Tất cả đều do duyên, do nghiệp chi phối đời sống và tâm thức của vị ấy. Với tâm tùy quán các Pháp vị ấy thấy rõ nhân, duyên của khổ đau, và sự luân hồi của thân, tâm dần dần vị ấy với trí tuệ làm cho tâm tăng thượng với Tám nhân, tám duyên và tu tập thành tựu.

Tác giả: Tuệ Đăng Khoa Đào tạo Từ xa Khóa 7, Học viện PGVN tại Tp.HCM

Lời đức Phật dạy hơn 25 thế kỉ qua vẫn mang đậm giá trị về ứng dụng tu tập và lộ trình chuyển hóa trong đời sống tu học của hai hàng tăng, ni và các cư sĩ, phật tử. Vậy chúng ta, nên hiểu về các pháp gì làm nhân, làm duyên cho hàng đệ tử Phật hiểu và cảm nhận được các giá trị sâu sắc lời Phật dạy qua Kinh Tăng chi Chương tám Pháp.

Giáo Pháp đức Phật dạy qua kinh Tăng Chi Bộ mang âm hưởng các pháp từ thấp đến cao, từ đơn giản đến chiều sâu trong lộ trình tu học. Con đường ấy nhất định sẽ làm hành giả nhanh chóng thức tỉnh tâm thức và lộ trình chân thật để chuyển hóa các phiền não.

Khi nói đến giáo lý Duyên khởi, hay tám nhân, tám duyên chính là nói đến giá trị về gần gũi về đời sống nhân sinh và cuộc đời mỗi chúng sinh. Vì thế đức Phật khẳng định qua kinh Trung Bộ: “Ai thấy được lý duyên khởi, người ấy thấy được pháp; ai thấy được pháp, người ấy thấy được lý duyên khởi".”[1]

DUYÊN KHỞI

Tám nhân, tám duyên là câu chuyện do đức Phật kể giáo hóa các vị Tỳ kheo qua Phẩm Từ tâm. Duyên khởi Kinh, mở đầu do Ngài Anan thuật lại: “Như vầy tôi nghe”, tức Ngài đã nghe đức Phật thuyết giảng và thuật lại cho hội chúng Tỳ kheo trong lần kiết tập kinh điển lần thứ I, sau khi đức Phật nhập Niết bàn sau ba tháng. Sự kiện ấy, Ngài Anan với trí tuệ siêu việt, bậc đa văn đã thuật lại không sót các câu kinh và lời giảng dạy đầy ý nghĩa của đức Phật cho hội chúng Tỳ kheo, tại hang động động Sattapaṇṇī, bên ngoài thành Vương Xá. Chính nhân duyên, vì vị tỳ kheo Subaddha vì có tâm xấu, ác hạnh khởi lên, chính nhân duyên này Ngài Ma-ha-ca-diếp đã triệu tập 500 chư vị thánh A-la-hán, cùng nhau ngồi lại trùng tụng kinh điển và luật Tạng. Sau lần Kiết tập này, Kinh Tạng và Luật Tạng được hình thành.

PHÂN TÍCH NỘI DUNG KINH

Khi đó, đức Phật đang trú tại thành Xá-vệ (Sàvavatthì), tại Jetavanna, khu vườn Ông Anàthapindika. “Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo”. “Thưa vâng, bạch Thế Tôn”.[2]Với tâm đại từ, lòng bi mẫn với chư tăng, đức Phật hướng tâm đến các vị Tỳ kheo dạy về con đường huấn luyện tâm từ, tâm bi đến tất cả chúng sinh, để dứt trừ các nhân ác, nhân sai lầm như ánh trăng sáng soi sáng các muộn phiền, như đối với quần sao, quần chúng đức Phật dạy không nên giết hại vị những duyên đó đem đến khổ não, hận thù không bao giờ chấm dứt. Tức các vị Sa môn, Bà la môn thực hành hạnh nguyện bi mẫn, với các duyên thiện, tám duyên lành, làm tăng thượng các thiện pháp. Sau đó, làm cho viên mãn các hạnh nguyện bồ đề tâm. Vì thế, chúng ta nên hiểu về các nhân, các duyên như thế nào gọi là Tám?

Con đường căn bản của Phạm hạnh, với tám nhân, tám duyên khiến các trí tuệ trong tâm hành giả dần tăng trưởng đó là nhân thiện, khẩu thiện, hành thiện, ý nghĩ thiện. Qua đây, đức Phật dạy rằng, nhân thứ nhất: “Tỷ-kheo sống dựa trên bậc Đạo sư hay vị đồng Phạm hạnh đóng vai trò Y chỉ sư, ở đây được an trú tàm quý một cách thiện xảo, được ái mộ, được kính trọng.”[3]Tức đức Phật dạy cho các đệ tử cần nương tựa vào người thầy sáng, bạn hiền, thiện tri thức, sau đó, vị ấy an trú tâm với tàm, quý một cách thông minh, được quần chúng ái kính, tôn trọng, kính trọng.

Ví dụ như người thợ lành nghề, giỏi trong rèn dao, bén nhạy, sáng trong có thể dùng chặt củi, chặt cây không bị mẻ.

Nhân thứ hai, đức Phật dạy về: “Vị ấy thường đi đến họ hỏi đi hỏi lại: “Thưa Tôn giả, cái này là thế nào? Ý nghĩa cái này là gì?” Các Tôn giả ấy mở rộng những gì không được mở rộng, phơi bày những gì không được phơi bày, và đối với những pháp còn đang nghi vấn, họ giải tỏa những nghi vấn.”[4] Vị tỳ kheo với sự suy tư, quán chiếu, còn nghi vấn pháp, đưa ra các câu hỏi, về ý nghĩa các pháp đó là gì? Dần dần vị ấy thông tuệ, hiểu ra các pháp tham, sân, nhuế, nghi, mạn làm cho tâm vị ấy sáng suốt, đi đến sự mở rộng, phơi bày. Vị ấy giải tỏa các nghi vấn, các câu hỏi, tâm tư do an định hiểu về các Pháp là vô thường, vô ngã, khổ nên không bị chấp mắc, bám víu, tâm vị ấy không còn nghi vấn được mở rộng.

Nhân thứ ba, đức Phật dạy về: “Vị ấy sau khi nghe pháp, cố gắng thành tựu hai sự an tịnh: Thân an tịnh và tâm an tịnh.”[5]. Đây chính là đạo lộ tu tập của vị tỳ kheo chân chính trong giáo pháp, với nhân và duyên, vị ấy quán sát sau khi được tham dự và lắng nghe với tâ suy tư, tâm cố gắng thành tựu thiền định, vị tỳ kheo quán thân, quán tâm, quán thọ, quán các Pháp trên thân, ngoài thân đạt đến con đường thành tựu hai pháp. Chính hai pháp do nghe nhiều, thọ trì, sách tâm, tinh tấn tâm vị ấy đạt được sự an tịnh Thân, an tịnh tâm, đi đến giải thoát, giác ngộ chân thật các pháp là hữu vi, sinh diệt, không gì là ta, của ta, nên không có khổ não, sầu muộn. Thân an chính là khi ngồi kiết già, vị ấy an trú tâm với các đề mục không bị thối tâm, không bị 5 triền cái, 5 dục, tham, sân, ngũ ngầm chi phối. Vì vậy, tâm vị ấy an định, an tịnh. Do có Trí Tuệ, vị ấy an trú các cảnh giới thiền: từ sơ thiền, đến tứ thiền, …, đến chấm dứt các thọ uẩn, tưởng uẩn, đoạn trừ các lậu hoặc không khó khăn, không có mệt nhọc.

Nhân thứ 4, đức Phật dạy về đời sống phạm hạnh cần có, con đường đi đến thuận duyên trong sự tu học của vị Tỳ kheo chân chính như thế nào. Chính con đường một vị Khất sĩ, sa môn cần tu tập, cần quán chiếu, cần chế ngự với các học giới thanh tịnh, và vị ấy có đầy đủ oai nghi, luôn sợ hãi, tâm tàm quý với những sai lầm trong thân và tâm. Vị ấy, với tâm xuất gia chân chính luôn biết chế ngự tham, sân, tà kiến và học hạnh ngâm cứu, nghiền ngẫm lời Phật dạy như sau: “Vị ấy có giới đức, sống chế ngự với sự chế ngự của Giới bổn, đầy đủ uy nghi chính hạnh, thấy sợ hãi trong những lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và học tập các học pháp.”[6]

Nhân thứ năm, chính đức Phật dạy thêm về sự lắng nghe, thấu hiểu giáo Pháp sẽ làm thân và tâm các vị Sa môn đạt đến sự an tịnh, có trí tuệ liễu thông các Pháp và sự thực hành pháp đầy đủ, thiện tuệ, và giải thích, giảng giải các nghĩa lý có chiều sâu qua ứng dụng tu học. Chính con đường nghe, học, hiểu, nhớ chắc, khéo đầy đủ với Chính kiến và sự thành tựu về Pháp đạt đến viên mãn như: “Vị ấy nghe nhiều, thọ trì điều đã nghe, đầy đủ sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, văn cú nghĩa lý cụ túc, …; những pháp ấy, vị ấy đã nghe nhiều, đã nắm giữ, đã ghi nhớ tụng đọc nhiều lần, chuyên ý quán sát, khéo thành tựu chính kiến.”[7]

Nhân thứ sáu, đức Phật nhắn nhủ cho chư vị Khất sĩ về sự tu học tinh tấn với Tứ chính cần, làm tăng trưởng các thiện Pháp, đoạn trừ các bất thiện Pháp trong tâm. Vì thế, con đường vị Khất sĩ đạt được viên mãn trên tinh tấn, nỗ lực tu tập, và thiền quán về bản chất các Pháp là vô ngã, khổ đau, vô thường, không có gì là ta, sở hữu là ta, do đây vị ấy an trú tâm với: “Vị ấy tinh cần tinh tấn, để đoạn tận các pháp bất thiện, để làm sinh khởi các pháp thiện, nỗ lực kiên trì, không bỏ rơi gánh nặng đối với các pháp thiện. Này các Tỷ-kheo, đây là nhân thứ sáu… được viên mãn.”[8]

Nhân thứ bảy, đức Phật với trí tuệ thầy trời người, Ngài thấy rõ nhân ác hạnh, quả báo xấu, tai hại của lời nói, ngài dạy các vị khất sĩ cần cẩn ngôn, cẩn hạnh, an trú tâm và cái gì cần nói, cần chia sẻ thì nói. Không thì im lặng như Pháp. Cũng vậy, trong Kinh Thánh Cầu, câu chuyện kinh kể về đức Phật đi thăm tinh thất của vị Bà-lamôn Rammaka, nơi chư Tỳ kheo đang hội họp, bàn tán, luận bàn đạo Pháp nhưng đức Phật chờ câu chuyện của chư Tỳ kheo thuyết xong, Ngài đằng hắng, nhẹ nhàng với tâm trân trọng giáo Pháp chư vị đang bàn luận. Sau đó, đức Phật giảng dạy cho chúng tăng về các lợi ích của sự xuất gia, con đường chí thiện vượt mọi tầm cầu, đó là giáo Pháp do duyên khởi, tu tập và sự xuất gia chân chính, xa lìa sự hưởng thụ của cải, vật chất, vợ con của người thế gian, để thoát ly khổ đau, sinh tử. Đó chính là sự tầm cầu về hai pháp: “không là người nói nhiều, không nói chuyện phù phiếm, tự mình nói pháp hay mời người khác nói, không khinh thường sự im lặng của bậc Thánh.”[9]Hay có thể hiểu rằng: một là Bàn luận giáo Pháp, hai là giữ sự im lặng trong các Pháp bậc Thánh.

Nhân thứ tám, đức Phật dạy về sự thực hành hai pháp thiền định và thiền quán, đoạn diệt 5 uẩn, vì chính năm uẩn này làm nhân, làm duyên cho thân này phải chịu quy luật vô thường, biến hoại, không đạt được các mong ước. Do năm uẩn này là pháp duyên sinh, là nhân của khổ đau, tham ái, sân hận, tà kiến, mạn và các cấu uế sinh khởi. Vì thế, các vị Khất sĩ với sự thiền quán, tập trung tâm lại, các vị ấy biết rõ nguyên nhân tập khởi của khổ, tùy quán về các thọ cảm, Sắc ái, Sắc dục, tưởng tượng, hành vi, ý thức và bản ngã như các Pháp: vui, bùn, khổ, hỷ, xả, … Tất cả đều do duyên, do nghiệp chi phối đời sống và tâm thức của vị ấy. Với tâm tùy quán các Pháp vị ấy thấy rõ nhân, duyên của khổ đau, và sự luân hồi của thân, tâm dần dần vị ấy với trí tuệ làm cho tâm tăng thượng với Tám nhân, tám duyên và tu tập thành tựu. Vì thế, đức Phật dạy: “Này các Tỷ-kheo, đây là nhân thứ tám, duyên thứ tám, khiến căn bản Phạm hạnh chưa chứng được có thể chứng được với trí tuệ, nếu chứng được thời đưa đến tăng trưởng, tăng rộng, được tu tập, được viên mãn.”[10]

Cũng vậy, Kinh Pháp cú đức Phật dạy rằng:

“Người siêng năng cần mẫn, Thường thường quán thân niệm, Không làm việc không đáng, Gắng làm việc đáng làm. Người tư niệm giác tỉnh, Lậu hoặc được tiêu trừ.”[11]

Do Tám nhân, tám duyên này thành mãn, các vị Khất sĩ đạt đến con đường phạm hạnh thành tựu, với tâm an trú, viễn ly các ác pháp, dứt trừ tâm kiêu mạn, ái dục và tâm phiền não nhiễm ô. Các vị Khất sĩ an trú trong đạo lộ của tám nhân, duyên nên xứng đáng được cung kính, cúng dường, được tôn trọng. Chính hạnh đức này ví như Sa-môn hạnh sen hồng, sen trắng, bất động, tinh luyện, các vị ấy chứng đắc đạo quả qua sự nhất tâm, thuần nhứt. Con đường của trí tuệ và sự an tịnh thân, tâm qua tâm giải thoát, tuệ giải thoát, tức các vị ấy hiểu rõ các nhân duyên, các sự sinh khởi trong tâm mình, đạo lộ ấy các vị Tỳ kheo thấy rõ với tuệ quán: “Cái này sinh, cái kia sinh. Cái này diệt, cái kia diệt.” và sự tuệ tri các ngã sở, ngã hữu, tâm tham, sân, nghi, … vi tế các vị ấy đoạn tận, và an trú với tâm tùy diệt năm uẩn, thân cả giác tám giải thoát.

KẾT LUẬN

Qua kinh Trí Tuệ, chúng ta hiểu được tám nhân, tám duyên do các vị sa môn tự mình nỗ lực sống và thực hành theo lời Phật dạy đến chỗ đoạn diệt 5 chướng ngại, tùy quán 5 uẩn. Con đường Phạm hạnh viên mãn được các vị ấy chứng đạt, thời làm tăng thượng, tăng rộng, được tu tập viên mãn với tám Pháp, tám sự chân chính. Các vị đồng tu hoan hỷ, thích ý, kính trọng và thực hành theo để đạt đến trí tuệ, tâm viên mãn, thuần thục qua lời đức Phật dạy. Chính pháp cần bàn luận, trong sự học tập, suy tư để hiểu nghĩa lý và thực hành, không phải để nghe, không phải dành cho người lười biếng, không dành cho người mê tín, mà cần tư duy và tu tập để làm tăng thượng tâm, tăng thượng pháp.

Tác giả: Tuệ Đăng Khoa Đào tạo Từ xa Khóa 7, Học viện PGVN tại Tp.HCM

***

MỤC LỤC THAM KHẢO • Kinh Pali: 1. Kinh Trung Bộ, Thích Minh Châu, Tập I, NXB. VNCPHVN ấn hành, 1992. 2. Kinh Tăng Chi, Thích Minh Châu, NXB. Hồng Đức, Hà Nội, 2021. 3. Kinh Trung Bộ, Thích Minh Châu, Ðại kinh Dụ dấu chân voi số 28, Tập I, NXB. VNCPHVN ấn hành, 1992, Tr. 750. • Giáo trình và các trang wed: 4. https://theravada.vn/tang-chi-bo-chuong-viii-tam-phap-i-pham-tu-pham-1-3/, Truy cập ngày 07/05/2023. 5. Thích Nữ Thủy Liên, Giáo trình Kinh Tăng Chi chương 8 Pháp, Học Viện PGVN, Lưu hành nội bộ, 2023, tr. 2. 6. Sđđ, Tr. 2. 7. Sđđ, Tr.2. 8. Sđđ, Tr.2. 9. Sđđ, Tr.2. 10. https://theravada.vn/tang-chi-bo-chuong-viii-tam-phap-i-pham-tu-pham-1-3/, Truy cập ngày 08/5/2023. 11. Sđđ, Tr.2. 12. https://theravada.vn/tang-chi-bo-chuong-viii-tam-phap-i-pham-tu-pham-1-3/, Truy cập ngày 08/5/2023. 13. Kinh Pháp Cú, Thích Thiện Siêu- Minh Châu, …, Lời Phật Dạy, NXB. Tổng Hợp. HCM, 2014, Tr. 275.

CHÚ THÍCH [1] Kinh Trung Bộ, Thích Minh Châu, Ðại kinh Dụ dấu chân voi số 28, Tập I, NXB. VNCPHVN ấn hành, 1992, Tr. 750. [2] https://theravada.vn/tang-chi-bo-chuong-viii-tam-phap-i-pham-tu-pham-1-3/, Truy cập ngày 07/05/2023. [3] Thích Nữ Thủy Liên, Giáo trình Kinh Tăng Chi chương 8 Pháp, Học Viện PGVN, Lưu hành nội bộ, 2023, tr. 2. [4] Sđđ, Tr. 2. [5] Sđđ, Tr.2. [6] Sđđ, Tr.2. [7] Sđđ, Tr.2. [8] https://theravada.vn/tang-chi-bo-chuong-viii-tam-phap-i-pham-tu-pham-1-3/, Truy cập ngày 08/5/2023. [9] Sđđ, Tr.2. [10] https://theravada.vn/tang-chi-bo-chuong-viii-tam-phap-i-pham-tu-pham-1-3/, Truy cập ngày 08/5/2023. [11] Kinh Pháp Cú, Thích Thiện Siêu- Minh Châu, …, Lời Phật Dạy, NXB. Tổng Hợp. HCM, 2014, Tr. 275.