Nét đặc sắc trong tư tưởng của thiền phái Tào Động đó là sự viên dung, cẩn mật trong công phu tu tập hàng ngày, nhẹ nhàng, sâu lắng như người nông dân quanh năm chăm lo ruộng lúa
Tông Tào Động chỉ truyền vào Việt Nam vào giữa thế kỷ XVII, đã được chư Tổ hoằng truyền mạnh mẽ, sáng lập môn quy, xây dựng đạo tràng, tiếp tăng độ chúng và được kế thừa phát triển đến ngày nay.
Tác giả: NCS.Thích Thanh HuyNghiên cứu sinh khóa III, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội
Khai tổ của Tào Động tông Trung Hoa
Phái Tào Động được thành lập vào khoảng cuối đời Đường. Thiền sư Động Sơn Lương Giới tu học và đắc đạo nơi thiền sư Vân Nham Đàm Thịnh. Thiền sư đến hoằng pháp tại Đông Sơn Phổ Lôi Thiền Tự ở Giang Tây, phát huy tông phái lớn mạnh, sáng lập giáo lý Đông Sơn Ngũ Vị để thu nhận người học. Sau thiền sư Động Sơn Lương Giới, có nhiều đệ tử xuất sắc, đặc biệt là thiền sư Cao Sơn Bản Tịch, người đã kế tục và phát triển, hoàn thiện giáo lý Đông Sơn Ngũ Vị, làm nền tảng vững chắc cho việc thành lập. Tống Cao Đống. Như vậy, thiền sư Động Sơn Lương Giới và Cao Sơn Bản Tích là hai vị khai tổ quan trọng nhất của phái Tào Động.Hai chữ Tào Động được ghép từ hai chữ cái đầu tiên của hai vị thiền sư sáng lập là Động Sơn Lương Giới và Cao Sơn Bản Tịch. Nguyên gọi là Động Cao Tông. Nhưng về sau, do nghe khó hoặc một lý do nào khác, nên gọi là đối âm Tào Động. Tuy nhiên, chữ Cao có lẽ liên quan nhiều hơn đến núi Tào Khê, nơi Lục Tổ Huệ Năng từng hoằng pháp.Trong số các đệ tử theo pháp của Thiền sư Cao Sơn Bản Tịch, nổi bật nhất là Thiền sư Cao Sơn Huệ Hà, người đã tích cực truyền bá tư tưởng Đông Sơn Ngũ Vị ra khắp Thiền phái. Tuy nhiên, hệ pháp này của thiền sư Tào Sơn Bản Tịch chỉ truyền được 05 đời rồi thất truyền và được các thế hệ đệ tử của thiền sư Vân Cư Đạo Ứng, một đệ tử khác của thiền sư Động Sơn Lương Giới, kế thừa duy trì cho đến ngày nay.Vào thế kỷ thứ 11, phái Tào Động gần như bị thất truyền, khi vị tổ thứ 06 là Thái Dương Cảnh Huyền không có người thừa kế. Thiền sư đem áo cà sa ấn tín của môn phái và nhờ đệ tử cũ là Phù Sơn Pháp Viên (theo thiền phái Lâm Tế) làm tìm người kế thừa. Đầu Tử Nghĩa Thành sau đó theo học Pháp Viên và được truyền tâm pháp của phái Tào Động. Ngài được xem là người thừa kế chính thức của Thái Dương Cảnh Huyền và trở thành tộc trưởng thứ 07. Trong bối cảnh hai thiền phái Lâm Tế và Vân Môn đang phát triển cực thịnh, thiền sư Phù Dung Đạo Khải, vị tổ thứ 08 thành lập, đã hình thành và xây dựng thiền viện, các lối sinh hoạt tu hành tự viện riêng cho Tào Động, để tông phái này chính thức độc lập, tạo được chỗ đứng, ảnh hưởng ngày càng sâu rộng trong xã hội Trung Quốc.
Tư tưởng tông Tào Động Trung Hoa
- Tư tưởng Ngũ vị quân thầnNgũ vị Đông Sơn hay còn gọi là Ngũ quân thần là năm vị giác ngộ do thiền sư Đông Sơn Lương Giới và đệ tử Tào Sơn Bản Tịch đề xướng.Thiền sư Động Sơn Lương Giới là tổ khai sáng của tông Tào Động, lấy chân lý lập làm Chính vị, lấy sự vật lập làm Thiên vị, rồi dựa vào lý Thiên và Chính xoay trở lẫn nhau mà lập thành thuyết Ngũ vị (Chính trung thiên, Thiên trung chính, Chính trung lai, Thiên trung chí và Kiêm trung đáo).Chính ở đây biểu thị cho Thể, Tánh, Lý. Thiên chỉ cho dụng, sắc, sự. Ngũ vị được nêu rõ như sau:1). Chính trung Thiên: có nghĩa là cái Dụng nằm trong Lý. Trong cấp nhận thức này, thế giới hữu vi nắm phần trên nhưng được nhận diện là xuất phát từ Chân như, tính Không. Người tu mới nhận được dụng đủ nơi thể.2). Thiên trung Chính: có nghĩa là Lý nằm trong Dụng. Trong vị này, sự bất phân nổi bật, thế giới hiện hữu ít được để ý đến. Người tu hành nhận được Lý đủ nơi Sự, nhận được Thể sẵn trong Dụng, liễu đạt được lý các pháp đều không, chỉ một Chân như bình đẳng.3). Chính trung lai: nghĩa là từ trung tâm giữa Thiên và Chính đến. Các pháp hữu vi như Lý tuỳ duyên, như tính duyên khởi. Nơi đây cảm giác về thân, tâm đều được bỏ qua một bên, cả hai đều biến mất. Người tu nơi đây như Lý tu Sự, như tính khởi hành, tương đương với Bồ Tát từ sơ địa đến thất địa (Thập địa) tu hành còn dụng công.4). Thiên trung chí: bước vào giữa Thiên và Chính. Nơi đây người tu cảm nhận được sự độc nhất vô nhị của mỗi Pháp. Ngay cả tính Không cũng đã biến mất trong pháp này. Sử dụng toàn hợp nơi thể người tu trọn ngày tu mà lìa niệm tu, trọn đêm dụng mà chẳng thấy dụng công. Tương đương với hàng Bồ Tát từ bát địa đến thập địa.5). Kiêm trung đáo: Đã đến đích, đến trung tâm của hai thái cực Thiên và Chính. Thể Dụng đồng đến, Sự và Lý cùng hành. Tức là vị quân thần hiệp (vua tôi hiệp).Thiền sư Tào Sơn Bản Tịch lý giải Ngũ vị như sau: “Chính vị tức xưa nay Không giới, xưa nay không vật. Thiên vị là sắc giới có muôn hình tượng. Chính trung thiên: bỏ Lý theo Sự. Thiên trung chính: bỏ Sự về Lý. Kiêm trung đáo: thần ứng hợp các duyên, không rơi vào các cõi, chẳng phải nhiễm, tịnh, chính, thiên. Cho nên nói ‘Đại đạo hư huyền, chân tông vô trước.’ Các bậc tiên đức suy một vị này tối diệu tối huyền, phải biện minh cho thấu triệt. Quân là Chính vị, Thân là Thiên vị, Thần hướng Quân là Thiên trung Chính, Quân thị Thần là Chính trung Thiên, Quân Thần đạo hiệp là Kiêm trung đáo”[1].Thiền sư Tào Sơn Bản tịch lại nương theo bản ý của ngài Động Sơn mà phát minh thêm, mượn ví dụ vua tôi để nói rõ yếu chỉ của Ngũ vị, gọi là Quân thần ngũ vị.“1). Quân vị (địa vị vua): Chỉ cho cõi hư không xưa nay vốn chẳng có 1 vật gì, là Chính vị, tức Chính trung lai trong Ngũ vị.2). Thần vị (địa vị bầy tôi): Chỉ cho cõi sắc, muôn tượng có hình, là Thiên vị, tức là Thiên trung chí trong Ngũ vị.3). Thần hướng quân (bầy tôi hướng lên vua): Bỏ sự về lí, tức là Thiên trung chính hướng lên, trở về trạng thái vắng lặng.4). Quân thị thần (vua nhìn xuống bầy tôi): Bỏ lí theo sự, tức là Chính trung thiên hướng xuống, theo duyên sinh khởi muôn pháp.5). Quân thần đạo hợp (đạo vua tôi hợp nhau): Ngầm ứng các duyên mà không rời vào hữu vi, tức là Kiêm trung đáo, chỉ cho địa vị đạo Đại giác cùng tột, chẳng phải Chính, chẳng phải Thiên, động tĩnh hợp nhất, sự lý không hai”[2].Tư tưởng Ngũ vị quân thần là tông chỉ tu tập của tông Tào Động, hành giả nương vào đó quán chiếu tập sẽ đi đúng theo Trung đạo, không chấp mắc hai bên: có – không, tốt – xấu, thiện – ác… trở về với bản thể chân như thanh tịnh. Đây là tư tưởng đặc trưng của Tào Động tông Trung Hoa. Bên cạnh tư tưởng Ngũ vị quân thần, các thế hệ chư tổ đời sau dựa vào kinh nghiệm tu tập của mình mà sáng tạo ra nhưng phương pháp, luận lý mới, trong đó nổi bật là pháp Thiền Mặc chiếu của thiền sư Hoằng Trí Chánh Giác.- Tư tưởng thiền Mặc chiếuThiền phong do thiền sư Hoằng Trí Chính Giác phái Tào Động đề xướng. Mặc là lặng lẽ chuyên tâm tọa thiền, chiếu là dùng huệ soi tâm tính linh bản lai thanh tịnh chứ không cần đến cổ tắc công án để nghiền ngẫm như tông Lâm Tế.Mặc chiếu là một phương pháp đơn giản, để thực hành mặc chiếu, hãy buông bỏ tất cả mọi việc bận rộn, mọi niệm phân biệt, và hãy tỉnh thức một cách trong trẻo lặng lẽ, chấp nhận tất cả mọi chuyện một cách đầy đủ, cứ để y hệt như chúng là chúng. Đừng mong đợi theo bất cứ gì, cũng đừng trụ tâm vào bất cứ gì. Ngài Hoằng Trí Chánh Giác dạy rằng: “Thân nên ngồi một cách tĩnh lặng, và tâm nên mở ra tòan diện nhưng bất động. Xuyên qua pháp môn này, học nhân làm trong sạch tâm cho tới khi đạt được sự trong trẻo của một hồ nước mùa thu và sáng y hệt như mặt trăng chiếu sáng trên bầu trời mùa thu”[3].Ngài chỉ dạy thêm nữa rằng: “Trong pháp ngồi lặng lẽ này, dù bất cứ cảnh nào xuất hiện thì tâm cũng rất là trong trẻo cho tới tòan bộ các chi tiết, nhưng mọi thứ thì tự là nơi nó nguyên thủy là, trong nơi chốn riêng của chúng. Tâm vẫn ở trong một niệm dài mười ngàn năm, nhưng không trụ vào bất kỳ hình tướng nào, bên trong hay bên ngòai”[4]. Đó là sự tĩnh lặng và chiếu sáng tự nhiên của Thiền. Khi có sự phân biệt và dính mắc, thì sự tĩnh lặng và chiếu sáng kỳ diệu đó bị ngăn che. Tâm vốn là bất động và vắng lặng, một cách tự nhiên, và cùng lúc đó thì tâm lại có khả năng biết một cách tròn đầy. Không cần ra sức để đánh bóng nó, hay làm nó chiếu sáng, bởi vì nó vẫn là như thế đó. Về nguyên tắc, mặc chiếu rất là đơn giản. Nhưng, bởi vì chúng ta quá phức tạp, nó trở thành một pháp môn khó khăn để tu tập. Các trở ngại lớn nhất khởi lên từ chỗ làm quá nhiều. Bởi vì tất cả chúng ta có khuynh hướng làm quá nhiều – ngay cả trong thiền định – chúng ta có thể cần phải trải qua các tu tập tư lương sơ khởi, và rồi sẽ gỡ bỏ hết [mọi pháp tu] trước khi chúng ta đơn sơ đủ để dùng tới mặc chiếu một cách hiệu qủa.Như vậy, Thiền Mặc Chiếu có thể được coi là một phương pháp tu tập thiền quan trọng của người học Phật. Nếu đứng về phương diện ứng dụng tu tập, phù hợp với Giới - Định - Tuệ tam học. Còn đứng về phương diện hiện đại thiền, đây là phương pháp thiền phù hợp với chỉ quán thiền của Phật giáo nam truyền và Phật giáo bắc truyền, giúp người học Phật luôn cảm nhận được thân tâm buông thư, tỉnh giác, thấy được phiền não, đoạn trừ phiền não, và trở về với Phật tính thanh tịnh.
Sự du nhập thiền phái Tào Động ở Việt Nam
- Ở Đàng Trong: Vào thế kỷ 17, thiền sư Thông Giác Thủy Nguyệt sang Trung Quốc tham học với Tổ thứ 30 tông Tào Động là thiền sư Nhất Cú Trí Giáo tại Nhân Vương Hộ Quốc Thiền Tự, núi Phụng Hoàng, Hồ Châu: “Sau 6 năm tu hành tham Thiền ở Trung Quốc, sư đã Kiến tính (liễu ngộ) và được ấn khả, truyền pháp mạch của Tào Động Chính Tông và đem về truyền bá tại Việt Nam. Thiền sư từng giáo hóa khắp Miền Bắc khiến giáo pháp được phát triển rực rỡ một thời. sư được các môn đệ tôn xưng là Sơ tổ Thiền phái Tào Động tại Việt Nam”[5]. Sau khi sư viên tịch, pháp mạch được truyền lại cho đệ tử là thiền sư Chân Dung Tông Diễn. Thiền sư Tông Diễn đã kế thừa và phát triển xuất sắc Thiền phái Tào Động. Ngài nổi danh trong lịch sử với kỳ tích giúp Phật giáo thời bấy giờ thoát khỏi sự diệt vong khi vua Lê Hy Tông ra lệnh phá chùa, đày Tăng ni lên núi. Thiền sư khuyên nhà vua hủy bỏ lệnh cấm đó và giúp vua sám hối lỗi lầm. Thiền sư Tông Diễn được cung kính phong là Đại Tuệ Quốc Tử, Đại Thừa Bồ tát và thỉnh Ngài thường vào cung giảng pháp.Các đời truyền thừa Thiền phái Tào Động đã sản sinh ra những thiền sư, đại sư lỗi lạc trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. Nhiều vị đã được phong làm Quốc sư, Tăng Cương, Tăng thống để lãnh đạo Phật giáo. Thời cận đại, Hòa Thượng Thiền gia Pháp Chủ Thích Mật Ứng và Hòa Thượng Đệ Nhất Pháp Chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thích Đức Nhuận là những thế hệ đã làm rạng danh Phật giáo trong lòng dân tộc Việt Nam qua tư tưởng cứu nước, cứu đời, lợi ích an dân, phật giáo nhập thế.Kế thừa truyền thống tu hành của thiền tông, các Thiền sư Thiền phái này ban đầu chú trọng hướng dẫn người học tham Thiền, tọa Thiền để minh tâm kiến tính, liễu thoát sinh tử. Thiền sư Thanh Đàm Minh Chính đã khái quát tư tưởng Thiền qua các tác phẩm Bát Nhã Trực chỉ và Đề cương kinh Pháp Hoa, Thiền sư Đạo Nguyên Thanh Lãng trong bài pháp của mình có xu hướng hòa nhập giữa thiền và tịnh, sư vừa khuyên người tu học pháp môn Thiền Bát nhã, vừa niệm Phật để cầu sinh Tịnh Độ.Các chùa từng là di tích phát khởi của Tông Tào Động ở Việt Nam có thể kể đến là Chùa Nhẫm Dương ở Kinh Môn, Hải Dương, nơi Thiền sư Thông Giác Thủy Nguyệt từng khai hóa và trụ trì, chùa Hòe Nhai (Hồng Phúc Thiền Tự) ở Ba Đình, Hà Nội là nơi lưu dấu hoằng pháp của Thiền sư Chân Dung Tông Diễn.- Ở Đàng Trong: Cuối thế kỷ 17, sau nhiều lần được các chúa Nguyễn mời sang Đại Việt hoằng pháp, mãi đến năm 1694 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu, thiền sư Thạch Liêm Đại Sán mới đến Đại Việt. Thiền sư Thạch Liêm Đại Sán là một thiền sư thuộc thiền phái Thọ Xương, tông Tào Động, đệ tử của thiền sư Giác Lãng Đạo Thịnh nổi tiếng trong giới Thiền tông và Phật giáo Trung Quốc. Sau khi đến Đại Việt, Ngài đã ra sức truyền bá tinh thần nghiêm giới luật trong giới tăng sĩ Việt Nam, các chúa Nguyễn, hoàng tộc và quý tộc cũng kính trọng và theo Ngài quy y, xuất gia, học đạo. Bấy giờ Phật giáo Việt Nam còn nhiều tệ nạn, thấy những tệ nạn đó, Ngài đã tích cực lên án và thanh lọc Tăng đoàn, tổ chức các giới đàn truyền giới ở chùa Thiền Lâm (Thuận Hóa) và chùa Di Đà (Quảng Nam). Ngoài ra, Ngài còn giới thiệu và truyền bá Thiền thoại đầu cho quần chúng. Tuy nhiên, thiền sư Thạch Liêm chỉ truyền dạy một thời gian ngắn rồi trở về cố quốc nên Thiền phái Tào Động ở phía Nam không phát triển và không có ảnh hưởng lớn sau đó.Nói tóm lại, nét đặc sắc trong tư tưởng của tông Tào Động đó là sự viên dung, cẩn mật trong công phu tu tập hàng ngày, nhẹ nhàng, sâu lắng như người nông dân quanh năm chăm lo ruộng lúa, khác với phong cách đánh hét táo bạo của tông Lâm Tế được ví như tướng quân chinh chiến nơi sa trường, nên mới có câu Lâm Tế tướng quân, Tào Động nông dân. Với tư tưởng Ngũ vị quân thần mục đích của tông Tào Động muốn hành giả buông xã mọi kiến chấp nhị nguyên và trực nhận chân tâm Phật tính của mình.Tông Tào Động chỉ truyền vào Việt Nam vào giữa thế kỷ XVII, đã được chư Tổ hoằng truyền mạnh mẽ, sáng lập môn quy, xây dựng đạo tràng, tiếp tăng độ chúng và được kế thừa phát triển đến ngày nay.
Tác giả: NCS.Thích Thanh HuyNghiên cứu sinh khóa III, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội
***
Tàiliệu tham khảo
Nguyễn Hiền Đức (1993), Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài, Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
Như Sơn (2015), Thiền uyển kế đăng lục, Thích Thiện Phước dịch, Hồng Đức, Hà Nội.
Thích Hải Ấn & Hà Xuân Liêm, Lịch sử Phật giáo xứ Huế. Nxb. Văn Hóa Sài Gòn tái bản; Tp Hồ Chí Minh, 2006.
Thích Mật Thể (1960), Việt Nam Phật giáo sử lược. Nxb. Minh Đức tái bản, Đà Nãng.
Thích Nhất Hạnh, Việt Nam Phật Giáo sử luận tập I, Lá Bối, Sài Gòn, 1974; tập II, Lá Bối, Paris, France, 1978.
Thích Thanh Từ (1999), Thiền sư Việt Nam, Nxb. Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh.
Thích Thanh Từ (2002) , Thiền sư Trung Hoa, Tập 2, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.
Thích Thanh Từ (2000), Thiền tông Việt Nam cuối thế kỷ XX, Nxb. Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh.
Chú thích[1] Nguyễn Hiền Đức (1993), Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài, Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, tr.172.[2] Thích Thanh Từ (2002) , Thiền sư Trung Hoa, Tập 2, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.172.[3] Pháp sư Thánh Nghiêm (2019), Thiền mặc chiếu, Nguyên Giác dịch, Nxb. Văn hóa - Văn nghệ, tr.52.[4] Sđd, tr.53.[5] Nguyễn Hiền Đức (1993), Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài, Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, tr.72.
Cải thiện nhận thức không chỉ là chìa khóa cho sự chuyển hóa bản thân mà còn là nền tảng để ta tìm được con đường dẫn đến hạnh phúc thật sự – một trạng thái mà đức Phật gọi là tâm bất động trước mọi khổ đau.
Bộ kinh A Di Đà nói về tâm Vô thượng, danh hiệu Phật A Di Đà chứa muôn ngàn công đức. Vì vậy người trì niệm sẽ được chư Phật hộ trì. Thế nhưng, người nào còn tạp niệm dơ bẩn thì tuy có niệm danh hiệu Phật A Di Đà vẫn chẳng hiểu gì về tu
Thế Tôn dạy cho Rahula phải biết quán xét, suy ngẫm tường tận điều nào đưa đến tự hại, hại người, hại cả hai thì hãy buông bỏ để giữ cho mọi hành động của ba nghiệp thân, khẩu, ý được thanh tịnh trong sạch đưa đến sự an lạc giải thoát trong đời sống.
Thế Tôn dạy cho Rahula phải biết quán xét, suy ngẫm tường tận điều nào đưa đến tự hại, hại người, hại cả hai thì hãy buông bỏ để giữ cho mọi hành động của ba nghiệp thân, khẩu, ý được thanh tịnh trong sạch đưa đến sự an lạc giải thoát trong đời sống.
Phật giáo thời Lý có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các lĩnh vực giáo dục, văn học và phong tục tập quán của người Việt góp phần tạo nên bản sắc dân tộc ta trong giai đoạn nhà Lý trị vì.
Các chùa sắc tứ luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của chính quyền chúa Nguyễn, mặt khác, thông qua các hoạt động và thực hành nghi lễ Phật giáo với quy mô lớn, thời kỳ này các ngôi chùa sắc tứ đã tỏ rõ vai trò quan trọng trong việc xiển dương Phật giáo.
Tư tưởng, giáo lý Phật giáo thời kỳ này đã tạo tiền đề nhập thế giúp dân chống lại ách đô hộ của nhà Lương nói riêng và tiếp tục duy trì truyền thống đấu tranh giành độc lập dân tộc, tự chủ có từ trước đó
Nhờ tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, người đó dẫn tâm, hướng tâm đến chính trí, chính kiến, biết vô thường, vô ngã. Tuệ tri biết rõ “Đây là khổ”, “Đây là khổ tập”, “Đây là khổ diệt”, “Đây là con đường đưa đến khổ diệt”.
Bình luận (0)