Những hậu duệ của Mông Cổ cổ đại, được gọi là Kalmyks, sống ở miền Nam nước Nga tại Cộng hòa Kalmykia, quốc gia Phật giáo duy nhất ở châu Âu. Họ đã xây dựng ngôi đại già lam Phật giáo để tìm cách bảo vệ đạo pháp của dân tộc mình sau các biến cố chính trị và xã hội.

Họ đã bị đuổi khỏi vùng đất quê ông đất tổ vào năm 1943. Người dân Kalmyks nằm rải rác khắp Liên Xô cho đến khi Nhà nước Liên Xô (tiếng Nga: Правительство СССР) cho phép họ trở về quê nhà vào năm 1956. Tuy nhiên, các Phật giáo đồ không thể khôi phục lại cuộc sống của họ mãi cho đến khi Liên Xô tan rã vào ngày 26 tháng 12 năm 1991.

Tenzin Gyatso, đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã gia trì sái tịnh, chúc phúc cát tường cho việc xây dựng ngôi đại già lam Burkhan Bakshin Altan Sume, trung tâm của các sinh hoạt Phật giáo Kalmykia, một trong những ngôi tự viện Phật giáo lớn nhất của châu Âu (Nga), khi Ngài đến viếng thăm thủ đô Elista của quốc gia Phật giáo Kalmykia vào năm 2004.

Ngôi đại già lam Бурхн Багшин алтн сүм (Phật Thích Ca Mâu Ni, Buddha Shakyamuni) tọa lạc tại Elista, thủ đô của nước Cộng hoà Kalmykia, một quốc gia cộng hòa thuộc Nga, nằm ở phía Nam Liên bang Nga, khu vực rìa Đông của châu Âu. Đây là lãnh thổ duy nhất ở châu Âu mà Phật giáo là tôn giáo chiếm đa số và dân số chủ yếu là người gốc châu Á.

Ngôi đại già lam Бурхн Багшин алтн сүм được khánh thành vào ngày 27/12/2005. Hơn 5.000 người tham dự buổi lễ, bao gồm đại diện các cộng đồng Phật giáo Tây Tạng từ thủ đô Moscow, thành phố Volgograd và thành phố Saratov. 

Đặc biệt có sự quang lâm chứng minh, chúc phúc cát tường của đức Đạt Lai Lạt Ma và Cư sĩ Kirsan Ilyumzhinov, Tổng thống đầu tiên của nước cộng hòa tự trị Kalmykia (Nhiệm kỳ 1993–2010) đến tham dự.

Ngôi đại già lam Бурхн Багшин алтн сүм là một ngôi chùa Phật giáo lớn nhất châu Âu, với chiều cao 63 mét, tượng Phật trong Chính điện cao 9 mét.

Ngôi chùa như một biểu tượng khổng lồ của Phật giáo, nổi bật giữa thủ đô nhỏ xíu và mọi người đều có thể chiêm ngưỡng biếu tượng ấy từ mọi hướng của thành phố. Các họa sĩ chuyên nghiệp đến từ Tây Tạng đang cẩn thận, tỉ mẩn trang trí lại nội điện của ngôi chùa. Chỉ riêng thời gian trang trí lại đã mất tới 4 năm.

Cư sĩ Kirsan Ilyumzhinov, Tổng thống nước cộng hòa tự trị Kalmykia đã tiến cúng 8 triệu Mỹ kim.

Nhân dân Kalmyk và chư tăng Tây Tạng phối hợp làm việc nhịp nhàng với nhau trên khắp cả nước cộng hòa Phật giáo này. Thượng tọa Anja Gelong, Trụ trì ngôi Đại Già lam Phật Thích Ca Mâu Ni nói: “Đạo Phật là một phần hết sức quan trọng trong đời sống của chúng tôi ở đây. Hằng ngày, mọi người đều có thể đến chùa và tiếp xúc với bất cứ nhà sư nào để nói chuyện về các vấn đề mà họ muốn”.

Du khách thập phương hành hương và người dân địa phương khi đến ngôi Già lam này, sẽ vượt qua cổng cao được trang trí nguy nga tráng lệ, và từng bước chân lạc tiến lên cầu thang nhẹ nhàng thanh thoát. Sau đó, từng bước chân thanh thảng nhẹ gót ba vòng quanh, đến điểm dừng chân để quay Bánh Xe Kinh Luân cầu nguyện.

Cư sĩ Kirsan Ilyumzhinov, Tổng thống đầu tiên của nước cộng hòa tự trị Kalmykia chia sẻ rằng: “Tất cả các Giáo hội Phật giáo và các Tự viện tại đất nước này đều đã bị phá hủy sạch trong suốt những thập niên đầu của thế kỷ 20.

Cách đây hơn nửa thế kỷ, các cư sở Tự viện Phật giáo ở đây chỉ là một con số 0, nhưng bây giờ thì đã có 67 ngôi Tự viện Phật giáo tại Cộng hòa Kalmykia”.

Ngày nay, Tổng thống đầu tiên của nước cộng hòa tự trị Kalmykia, Cư sĩ Kirsan Ilyumzhinov đã đem lại sự tự do, quyền bình đẳng cho nhân dân Kalmykia, khởi xướng tái kiến thiết nhiều cơ sở Tự viện trong nước, duy trì trì mạng mạch Phật giáo.

Cư sĩ Kirsan Ilyumzhinov, Tổng thống đầu tiên của nước cộng hòa tự trị Kalmykia giới thiệu bộ phim tài liệu Russian-Indian film The Buddha đến với Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ảnh: kirsan.today
Cư sĩ Kirsan Ilyumzhinov, Tổng thống đầu tiên của nước cộng hòa tự trị Kalmykia giới thiệu bộ phim tài liệu Russian-Indian film The Buddha đến với Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ảnh: kirsan.today

Theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng, so với các địa điểm khác, ngôi chùa là nơi lưu trú đặc biệt dành cho đức Đạt Lai Lạt Ma. Khu nhà ở tầng 5 của ngôi đại già lam, bao gồm tòa nhà nghiên cứu Phật học, giảng đường, nơi ở của phương trượng trụ trì, tăng xá và nhà bếp.

Mặc dù đức Đạt Lai Lạt Ma chưa bao giờ ở phòng của Ngài tại nước Nga, nhưng các Phật giáo đồ tại Nga vẫn luôn để trống phòng của Ngài, và sẵn sàng nghinh tiếp Ngài trong trường hợp Ngài đột nhiên đến thăm đất nước này.

Những người nổi tiếng và giáo đồ thuộc các tín ngưỡng khác đã đến viếng thăm Ngôi đại già lam Бурхн Багшин алтн сүм. Nam diễn viên Steven Seagal đã khiến người dân địa phương vô cùng phấn khích khi đến viếng thăm ngôi chùa vào năm 2007. Ông đã trở thành công dân danh dự của Kalmykia và thậm chí còn nhận được một căn hộ từ Tổng thống của quốc gia này.

Ngôi đại già lam Бурхн Багшин алтн сүм nổi tiếng với bức tượng Phật Thích Ca cao 9 mét được bao phủ bằng vàng. Đó là tượng Phật lớn nhất châu Âu.

Có đến 27 người phục vụ trong Ngôi đại già lam Бурхн Багшин алтн сүм, bao gồm cả Chư tăng. Họ thực hành chiêm tinh học, y học Phật giáo và các nghi lễ thiêng liêng. Nhiều người trong số họ đã nghiên cứu nghiệp vụ trong các tự viện Phật giáo tại Ấn Độ.

 

 

Tác giả: Thích Vân Phong