Tác giả: Văn HậuHội Văn nghệ Dân gian Hà Nội

Phường Trung Hòa (quận Cầu Giấy) có hai thôn Hòa Mục và Trung Kính. Trung Kính xưa có Trung Kính thượng Trung Kính hạ, dân quen gọi “Kẻ Giàn” qua câu Phương ngôn “Đất Giàn Quan Mọc” tên Nôm cổ của làng là Kính Chủ, đời vua Hùng ban cho là Hộ Nhi Hương chữ là Trung Kính.

Cuốn Ngọc phả lưu ở đình cho biết vào đời Hùng Duệ Vương thứ 18 có người dòng dõi nhà vua tên là Hùng Nộn, cha là Hùng Độ và mẹ là Mạc Thị Viên.

Trong làng có người con gái văn võ Kiêm toàn là Nguyễn Thị Cẩn còn gọi là Cần Nương con gái ông Nguyễn Đức Ngôn và bà Vương Thị Quốc. Dân làng làm mối hai bên ưng thuận. Hùng Nộn cưới Cẩn Nương làm vợ. Giặc từ phương Bắc kéo tới Lạng Sơn, Hùng Duệ Vương sai phò mã Tản Viên cùng Hùng Nộn đi cản quân thù. Cần Nương mang 142 người tòng quân chinh chiến.

Chỉ một trận gặp tan tành thắng trận về Hùng Duệ Vương phong Hùng Nộn là Bảo Quốc hầu lập dinh ở đất Kính Chủ. Làng Kính Chủ có tên mới là Hộ Nhi Nương để ghi công lao của dân làng với nước. Mấy năm sau quân giặc lại sang Tản Viên Sơn Thánh và Hùng Nộn mang quân đi đánh thu được ấn tín của tướng giặc.

Thắng lợi trở về Hùng Nộn được không trước Bảo Quốc công hai vợ chồng về làng xây dựng ngoài đồng nhưng đột nhiên ngày 12 tháng 10 Hùng Nộn mất. Cần Nương sau khi mai táng chồng bèn cắt tóc đi tu ở chùa Diên Phúc cũng ở làng. Vua Hùng ban sắc phong là thành hoàng, sai dân lập thờ gọi là Tối linh từ, về sau dân chúng xây đình cùng thờ trong hậu cung, bên cạnh việc thờ bà chúa Trịnh Ngọc Nghiêu tấm bia ở đình niên hiệu Tự Đức (1854) và bia hậu thần 5 Vĩnh Trị (1676) ghi:

…Vợ bị Đặc Tiến phủ quốc thượng tướng quân là Thiên Nghĩa công chúa phu nhân: Trịnh Thị Ngọc Nghiêu đức sáng tiếng nhân, thiện tâm rộng cửa Bồ Đề ơn phục sự xóm thôn ban cổ tiền là 5 mẫu ruộng để tăng lương thực cho dân, thôn giáp tôn sùng kính trọng, thờ chính phu nhân làm hậu thần cùng vị Quốc Vương đại thần và vị Thành hoàng bản thổ…

Đình làng Trung Kính Hạ. Photo NCCong ©2020

Hội làng Trung Kính một năm tổ chức hai kỳ 14 tháng 2 và 2 tháng 6. Để chuẩn bị cho hội mùa xuân mỗi giáp phải nuôi một con lợn giống đen tuyền vì Thánh ghét màu trắng. Lợn nuôi trong một năm khoảng trên dưới 1 tạ đến ngày 2 tháng chín, ngày ngài khao quân, mỗi giáp thịt thêm một con trâu hay một con bò. Luân phiên vào dịp 11 tháng hai năm nay thôn Thượng rước hòm sắc, bài vị xuống thôn Hạ sang năm thôn Hạ lại rước lên thôn Thượng. Kiệu rước sắc có 8 trai làng thay phiên nhau khênh. Vào năm đại hội (5 năm một lần) thì rước kiệu bát cống, song loan, Rước Thánh Ông, Thánh bà với 32 người thay phiên nhau.

Bên cạnh tục kết chạ, làng Thượng làng Hạ còn tục kết chạ với làng An Phú Nghĩa Đô, ngày 13 tháng 2 rước Long đình có bầy bát hương mâm ngũ quả tới đình An Phú, tục giao hảo này theo các cụ cao tuổi cho biết có từ thời đại vương Nguyễn Nhật Tráng người làng Cót đời Lê Trung Hưng có dinh thự ở An Phú, ông mất trong lần đi công cán ở gần Trung Kính bên bờ sông Tô, cháu nội là tiến sĩ Nguyễn Vĩnh Thịnh 1659 sau có tổ chức Đoàn rước 7 bài vị ở đền thờ từ Yên Hòa đi An Phú sau lại rước về.

Hội Trung Kính tưng bừng với các trò vui hát ca trù Phú Đô, vật Mễ Trì, bắt vịt trên ao, thi thổi cơm, đi cầu treo, tổ tôm điếm, nổi bật có lẽ là hai đợt chấm thi thổi cơm. Đợt 4 giáp (Cả, Nhất, Nhì, Ba) thi nấu cơm dâng lên khám thờ, gạo tám thơm say giã dần sàng cho trắng nuốt không lẫn một hạt tấm nước lấy từ giếng đất ở xóm đồng một cân gạo được nấu bằng nồi đất. Nấu xong 4 giáp gánh cỗ lên Ban giám khảo và các cụ Tiên chỉ Lý trưởng, cơm nấu ở nhà tiêu chuẩn phải thơm ngon bị chắc như cơm nắm róc riêu không có cháy nếu không bén lửa. Đợt 2 ở sân đình từng đôi nam, nữ thi nấu cơm có ba người nữ đi vòng sân đình, nam cầm đuốc đi theo đun nồi cơm, dứt ba hồi trống ở vòng cuối là cơm phải chín để dự thi.

Hội thổi cơm thi. Ảnh: St

Cơm các giáp giải nhất được thưởng chân giò, còn cơm do các đôi nam nữ nấu được thưởng vuông vải điều. Về dự hội làng Trung Kính, ta nhớ lại một vị tướng của Vua Hùng có công trong việc dựng nước, giữ nước phần hội mang những nét đẹp của tập quán cổ truyền văn hóa Việt Nam, người dân Kính Chủ Kẻ Giàn tự hào về làng quê của mình trong khúc hát ca trù:

Ruộng đồng trải rộng bao la Lúa Giàn Quan Mọc câu ca mãi còn Gạo tám trên Thượng ngát hương Xạ hương dưới Hạ tiếng đồn vang xa Nhất vui xem hội quê nhà Nồi cơm gạo dự dễ hoa Đồng Tràng!

Di sản văn hóa thời Hùng Vương trong hội làng Hà Nội có thể kể thêm: Đền chùa Cầu Đông (quận Hoàn Kiếm), đình Bảo Hà (huyện Thanh Oai), đình Mễ Trì Hạ (quận Nam Từ Liêm), đình Thị Cấm (quận Nam Từ Liêm), đình Đăm (quận Bắc Từ Liêm), đền Phù Đổng (huyện Gia Lâm), đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Chử Xá (huyện Gia Lâm), đình Thuận Lương (huyện Chương Mỹ), đình Bạch Trữ (huyện Mê Linh), đền Tràng Sơn (huyện Thạch Thất)...

Tác giả: Văn HậuHội Văn nghệ Dân gian Hà Nội

***

Ghi chú:

Trong sách “LHTL 2001” có đoạn ở trang 639 ghi

“…Khi ông mất, vua Lê và chúa Trịnh được tin đã truy tặng ông Nguyễn Nhật Tráng Tiến sĩ ất mùi năm 1593 là “Kiệt Tiết công thần” tước đại vương và cho dân làng Trung Kính lập đền thờ vì lúc sinh thời ông đã cư ngụ ở làng An Phú nên hai làng Trung kính và An Phú có tục rước giao hảo vào ngày hội của làng.

Vào ngày hội xưa ngày 13 tháng 2 tế thần Nguyễn Bông cũng là ngày rước thần Nguyễn Nhật tráng lên đình An Phú.

Rước giao hảo là rước ngài từ nơi được phong thần lên nơi ngài ở để thần về dự hội và thăm lại quê xưa, hôm sau lại rước ngài về đình Trung Kính”

Xin đính chính: Tục Kết Chạ có từ thời đó ở cuối thế kỷ thứ 17 còn Thành Hoàng không phải là thần Nguyễn Nhật Tráng mà là Hùng Nộn công thờ ở đình Trung Kính thượng, Trung Kính Hạ còn thờ Thành Hoàng đình An Phú là Nguyễn Bông, Trần Toàn và ông Đỏ Linh Lang.

Phải hết sức cẩn trọng khi viết về thành hoàng làng xã không lầm lẫn giữa vị Thần của dòng họ với thành hoàng của một làng một tổng. Ban Di tích của đình Trung Kính hạ tháng 3 năm 2000 cho chúng tôi biết như thế.

THAM KHẢO 1. Đại Việt sử ký toàn thư NXB KHXH 1960 2. Mùa xuân Phong tục lễ hội GS Trần Quốc Vượng NXB Y học TDTT 1970 3. Hội thảo lễ hội Vụ Văn hóa quần chúng 1993 4. Lễ hội cổ truyền HÀ TÂY Sở VHTT Hà Tây 1995 5. Thần tích Việt Nam NXB VHTT 1995 6. Lễ hội Thăng Long PGS Lê Trung Vũ NXB Hà Nội 2001 7. Di tích LSVH quận Cầu Giấy TS Nguyễn Tuân NXB CTQG 2010