Hoa sen là biểu tượng của Phật gia, vẻ đẹp và đặc tính sinh trưởng của hoa sen nơi trần thế lại tương tự kỳ lạ với những thiện hạnh của người tu Phật. Chiêm bái hoa sen mà có thể thấu tỏ bao nhiêu đạo lý nhân sinh, huyền cơ Phật Pháp.
Thích nữ Thuần Trí Học viên Cao học K.2 - chuyên ngành Văn học Phật giáo, Học viện PGVN tại Huế Tạp chí Nghiên cứu Phật học Số tháng 5/2024
Mở đầu: Hoa sen, hình tượng từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng bất tuyệt cho thi ca và nghệ thuật. Nó tượng trưng cho bản tính thân thiện, phong thái tao nhã, tinh thần vươn dậy trong mọi nghịch cảnh của con người Việt Nam.
Hình tượng hoa sen mang trong mình sự chuyển thể của trí tuệ và sáng tạo mà chính con người cùng với hình tượng văn học Phật giáo. Ngoài ra, đó cũng là sự thể chứng ngộ “Liên hoa vi tiếu” chúng đệ tử và đức Phật, thu hút đông đảo những nhà nghiên cứu Phật giáo nói chung, văn học Phật giáo nói riêng. Bởi nhiều giá trị văn hóa, tinh thần bất nhiễm từ hoa sen, hương sen, tính sen đem đến cho văn học, hay trong nhân gian này.
Ở đây, với sở tri hạn hẹp của mình giới hạn ở phần nội dung chỉ tìm hiểu, hình tượng hoa sen trong văn hóa, nghệ thuật, văn học Trung Quốc và hình tượng hoa sen trong Kinh Pháp Hoa người viết xin trình bày theo những nhận thức chủ quan của mình trong bài viết.
Từ khóa: Hoa sen, văn hóa, văn học, nghệ thuật, phật giáo,…
1. Hình tượng hoa sen trong Văn hóa, Văn học Trung Quốc
Phật giáo sau khi truyền vào Trung Quốc, các mặt kiến trúc mỹ thuật hoặc văn học, hình tượng hoa sen xuất hiện với nhiều hình dạng, nhiều màu vẻ. Thực ra, không chỉ ở Trung Quốc, từ thời đại cổ xưa, hoa sen vốn đã được các dân tộc Tây phương trân trọng, thậm chí được coi là tượng trưng cho loài cây của sự sống.
Nếu như trong văn hóa, văn học hoa sen là hình tượng thể hiện sự tự do sáng tạo, sự dung dưỡng của văn hóa Trung Quốc, cũng là đối tượng quan sát trong lịch sử Thiền tông Trung Quốc ghi nhận công án tuyệt diệu ấy như:
Tăng hỏi: Hoa sen chưa ra khỏi nước thì sao? Sư đáp: Hoa sen.
Hỏi: Sau khi ra khỏi nước thì sao? Đáp: Lá sen.
Hoa sen Trung dịch là 荷花 (héhuā). Theo quan niệm của người Trung quốc Hoa sen hội tụ đầy đủ trong mình ý nghĩa triết học - nhân sinh cao quý. Hoa sen được biết đến từ lâu là một loài hoa cao quý, mọc và lớn lên trong bùn nhưng không hôi tanh mùi bùn.
1.1. Hoa sen trong Văn hóa nghệ thuật
Ở Trung Quốc tượng Phật được tìm thấy ở vị trí trung tâm trong các hang động. Trên trần động lát bằng những viên gạch hình hoa sen, trụ đá cũng được chạm khắc hoa sen và bốn mặt tường xung quanh được vẽ những cảnh tượng thù thắng của thế giới Cực Lạc.
Một số hình ảnh, câu nói khi nhắc đến hoa sen trong văn hóa, nghệ thuật Trung Quốc.
Magpie ngồi trên nhị hoa của một bông sen thổi và chọn hạt giống: xiguo, có thể có niềm vui (xi) của đi qua một kỳ thi (guo) sau khi khác (lian). Một cậu bé với một con cá chép (yu) bên cạnh một hoa sen (lian), có thể có nhiều (yu) năm trong và ngoài năm (lian).
Hai bông hoa sen hoặc hoa sen và một bông hoa trên một thân cây, mong muốn được chia sẻ trái tim và hài hòa vì 荷 (hé) có nghĩa là công đoàn.
Một hoa sen (đại diện cho một cô gái) và một con cá (tượng trưng cho một cậu bé) tình yêu.
Hoa sen đỏ tượng trưng cho bộ phận sinh dục nữ và các nữ tử tước thường được gọi là hoa sen đỏ. Lotus stem tượng trưng cho bộ phận sinh dục nam. Thân sen xanh (qing) tượng trưng cho sự sạch sẽ và khiêm nhường. Lotus tượng trưng cho Ngài Xian-gu.
Trong kinh điển thường dùng hoa sen để miêu tả dáng hình đẹp đẽ của Phật Đà. Kinh Phật miêu tả thân của đức Phật là vi diệu chân kim sắc, hào quang phổ chiếu như kim sơn, thanh tịnh nhu nhuyễn như liên hoa (thân Phật có màu vàng rất đẹp, hào quang tỏa sáng như hòa núi vàng, thanh tịnh dịu dàng như hoa sen). Màu trắng của hoa sen tượng trưng cho sự thánh khiết của đức Phật.
Sự hình thành của sen diễn ra theo qui luật nhân quả luân hồi. Sen có cả nụ, hon, hạt. Hoa nở tượng trưng cho quá khứ, đài sen tượng trưng cho hiện tại và hạt sen tượng trưng cho tương lai, sự nối tiếp liên tục. Vì vậy, hoa sen trở thành biểu tượng trong nghệ thuật Phật giáo của Phương Đông.
Nó tượng trưng cho vẻ đẹp thần bí, huyền ảo, tư tưởng sâu kín. Bông hoa sen cũng tượng trưng cho sự thanh cao, bất khuất của người quân tử, giữ chặt lòng mình trước cám dỗ của lợi danh, giữ cho mình sự trong sạch dù ở giữa chốn bùn nhơ.
1.2. Hoa sen trong Văn học
Trong văn học Trung Quốc, phải chăng Phật ẩn hiện trong đóa sen nơi trần thế mà giảng Phật Pháp cho ai có thể lĩnh ngộ? Trong tập thơ Đường – Tống thiền sư Đan Hà có bài:
Bạch ngẫu vị manh phi ẩn đích Hồng hoa xuất thủy bát đương dương Du nhân mạc dụng truyền tiêu tức Tự hữu thanh phong đệ viễn hương.
Dịch nghĩa:
Ngó sen lúc chưa nhú ra vốn không phải giấu kín hoa Hoa sen đỏ ra khỏi nước không phải hướng đến mặt trời Người xem hoa nở đâu cần dối truyền tin tức Tự có gió mát đưa mùi hương bay xa.
Hoa sen là biểu tượng của Phật gia, vẻ đẹp và đặc tính sinh trưởng của hoa sen nơi trần thế lại tương tự kỳ lạ với những thiện hạnh của người tu Phật. Chiêm bái hoa sen mà có thể thấu tỏ bao nhiêu đạo lý nhân sinh, huyền cơ Phật Pháp.
Hoặc một bài khác ý tứ sâu sắc của thiền sư Phật Giám: Hương bao lãnh thấu ba tâm nguyệt Lục diệp khinh diêu thủy diện phong Xuất vị xuất thời quân khán thủ Đô lộ chỉ tại nhất trì trung. Dịch rằng: Dưới ánh trăng, búp sen từ nơi sóng nước lạnh lẽo nhô lên Lá sen xanh bị gió lay nhè nhẹ trên mặt nước Hãy xem hoa sen lúc ra khỏi và chưa ra khỏi nước Cũng đều nằm trong chiếc ao nàyHình ảnh hoa sen mọc trong vòng ao nhỏ là một ẩn dụ tinh tế về bản thể tràn trề len lỏi trong mọi thực tại. Chiếc ao lúc này cùng với hoa sen tạo ra một biểu tượng kép về sự huyền diệu của Chân Như.
Bằng lớp ngôn ngữ ẩn dụ ấy, hình tượng hoa sen được các thiền sư thi sĩ lột tả tất thảy mọi giá trị vẻ đẹp, ý nghĩa của hoa sen rất gần gũi nhìn mà ngộ, thưởng sen mà xuất khẩu thành thơ.
2. Hình tượng hoa sen trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
Vào cuối đời, đức Thế Tôn thấy trình độ tâm linh của môn đệ đã vươn đến một tầm cao thích hợp, nên trong pháp hội Linh Sơn, Ngài thuyết kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Hoa sen một lần nữa bước lên địa vị cao tột, khi được ví với tính giác sẵn đủ của tất cả chúng sinh. Mỗi chúng ta đều như một cây sen còn bị vùi trong bùn lầy ngũ dục, mà mầm hoa còn ẩn tàng đâu đó. Có người tưởng lớp bùn ấy là nguồn vui bất tận, nên chịu mãi trầm luân trong sinh tử.
Có người chán ghét bùn nhơ, mong cầu một nơi thanh tịnh mà không ngờ rằng, sen chỉ phát triển và nở hoa trong môi trường ô nhiễm, sự giải thoát tịch tịnh như thế.
Hình tượng hoa sen trong Kinh Pháp Hoa được thể hiện cho sự vô nhiễm, giải thoát một cách độc đáo của Pháp ngọt, vị lành qua hình ảnh trong 28 phẩm kinh “Đứa con hoang; Gã cùng tử...Phổ Hiền Bồ tát”. Tất cả mục đích quyền khai phương tiện của đức Phật “Khai thị chúng sinh, ngộ nhập tri kiến Phật”.
Đối với văn học Phật giáo, yếu tố ẩn dụ vừa nghệ thuật ngôn từ, vừa chuyển tải được sâu triết lý bản thể của Phật giáo, mà Trung một trong những cái nôi của ngôn ngữ hình tượng đặc sắc ấy.
2.1. Hình tượng hoa sen vô nhiễm
Khi nói đến tính bất nhiễm – vô nhiễm thì hoa một loài hoa thân thảo, với củ sen được vùi bùn đất, nảy mầm, mọc xuyên qua nước và a, ra lá ngay trên mặt hồ. Hoa sen không hề mật bởi các loài ong bướm mà có thể tồn ng biệt từ lúc hoa nở cho đến khi hoa tàn.
Theo Pháp Hoa Huyền Nghĩa,(4) hoa sen có ba dụ: Vì có sen nên có hoa; Hoa nở thì sen hiện; Hoa rụng thì sen thành.
Vì có sen nên có hoa gồm hai thí dụ:
Dụ thứ nhất – vì Thật nói Quyền: Thật là pháp chân thật tức là Nhất Thừa và Quyền là pháp phương tiện tức là Tam thừa. Sen ở đây là dụ cho Thật và Hoa ở đây là dụ cho Quyền. Đức Phật vì pháp chân thật của Nhất Thừa mà thiết lập pháp Quyền (phương tiện) của Tam thừa. Cho nên Kinh Pháp Hoa nói rằng: “Mặc dù chỉ bày nhiều thứ đạo, nhưng kỳ thật không ngoài Phật Thừa”.
Dụ thứ hai – Từ nơi Bản Môn hiển bày Tích Môn: Bản Môn nghĩa là chỉ cho pháp Thân căn bản của đức Phật Thích Ca đã có từ vô thủy, đã thành Phật từ lâu xa, cũng gọi là Cổ Phật. Tích Môn nghĩa là chỉ cho Hóa Thân của đức Phật Thích Ca, có dấu tích lịch sử đản sinh, xuất gia.. cũng gọi là Tân Phật.
Sen ở đây là dụ cho Bản Môn (Cổ Phật) và Hoa ở đây là dụ cho Tích Môn (Tân Phật). Pháp Thân của đức Như Lai thuộc Bản Môn đã thành Phật từ lâu xa, nhưng vì muốn độ chúng sinh nên mới sinh vào nơi nước Ca Tỳ La Vệ làm Hóa Thân thuộc Tích Môn. Cho nên Kinh Pháp Hoa nói: “Đúng ra ta thật sự đã thành Phật từ lâu xa, chỉ vì giáo hóa chúng sinh mà nói rằng, ta mới xuất gia và chứng đặng Tam Bồ Đề”.
Hoa nở thì sen hiện. Cũng có hai ví dụ:
Dụ thứ nhất – là khai Quyền hiển Thật. Khai Quyền nghĩa là mở bày pháp phương tiện và Hiển Thật nghĩa là thể hiện pháp chân thật. Hoa nở ở đây là dụ cho Khai Huyền và Sen Hiệu ở đây là dụ cho Hiền Thật. Thí dụ này là biểu tượng đức Như Lai quyền khai ba thừa để hiển bày pháp chân thật của Nhất Thừa. Cho nên Kinh Pháp Hoa nói: “Khai phương tiện môn để chỉ bày tướng chân thật”.
Dụ thứ hai – khai Tích hiển Bản: Khai Tích nghĩa là mở bày Hóa Thân thuộc Tân Phật và Hiền Bản nghĩa là hiển bày Pháp Thân thuộc Cổ Phật. Hoa Nở ở đây là dụ cho khai mở Tích Môn và Sen Hiện ở đây là dụ cho hiển bày Bản Môn. Cho nên Kinh Pháp Hoa nói: “Tất cả thế gian đều cho ta nay mới đắc đạo. Ta thật sự đã thành Phật từ vô lượng vô biên na do tha kiếp cho đến nay”.
Hoa rụng thì sen thành. Cũng có hai thí dụ:
Dụ thứ nhất – bỏ Quyền lập Thật: Bỏ Quyền nghĩa là phế bỏ pháp phương tiện của Tam Thừa và lập Thật nghĩa là thiết lập pháp chân thật của Nhất Thừa. Hoa rụng ở đây là dụ cho bỏ Quyền và sen thành ở đây là dụ cho lập Thật. Thí dụ này là biểu tượng đức Như Lai phế bỏ pháp phương tiện của ba Thừa để kiến lập pháp chân thật của Nhất Thừa. Cho nên kinh Pháp Hoa nói: “Đúng ra xả bỏ phương tiện, chỉ nói đạo vô thượng”.
Dụ thứ hai – bỏ Tích lập Bản: Bỏ Tích nghĩa là phế bỏ Tân Phật thuộc Hóa Thân và lập Bản nghĩa là thiết lập Cổ Phật thuộc Pháp Thân. Hoa rụng ở đây là dụ cho bỏ Tích (Tân Phật) và sen thành ở đây là dụ cho lập Bản (Cổ Phật). Cho nên kinh Pháp Hoa nói: “Các đức Như Lai, pháp đều như thế; vì độ chúng sinh, thật sự không hư”.
Như vậy, Hoa sen biểu tượng cho nguyên lý nhân quả đồng thời. Hoa sen có hai phần: Cánh và Nhụy của hoa thì thuộc về Nhân (hoa); Gương và Hạt thì thuộc về Quả (sen). Một đóa sen gồm có cánh nhụy và gương hạt đều thể hiện cùng một lúc gọi là nhân quả đồng thời, nghĩa là Quả không ngoài Nhân và Nhân không ngoài Quả. Quả tức là Nhân và Nhân tức là Quả. Từ ý nghĩa này người tu Diệu Pháp là tạo nhân thì Thể Tướng Chân Tâm nhất định hiện bày là quả.
Hội Linh Sơn đến giờ vẫn còn tiếp diễn, hoa sen vẫn ngân vang bài pháp không lời, từ ngàn xưa đến ngàn sau không dứt. Và ngày nay, trong chính điện trang nghiêm, đức Thế Tôn vẫn đang ung dung trong tư thế tọa thiền trên đài sen báu. Một trong những nét đặc thù ấy là tính vô nhiễm của hoa sen, tượng trưng tinh thần nhập thế của đạo Phật.
2.2. Hình tượng hoa sen giải thoát
Được biết, ngôn ngữ sử dụng trong kinh điển Phật giáo có ba loại gồm: ngôn ngữ phủ định, ngôn ngữ trựcchỉ, và ngôn ngữ hình ảnh thì ngôn ngữ ẩn dụ thí dụ thuộc vào loại thứ ba (ngôn ngữ hình ảnh)(5). Chính vậy, mà hình tượng hoa sen được các bậc thiền sư thi sĩ sáng tạo nên bằng chính sự thể thực nghiệm của mình, ngay cả các vị đệ tử của Phật điển tích đã ghi lại nhiều sự kiện như vậy.
Dù đang tu đạo, chứng đạo hay hành đạo, chư vị Bồ tát vẫn ngay trần lao mà thể nhập tự tính, làm mọi phật sự bằng tâm vô sở cầu vô sở đắc.
Khi “sinh đã tận, phạm hạnh đã thành”, các Ngài vẫn thị hiện vào mọi cảnh giới, tùy duyên giáo hóa chúng sinh.
Ý nghĩa thâm sâu không ở nơi cành sen được đức Phật đưa lên (niêm hoa), cũng không ở nụ cười của Ngài Ca Diếp (vi tiếu). Ý nghĩa ấy cũng không phải từ sự khai thị Tính thấy mà đức Thế Tôn muốn đại chúng nhận ra và thể nhập. Lý Thiền biểu hiện thẳng tắt, rờ rỡ, tại thời điểm tứ mục tương cố.
Bốn mắt nhìn nhau, tâm Thầy và Trò tương ưng. Thời gian ngừng trôi, không gian lắng đọng. Một niệm mà muôn thuở, một sát na mà rạng chiếu ngàn đời. Không còn phân chia Thầy và Trò, hoa và người, mà Tâm - Phật - Hoa không hai không khác.
Có người thấu triệt, bùn lầy nước đọng và không gian mênh mông vốn chỉ là hai mặt đối đãi không thật có; nếu nhận ra mầm hoa tại hiện tiền, thì tức khắc hoa sen nở. Đó là tinh thần Đốn ngộ của Lục Tổ Huệ Năng: Phật pháp ngay tại thế gian, không thể xa lìa thế gian tìm cầu sự giác ngộ.
Tóm lại, Liên hoa biểu thị cho diệu pháp, liên hoa chính là diệu pháp, diệu pháp cũng chính là liên hoa. Sở dĩ hoa sen sở dĩ có ba dụ như trên là vì Diệu Pháp nhiệm màu khó giải thích, phải mượn ví dụ để cho dễ hiểu. Hoa sen là hình tượng biểu trưng cho Nhân (hoa) và Quả (sen) phát sinh cùng một lúc, cũng như Diệu Pháp là thể hiện Quyền (phương tiện) và Thật (chân thật) đồng một bản thể. Vì thế Đức Phật dùng hoa sen để dụ Quyền và Thật của Diệu Pháp.
Kết luận
Quả thật, hoa sen có đặc tính hy hữu, siêu việt hơn các loài hoa khác ở chỗ nó sinh trưởng từ bùn lầy mà không nhiễm hôi tanh của bùn lầy, vẫn tỏa hương thơm ngát. Chính vì thế mà trong kinh Pháp Hoa, đức Phật dùng hoa sen để dụ cho Diệu Pháp, cho Chân tâm của chúng sinh... Chúng sinh vốn có sẵn chân tâm thanh tịnh, bình đẳng không phân biệt, tuy sống ở cõi Ta bà uế trược nhưng chân tâm ấy của chúng sinh vẫn mầu nhiệm thường hằng thanh tịnh và giải thoát không hề sai khác.
Qua đây, có thể nói rằng hình tượng hoa sen có mặt ở nhiều quốc gia châu Á, thường nở vào mùa hạ, hương thơm thanh thoát, tác dụng giải nhiệt, được so sánh với sự tĩnh tâm, giải thoát. Từ đặc tính có thật này, hoa sen dần dần trở thành biểu tượng cao quí trong nguồn tâm linh Phật giáo.
Nguyễn Văn Thư trong Vấn đề hoa sen với Phật pháp viết: “Hoa sen là xưng tán công đức của Phật, nói các hạnh cao quí của phật tử. Hình thể, màu sắc, hương vị hoa sen nhất nhất đều phải ý niệm qua nghĩa thanh khiết, cao quí của đạo giải thoát, nhất nhất không thể lấy vật chất mà đàm thoại, lấy sự tướng mà quan niệm được”.
Thích nữ Thuần Trí Học viên Cao học K.2 - chuyên ngành Văn học Phật giáo, Học viện PGVN tại Huế Tạp chí Nghiên cứu Phật học Số tháng 5/2024 ***TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Thích Tâm Thiện Tư tương Mỹ học Phật giáo, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh 1996.
2. Đỗ Tùng Bách, Thơ thiền Đường Tống ( Phước Đức dịch), Nxb Đồng Nai 2000.
3. Thích Trí Tịnh (dịch), Kinh Pháp Hoa, Nxb Tôn Giáo 2009.
4. Mai Thọ Truyền (dịch), Pháp Hoa Huyền Nghĩa, Nxb Tôn Giáo 2010.
5. Thích nữ Thanh Châu, “Khái quát về ngôn ngữ kinh điển Phật giáo”, Nghiên cứu Phật giáo, số 6- 2003.
6. Nguyễn Văn Thư, Hoa sen với Phật pháp, Vạn Hạnh, số 23,24,1976, tr. 84.
7. www.thuvienhoasen.org.vn
8. www.hoavouu.com.vn
9. www.vanhoahoc.vn
Bình luận (0)