Hòa thượng là một danh hiệu, chức danh dành cho một vị Tăng sĩ Phật giáo, gốc từ Phạn ngữ: upadhyaya, Pàli: upajjhaya, dịch âm Hán Việt là Ưu ba đà la, là danh hiệu để gọi đối với các bậc tôn sư thân cận dìu dắt các Sa di hoặc Tỳ kheo. .
Tác giả: Thiện Minh
Hòa thượng là ai?
Hòa thượng (Upadhyaya – Upajjhaya): Còn gọi là Thân giáo sư, Lực sinh (tạo ra sức tu hành cho đệ tử), Y sư (hay Y chỉ sư, vị thầy mà các tu sĩ trẻ nương vào để được dạy dỗ thêm, ngoài vị bổn sư). Đây là vị đại trưởng lão trí tuệ và đức độ cao ngời.

>Xem thêm: Ngồi đâu cũng là thiền
Phân biệt Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức
Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay phân biệt Đại đức, Thượng toạ, Hoà thượng như sau:
Đại đức: vị Tăng thọ Đại giới (250 giới sau ít nhất 2 năm thọ giời Sa di (10 giời) và tu tập ít nhất 2 năm, tuổi đời ít nhất là 20 tuổi.
Thượng tọa: Vị Đại đức có tuổi đạo ít nhất là 25 năm (tuổi đời trên 45 tuổi)
Hòa thượng: vị Thượng tọa có tuổi đạo ít nhất là 40 năm (tuổi đời trên 60 tuổi)
Các danh xưng trên được chính thức hóa bằng quyết định tấn phong của Giáo hội đối với chư tăng có các điều trên và đặc biệt là phải có đức độ, có công lao hoàn thành tốt các Phật sự của Giáo hội.
Theo Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam: (1) Tấn phong Hoà thượng những Thượng toạ từ 60 tuổi đời, 40 tuổi đạo trở lên, có đạo hạnh, có công đức với Đạo pháp và dân tộc, do Ban Trị sự Tỉnh hội, Thành hội đề nghị lên Ban Thường trực Hội đồng Trị sự để xét duyệt, đệ trình Thường trực Hội đồng Chứng minh phê chuẩn, được Hội nghị Trung ương thông qua hay Đại hội Phật giáo toàn quốc tấn phong với một Nghị quyết và một giáo chỉ do Đức Pháp chủ ban hành (Chương 3 Điều 37) (2) Tấn phong Thượng toạ những Tăng sĩ từ 45 tuổi đời, 25 tuổi đạo trở lên có đạo hạnh, công đức với đạo pháp và dân tộc do Ban Trị sự Tỉnh hội, Thành hội đề nghị lên Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội xét duyệt đệ trình Thường trực Hội đồng Chứng minh phê chuẩn và tấn phong tại Hội nghị Trung ương Giáo hội và Đại hội Phật giáo toàn quốc, với một Nghị quyết và một Giáo chỉ do Đức Pháp chủ ban hành (Chương 3 Điều 38). (3) Cấp bậc Giáo phẩm của Ni giáo là Ni trưởng và Ni sư. Tiêu chuẩn và điều kiện để tấn phong giáo phẩm của ni giới như quy định của hàng Tăng giới ở Điều 37 và 38 Hiến chương. Tác giả: Thiện Minh
Chuyên mục rất hay của Tạp chí .Tạp chí nên có 1 số câu hỏi về các bộ Kinh để người đọc hiểu hơn cũng như 1 bài nên tăng số lượng câu hỏi trắc nghiệm .
Bài viết hay quá.
Hôm qua, 28-2 âm lịch là ngày giỗ của sư ông Thích Trí Tịnh, dịch giả dịch kinh đại thừa vĩ đại nhất của Việt Nam, sơ tổ Tịnh độ Việt Nam và Ngài là một bậc thầy có nếp sống mẫu mực, mô phạm cho tất cả Phật tử noi theo. Thành kính tưởng niệm sư ông Vạn Đức.
tuyệt với, thầy thích nhất hạnh đáng nhẽ ra là phải có tên đường từ lâu rồi, bây giờ cũng chưa muộn
Những người đón nhận mọi thứ , mọi sự việc trên đời với tâm thế nhẹ nhàng là người hạnh phúc...
Trong các dịch giả trên tạp chí này thì mình đánh giá cao các bài viết, bài dịch của bạn Thường Nguyên nhất. Bài dịch của bạn TN thường dịch câu cú gãy gọn, ý tứ sáng rõ, bạn còn dùng AI để minh họa rất sinh động. Còn các bài mà bạn Thường Nguyên tự viết cũng rất hay, diễn giải các lý do rất thuyết phục. Mình đoán là ở ngoài đời bạn TN cũng rất điềm đạm và từ tốn, nhìn sâu xa.