Người sáng lập Tổ chức Phật giáo nhập thế Sarvodaya & Triết học Phật giáo về hoạt động xã hội, Tiến sĩ AT Ariyaratne đã thanh thản an nhiên trút hơi thở, xả báo thân, từ giã trần gian về cõi Phật vào hôm thứ Ba, ngày 16 tháng 4 năm 2024 (8-3-Giáp Thìn). Hưởng thọ 94 tuổi.

Sự ra đi của ông để lại một di sản sâu sắc về năng lực lãnh đạo tâm linh, Phát triển xã hội và Từ bi phụng sự, với tâm nguyện có thể kết hợp tinh hoa đạo bồ tát với trí tuệ xã hội thế kỷ 21, trong mọi lĩnh vực từ tư duy, tu trì, tới triết lý, văn hóa, để giúp cho thân, tâm, và linh tính con người thời đại đạt tới chỗ hài hòa, siêu thoát.

Theo báo chí đưa tin, Tiến sĩ AT Ariyaratne, cha của sáu hiếu tử, mười hai hiền tôn và là một Phật tử trung kiên, thuần thành, người đã hoạt động tích cực trong chính trị Sri Lanka, suốt cuộc đời dấn thân vào công cuộc phát triển cộng đồng, đã thanh thản hồn nhiên trút hơi thở từ giã trần gian trong khi đang điều trị tại một bệnh viện tư nhân ở thủ đô Colombo, Sri Lanka.

Trong một thông báo chính thức vào hôm thứ Tư, ngày 17 tháng 4 năm 2024, Tổ chức Phật giáo Dấn thân Sarvodaya & Triết học Phật giáo về hoạt động xã hội đã cáo phó:

Tổ chức Phật giáo Dấn thân Sarvodaya & Triết học Phật giáo về hoạt động xã hội vô cùng kính tiếc, đau buồn thông báo với công chúng về sự từ giã trần gian của Tiến sĩ Sri Lankabhimanya A.T. Ariyaratne, người sáng lập Tổ chức Phật giáo nhập thế Sarvodaya & Triết học Phật giáo về hoạt động xã hội.

Lễ khâm liệm nhập quan vào vào ngày 17 tháng 4 năm 2024. Lễ phúng viếng từ 18 giờ đến 12 giờ thứ Bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024.

Lễ tang được tổ chức tại Trụ sở Sarvodaya, Damsak Mandira, số 98 Đường Rawatawatte, Moratuwa. Lễ truy điệu tại Quảng trường Độc lập-Colombo, nơi được tổ chức Lễ tang cấp Nhà nước, sau đó các nghi thức tôn giáo. Lễ hoả táng được cử hành vào lúc 16h00, thứ Bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024.

Chúng tôi tâm thành kính bày tỏ tri ân vì sự hỗ trợ và sự cảm thông đến phúng viếng chia buồn trong thời gian tang lễ.

Nhất tâm cầu nguyện hương linh Tiến sĩ AT Ariyaratne cao đăng Phật quốc!

Hòa thượng Pomnyun Sunim, nhà hoạt động xã hội, người sáng lập cộng đồng Phật giáo quốc tế tại Hàn Quốc, Chủ tịch Hội Phật giáo Tịnh độ Hàn Quốc đã gửi điện văn chia buồn và đăng trên mạng truyền thông xã hội:

Tôi vô cùng đau buồn kính tiếc, khi hay tin Tiến sĩ AT Ariyaratne vừa tạ thế, người sáng lập Tổ chức Phật giáo Dấn thân Sarvodaya & Triết học Phật giáo về hoạt động xã hội, người dẫn đầu thế giới về Phật giáo Dấn thân vào xã hội, tôi bày tỏ lòng chân thành chia buồn cùng tang gia hiếu quyến và các thành viên trong tổ chức của Ông.

Tiến sĩ AT Ariyaratne có thể yên nghỉ trong hoà bình.

Ảnh hưởng của Phật giáo Dấn thân do Tiến sĩ AT Ariyaratne đạt được đã là nguồn cảm hứng lớn lao cho tôi và các tình nguyện viên của Hội Phật giáo Tịnh độ Hàn Quốc.

Đã từ lâu các liên hữu Tịnh Độ và tôi luôn ghi nhớ và thực hành những lời giảng dạy mà ông đã truyền trao cho chúng tôi khi ông đến thăm Học viện Sujata ở Ấn Độ và Hội Phật giáo Tịnh độ Hàn Quốc.

Tiến sĩ AT Ariyaratne đã từ giã trần gian, nhưng lời giảng dạy và sự thể hiện đức tính từ bi, trí tuệ của ông sẽ tồn tại mãi mãi với chúng ta, giúp nhiều hành giả thành tựu Phật pháp.

Xin hãy yên nghỉ nơi cõi Phật thanh tịnh Tỳ Lô Giá Na.

Chúng ta sẽ tiếp tục di sản Phật giáo Dấn thân của ông trên khắp thế giới.

Tiểu sử Tiến sĩ AT Ariyaratne (1931-2024)

Tiến sĩ AT Ariyaratne tên đầy đủ là Sri Lankabhimanya Ahangamage Tudor Ariyaratne (Sinhala: අහන්ගමගේ ටියුඩර් ආරියරත්න; sinh vào hôm thứ Năm, ngày 5 tháng 11 năm 1931 (26-9-Tân Mùi), nhà hoạt động, người sáng lập và Chủ tịch Phong trào Phật giáo Dấn thân Sarvodaya & Triết học Phật giáo về hoạt động xã hội.

Ngày 10 tháng 9 năm 2015, ông được đề cử vào Hội đồng Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka với tư cách là đại diện dân sự. Ông đã nhận được giải thưởng Jamnalal Bajaj năm 1991.

Cuộc sống thuở ấu niên và giáo dục

Tiến sĩ AT Ariyaratne sinh vào hôm thứ Năm, ngày 5 tháng 11 năm 1931 (26-9-Tân Mùi) tại làng Unawatuna ở Quận Galle (nay thành phố nằm trên các đầu tây nam của Sri Lanka). Ông từng trải qua giáo dục đào tạo các trường tiểu học, trung học, Cao đẳng Buona Vista, Unawatuna, Cao đẳng Mahinda, Galle. Sau đó, ông theo học tại một trường Cao đẳng Sư phạm, tiếp đến trong sự nghiệp giáo dục đào tạo, ông là giảng viên tại Đại học Nalanda Colombo cho đến năm 1972. Ông đổ đạt văn bằng Cử nhân Kinh tế tại Đại học Vidyodaya.

Phong trào Sarvodaya Shramadana

Khoảng sau giữa thế kỷ 20, nhóm dân tộc người Rodiya ở Sri Lanka, những người bị xã hội ruồng bỏ và họ lang thang đó đây xin ăn, đã nhận được sự giúp đỡ dưới hình thức cải tạo nhà cửa, đào giếng, nhà vệ sinh và lập công viên cộng đồng; các chương trình giáo dục và trợ giúp tự kinh doanh cũng được triển khai.

Năm 1958, Tiến sĩ AT Ariyaratne đã sáng lập Tổ chức Phật giáo Dấn thân Sarvodaya & Triết học Phật giáo về hoạt động xã hội. Ông bắt đầu xây dựng phong trào này khi ông thực hiện, trong một thí nghiệm giáo dục “40 sinh viên và 12 giảng viên từ Đại học Nalanda Colombo” đến một ngôi làng bị bỏ hoang và giúp dân cải thiện cuộc sống.

Sau nhiều lần “thí nghiệm giáo dục” này thành công, Tiến sĩ AT Ariyaratne và những người khác đã phát triển những lý tưởng cao đẹp này làm nền tảng cho Phong trào Phật giáo Dấn thân Sarvodaya & Triết học Phật giáo về hoạt động xã hội.

Là một Phong trào Phật giáo Dấn thân Sarvodaya & Triết học Phật giáo về hoạt động xã hội với ba thành phần: “Lý tưởng Gandhi, Triết lý đạo Phật và Đại kết về tâm linh”. Danh từ ‘Sarvodaya’ là tiếng Phạn, dịch nghĩa “tất cả vì phúc lợi cho tất cả mọi người”, nhưng Tiến sĩ AT Ariyaratne đã diễn dịch nghĩa là “sự tỉnh giác của tất cả mọi người”.

Phong trào Phật giáo Dấn thân Sarvodaya & Triết học Phật giáo về hoạt động xã hội, đặt con người vào trung tâm của sự chuyển hoá xã hội, “Ngôi làng quê đại diện hồn thiêng của sông núi và là nguồn gốc của tầm nhìn, sứ mệnh, tinh thần phụng sự của nó”.

Phong trào của Tiến sĩ AT Ariyaratne tập trung vào việc trao quyền chính trị cho ngôi làng quê, sự tỉnh giác của đạo Phật và phát triển nông thôn. Lời kêu gọi của phong trào Phật giáo Dấn thân Sarvodaya & Triết học Phật giáo về hoạt động xã hội này, nhằm thay thế bạo lực bằng tinh thần cách mạng bất bạo động, mang tính cơ cấu tạo nền tảng cho trật tự xã hội.

Tinh thần cách mạng này nêu cao giá trị từ bi bất bạo động của Phật giáo, nhằm thúc đẩy một xã hội xoá đói giảm nghèo, phấn đấu đạt đến ước mơ thành hiện thực công bằng xã hội, giàu đẹp, văn minh hơn.

Tư tưởng Phật giáo của Tiến sĩ AT Ariyaratne

Tiến sĩ AT Ariyaratne tập trung vào các khái niệm của Phật giáo, từ bi bất bạo động, vô thường, vô ngã và Tứ Diệu Đế. Cách ông ứng dụng thực tiễn Phật giáo đối với tinh thần từ bi bất bạo động, dựa trên “sự chuyển hoá cảm xúc tiêu cực” một cách có hệ thống, trong đó trạng thái tiêu cực, phản ứng như hận thù, tham lam và si mê, được chuyển hóa thành các định hướng xã hội tích cực, thông qua việc công phu tu tập thiền định, phát triển trí tuệ.

Tiến sĩ AT Ariyaratne sử dụng tinh thần từ bi bất bạo động, nhằm thúc đẩy sự phát triển các làng xã, một phần chính của Phong trào Phật giáo Dấn thân Sarvodaya & Triết học Phật giáo về hoạt động xã hội, bằng cách giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, đang phải chịu đựng những hoàn cảnh đói nghèo, bệnh tật, nạn phân biệt đối xử, nạn bạo lực trong cuộc sống của họ.

Tiến sĩ AT Ariyaratne đã dùng triết lý vô thường làm nền tảng cho Phong trào Phật giáo Dấn thân Sarvodaya & Triết học Phật giáo về hoạt động xã hội. Điều này là “giúp cho chúng ta thấy được tính cách biến đổi thành hoại mau chóng của hình hài cũng như của mọi vật, trong đó có cả tâm ý, nhờ rõ được nguyên lý vô thường mà sự sống có mặt, mà vô thường chính là vô ngã; nhận thức được sự phụ thuộc lẫn nhau của bản thân trong xã hội và thiên nhiên, đòi hỏi sự tôn trọng sâu sắc nhất đối với tất cả mọi người”.

Vì tính chất vô thường của cuộc sống, nên điều này quan trọng là phải vượt qua những nỗi khổ niềm đau bất cứ khi nào có thể và bằng cách quan tâm giúp đỡ tha nhân đón nhận sự an lạc hạnh phúc trong cuộc sống, chứng tỏ sự phụ thuộc lẫn nhau của tất cả chúng sinh.

Những người phật tử tin rằng sự tương tác phụ thuộc lẫn nhau, là một phần qua trọng của cuộc sống, và khi cá nhân mỗi người hiểu rằng, chúng ta sống trong cộng đồng xã hội không thể đơn phương mà tồn tại độc lập, nó luôn phụ thuộc lẫn nhau với mọi người, họ có thể bắt đầu hiểu tại sao việc giúp đỡ những người đang trong khổ đau lại quan trọng, ngay cả họ có thể không như thế.

Bởi thể hiện sự quan tâm giúp đỡ mọi người thông qua Phong trào Phật giáo Dấn thân Sarvodaya & Triết học Phật giáo về hoạt động xã hội, có thể giúp thực hiện được điều này, và là một trong những mục tiêu của toàn bộ phong trào này.

Một khái niệm Phật giáo khác mà Tiến sĩ AT Ariyaratne tập trung vào Phong trào Phật giáo Dấn thân Sarvodaya & Triết học Phật giáo về hoạt động xã hội là tinh hoa của đạo Phật qua triết lý vô ngã. Điều này được nhấn mạnh với các thành viên trong tổ chức của ông, bởi vì họ “xem việc sẵn sàng phụng sự Vô ngã tha nhân như một cách thay đổi nhận thức của chính họ sang trạng thái tỉnh giác và từ bi hơn trên đường đến cõi Niết bàn.

Ông lập luận rằng, triết lý Vô ngã là tiến trình thanh lọc hay đoạn tận gốc rể lậu hoặc vốn che mờ tâm giác ngộ, được thực hiện thông qua Phong trào Phật giáo Dấn thân Sarvodaya & Triết học Phật giáo về hoạt động xã hội. Những thành viên của Phong trào Sarvodaya đều tự tình nguyện vì từ bi tâm của chính họ chứ không phải là điều họ bắt buộc phải làm. Đây có nghĩa là họ đang dành thời gian quý báu của bản thân để phục vụ người khác, điều này phù hợp với triết lý Vô ngã của đạo Phật.

Ông diễn giải Tứ Diệu đế (Bốn chân lý mầu nhiệm). Sự thật cao cả thứ nhất, thực trạng đau khổ của con người (khổ đế), nghĩa là người ta cần nhận ra rằng, những nỗi khổ niềm đau đang xảy ra trên khắp thế giới. Phong trào Phật giáo Dấn thân Sarvodaya & Triết học Phật giáo về hoạt động xã hội diễn giải lại điều này có nghĩa là “tất cả dân làng quê nên nhận ra những vấn đề như nghèo đói, bệnh tật, áp bức bất công, mất đoàn kết trong môi trường sống của họ”.

Ông lập luận rằng những điều đó là những dạng đau khổ đang diễn ra trên khắp đất nước Sri Lanka, và phần còn lại của thế giới. Điều quan trọng là tất cả mọi người đều phải nhận ta rằng, những nỗi khổ niêm đau này tồn tại và chúng cần được giải quyết bởi những người có khả năng trợ giúp hoá giải khổ đau ở cả cấp độ cá nhân cũng như toàn thể cộng đồng.

Sự thật cao quý thứ hai là nguồn gốc hay nguyên nhân dẫn đến thực trạng đau khổ (Tập đế), nghĩa là người ta cần hiểu khổ đau đang diễn ra trên khắp thế giới từ đâu. Ông diễn giải điều này có nghĩa là “tình trạng suy thoái của ngôi làng quê có một hoặc nhiều nguyên nhân. Phong trào Sarvodaya luôn nhắc nhở rằng nguyên nhân ở các yếu tố như ích kỷ, đấu tranh trong tiêu cực, tham lam và hận thù”.

Những nguyên nhân này chỉ ra những điều mà Phong trào Phật giáo Dấn thân Sarvodaya & Triết học Phật giáo về hoạt động xã hội đang cố gắng khắc phục bằng các chương trình của mình ở cả cấp độ cá nhân và cộng đồng nói chung.

Tiến sĩ AT Ariyaratne cảm thấy rằng chủ nghĩa ích kỷ, cạnh tranh tiêu cực, tham lam và hận thù gây ra nhiều đau khổ trên thế giới và cần được đấu tranh tích cực và có thể chống lại nạn tiêu cực gây hại bằng các chương trình hoạt động phúc lợi xã hội, chẳng hạn như các chương trình Phong trào Sarvodaya hiện thực hoá. Những thói hư tật xấu đó cần phải được loại bỏ khỏi cá nhân con người, để những phẩm chất thanh cao của chính mình được tô điểm cho cuộc sống tươi đẹp hơn.

Sự thật cao quý thứ ba là sự kết thúc hay sự chấm dứt khổ đau (Diệt đế), có nghĩa là người ta cần hiểu rằng những nỗi khổ niềm đau, có thể chấm dứt bằng cách đạt được Niết bàn. Phong trào Phật giáo Dấn thân Sarvodaya & Triết học Phật giáo về hoạt động xã hội diễn giải rằng, điều này có nghĩa là “những nỗi khổ niềm đau của tất cả người dân làng quê có thể chấm dứt khổ đau”.

Ông cảm thấy rằng vì những đau khổ của mỗi cá nhân có thể chấm dứt bằng những triết lý đạo Phật này mà những đau khổ của mỗi cá nhân trong làng quê cũng được chấm dứt là nhờ sự giúp đỡ của những người khác. Phật giáo Dấn thân Sarvodaya & Triết học Phật giáo về hoạt động xã hội tìm cách hiện thực hóa điều này, bằng cách giúp đỡ người dân làng quê xây dựng lại cuộc sống của họ, và hình thành mối liên kết cộng đồng bền chặt dựa trên việc giúp đỡ lẫn nhau.

Sự thật cao quý thứ tư là con đường hay phương pháp thực hành dẫn đến chấm dứt khổ đau (Đạo đế), có thể đạt được thông qua thực hành Bát Chính đạo dẫn đến Niết bàn. Ứng dụng thực tiễn Bát Chánh Đạo, tám phương tiện vi diệu đưa mọi người đến đời sống an lạc, hạnh phúc. Ví dụ, Chính niệm, Phong trào Sarvodaya diễn giải rằng người ta cần “cởi mở và luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của người dân làng quê”.

Điều này có nghĩa là nếu thấy người ta cần điều gì đó phải làm lợi ích chung vì cộng đồng, thì các thiện nguyện viên sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của họ. Làm như thế sẽ giúp ích cho mỗi người trong cộng đồng giảm bớt phần nào những nỗi khổ niềm đau trong cuộc sống của họ.

Kinh tế học Phật giáo

Tiến sĩ AT Ariyaratne được nhiều người coi là một nhà lãnh đạo Phật giáo theo Chủ nghĩa hiện đại, vì đã diễn giải lại hoặc ứng dụng thực tiễn theo các nguyên tắc Phật giáo, để phù hợp với công việc hoạt động phúc lợi xã hội của mình. Chủ nghĩa hiện đại của ông có thể được nhìn thấy trong lời kêu gọi các vị tu sĩ Phật giáo cũng như hàng cư sĩ phật tử tại gia, hãy tích cực trong cuộc sống làng quê.

Ngôi làng quê là trung tâm trong giải pháp của Tiến sĩ AT Ariyaratne, cho những rắc rối, mâu thuẫn,xung đột của Sri Lanka. Tiến sĩ AT Ariyaratne được coi là hiện thân lý tưởng hoá của bản thân về các ngôi làng quê Sri Lanka cổ đại, là trung tâm của trật tự xã hội.

Tiến sĩ AT Ariyaratne tập trung vào các giải pháp kinh tế, thông qua việc áp dụng các nguyên tắc Phật giáo mà ông gọi là “Kinh tế học Phật giáo” (Buddhist Economics). Trong bài diễn giảng, ông chia sẻ rằng: “Đời sống kinh tế của mỗi công dân không thể tách rời khỏi cuộc sống, và cuộc sống tổng thế của con người.

Qua lăng kính Phật giáo nhìn cuộc đời như một tổng thể. Trên thực tế, toàn bộ thế giới được coi là một tổng thể trong giáo lý của Đức Phật. Ông đã chỉ rõ rằng, sự nhận thức toàn diện về cuộc sống này, khiến con người khó có thể đi theo con đường hạnh phúc. Kinh tế là một phần của cuộc sống, và do đó, cuộc sống có ý nghĩa đạo đức và xã hội của hoạt động kinh tế không thể được coi là tách rời khỏi kinh tế.

Tiến sĩ AT Ariyaratne thường phê phán chủ nghĩa tiêu dùng, chủ nghĩa tư bản và sự phân hoá giàu nghèo ngày càng gia tăng. Với quan điểm toàn cầu theo chủ nghĩa hiện đại, ông thường chỉ trích các tổ chức phương Tây và quốc tế như Ngân hàng Thế giới.

Ông tuyên bố rằng phương Tây đã tạo ra “các phương pháp và hệ thống quy mô lớn, do con người tạo ra và có khả năng thống trị nhân loại, thay cho các thể chế xã hội, kinh tế và chính trị đơn giản mà con người có thể thống trị. Ông tin rằng thông qua những nỗ lực cấp cơ sở do Phật giáo hướng dẫn, những vấn đề này có thể được khắc phục.

Một phần trọng tâm trong chương trình hoạt động phúc lợi xã hội của ông là từ bi bất bạo động. Tiến sĩ AT Ariyaratne kêu gọi thể hiện từ bi bất bạo động.

Trong nhiều thập kỷ, ông đã tích cực hoạt động vì hoà bình ở Sri Lanka, và tuyên bố rằng con đường duy nhất dẫn đến hoà bình là thông qua “việc xoá bỏ quan điểm về “tôi và của tôi” (ngã và vô ngã) hoặc từ bỏ ‘cái tôi’ và việc hiện thực hoá các học thuyết về mối liên hệ giữa tất cả các loài động vật và sự thống nhất của toàn nhân loại, do đó theo thuật ngữ Phật giáo là ủng hộ hoạt động phúc lợi xã hộ.

Ông đã chia sẻ trong buổi diễn giảng, “Khi chúng ta hướng đến lợi ích của tất cả phương tiện mà chúng ta sử dụng phải dựa trên Sự thật, Bất bạo động và Vị tha, phù hợp với tất cả là sự Tỉnh giác. Điều mà ông ủng hộ là vô ngã vị tha để phục vụ người khác, và cố gắng đánh thức người khác. Ông đã nhấn mạnh: “Tôi không thể đánh thức chính mình trừ khi tôi giúp đánh thức người khác”.

Huân chương và Giải thưởng

Tiến sĩ AT Ariyaratne, người tin tưởng mạnh mẽ vào các nguyên tắc từ bi bất bạo động, phát triển nông thôn và đức hy sinh của Thánh Gandhi, đã định hình Phong trào Phật giáo Dấn thân Sarvodaya & Triết học Phật giáo về hoạt động xã hội, theo những cách tạo nên mối liên kết quan trọng giữa các nguyên tắc phát triển thế tục và lý tưởng Phật giáo về lòng vị tha và từ bi tâm.

Là một phật tử trung kiên, thuần thành trong ngôi nhà chính pháp, ông chủ trì hàng chục nghìn buổi “họp mặt gia đình” và hướng dẫn hàng triệu người trên khắp đất nước Sri Lanka và các nơi trên thế giới công phu tu tập thiền định.

Năm 1994, khi nhận được Giải thưởng Giải thưởng Nhân đạo Quốc tế Hubert H. Humphrey từ Trường Công vụ Hubert H. Humphrey thuộc Đại học Minnesota, một những trường công lập danh tiếng nhất Hoa Kỳ, Tiến sĩ Patrick Mendis, một thành viên cao cấp của Trung tâm Quản trị dân chủ và đổi mới Ash tại Trường Kennedy, Đại học Harvard đã mô tả người cố vấn cũ của mình là “Thánh Gandhi của Sri Lanka”.

Trong gần bảy thập kỷ, Phong trào Phật giáo Dấn thân Sarvodaya & Triết học Phật giáo về hoạt động xã hội đã tiếp tục phục vụ với tư cách là tổ chức phi chính phủ lớn nhất ở Sri Lanka, Tiến sĩ AT Ariyaratne đã vinh hạnh nhận được nhiều giải thưởng quốc gia và quốc tế, để ghi nhận cam kết của ông đối với quốc gia dân tộc Sri Lanka:

Danh hiệu Quốc gia

Sri Lankabhimanya - Danh dự quốc gia cao quý nhất của Sri Lanka năm 2006.

Deshabandu - lần đầu tiên được Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka trao tặng danh dự quốc gia vào năm 1996.

Giải thưởng Quốc tế

Giải thưởng Ramon Magsaysay cho Lãnh đạo Cộng đồng năm 1969

Giải thưởng Hòa bình Mahatma Gandhi, Ấn Độ, 1996

Giải thưởng Hubert H. Humphrey, Hoa Kỳ, 1996

Giải thưởng tưởng niệm IL-GA về dịch vụ công, Hàn Quốc, 1995

Giải thưởng Hòa bình Niwano, Nhật Bản, 1992

Giải thưởng Jamnalal Bajaj cho việc truyền bá các giá trị Gandhi bên ngoài Ấn Độ, 1990

Giải thưởng Forel tháng 8, Phong trào Hiệp sĩ Tốt nhằm Thúc đẩy Tính ôn hòa, Đan Mạch, 1990

Alan Shawn Feinstein Giải thưởng Nạn đói Thế giới, Đại học Brown, Hoa Kỳ, 1986

Giải thưởng King Baudouin về Phát triển Quốc tế, Bỉ, 1982

Giải thưởng Ramon Magsaysay về Lãnh đạo Cộng đồng, Philippines, 1969

Giải thưởng Hòa bình Quốc tế Acharya Sushil Kumar năm 2005

Bổ nhiệm Danh dự Quốc tế

Chủ tịch Nghị viện Tôn giáo Thế giới, 1993

Chủ tịch Quốc tế, Hội nghị Thế giới về Tôn giáo và Hòa bình, 1994

Thành viên, Câu lạc bộ Budapest, Hungary

Thành viên, Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Thế giới, Minnesota, Hoa Kỳ

Cố vấn Hội đồng Tương tác Cựu nguyên thủ quốc gia

Ban Giám đốc Peacemaker Circle International

Cố vấn quốc hội điện tử

Cựu Chủ tịch, Văn phòng Giáo dục Người lớn Châu Á và Thái Bình Dương

Cựu Chủ tịch Approtech Asia, Philippines

Nguyên Chủ tịch Viện Phát triển Nông thôn Châu Á, Ấn Độ

Hội đồng Cố vấn Quốc tế, Auroville (Ấn Độ) 1999-2024

Đời sống cá nhân và sự từ giã trần gian

Tiến sĩ AT Ariyaratne đã kết hôn với nữ cư sĩ Phật tử Neetha và có sáu người con: Vinya Ariyaratne, Charika, Jeevan, Sadee, Diyath và Nimna. Ông có 12 hiền tôn (cháu): Janatha Marasinghe, Damni Marasinghe, Hasala Ariyaratne, Aseni Ariyaratne, Jithvan Ariyaratne, Kanishtaa Ariyaratne, Tiara Ganegama, Sanara De Silva, Liana Ariyaratne, Niven Ganegama, Sanchit De Silva và Diyana Ariyaratne.

Tiến sĩ AT Ariyaratne, Phong trào Phật giáo Dấn thân Sarvodaya & Triết học Phật giáo về hoạt động xã hội của Sri Lanka, nhà Nhân đạo, người được đề cử giải Nobel Hòa bình. Người được công nhận và vinh danh trên phạm vi quốc tế, vì sự cống hiến suốt đời cho hoà bình, phát triển và phúc lợi con người trên quy mô lớn.

Suốt cuộc đời của Tiến sĩ AT Ariyaratne, từ khi sinh ra, trưởng thành, trải qua các học đường, thi đổ đạt các học vị, dấn thân vào hoạt động phúc lợi xã hội, góp phần đưa đạo Phật đi vào cuộc đời, ổn định và phát triển đất nước Sri Lanka và các giá trị nhân văn mà ông đã cống hiến. Ông là một tấm gương cao cả, xứng đáng cho nhiều thế hệ Phật tử Sri Lanka và thế giới noi gương.

Do tuổi cao sức yếu, ông thanh thản hồn nhiên trút hơi thở, xả báo thân, từ giã trần gian tại một bệnh viện tư nhân ở Colombo vào hôm thứ Ba, ngày 16 tháng 4 năm 2024 (8-3-Giáp Thìn). Hưởng thọ 94 tuổi.

Video

https://www.youtube.com/watch?v=zqY-Ke8cWwE https://www.youtube.com/watch?v=PBZYqCe6S78 https://www.youtube.com/watch?v=uWb4D5V03TE https://www.youtube.com/watch?v=Qn-Wd4N2ayw

Việt dịch: Thích Vân Phong Nguồn: Buddhistdoor Global (BDG)