Chân lý thứ tư của Phật giáo là một sự thật. Vì thế những pháp môn nào tu học không ở trong chân lý thứ tư, tức là ngoài chương trình giáo dục đào tạo của Bát Chánh Đạo này đều là pháp môn của ngoại đạo.
TRÀNG GIANG Sóng gợn tràng giang, buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái nước song song Huy Cận -------------
Bài học thứ hai TẬP ĐẾ
Tập đế là đế thứ hai trong bốn đế mà đức Phật đã xác định. Đó là nguyên nhân sinh ra muôn sự đau khổ của con người trên hành tinh này. Vậy nguyên nhân sinh ra đau khổ con người trên hành tinh này như thế nào?
Tập đế là lòng tham muốn của con người. Vậy làm người có ai không có lòng tham muốn không?
Không ai dám bảo rằng: Con người không có lòng tham muốn. Cho nên con người ai cũng có lòng tham muốn cả, tham muốn nhiều hay tham muốn ít mà thôi, nhưng làm con người bảo rằng không tham muốn là sai, không đúng.
Chính vì lòng tham muốn mà con người phải chịu khổ vô vàn cay đắng. Bởi gốc khổ của con người là lòng tham muốn. Cho nên đức Phật dạy: lòng tham muốn của con người là nguyên nhân sinh ra muôn sự khổ đau. Lòng ham muốn ấy là một sự thật. Nó là bản chất của của con người từ khi còn ở trong bụng mẹ. Nên đức Phật gọi nó là chân lý thứ hai.
Con người sinh ra từ nghiệp, nhưng chủ động để đi tái sinh là DỤC. Dục tức là lòng tham muốn của con người. Cho nên đạo Phật là đạo diệt dục. Người còn lòng dục thì không thể tu theo đạo Phật.
Thường mọi người ngồi im lặng bất động thì tâm hay lăng xăng nghĩ ngợi điều này thế kia, đó là do lòng dục của con người. Bởi vậy Phật dạy: người mới tu tập phải dùng tri kiến giải thoát để hằng ngày ly dục, ly bất thiện pháp. Ly dục, ly bất thiện pháp là thấy có giải thoát ngay liền. Quý vị cứ làm thử xem có đúng như vậy không?
Người nào siêng năng trong từng phút, từng giây ly dục, ly bất thiện pháp thì người ấy luôn luôn ở trong tâm bất động. Tâm luôn luôn bất động là chứng đạo. Cho nên chứng đạo của Phật giáo đâu phải khó khăn, nếu biết cách tu tập thì chứng đạo một cách rất dễ dàng.
Ở đời người ta thường bảo lòng ham muốn của con người là túi tham không đáy. Đúng vậy, lòng ham muốn của con người tham biết bao nhiêu cũng không hết ham muốn. Có cái này thì ham muốn cái khác:
1- Ham muốn ăn món ăn này món ăn khác. Tham muốn ăn hết thứ này đến thứ khác cho nên thức ăn ngày ngày người ta chế biến thêm đủ loại. Bước vô gian hàng buôn bán thực phẩm không biết bao nhiêu mặt hàng ăn uống.
2- Ham muốn mặc quần này áo kia. Cho nên bước vào cửa hàng buôn bán quần áo thì mặt hàng may mặc đủ loại, đủ màu sắc và bông hoa đủ kiểu.
3- Ham muốn nhà ở, có nhà này thì ham muốn nhà khác. Nhà vừa cất xong khi thấy nhà người khác sang đẹp hơn thì lại sinh tâm ham muốn. Bởi vậy sự ham muốn biết sao cho vừa lòng ham muốn. Chính lòng ham muốn không biết dừng thì sự khổ đau sẽ không bao giờ dứt.
4- Ham muốn danh làm ông này bà kia. Khi làm được ông này bà kia thì lại ham muốn làm ông bà lớn hơn nữa. Cho nên lòng ham muốn không bao giờ cùng.
5- Ham muốn lợi, của cải tài sản tiền bạc nhiều bao nhiêu cũng không đủ. Có một trăm thì muốn có một triệu, khi có một triệu thì lại ham muốn có một tỷ. Đó là lòng ham muốn không bao giờ đủ.
6- Ham muốn dâm dục, bao nhiêu vợ cũng không đủ. Khi có bà này thì lại muốn bà kia. Cho nên gặp phụ nữ thì nhìn ngó say mê không bao giờ buông bỏ được.
7- Ham muốn nhậu nhẹt, rượu chè say xỉn không bao giờ biết dừng. Do đó con người rượu chè say xỉn trở thành kẻ giết người một cách dễ dàng. Trong xã hội ngày xưa cũng như ngày nay, biết bao nhiêu người say xỉn giết người không gớm tay.
8- Ham muốn xe cộ, có xe này đòi xe khác. Trong nhà năm ba chiếc xe mà còn muốn xe khác nữa.
9- Ham muốn đi chơi du ngoạn nơi này nơi khác. Đi không biết bao nhiêu chỗ mà vẫn còn muốn đi.
10- Ham muốn có nhiều người phục vụ làm tay sai lính hầu người hạ, thế mà chưa vừa, còn muốn mọi người phục dịch mình nhiều hơn nữa.
11- Ham muốn mình là con người “có tài có đức” hơn người (tâm danh)1, nhưng khi “có tài có đức” thì lại muốn hơn nữa. Thật là lòng ham muốn biết sao cho vừa, cho đủ.
12- Ham muốn làm thầy thiên hạ, muốn ai cũng tôn xưng mình là thầy, v.v... Cho nên tu hành chưa làm chủ sinh, già, bệnh, chết mà đã rời bỏ chỗ ẩn cư tu hành để tiếp xúc phật tử lập chùa to Phật lớn, làm trụ trì ngôi chùa này, tịnh xá kia, niệm Phật đường nọ.
Chú thích [1]: LBT: Ham muốn được hơn người là tâm háo danh. Người tu theo Phật giáo thì luôn nhìn lỗi mình để sửa bỏ những điều xấu ác (ly dục, ly ác pháp).
✿✿✿ Bài học thứ ba DIỆT ĐẾ
Diệt đế là một trạng thái tâm VÔ LẬU. Tâm vô lậu có nghĩa là tâm không còn tham, sân, si, mạn, nghi nữa. Khi thân tâm không còn tham, sân, si, mạn, nghi nữa là tâm đã giải thoát.
DIỆT ĐẾ có nghĩa là diệt hết mọi sự khổ đau, tức là diệt tận gốc đau khổ. Trạng thái chấm dứt mọi khổ đau, đó là tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự. Tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự là một sự thật. Vì mọi người dù chưa tu tập một pháp môn nào cả nhưng vẫn có trạng thái tâm này. Nếu chúng ta cứ ngồi lại im lặng và lắng nghe sẽ nhận ra liền tâm bất động đó, mặc dù tâm bất động chỉ hiện tiền trong một phút giây rồi bị các niệm lăng xăng hiện ra làm mất tâm bất động đó.
Tâm VÔ LẬU này là một sự thật của con người, nên đức Phật gọi nó là chân lí thứ ba trong đạo Phật.
Chân lý thứ ba của Phật giáo là một sự thật, nên đức Phật chỉ thẳng cho chúng ta biết để hộ trì và bảo vệ chân lý này.
Một chân lý để giúp con người thoát ra khỏi con đường đầy đau khổ, để giúp con người chấm dứt luân hồi và không còn đi tái sinh nữa.
Sau khi nghiên cứu kỹ về chân lý thứ ba của Phật giáo, chúng tôi mới thấy đạo Phật rất tuyệt vời với cái tên là ĐẠO GIẢI THOÁT.
Đúng vậy, nếu ai biết giữ gìn và bảo vệ chân lý này thì giải thoát ngay liền tại chỗ, không phải cần có thời gian tu tập.
Xin quý vị vui lòng lắng nghe chúng tôi chỉ thẳng cho quý vị nhận ra ngay liền chân lý thứ ba không có khó khăn, nhất là không cần phải tu tập mà quý vị vẫn nhận ra chân lý một cách dễ dàng. Bởi chân lý không phải bên ngoài quý vị, mà nó là tâm quý vị.
Bây giờ xin quý vị ngồi im lặng rồi lắng nghe tâm của quý vị hiện ra một trạng thái “bất động, thanh thản, an lạc và vô sự”. Trạng thái đó là chân lý thứ ba.
Khi nhận ra chân lý thứ ba rồi chúng ta mới thấy sự giải thoát của Phật giáo là chân thật không dối người, không dối mình.
Khi nhận ra chân lý thứ ba, nếu ai muốn được giải thoát thì cố gắng giữ gìn và bảo vệ chân lý đó thì thân tâm không còn đau khổ nữa.
Khi nhận ra chân lý thứ ba mà xem thường, không năng nổ chuyên cần siêng năng tu tập bảo vệ và giữ gìn thì cuộc sống luôn luôn đau khổ như một người chưa biết đạo.
Chúng tôi xin nhắc lại quý vị, chân lý thứ ba rất quan trọng trong sự tu tập đi trên đường giải thoát.
Người nào muốn cầu giải thoát thì chỉ cần nhận ra chân lý này, khi nhận ra chân lý này chỉ cần biết sống với nó là chứng đạo. Cho nên chứng đạo của Phật rất đơn giản, dễ dàng không mấy khó khăn chút nào cả.
Bởi vậy chúng ta đến với đạo Phật là đến với sự giải thoát ngay liền, không phải chờ tu tập năm hay mười năm.
Quý vị cứ nghe chúng tôi nói rồi quý vị cứ làm thử xem thì sẽ thấy ngay liền giải thoát.
✿✿✿
NÚI ĐÁ SỪNG SỮNG Núi kia ai dựng nên cao Đất kia ai đã khéo đào thành sông
Bài học thứ tư
ĐẠO ĐẾ
Đạo đế là một chương trình giáo dục đào tạo người tu chứng quả VÔ LẬU. Nó có tên riêng gọi là BÁT CHÁNH ĐẠO, tức là tám lớp tu học. Tám lớp tu học như sau:
1- Chánh kiến 2- Chánh tư duy 3- Chánh ngữ 4- Chánh nghiệp 5- Chánh mạng 6- Chánh tinh tấn 7- Chánh niệm 8- Chánh định
Tám lớp tu học này được phân chia ra làm ba cấp như sau:
- Cấp 1 tu học GIỚI LUẬT gồm có năm lớp, từ lớp Chánh Kiến đến lớp Chánh Mạng. - Cấp 2 tu học THIỀN ĐỊNH gồm có hai lớp, từ lớp Chánh Tinh Tấn đến lớp Chánh Niệm. - Cấp 3 tu học tuệ TAM MINH gồm có một lớp Chánh Định.
Như trên đã trình bày, ĐẠO ĐẾ là một chương trình giáo dục đào tạo những bậc tu chứng thánh quả A La Hán. Đó là một sự thật chớ không dung lời dối người.
Xin quý vị đừng nghĩ quả A La Hán là cao siêu vi diệu, nó chỉ là một trạng thái tâm vô lậu. Cho nên người tu chứng quả A La Hán không khác gì mọi người, nhưng tâm họ thì khác hơn, vì họ không còn ham muốn bất cứ một vật gì trên thế gian này.
Nhất là họ không phiền giận bất cứ một người nào. Tất cả ác pháp đến với họ không còn làm cho họ dao động tâm. Họ sống rất thanh thản, an lạc và vô sự, lúc nào cũng có một niềm vui trong lòng, nhất là thể hiện nụ cười qua khoé mắt, trên môi.
Chân lý thứ tư của Phật giáo là một sự thật. Vì thế những pháp môn nào tu học không ở trong chân lý thứ tư, tức là ngoài chương trình giáo dục đào tạo của Bát Chánh Đạo này đều là pháp môn của ngoại đạo.
Xin quý vị lưu ý, ngày nay giáo pháp của đức Phật đã bị pha trộn rất nhiều giáo pháp của ngoại đạo, nếu quý vị không cẩn thận sẽ rơi vào các pháp tưởng giải của các vị tổ sư thiền Đông độ Trung Quốc. Các Ngài tu hành chưa đến nơi đến chốn, vì danh lợi mà đem ra dạy người tu tập, nhưng kết quả chẳng đi đến đâu, thành ra vô tình mà lừa đảo người khác.
Như quý vị ai cũng biết, Đại thừa dạy tu tập nhất tâm bất loạn, còn Thiền tông dạy biết vọng liền buông. Xét cách thức tu tập của các pháp này rõ ràng là ức chế ý thức, trong khi đức Phật dạy: “Ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp”. Thế mà Đại thừa và Thiền tông lại dạy ngược lời của đức Phật và bảo rằng đó là lời dạy vô ngôn của Phật: “Niêm hoa vi tiếu”. Vậy chúng ta tu theo Phật nên tin Phật hay tin các tổ sư Trung Quốc?
Từ khi Phật giáo Trung Quốc truyền sang qua Việt Nam làm cho Phật giáo Việt Nam không còn Phật giáo Việt Nam nữa. Từ những việc cúng bái, tế lễ, đến những việc tu tập thiền định đều rập khuôn theo Phật giáo Trung Quốc. Vậy mà các tu sĩ Phật giáo Việt Nam lại hãnh diện.
Bình luận (0)