tà giáo ngoại đạo của kinh sách phát triển, cho nên năm năm trời tu hành chẳng ích lợi cho mình và cho người, bây giờ chỉ còn nói vọng ngữ lừa đảo với thiên hạ mà thôi.

“Vì vô minh ta sống viễn ly”, hiểu như các con đó là sai, vì hiểu sai như vậy đã biến đạo Phật trở thành đạo yếm thế, nhưng để chứng minh cho các con thấy, các huynh đệ của các con đã để lại một kinh nghiệm sai lầm quá lớn “Vì vô minh ta sống viễn ly”.

Xưa, có một vị Hòa Thượng ở trong rừng núi, ông xin một đứa bé hài nhi đem về núi nuôi dạy tu hành, khi đứa bé đến tuổi trưởng thành ông đưa về thành phố nơi phồn hoa đô hội “Ngựa xe như nước áo quần như nêm”. Khi vào thành phố đứa bé thấy mọi vật cái gì cũng đẹp cũng lạ và nhất là phụ nữ thì cậu ta lại càng thích hơn và hỏi Thầy: “đó là con vật chi thưa Thầy?”.

Vị Thầy trả lời: “Đó là con cọp”.

Cậu bé hỏi: “Con cọp có dữ không thưa Thầy? Sao con thấy nó dễ thương quá vậy”.

Vị Thầy trả lời: “Con cọp dữ lắm con ạ! Nó sẽ ăn thịt con đó, con đừng nên lại gần nó”.

Sau chuyến đi thành phố này trở về núi, cậu bé không còn vui đùa hồn nhiên như trước, luôn luôn lúc nào cũng có chiều suy tư. Một hôm cậu thưa với Thầy: “Kính bạch Thầy! Xin Thầy cho phép con mua con cọp đó về nuôi được không? Sao con ưa thích nó quá”. 

Vị Thầy làm thinh không trả lời và suy tư: “Tu hành theo đạo Phật không thể tránh cảnh mà tâm thanh tịnh được, trực tiếp trong mọi cảnh và phải thấu suốt cảnh vật, có trực tiếp, có thấu suốt thì mới buông xả được”, còn cậu bé này được cách ly thế giới bên ngoài từ lúc sơ sinh cho đến 18 tuổi chuyên ngồi thiền niệm Phật tụng kinh bái sám, nhưng ngồi thiền, niệm Phật, tụng kinh, bái sám chẳng giúp gì cho cậu buông xả được mà ngược lại khi trực tiếp vào cảnh thì cậu bị lôi cuốn ngay từ lúc đầu “ái dục”.

Cho nên, câu nói “Vì vô minh ta sống viễn ly” đó là lời nói sai không đúng. Đừng hiểu lầm theo kiểu kinh sách phát, trí tuệ từ thiền định sanh ra, điều này không đúng, người ta cứ nghĩ rằng khi tọa thiền, ngồi im lặng thân tâm bất động tức là tâm hết vọng tưởng thì trí tuệ sanh, hiểu như vậy là hiểu sai. Trí tuệ được phát triển từ chỗ quán xét tư duy đúng đạo đức nhân quả không làm khổ mình, khổ người, còn ngược lại tọa thiền ức chế tâm, tâm không vọng tưởng, từ trong sự yên lặng đó tưởng tuệ phát sanh, khiến cho từ xưa đến này mọi người đều lầm tưởng rằng tưởng tuệ là trí tuệ, cho nên kinh sách của các Tổ viết ra đều do tưởng tuệ, chứ không phải trí tuệ.

Cái sai thứ nhất của kinh sách phát triển và Thiền Tông là: Khi tâm hết vọng tưởng do sự tập trung ức chế ý thức mà cho là định thì đó không phải định của đạo Phật, mà định của ngoại đạo.

Cái sai thứ hai là: Trong chỗ hết vọng tưởng phát sanh sự hiểu biết, mọi người đều lầm tưởng cho sự hiểu biết đó là trí tuệ, sự thật đó là tưởng tri chứ không phải trí tuệ. Đức Phật đã xác định trí tuệ ở đâu thì giới luật ở đó, mà giới luật tức là đức hạnh, cho nên người có đức hạnh là người có trí tuệ, người có trí tuệ là người có đức hạnh.

Trí tuệ hiểu biết những tưởng pháp như hiểu biết trong kinh sách phát triển là tưởng tuệ, sự hiểu biết đó không ích lợi cho mình cho người, sự hiểu biết đó chỉ là một hý luận. Từ xưa đến giờ các thiền sư dựng lên trò hý luận “công án” nói Đông trả lời Tây, nói Nam trả lời Bắc và còn hơn thế nữa là la, hét, chỉ, trỏ, v.v..

Vì hiểu không đúng nên mọi người khi nói đến tu thiền định thì ai ai cũng nghĩ rằng phải tìm nơi yên tịnh vắng vẻ để tu tập thiền định, chừng nào đắc định thì trí tuệ phát sanh, trí tuệ phát sanh sẽ quét sạch tâm tham, sân, si và các chướng ngại pháp, do sự hiểu lầm lạc mà người ta đẻ ra câu kinh này: “Vì vô minh ta sống viễn ly”.

Thuần Tâm là một hành giả Yoga, ông biên soạn và viết về các loại sách này có câu: “Có thiền định mới có trí tuệ, ngoài thiền định không có trí tuệ”. Nếu không có bài kinh Sonadanda trong kinh Nguyên Thủy thì lấy đâu chỉnh đốn sự sai lầm này.

Đạo Phật lấy đức hạnh làm thanh tịnh trí tuệ, lấy trí tuệ làm thanh tịnh đức hạnh, do vậy mà người tu sĩ lấy đối tượng các chướng ngại pháp của cuộc sống đẩy lui khỏi tâm mình bằng sự triển khai trí tuệ vô lậu, cho nên câu: “Vì vô minh ta sống viễn ly”. Muốn hết vô minh ta phải sống viễn ly các ác pháp chứ không phải sống viễn ly là tránh né trốn đời, trốn ác pháp.

Khi mà tránh né trốn đời, trốn ác pháp, tìm nơi yên tịnh, thanh vắng tu tập thiền định của Đại Thừa và thiền Đông Độ, khi triệt ngộ xong có nghĩa là họ đã thành một thiền sư chánh thức, khi họ xuống núi va chạm vào cuộc đời thì tâm tham, sân, si họ vẫn còn đủ và có thể còn nhiều hơn nữa, bằng chứng các thiền sư Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam sống phạm giới, phá giới, sống ăn uống phi thời, chùa to Phật lớn, và mỗi vị Hòa Thượng tịch đều xây tháp vĩ đại, khiến cho hao tài tốn của, mang nợ của đàn na thí chủ quá nhiều, mà họ có làm lợi ích được những gì cho ai đâu.

Vào đầu thế kỷ thứ 20 làn gió Thiền Tông từ Nhật Bản thổi sang Tây Âu làm dậy sóng và thức tỉnh Á Châu, nhưng bước sang đầu thế kỷ thứ 21 Thiền Tông bắt đầu tuột dốc, vì người ta đã tìm thấy thực chất của nó là một trò hý luận ảo tưởng. Hai vị Thiền Sư lớn nhất của Việt Nam là Hoà Thượng Nhất Hạnh và Hoà Thượng Thanh Từ đã bắt đầu quay hướng về những lời dạy Nguyên Thủy của đức Phật, gần đây những bài giảng của hai Ngài rất gần với ý kinh Tứ Chánh Cần.

Tóm lại, tu hành thiền định của đạo Phật, không phải chỗ ngồi thiền, tụng kinh, bái sám, niệm chú, niệm Phật, v.v.. mà ở chỗ ngăn ác diệt ác pháp và đẩy lui các chướng ngại pháp trong tâm, thì đó mới chính là tu thiền của đạo Phật.

PHIỀN NÃO TỨC BỒ ĐỀ

Hỏi: Kính Thưa Thầy! Người tu có đối tượng và người tu không đối tượng, vậy người nào tu mau kết quả hơn?

Đáp: Người tu có đối tượng kết quả xả tâm nhanh hơn, còn người tu không có đối tượng kết quả chậm hơn, nhưng phải biết nhiều khi có đối tượng tức là có chướng ngại pháp trong tâm mà không xả, chỉ có kham nhẫn chịu đựng, cho nên trong lòng rất buồn phiền và đau khổ, đó là tu có đối tượng lại ức chế tâm thành ra tạo khổ thêm cho mình chứ không có giải thoát. Tu có đối tượng dễ nhận xét được tâm mình xả hay là ức chế rất rõ ràng, còn tu không có đối tượng, nên không biết mình có xả được chướng ngại pháp trong tâm không, lúc nào cũng thấy tâm hồn mình yên tịnh nhưng sự yên tịnh đó là sự yên tịnh không có đối tượng.

Trong đạo Phật lấy hạnh đi xin từng miếng, từng nhà để sống tức là tạo đối tượng diệt ngã xả tâm ly dục ly ác pháp, nhờ đi xin ăn nên va chạm với mọi giới trong xã hội, do đó mới rõ thấu được tâm mình có xả hay không xả, bất động hay bị động, vì thế sự tu tập có đối tượng dễ tu tập hơn là không có đối tượng. Hạnh đi xin ăn là một pháp môn tu xả tâm có đối tượng rất tốt; hạnh đi xin ăn được mọi người cung kính khen tặng cũng nhiều, nhưng chê bai khinh bỉ cũng không ít.

Cho nên, tu sĩ đạo Phật không thể sống một mình mà sống chung trong tập thể, sống chung trong tập thể nhưng lại sống một mình vì phòng hộ sáu căn nên ít tiếp duyên với mọi người để không tạo chướng ngại pháp trong tâm của người khác, còn những người khác thường hay tạo chướng ngại pháp trong tâm của mình thì mình phải quán xét tư duy quét sạch những chướng ngại pháp đó ra khỏi tâm mình, hằng ngày nên nhớ tu Tứ Niệm Xứ để khắc phục tham ưu, đó là tu trên bốn chỗ:

1/ Nơi thân.

2/ Nơi thọ.

3/ Nơi tâm.

4/ Nơi các pháp.

Hiện giờ các con tu tập quán xét về nơi các pháp nhiều nhất, pháp thiện và pháp ác, pháp ác luôn luôn dồn dập tới tấp nếu các con không đủ sức kham nhẫn, không đủ nghị lực chịu đựng, không đủ tri kiến giải thoát và không đủ trí tuệ nhân quả, thì các con phải bỏ cuộc tu hành như các bạn của các con, trong bốn nơi tu tập này các con chỉ cần tu xả được một nơi là các con đã xả được tâm tham, sân, si của mình chứ không phải các con tu hết bốn chỗ, hoàn cảnh của các con là tu nơi các pháp. Đẩy lui chướng ngại pháp trong tâm của các con là các con đã chiến thắng các ác pháp bên ngoài. Khi các con chiến thắng các ác pháp bên ngoài là tâm các con bất động, đó là một loại thiền định mà đức Phật gọi là Bất Động Tâm Định nó còn có một cái tên nữa là Vô Tướng Tâm Định.

Muốn chiến thắng nơi các pháp thuộc về Tứ Niệm Xứ như ở trên Thầy đã dạy:

1/ Phải đầy đủ sức kham nhẫn.

2/ Phải có nghị lực dũng mãnh.

3/ Phải đầy đủ tri kiến giải thoát.

4/ Phải có trí tuệ nhân quả.

Khi các pháp ác dồn dập tới tấp như bão tố, sóng thần nếu chúng ta không đủ sức kham nhẫn thì chúng ta sẽ bị bão tố và sóng thần cuốn trôi đi. Muốn có đủ sức kham nhẫn để không bị bão tố và sóng thần thổi cuốn trôi, thì hằng ngày chúng ta nên tu tập pháp hướng tâm: “Tâm bất động như núi đá, khen không mừng, chê không buồn, chửi mắng, mạ nhục không giận phải trơ trơ như tường đồng vách sắt”, với những câu hướng tâm này các con cần phải thuộc lòng và phải luyện tập cho có lực, khi gặp các pháp ác đến tới tấp thì các con mới đủ sức kham nhẫn vượt qua và cuối cùng các con mới xả được.

Nếu là tu pháp xả tâm mà tu không đúng cách thức xả tâm khi ở một mình thì lại bị ức chế tâm mà không biết, trường hợp như quý Thầy và quý Cô và quý cư sĩ thích sống độc cư mà độc cư không trọn vẹn, độc cư không đúng cách, khi độc cư không trọn vẹn, không đúng cách trở thành ích kỉ, lười biếng, ăn không ngồi rồi, tưởng là mình tu tập xả tâm, nhưng không ngờ lại ức chế tâm.

Các con nên lưu ý điều này trên bước đường tu tập, khi tâm còn phóng dật mà vội khép mình độc cư một trăm phần trăm thì đó là ức chế tâm. Cho nên, có nhiều người nhập thất chuyên ngồi thiền, hoặc niệm Phật, hoặc niệm chú, tưởng thực hành như vậy là sẽ nhập định và khi có thiền định thì sẽ có trí tuệ, nhưng không ngờ sống một mình tu như vậy là ức chế tâm, ức chế tâm là rơi vào tưởng tuệ, do tưởng tuệ phát sanh nên bản ngã càng lớn, bản ngã càng lớn thì tâm tham, sân, si càng nhiều, như vậy là tu sai pháp của đức Phật lọt vào tà pháp của ngoại đạo.

Khi tâm hết phóng dật là tâm đã ly dục ly ác pháp, tâm đã ly dục ly ác pháp nên lúc nào tâm cũng định vào thân, nếu thân bất động thì nó định vào sự bất động của thân, nếu thân còn động thì nó sẽ định vào sự động của thân, do đó khi nó định vào thân, thân đi thì nó biết thân đi, thân làm thì nó biết thân làm, thân ngồi thì nó biết thân ngồi, thân thở thì nó biết thân thở, nó biết hơi thở ra và hơi thở vô, thân nằm thì nó cũng biết thân nằm.

Chỗ này các con nên lưu ý phân biệt cho rõ ràng, khi tâm không phóng dật thì tâm thanh tịnh, tâm thanh tịnh thì tâm định trên ba nơi:

1/ Nếu thân đi hay làm việc gì thì tâm định nơi hành động đi hoặc nơi hành động việc làm.

2/ Nếu thân ngồi hay nằm thì tâm định nơi hơi thở vô, hơi thở ra.

3/ Nếu thân không hoạt động, không thở vô thở ra thì tâm định trên thân bất động của nó chứ nó không có phóng tâm chạy theo các pháp bên ngoài.

Cho nên, người tu có đối tượng cũng như người tu không có đối tượng đều do sự tu tập đúng hay sai, có đối tượng mà nén tâm chịu đựng, ôm ắp đau khổ trong lòng mà không nói ra được tức là ức chế tâm, có đối tượng mà tu như vậy cũng không có kết quả chỉ là làm khổ thân tâm của mình mà thôi, tu có đối tượng mà quyết tâm tìm đường giải thoát, nhất định xả bỏ các ác pháp gây chướng ngại cho tâm thì người ấy tu mau, vì tâm như cục đất họ đã giải thoát trong mọi ác pháp, họ còn mang thân người nhưng tâm họ là tâm của bậc Thánh (bất động).

Tu có đối tượng dễ nhận được tâm mình phàm hay Thánh rất dễ dàng và cũng dễ nhận ra mình có ức chế tâm hay không rất cụ thể.

Tu không có đối tượng rất khó nhận ra tâm mình phàm hay Thánh và cũng rất khó nhận ra tu có ức chế tâm hay không, khi mà nhận ra được thì thân tâm đã thành bệnh và phí uổng một cuộc đời tu hành. Hầu như những người tu không có đối tượng phần nhiều là tu sai đều bị ức chế tâm như kinh sách phát triển dạy.

Tóm lại, tu có đối tượng, mà có nhiệt tâm, quyết xả bỏ các chướng ngại pháp, thường dẫn tâm vào chỗ thanh thản, an lạc và vô sự thì tu rất nhanh, cho nên kinh dạy: “Phiền não tức bồ đề”, nơi đâu có chướng ngại pháp thì nơi đó có giải thoát, nơi đâu có phiền não, có đau khổ thì nơi đó có giải thoát, có giải thoát tức là có tu, còn nơi đâu không có chướng ngại pháp thì nơi đó không có giải thoát, coi chừng bị ức chế tâm, tu mà muốn sung sướng nuông chiều, yên tịnh an ổn thì nơi đó chỉ là tránh né, trốn chạy chướng ngại pháp, người tu mà cầu mong như vậy thì đi tu chỉ uổng công mà thôi, phí một đời chẳng ích gì cho mình, cho người mà còn ăn bám vào người khác.

(còn tiếp)

***----------------------***

Nguồn: Đường về Xứ Phật Tập 2 - Nhà xuất bản Tôn  giáo

Tác giả: Trưởng lão Thích Thông Lạc