Cát Khánh Tạp chí Nghiên cứu Phật học Số tháng 1/2022

Năm mới là sự kiện thiêng liêng với mỗi người, mỗi gia đình và cộng đồng ở vùng Himalaya nói chung và cộng đồng người Tạng nói riêng. Năm mới bắt đầu là ngày 29 tháng 12 theo lịch Tạng, và sự kiện này kéo dài 15 ngày với các tập tục thiêng liêng và các hoạt động như cầu nguyện, nghi lễ, tiệc tùng… sự kiện này được gọi tên là Losar.

Văn hóa Tây Tạng phát triển dưới ảnh hưởng của nhiều yếu tố, sự giao lưu với các quốc gia và nền văn hóa láng giềng như Nepal, Ấn Độ, Mông Cổ và Trung Quốc, nhưng cũng bởi sự tách biệt của vùng núi Himalaya, đã tạo nên một nền văn hóa khác biệt.

Năm 641 sau Công nguyên, khi Văn Thành công chúa được Hoàng đế Thái Tông của Nhà Đường cho kết hôn với vua Songtsan Gampo (Tùng Tán Cán Bố), cuộc hôn nhân hòa hợp và hòa bình đã tạo nên sự trao đổi văn hóa giữa người Hán và Tây Tạng bao gồm các lĩnh vực nông nghiệp, chiêm tinh học, Phật giáo, nghệ thuật, âm nhạc… Trải qua thời gian Phật giáo cũng đã được biến đổi thành một nhánh riêng ở Tây Tạng với ảnh hưởng tín ngưỡng Bon và các niềm tin bản địa khác.

Môi trường sống đặc trưng ở vùng cao nguyên, người Tây Tạng chủ yếu là những người du mục cùng tồn tại hài hòa với môi trường khắc nghiệt trên cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng. Chăn nuôi từ lâu đã là cách sống độc đáo cho người Tây Tạng đi cùng với những nghi lễ tôn giáo sâu sắc. Khi mùa màng của họ có vụ thu hoạch bội thu, họ ăn mừng nó thông qua nhảy múa và ca hát. Thời gian trôi qua, họ bắt đầu đánh dấu thời gian khi lúa mạch vùng cao chín muồi như bắt đầu một chu kỳ mới.

Người Tạng chú ý nhiều đến các yếu tố bắt nguồn từ những trải nghiệm trực tiếp của các nhà hiền triết về bản chất thiêng liêng của các yếu tố bên ngoài và bên trong. Chúng ta gọi những nguyên tố này là đất, nước, lửa, không khí và không gian. Bởi vậy lịch Tạng là loại Âm lịch tính theo Mặt Trăng, một năm có 12 hoặc 13 tháng, mỗi tháng bắt đầu và kết thúc vào lúc trăng non. Tháng thứ 13 được thêm vào cách quãng khoảng 3 năm để năm Âm lịch có thể tương đương với năm Dương lịch. Mỗi năm tương ứng với một con vật và một yếu tố của ngũ hành. Các ngày trong tuần đều tương ứng với các thiên thể.

 

Theo truyền thống, đêm Giao thừa của Tây Tạng rơi vào ngày 29 tháng 12.

Người Tạng thường chuẩn bị lễ hội Losar trước một tháng, họ trồng cây con để đến ngày đầu tiên của năm mới những cây nhỏ xinh như lúa mạch, hoa để dâng lên đức Phật và Tam Bảo.

Vào 2 ngày cuối cùng của năm cũ, người Tạng gọi là Gutor, họ dọn dẹp trang trí nhà cửa đặc biệt là khu bếp được coi là dạ dầy của gia đình, và những người phụ nữ sẽ nấu món Guthuk – một loại há cảo kiểu Tạng, họ sẽ đặt các thành phần khác nhau trong nhân bánh, và những câu chuyện vui vẻ ấm áp được thể hiện trong bữa tối sum vầy cùng gia đình, nếu nhân bánh có bột, muối hoặc đường đó là một dấu hiệu tốt nhưng nếu nhân có ớt thì nghĩa là anh ta (chị ta) nói nhiều, Nếu ai đó tìm thấy than trong bột của mình, nó có ý nghĩa tương tự như tìm thấy than trong vớ Giáng sinh; Điều đó có nghĩa là người ta có một "trái tim đen", nếu là sợi len là trượng trưng cho sự tử tế, lòng tốt và đồng xu sẽ mang lại sự thịnh vượng, tài lộc. Toàn bộ căn phòng sẽ tràn ngập những tiếng cười và những trò đùa vui nhộn, giúp bầu không khí lễ hội thêm phần rộn rã.

Vào ban đêm, người Tây Tạng sẽ sử dụng ngọn đuốc làm bằng rơm, cỏ khô, Tsampa (một loại bột ngũ cốc) và pháo và tụng kinh để loại bỏ các linh hồn ma quỷ đang ẩn nấp xung quanh. Sau đó, họ sẽ đốt tsampa, ngọn đuốc,... tại ngã tư như một cách để xua tan hoàn toàn ma.

Vào ngày thứ hai của Gutor, các nghi lễ tôn giáo sẽ được thực hiện. Mọi người đến thăm tu viện để cúng dường lên tam bảo và các bậc thầy.

Những ngày cuối cùng của năm mới, các khoản nợ được thanh toán, các cuộc cãi vã được giải quyết. Quần áo mới, trang sức và các loại thực phẩm đặc biệt như Kapse (quẩy xoắn chiên) cũng như thức uống yêu thích là Chang (bia lúa mạch) được được chuẩn bị sẵn sàng.

Một trang trí truyền thống khác tượng trưng cho một vụ thu hoạch tốt là Chemar (xô ngũ cốc), chứa đầy tsamba (bột lúa mạch thanh rang) và hạt lúa mạch, sau đó được trang trí bằng tai lúa mạch và bơ màu. Cùng với chiếc đầu cừu từ bơ màu như một vật trang trí may mắn, ước nguyện một năm mới bội thu và nhiều đàn gia súc.

15 ngày đầu tiên của năm mới vô cùng quan trọng người Tạng gọi là ngày Chungpa Choepa, kỷ niệm 15 ngày đức Phật khai triển thần thông. Công đức của việc thực hành Pháp và nghiệp được nhân lên nhiều lần theo knh điển và Mật điển cũng như lời giáo huấn của các vị thầy, những ngày này mọi công đức và mọi hành vi tiêu cực đều được phóng đại lên hàng triệu lần.

Người Tạng tổ chức lễ hội đèn bơ, làm Torma, treo cừ cầu nguyện mặc những trang phục nghi lễ truyền thống, dâng khăn Khatas lên bàn thờ gia đình và các đấng sinh thành, các vị thầy, trong tu viện với những lời chào chân thành Tashi Delek – những điều tốt lành thịnh vượng và thịnh vượng hơn.

Tại các tu viện, các nghi lễ chào năm mới, các khóa lễ cầu bình an, các vũ điệu cúng dường với nghi thức tôn giáo, các nghi lễ cổ đại diện cho cuộc đấu tranh giữa thiện và ác. Các Lạt ma tụng kinh và truyền ngọn đuốc lửa qua đám đông. Mọi người thực hiện điệu nhảy của con nai và những trận chiến thú vị giữa nhà vua và quần thần của ông, và như vậy, bất kể phật tử hay các vị tu sĩ đều cổ vũ và chào đón năm mới bằng cách nhảy múa, ca hát và vui vẻ.

Trong suốt thời gian này phần lớn người Tạng dành nhiều thời gian cho việc cầu nguyện, thiền định, thực hành 35 vị Phật, thực hành Yidam để thanh lọc cơ thể, cúng dường Nagas, các linh hồn nước trong khu vực, cúng dường khói cho các linh hồn địa phương gắn liền với thế giới tự nhiên.

Những buổi dã ngoại, nhảy múa, các cuộc thi cưỡi ngựa, đấu vật, bắn cung cũng được diễn ra khắp nơi.

Phong tục Losar ở Bhutan bắt đầu vào năm 1637, khi Shabdrung Ngawang Namgyal kỷ niệm sự hoàn thành của Punakha Dzong với một buổi lễ khai mạc, người Bhutan đến từ khắp nơi trên đất nước để mang theo các dịch vụ sản phẩm từ các vùng khác nhau, cùng nhảy múa, ca hát và tham gia các trò chơi truyền thống.

Cát Khánh Tạp chí Nghiên cứu Phật học Số tháng 1/2022