Quan sát được duyên khởi và lĩnh hội được duyên khởi nên mới Tuệ tri các Pháp từ đó Giác ngộ được sự thật về Khổ, nguyên nhân khổ, trạng thái diệt khổ và con đường thoát khổ. Toàn bộ lộ trình của Như lai là: Tuệ tri sự sinh diệt (nhân quả) của Thọ mà Xả ly khỏi sự lệ thuộc từ đó kết quả là An tịnh, giác ngộ và giải thoát!

Tác giả: Hà Bồ Đề - Gosinga Tạp chí Nghiên cứu Phật học Số tháng 3/2024

Đức Phật từng thuyết: Ai thấy duyên khởi là thấy Pháp (Sự thật), ai thấy Pháp là thấy Như Lai – Như vậy cốt tủy giáo Pháp của Thế Tôn chính là hiểu về Duyên khởi (Trung Bộ Kinh I, số 28; Tương Ưng III, tr. 144 và Tiểu Bộ I, tr. 48)

Duyên khởi là gì? Thế Tôn định nghĩa: "Do vô minh, có hành sinh; do hành, có thức sinh; do thức, có danh sắc sinh; do danh sắc, có lục nhập sinh; do lục nhập, có xúc sinh; do xúc, có thọ sinh; do thọ, có ái sinh; do ái, có thủ sinh; do thủ, có hữu sinh; do hữu, có sinh sinh; do sinh, có lão tử, sầu, bi, khổ, ưu, não sinh, hay toàn bộ Khổ uẩn sinh. Ðây gọi là Duyên khởi (hay Duyên sinh)". (Tương Ưng Bộ Kinh II, tr. 1-2).

Ta phân tích cặp: Xúc sinh Thọ (Do Xúc có Thọ sinh)

Như vậy 1 nhân là LỤC CĂN tiếp XÚC (Duyên) với nhân thứ 2 là TRẦN CẢNH mới phát sinh THỌ (Cảm giác) hay QUẢ và khi Xúc sinh là Trần cảnh lẫn lục căn diệt – Đây là Trí tuệ đặc biệt mà Đức Phật giác ngộ ra sự thật: THỰC TẠI LÀ CẢM THỌ! nói cách khác là Ngài liễu tri thực tại là Cảm thọ còn phàm phu thì Tưởng tri thực tại là Cảnh.

Lời tuyên bố của đức Phật trong Kinh Phạm Võng (Trường Bộ Kinh): “Này các tỳ kheo, Như lai nhờ như thật Tuệ tri sự sinh diệt của THỌ, vị ngot, sự nguy hiểm và xả ly mà ta hoàn toàn giải thoát”

Ta phân tích cặp thứ 2: Thọ sinh Ái (do Thọ có Ái sinh)

Khái niệm Ái: tương tự như Tham nên hay được gọi là Tham Ái.

Liệu Thọ (cụ thể là lạc thọ) có sinh ra Ái? Rõ ràng thọ là nguyên nhân và Tham ái là quả nhưng phải có nhân thứ 2 là Vô minh (Hiểu sai sự thật) và lúc đó Tham ái mới hình thành. Còn Đức Phật thuyết là tóm tắt cho gọn lại.

Bản chất Lạc thọ (vị ngọt) sẽ không tự sinh ra Tham ái mà khi gặp bộ nhớ Vô minh tà kiến thì sẽ phát sinh ra quả Tham ái.

“Này các tỷ kheo, Như lai nhờ như thật Tuệ tri sự sinh diệt của THỌ, vị ngot, sự nguy hiểm và xả ly mà ta hoàn toàn giải thoát”

Ở câu trích trên “Vị ngọt” chính là Lạc thọ và nếu Tham ái vị ngọt sẽ nguy hiểm nên Ngài xả ly để giải thoát là như vậy.

Mô tả phương pháp Thoát Tham sân si (Tham ái) của đức Phật như sau:

Qua 2 phân tích trên, chúng ta có thể đúc kết lại tiến trình Nhân quả theo sơ đồ sau:

Các tính chất của quy luật Duyên khởi

1) Các nhân bình đẳng, không nhân nào là chủ, nhân nào là khách

2) Quả không thuộc nhân 1 hay nhân 2 suy ra Không phải Nhân nào thì quả nấy

3) Vì quả không phải của nhân, và không nhân nào làm chủ được quả nên còn gọi là Vô Ngã

4) Vì 2 nhân cùng diệt mới sinh quả mới nên các Pháp là Sinh diệt, Vô thường

5) Khi 1 nhân thay đổi, quả sẽ thay đổi

Các ví dụ về thực tế Duyên khởi

Theo nghiên cứu Khoa học:

Phản ứng hóa học (Duyên xúc) giữa 2 chất A và B (2 nhân) sẽ phát sinh ra chất mới C (quả) và 2 chất A và B đều bị diệt.

Theo thực tế quan sát:

Khi trống (nhân 1) và dùi (nhân 2) tiếp xúc thì phát sinh tiếng trống (quả 1) và dùi mới (quả 2) và trống mới (quả 3).

Vì quan sát được duyên khởi và lĩnh hội được duyên khởi nên mới Tuệ tri các Pháp từ đó Giác ngộ được sự thật về Khổ, nguyên nhân khổ, trạng thái diệt khổ và con đường thoát khổ. Toàn bộ lộ trình của Như lai là: Tuệ tri sự sinh diệt (nhân quả) của Thọ mà Xả ly khỏi sự lệ thuộc từ đó kết quả là An tịnh, giác ngộ và giải thoát!

Ai thấy duyên khởi là thấy Pháp (Sự thật) và ai thấy Pháp là thấy Như Lai là vậy!

Tuy nhiên tại sao thấy Duyên khởi không hề dễ? thậm chí vô cùng ít người có thể lĩnh hội, hãy nghe Phật từng thuyết trong kinh Thánh Cầu (Trung Bộ I): “Pháp do Ta chứng được, thật là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, cao thượng, siêu lý luận, vi diệu, chỉ có Người trí mới thấu hiểu...”.

Tác giả: Hà Bồ Đề - Gosinga Tạp chí Nghiên cứu Phật học Số tháng 3/2024