Hội nghị Nghị viện đối thoại Liên tôn thế giới năm 2023, khai mạc vào hôm thứ Hai tuần qua, với khoảng 6.500 nhà lãnh đạo tôn giáo và tâm linh tập trung tại Chicago, Hoa Kỳ, nơi đặt trụ sở của Quốc hội, cơ quan lập pháp của chính phủ liên bang Hoa Kỳ.
Tác giả: Craig C Lewis Việt dịch: Thích Vân Phong
Sự kiện diễn ra từ ngày 14 đến ngày 18 tháng 8 năm 2023, cuộc họp mặt năm nay được triệu tập với chủ đề: “Tiếng gọi Lương tâm: Bảo vệ Tự do & Nhân quyền.” (A Call to Conscience: Defending Freedom & Human Rights.)
Sự kiện đối thoại liên tôn thế giới với thời gian 5 ngày, quy tụ đại diện của nhiều cộng đồng tôn giáo và tín ngưỡng – những người tham gia đến từ hơn 80 quốc gia và 200 truyền thống tôn giáo, đạo Baha’i đến Hỏa giáo. Các chủ đề sẽ được thảo luận tại các phiên họp toàn thể và nhiều thảo luận, hội thảo bao gồm biến đổi khí hậu, nhân quyền, an ninh lương thực, phân biệt chủng tộc và quyền của phụ nữ, với trọng tâm cơ bản là chống lại sự gia tăng toàn cầu của Chủ nghĩa toàn trị (totalitarianism).
Thị trưởng Chicago, Brandon Johnson, đã có bài phát biểu quan trọng tại buổi khai mạc thứ Hai ngày 14 tháng 8 vừa qua, Hội thảo tập trung vào chủ đề đoàn kết và từ bi, bác ái: “Truyền thống tâm linh của quý chức sức tôn giáo có sức mạnh hướng dẫn mọi người đến con đường hoà bình, và nuôi dưỡng tinh thần hợp tác và tôn trọng lẫn nhau.” Thị trưởng Brandon Johnson nói. “Tính cấp bách trong thời điểm này đòi hỏi chúng ta không chỉ đơn giản dựa vào việc đọc thuộc lòng Thánh kinh thiêng liêng của mình, mà còn đòi hỏi chúng ta phải thể hiện hành động và sức mạnh đáng kinh ngạc nhất mà nhân loại từng biết, đó là hành động của từ bi, bác ái.”
Theo lịch trình các diễn giả khác bao gồm Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres và bà Nancy Pelosi, cựu Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ.
Lip video Nữ tu Phyllis Curott kêu gọi bảo vệ phẩm giá, tự do và nhân quyền cho tất cả mọi người https://www.youtube.com/watch?v=Qb4_oRGy6M8
Nhấn mạnh sự đa dạng của sự kiện đối thoại liên tôn, người chủ trì chương trình cho Quốc hội Mỹ năm nay là nữ tu sĩ Phyllis Curott, luật sư thuộc giáo phái Wicca (một đức tin đa thần dựa vào thiên nhiên với nguồn gốc từ nhiều nền văn hóa thuộc các bộ lạc tiền Kitô giáo ở châu Âu). Trong một tuyên bố trước hội nghị, Rev. nữ tu sĩ Phyllis Curott đã nhấn mạnh xu hướng chính trị toàn cầu đối với Chủ nghĩa toàn trị (totalitarianism) là “Cuộc khủng hoảng nguy hiểm nhất mà ngày nay tất cả chúng ta phải đối mặt.” (the most dangerous crisis confronting all of us today)
“Tai hoạ toàn cầu đang tồn tại, đang lan rộng này, những bạo chúa đang thể hiện và những kẻ cường bạo phạm tội ác chống lại loài người, đàn áp các quyền tự do cơ bản, lật đổ các nền dân chủ và giết chết sự thật bằng những lời dối trá,” nữ tu sĩ Phyllis Curott nói. “Những kẻ bạo chúa hung ác ưa bắt nạt này, đang theo đuổi các cuộc chiến tranh chủ nghĩa dân tộc cực đoan và kích động chủ nghĩa khủng bố trong nước, chúng đang nuôi dưỡng lòng căm thù và sự trỗi dậy của chủ nghĩa bài Do Thái và bài Hồi giáo, sự ghét bỏ phụ nữ và phân biệt chủng tộc. Họ đang cố gắng chiếm đoạt các tôn giáo để biện minh cho điều phi lý. Đây không phải là chúng ta.”
“Cốt lõi của mọi đức tin đều có những lời kêu gọi xoa dịu những nỗi khổ niềm đau của người khác, đóng góp cho một thế giới công bằng, hòa bình và thịnh vượng. Hôm nay, Hội nghị Nghị viện Đối thoại Liên tôn Thế giới đưa ra lời Kêu gọi Lương tâm tới những người có đức tin và tâm linh, tới người dân Chicago, tới tất cả những người có lương tâm, hãy sát cánh bên nhau để bảo vệ phẩm giá, tự do và nhân quyền của tất cả mọi người.” (Parliament of the World’s Religions)
Chủ tịch Hội đồng Phật giáo vùng Trung Tây, Hòa thượng Asayo Horibe đã mô tả Nghị viện, nơi các diễn giả và người thuyết trình đại diện cho các tôn giáo, đạo Baha'i, Phật giáo, Cơ đốc giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Kỳ Na giáo, Do Thái giáo, Đạo Sikh và Hỏa giáo, các truyền thống khác, như một sự kiện tâm linh và tụ tập trong tình đạo hữu.
“Tôi trân trọng tri ân về những tình đạo hữu đã đến với tôi kể từ khi bắt đầu cuộc hành trình này,” Hòa thượng Asayo Horibe nói, đồng thời kêu gọi những đại biểu tham gia chia sẻ và học hỏi lẫn nhau: “Trân trọng kính chào tất cả quý đạo hữu. Hãy tâm sự với mọi người. Hãy về nhà với những kho báu mà quý đạo hữu đã nhận được tại buổi họp mặt thắm tình đạo vị này.” (Religion News Service)
Tổ chức Từ Tế Cơ Kim Hội (慈濟基金會), Buddhist Compassion Relief Tzu-chi Foundation), một tổ chức nhân đạo phi chính phủ (NGO) quốc tế có trụ sở chính đặt ở Đài Loan, cũng tuyên bố tham gia Nghị viện, với một loạt các cam kết và hoạt động đã được lên kế hoạch trong suốt 5 ngày, nêu rõ: “Tổ chức Phật giáo Từ Tế đang mong đợi có các pháp sư, hành giả từ trụ sở, và các thành viên khác từ trụ sở ở Đài Loan để cùng tham dự Hội nghị. Hội Phật giáo Từ Tế sẽ tổ chức các gian hàng triển lãm, thảo luận nhóm, biểu diễn ngôn ngữ ký hiệu và các hoạt động khác trong Hội nghị.”
Nguyên nhân của Hội nghị Nghị viện Đối thoại Liên tôn Thế giới, được coi là tập hợp lớn nhất, gồm các nhà lãnh đạo liên tôn, bắt đầu từ năm 1893, Hội nghị Nghị viện Đối thoại Liên tôn Thế giới được triệu tập, nhằm thúc đẩy đối thoại giữa các tôn giáo trên thế giới.
Vào dịp kỷ niệm 100 năm của Hội nghị Nghị viện Đối thoại Liên tôn Thế giới (1893-2023), cuộc tụ họp mang tính bước ngoặt này vào năm 1893, một hội nghị được hồi sinh đã khởi động một loạt hội nghị mới với tên chính thức là Nghị viện của các Tôn giáo Thế giới, hiện có trụ sở tại Chicago, Hoa Kỳ, và được lãnh đạo bởi một Hội đồng Quản trị được bầu chọn.
Quốc hội Hoa Kỳ khoá trước vào năm 2021, được tổ chức trực tuyến do đại dịch Covid-19. Như vậy Quốc hội Hoa Kỳ năm nay đánh dấu cuộc họp liên tôn lần thứ 9.
Clip video Hội nghị Nghị viện Đối thoại Liên tôn Thế giới tại Chicago về Vấn đề Nhân quyền https://www.youtube.com/watch?v=w57V30YSyY4
Tác giả: Craig C Lewis Việt dịch: Thích Vân Phong Nguồn: Buddhistdoor Global - BDG
>> Giải pháp tri thức hoàn hảo và tri tuệ nhân tạo
Bình luận (0)