Góc nhìn Châu Phi qua các di sản lục địa, di sản tôn giáo
ISSN: 2734-9195
16:45 11/08/2023
Đạo Phật chỉ có thể tìm được chỗ đứng nếu các cộng đồng địa phương có thể thấy rằng các tổ chức Phật giáo luôn quan tâm đến đời sống hạnh phúc của họ. Giống như đức Giáo hoàng, nhà sư Phật giáo Nguyên thuỷ sinh ra ở Uganda đã rất muốn miêu tả đạo Phật như một truyền thống đích thực cho người dân châu Phi, không chỉ đơn giản là kế thừa hoặc áp đặt.
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: Buddhistdoor Global
Gần đây, trong một bài phát biểu, đức Giáo hoàng Franciscus đã gây được sự chú ý tại thành phố Kinshasa, Cộng hòa Dân chủ Congo. Nhận thức được các cuộc đấu tranh của đất nước, đức Giáo hoàng đã đề cập trực tiếp đến một vấn đề cốt lõi ở Cộng hòa Dân chủ Congo, đó là sự bóc lột kinh tế của các tập đoàn và chính phủ nước ngoài. Ngài nói, “Thật là một thảm kịch khi những vùng đất này, và nói chung là toàn bộ lục địa châu Phi, tiếp tục hứng chịu các hình thức bóc lột khác nhau. Chất độc của lòng tham lam đã làm vấy bẩn những viên ngọc kim cương bằng máu.” (NPR)
Đức Giáo hoàng nói thêm: “Hãy bắt tay vào Cộng hòa Dân chủ Congo! Bó tay với châu Phi! Đừng bóp cổ châu Phi nữa, đây không phải là mỏ để khai thác hay một địa hình để cướp bóc. (BBC News), …niềm đam mê của anh ấy rõ ràng mặc dù bây giờ phải ngồi xe lăn. Trong một tweet được chia sẻ bởi tài khoản @Pontifex, đức Giáo hoàng nhắc lại hy vọng rằng châu Phi có thể trở thành nhân vật chính trong vận mệnh của chính nó, lục địa cũng như các quốc gia của nó cần được tôn trọng và lắng nghe – để “tìm không gian và nhân được sự quan tâm.” (Twitter)
Theo báo cáo của BBC News, lưu ý rằng về mặt kỹ thuật, đức Giáo hoàng cũng đã không giải quyết được thiệt hại do thực dân Công giáo La Mã gây ra, những tội ác lịch sử của họ đã được hỗ trợ hết mình bởi các Sắc lệnh từ Tòa thánh Vatican. Sự đồng cảm không thể phủ nhận của Ngài đối với thần học giải phóng, vốn phổ biến đối với giáo dân ở Nam bán cầu, đôi khi bị nhầm lẫn với chủ nghĩa cấp tiến của phương Tây, đặc biệt là ý thức chính trị kiểu Mỹ.
Bài phát biểu tại thành phố Kinshasa, Ngài chia sẻ việc nâng cao phẩm giá con người, đạo đức trong nền kinh tế thị trường và bản sắc đích thực hơn đối với những gì có thể được gọi là cơn sốt ủng hộ doanh nghiệp đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên đáng kể của đất nước. Khi làm như thế, đức Giáo hoàng không chỉ đặt ra câu hỏi quan trọng về việc ai được hưởng lợi từ các khoản đầu tư vào nước Cộng hòa Dân chủ Congo, mà còn cả những gì Cơ đốc giáo phải cung cấp cho người dân để trở thành một lực lượng có ý nghĩa trong cuộc sống của họ.
Chủ đề về phẩm giá con người như là nền tảng cho triều đại đức Giáo hoàng Franciscus, là một phần chẳng những không thể thiếu trong thần học của Ngài, mà còn trong bản sắc sứ vụ của Ngài. Như the news website NPR đã nhận xét: “Đây (châu Phi) là nơi mà Giáo hội Công giáo La Mã nhìn thấy phần lớn tương lai của họ. 20% trong số 1,4 tỷ giáo dân Thiên Chúa trên thế giới đang ở đây trên lục địa này, và đó là phần phát triển nhanh nhất của Giáo hội Công giáo La Mã. Khi nó phát triển, nó sẽ có tầm vóc ảnh hưởng lớn hơn đến danh tính của nó.” (NPR)
Với khu vực này của thế giới Công giáo La Mã, khu vực lớn nhất và phát triển nhanh nhất, không có gì phải ngạc nhiên khi đức Giáo hoàng vừa muốn thể hiện sự ủng hộ của Ngài đối với châu Phi vừa bày tỏ sự yêu thích của Ngài đối với “năng lượng và ý thức tâm linh khác biệt” (NPR) đặc trưng cho Thiên Chúa giáo châu Phi, phần lớn theo truyền thống do Đế quốc La Mã chỉ đạo cho đến vài thập kỷ trước.
Trong khi ở đây, dấu ấn của đạo Phật ở châu Phi rất khiêm tốn so với Công giáo La Mã, chứ chưa nói đến Cơ đốc giáo, hai tổ chức Phật giáo cũng nhấn mạnh những ưu tiên tương tự như Giám mục Rôma trong Giáo hội. Pháp sư Tuệ Lễ (慧禮法師), người kiến tạo Trung tâm Từ thiện A Di Đà Phật (Amitofo Care Center - ACC), dành cho trẻ mồ côi ở các nơi Eswatini, Lesotho, Madagascar, Malawi, Mozambique và Namibia, Pháp sư Tuệ Lễ, vị Tăng sĩ Phật giáo Đài Loan, nhà lãnh đạo Phật giáo bắt đầu sứ mệnh của mình tại châu Phi vào năm 1992, Phương trượng trụ trì ngôi già lam Phật Quang Sơn Nam Hoa Tự, thầy đã tiến gần nhất đến việc phát triển triết lý hội nhập văn hóa cho người châu Phi.
Giám đốc điều hành Trung tâm Từ thiện A Di Đà Phật, nữ cư sĩ Chu Mạt Lị (朱茉莉) chia sẻ với Buddhistdoor news về công việc phúc lợi từ thiện:
Kế hoạch “Hoằng dương phật pháp ở châu Phi và phát triển dân trí thông qua giáo lý đạo Phật” của Pháp sư Tuệ Lễ bao gồm ba bước.
Bước đầu tiên là “Tốn thời gian 10 năm tuốt gươm mài”, có nghĩa là “Tiến bước sang châu Phi kiến tạo thành trì”.
Bước thứ hai là “Biến gươm đao thành cuốc, thành cày, cấm rễ sâu vào đất châu Phi”
Bước thứ ba là “Duy trì chính pháp bằng thương mại như cày xới đất từ thanh gươm bén.”
Đây là trong kế hoạch “Tuyên dương diệu pháp Như Lai, hoằng dương Phật pháp tại châu Phi, phát huy suối nguồn từ bi tâm, ánh dương trí tuệ từ giáo lý đạo Phật.”
Bước đầu tiên của Pháp sư Tuệ Lễ nhận ra rằng việc tuyên dương diệu pháp Như Lai, hoằng dương Phật pháp đòi hỏi thời gian và cam kết gắn bó với châu Phi theo cách riêng của nó, ngay cả khi mất hàng thập kỷ để rèn giũa và trau dồi sự hiểu biết của một người. Bước thứ hai là để Phật giáo đưa ra một giải pháp rõ ràng cho những vấn đề thực sự mà các xã hội châu Phi phải đối mặt.
Pháp sư Tuệ Lễ xác định chiến tranh ở các quốc gia có bạo lực là ưu tiên hàng đầu của mình, và “biến gươm bén thành lưỡi cày” bằng cách cung cấp nơi ăn chốn ở, trường học và giáo dục đào tạo trẻ mồ côi.
Bước thứ ba mang lại yếu tố kinh tế cho cuộc sống của những đứa trẻ mồ côi bằng cách tạo điều kiện cho chúng học các ngành nghề và sống trong nề nếp kỷ luật, cũng như học tiếng Trung để có thể tham gia vào sự hiện diện lớn của hoạt động kinh doanh của người Trung Hoa trên khắp châu Phi.
Chiến lược truyền bá Phật pháp ở châu Phi của Pháp sư Tuệ Lễ không chỉ đối với việc giảm bớt tai hoạ lâu dài bởi sự đe doạ đối với trẻ em mồ côi và cắt đứt vòng bạo lực với thế hệ trẻ, mà còn trao quyền cho chúng nó trở thành đối tác bình đẳng đối với những ảnh hưởng bên ngoài, đặc biệt là trong việc kinh doanh thương mại. Có thể nói đây là một cách tiếp cận của đạo Phật để hỗ trợ người dân châu Phi phấn đấu trở thành nhân vật chính trong số phận của bản thân họ, như đức Giáo hoàng thúc giục.
Ở quy mô nhỏ hơn, nhưng không kém phần quan trọng, Thượng toạ Buddharakkhita, người sáng lập Trung tâm Phật giáo Uganda ở Entebbe đã thừa nhận rằng đạo Phật chỉ có thể tìm được chỗ đứng nếu các cộng đồng địa phương có thể thấy rằng các tổ chức Phật giáo luôn quan tâm đến đời sống hạnh phúc của họ. Giống như đức Giáo hoàng, nhà sư Phật giáo Nguyên thuỷ sinh ra ở Uganda đã rất muốn miêu tả đạo Phật như một truyền thống đích thực cho người dân châu Phi, không chỉ đơn giản là kế thừa hoặc áp đặt.
Thượng toạ Buddharakkhita chia sẻ với tờ The Guardian vào năm 2020: “Tôi đang giảng dạy Phật giáo Nguyên thuỷ với hương vị châu Phi để đảm bảo mọi người hiểu đức Phật và không coi đó là điều gì kỳ lạ, người nước ngoài và người châu Á.”
Thượng toạ Buddharakkhitam người sáng lập trường Hòa Bình (Peace School), ngôi trường tiểu học Phật giáo đầu tiên trong cả nước, có các mục tiêu cơ bản và nghiêm túc phù hợp với nhu cầu của người dân châu Phi: Giáo dục đào tạo trẻ em thành những công dân tốt, miễn phí, trong một môi trường học tập đạo đức nhân văn. Điều không thể quên là nguồn gốc sâu xa mà người dân châu Phi cảm nhận về văn hoá và di sản của chính bản thân họ - các giáo lý truyền thống của châu Phi như Ubuntu* - Nghệ thuật sống đầy nhân văn của người Châu Phi, được kết hợp với các giáo lý đạo Phật để Phật giáo không chỉ đơn giản là một bộ giáo lý du nhập, mà là một giáo lý được người dân châu Phi có thể chủ động tìm thấy., có thể tích cực nhận ra mối quan hệ thân thiết và cảm thấy thoải mái khi học tập bên cạnh những lý tưởng truyền thống.
Khi Giáo hội Công giáo La Mã nỗ lực cách tân truyền giáo cho người dân châu Phi, hầu hết các nhóm tôn giáo có tư duy tiến bộ đều nhận ra rằng, thành công chỉ có thể được duy trì bằng cách làm nền tảng cho kinh nghiệm của người dân châu Phi, để trau dồi quyền tự quyết trong bối cảnh nghèo đói, chiến tranh và bóc lột kinh tế ở nước ngoài.
Các phật tử có thể coi đây là động lực bổ sung cho hoà bình bên trong (bản thân) và bên ngoài (xã hội), do đó nhấn mạnh vào giáo dục nói chung và, đối với Trung tâm Từ thiện A Di Đà Phật (Amitofo Care Center - ACC), chấm dứt chiến tranh nơi nó bắt đầu sớm nhất: với trẻ mồ côi.
Trong khi hành trình của đạo Phật khác với con đường của Giáo hội Công giáo La Mã ở châu Phi, điều không cần bàn cãi bởi châu Phi là nhân vật chính. Người dân châu Phi không phải là “những nhà truyền giáo” như thời thuộc địa châu Âu, mà đúng hơn, là những người ra quyết định về truyền thống đức tin nào có lợi ích lâu dài của họ.
*Ubuntu có nguồn gốc từ tiếng của người châu Phi cổ, hình thành từ câu tục ngữ “Umuntu ngumuntu ngabantu”.Ubuntu nghĩa là “tình người”, hoặc đôi lúc được mô tả cụ thể là: “tôi được là chính mình nhờ có những người xung quanh” hay “tôi ở đây nhờ sự hiện diện của những người xung quanh”. Cụm từ này mang một triết lý sâu sắc về tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau. Khác với chủ nghĩa cá nhân, ý thức về bản thân trong triết lý Ubuntu được hình thành bởi các mối quan hệ của bạn với người khác. Yếu tố “I” (Tôi) giờ đây tồn tại song song với yếu tố “We” (chúng ta) và phần nào còn phụ thuộc vào yếu tố này.
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: Buddhistdoor Global
Đã đến lúc vượt qua những hạn chế của chính trị và không nhận ra sự ràng buộc và nỗi buồn lớn lao. Này hỡi những phật tử, các bạn không nghe thấy tiếng la hét và tiếng kêu la của hàng xóm chúng ta xuyên thấu bầu trời sao?
Trong Phật giáo, sự tĩnh lặng là nền tảng của thiền định, cho nên chúng ta thực hành pháp hành tĩnh lặng là một con đường để đạt đến sự bình an, giúp chúng ta sống an nhiên và có khả năng ứng phó với mọi biến đổi của cuộc sống một cách sáng suốt.
Kinh Phật dạy chúng ta trừ khử tâm tham, chứ không bảo chúng ta thay đổi đối tượng tham lam. Sân cũng là hầm bẫy, si cũng là hầm bẫy, nhất tâm nhất ý hãy niệm A Di Đà Phật, diệt trừ tạp niệm để cầu sinh Tịnh độ.
Dụng chân tâm không chỉ đơn thuần là một bài thơ thiền sâu sắc mà còn là một lời nhắc nhở giản dị về lối sống hài hòa giữa động và tĩnh. Hãy để bài thơ này trở thành kim chỉ nam cho cuộc sống của chúng ta, dẫn dắt chúng ta tìm thấy sự an lạc và hạnh phúc trong mọi hoàn cảnh...
Trong vùng chiến sự ở Ukraine, Phật giáo không chỉ được đại diện bởi các Phật tử bị động viên từ một tam giác linh thiêng ở Nga, nơi di sản quý giá của Phật giáo được bảo tồn và gìn giữ, các quốc gia Buryatia, Tuva, Kalmykia và các khu vực khác.
Đã đến lúc vượt qua những hạn chế của chính trị và không nhận ra sự ràng buộc và nỗi buồn lớn lao. Này hỡi những phật tử, các bạn không nghe thấy tiếng la hét và tiếng kêu la của hàng xóm chúng ta xuyên thấu bầu trời sao?
Ngôi Già lam Lăng Già sơn Lai Tô tự (능가산 내소사, 楞伽山 來蘇寺), trụ sở của Giáo khu thứ 24 thuộc Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc, tọa lạc dưới chân núi núi Lăng Già (Neunggasan), 243, Naesosa-ro, Jinseo-myeon, Buan-gun, Jeollabuk-do, Hàn Quốc.
Những lời răn dạy tràn đầy trí tuệ của Tổ Zhabdrung Ngawang Namgyel từ nhiều thế kỷ trước, vẫn còn rất hữu ích với nhiều thế hệ ngày nay. Sự nhấn mạnh của Tổ về những lời hứa nguyện, sự kiên tâm, kỷ luật tự thân và việc theo đuổi trí tuệ vẫn hoàn toàn có giá trị cho cả tu sĩ và người thế gian trong việc rèn luyện thân tâm...
Bình luận (0)