Hòa thượng Thích Trí Tịnh khai thị cho tăng, ni, phật tử
ISSN: 2734-9195
16:26 19/01/2024
Hòa thượng Thích Trí Tịnh là người có công rất lớn trong việc điều hành và phát triển giáo hội Phật giáo Việt Nam phát triển, là bậc tùng lâm...
Hòa thượng Thích Trí Tịnh là người có công rất lớn trong việc điều hành và phát triển giáo hội Phật giáo Việt Nam phát triển, là bậc tùng lâm thạch trụ của Giáo hội. Sau đây là những lời của Hòa thượng Thích Trí Tịnh giảng, dạy thế hệ tăng, ni, phật tử đương thời.
Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917 – 2014), thế danh Nguyễn Văn Bình, húy Nhựt Bình, tự Trí Tịnh, hiệu Thiện Chánh, thuộc dòng Lâm Tế gia phổ đời thứ 41 tại Việt Nam. Nguyên Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh, nguyên Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch UBTW Mặt trật Tổ quốc Việt Nam. Hòa thượng là người có công rất lớn trong việc điều hành và phát triển giáo hội Phật giáo Việt Nam phát triển, là bậc tùng lâm thạch trụ của Giáo hội.
Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh là một bậc tôn sư khả kính đã có nhiều công lao giáo dưỡng và dìu dắt hàng trăm môn đồ đệ tử đã trưởng thành, noi gương từ bi hỷ xả, tự giác giác tha của Hòa thượng để bền vững đạo tâm và trang nghiêm Giáo hội. Sau đây là những lời của Hòa thượng Thích Trí Tịnh giảng, dạy thế hệ tăng, ni, phật tử đương thời.
1- Hãy khoan hồng tha thứ, biết thiện thì làm, tới đâu thì tới.
2- Sống trong cuộc đời, muốn được thong thả rảnh rang thì đừng dính đến quyền lợi.
3- Làm việc hễ thuận duyên thì làm, không thuận thì phải khéo léo nhẫn nhịn để vượt qua.
4- Ăn chay, thương người, thương vật, tụng kinh.
5- Việc ác chớ để phạm, điều lành phải nên làm.
6- Thương người cùng thương vật, niệm Phật và tham thiền.
7- Chính niệm đứng đầu là 3 niệm: Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.
8- Hằng ngày ăn thịt chúng sinh mà mong giải thoát, điều đó không bao giờ có điều đó được.
9- Mót thời gian để tu, đừng bỏ qua, gặp việc thì làm; rảnh việc thì nhiếp tâm: Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.
10- Thông minh hiểu biết nhiều, coi chừng không bằng ông già bà lão ăn chay niệm Phật.
** Mình sống trong thời Mạt Pháp, lấy sức người để tu hành cũng giống như đang ở nơi giữa dòng sông, chẳng những chung quanh toàn là nước mà còn có sóng lớn nữa hoặc nhiều khi còn xuất hiện những chỗ xoáy trũng. Do đó phải học bơi lội và phải bơi lội giỏi nghĩa là lúc nào cũng cần phải cố gắng tinh tấn đừng để phóng dật. Lại phải lập chí nguyện lớn, chí nguyện càng dõng mãnh thì nghị lực mới phi thường.
*** Và nhớ là đừng bỏ qua tu mót
Tu mót là chớ để thời gian trôi qua khi gặp được cơ hội để tu
Gặp việc thì làm việc
Rảnh việc thì nhiếp tâm niệm Phật , niệm Pháp, niệm Tâm
***Dù còn trong sinh tử luân hồi, nếu cố gắng mót tu, mót phước thì cũng đầy đủ đạo pháp, nuôi lớn được thân Huệ mạng của chính mình.
Nếu ai đã từng thực hành một thời gian rồi sẽ thấy: Tu mót đôi khi lại lợi lạc nhiều hơn các khoá tu hành chính.
*** Người xuất gia có sự nghiệp của người xuất gia
Cư sĩ tại gia có sự nghiệp của người tu tại gia
Chỉ là LỚN hay NHỎ mà thôi
Tuy nhiên nếu đã tạo sự nghiệp thì hãy như con NHỆN chứ đừng như con TẰM NHẢ TƠ rồi chết trong cái kén của nó.
Chùa Vạn Đức, phường Tam Phú, Tp.Thủ Đức, Tp.HCM
Và cuối cùng nên giữ lại trong tâm chúng ta lời vàng ngọc quý giá vô cùng như sau từ bậc chân tu nhiều kiếp.
Ngày tháng trôi qua nhanh lắm, một năm không mấy chốc đã hết rồi.
GIÀ, BỆNH, CHẾT không chừa một ai. Dù vô thường sinh tử, thân này tuy không bền lâu, nhưng mình phải cố gắng nương theo thân người này để tu hành, vượt qua biển sinh tử lên đến bờ giải thoát.
Nếu chưa được như vậy thì cũng làm nhân duyên thù thắng cho những đời sau bằng cách GIỮ ĐẠO TÂM KIÊN CỐ, GIEO NHIỀU CĂN LÀNH VÀ LÀM CHO NÓ TĂNG TRƯỞNG
Pháp của Phật rất rõ ràng chỉ cầu ở nơi mình có chí nguyện và thực hành hay không thực hành mà thôi!
Đại lão Hoà thượng Thích Trí Tịnh
Đây chính là sự thật về bản chất của cảm nhận, giúp ta hiểu rằng niềm vui hay khổ đau chủ yếu đến từ cách chúng ta xử lý và phản ứng với các trải nghiệm, hơn là từ những điều kiện ngoại cảnh vốn dĩ trung tính.
Mục tiêu của Phật giáo không phải là đào tạo tăng ni trở thành quan chức Giáo hội, mà điểm đến cuối cùng là đào tạo tu sĩ trở thành người có phẩm chất đạo đức Phật giáo
Ngay cả những người từng có tâm chân thật, không nói dối, cũng dễ bị lợi đắc, cung kính, danh vọng làm thay đổi ý nguyện tu hành. Từ chỗ không cố ý nói láo, họ sẵn sàng nói dối để bảo vệ danh tiếng và có thêm nhiều lợi ích cho mình.
Theo Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Với khoảnh khắc hiện tại, chính niệm là năng lượng của sự nhận thức và tỉnh thức. Đây là quá trình thực hành liên tục để chạm sâu vào cuộc sống trong từng khoảnh khắc.
Hạnh phúc không đến từ những gì ta sở hữu, mà từ những gì ta sẵn sàng trao đi. Khi ta biết thương yêu (Từ Bi) và biết buông bỏ (Hỷ Xả), tự khắc tâm sẽ bình an.
Sáng đó bà dậy sớm, đi lại bình thường, bà vào nhà tắm làm vệ sinh cá nhân, thay quần áo mới mà mợ Thành vừa mua cho. Ăn một chút cháo chay, rồi bà nhẹ nhàng nói con cháu ngồi xung quanh giường niệm Phật cho bà.
Nếu tin con người có số mệnh, chịu ảnh hưởng chi phối của thuyết Thiên Mệnh thì cũng nên nhớ tới câu ngạn ngữ "Đức năng thắng Số" mà giữ tâm thiện và hành thiện thì sẽ chuyển biến được phần nào số mệnh theo hướng tích cực.
Khi những đoá liên đăng phủ kín vườn Quán Âm cũng là lúc buổi lễ khép lại viên mãn. Ánh đăng hòa cùng ánh sáng đêm trăng tròn minh niên đã góp phần tô điểm cho ánh đạo vàng trong lòng những người con Phật ngày thêm rực sáng.
Nếu chỉ xem Valentine là ngày của những cặp đôi, chúng ta đã vô tình giới hạn ý nghĩa của nó. Nhưng nếu nhìn theo ánh sáng Phật pháp, đây có thể là một ngày để thực hành yêu thương rộng lớn hơn, yêu với trí tuệ, yêu mà không chấp chước.
Bình luận (0)