Viên Âm ra mắt số đầu tiền vào ngày 1/12/1933. Đây là cơ quan hoằng pháp của Hội An Nam Phật học (Hội Phật học Trung kỳ), chủ bút là Bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám.
Tòa soạn đặt tại số 113 đường Champeau (tức đường Hà Nội hiện nay), Huế in tại nhà in Viên Đế, Huế (từ năm 1943, in tại nhà in Đuốc Tuệ, 73 phố Richaud tức phố Quán Sứ, Hà Nội ngày nay).
Nguyệt san Viên Âm có khổ 145 x 220 mm, dày từ 62-70 trang (từ năm 1939 trở đi chỉ có 31 - 34 trang). Mỗi tháng xuất bản một kỳ.
Về hình thức trang bìa của tạp chí trình bày, “một độc lư, khói trầm tỏa trên miệng con nghê biến thành cái kháng, ở giữa có hai chữ “Viên Âm” bằng chữ Quốc ngữ, thẳng với hình con nghê ở giữa, hai bên có hai hai vòng tròn viết chữ Viên Âm. Bên dưới đế đỉnh là một hàng chữ Hán với nội dung là “Phật học hội Nguyệt san”, và cuối cùng là hàng chữ Quốc ngữ, “Nguyệt san Phật học”.
Về nội dung, Viên Âm được phép xuất bản với điều kiện: Chỉ giảng giải, trình bày giáo lý của Phật giáo ra chữ Quốc ngữ, nên tôn chỉ của báo là lấy ba tạng kinh điển làm tài liệu cho ngôn luận, và tất cả các bình luận, giảng giải.
Viên Âm tồn tại qua hai giai đoạn. Giai đoạn 1933-1945, ra được 78 số, giai đoạn tục bản 1949 - 1953, ra được 51 số (79-129). Giai đoạn đầu Viên Âm thuộc An Nam Phật học Hội, giai đoạn sau thuộc Hội Phật Học Việt Nam, tuy tên gọi hai nhưng cũng chỉ một tổ chức Phật học của Trung kỳ.
Tạp chí Nghiên cứu Phật học trân trọng giới thiệu bộ Nguyệt san Viên Âm để bạn đọc, giới nghiên cứu học thuật Phật giáo tham khảo, một số bản thảo đang thiếu sẽ được Tạp chí NCPH sưu tầm và cập nhật trong thời gian tới:
Nguyệt san Viên Âm -Số 11 Tạp chí Nghiên cứu Phật học trân trọng cảm ơn Trung tâm Thư viện Huệ Quang đã cung cấp nguồn tư liệu.
Bình luận (0)