Phật giáo huyện Ba Vì cầu siêu, tưởng niệm các nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini tại Hà Nội
ISSN: 2734-9195
13:11 23/09/2023
ĐĐ.Thích Đạo Thịnh - Phó Trưởng Ban TTTT T.Ư - GHPGVN, Trưởng BTS GHPGVN huyện Ba Vì, NS.Thích Đàm Liên, Phó Trưởng BTS GHPGVN huyện cùng Chư tôn đức tăng, ni, phật tử Phật giáo huyện Ba Vì cũng về tham dự buổi lễ cầu siêu.
Ngày 22/09/2023 (08/08/Quý Mão), BTS GHPGVN huyện Ba Vì tổ chức buổi lễ cầu siêu cho 56 nạn nhân trong vụ hỏa nạn tại số nhà 37 ngõ 29/70 phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội và lễ cầu siêu cho 7 nạn nhân trong trận lũ tại thị xã Sapa, tỉnh Lào Cai cùng các nạn nhân tai nạn giao thông tại huyện Ba Vì trong những năm qua..
Trong không khí trang nghiêm, thành tâm của đông đảo nhân dân, phật tử, buổi lễ cầu siêu diễn ra theo các nghi thức truyền thống của Phật giáo. Các tăng ni, phật tử và người dân cùng cầu nguyện siêu độ và cầu an cho các nạn nhân trong vụ hỏa hoạn ở phố Khương Hạ vào đêm 12/9 đã khiến 56 người tử vong và hàng chục người bị thương. Cầu nguyện cho quốc thái dân an, mọi người, mọi nhà được bình an, hạnh phúc.
Đây là hoạt động có ý nghĩa về mặt tâm linh không chỉ xoa dịu phần nào những mất mát, nỗi đau cho thân nhân các nạn nhân, mà còn là sự sẻ chia từ cộng đồng để tưởng nhớ và bày tỏ niềm thương cảm với những người xấu số.
Thông qua nghi lễ cầu siêu và tưởng niệm cũng đã truyền đi thông điệp về phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc; lan tỏa tinh thần từ bi cứu khổ của Đạo Phật, cũng như lòng yêu thương, tinh thần chia sẻ của người dân Việt Nam.
Buổi lễ cầu siêu được tổ chức là hoạt động tâm linh trong nghĩa cử phụng sự chúng sinh một cách thiết thực do Ban Thường trực BST GHPGVN Tp.Hà Nội hướng tâm chỉ đạo, BTS GHPGVN huyện Ba Vì nhất tâm hưởng ứng và tổ chức thực hiện.
Đại đức Thích Đạo Thịnh - Phó Trưởng Ban TTTT T.Ư - GHPGVN, Trưởng BTS GHPGVN huyện Ba Vì chủ trì nghi lễ, NS.Thích Đàm Liên, Phó Trưởng BTS GHPGVN huyện cùng Chư tôn đức tăng, ni, phật tử huyện Ba Vì cùng hiệp tâm cầu nguyện: “Thực hiện tinh thần từ bi cứu khổ của đạo Phật, nhằm chia sẻ trách nhiệm với xã hội, làm vơi bớt nỗi đau thương cùng gia đình các nạn nhân trong vụ hỏa hoạn tại chung cư mini ngõ 29/70 phố Khương Hạ, BTS GHPGVN huyện Ba Vì tổ chức lễ cầu nguyện cho các nạn nhân tử vong được vãng sinh an lạc quốc, người bị thương tổn được bình an, tai qua nạn khỏi”.
Chư tăng, ni, phật tử tham dự cầu siêu 56 nạn nhân trong vụ hoả nạn phố Khương Hạ.
Hoạt động tâm linh của Phật giáo huyện Ba Vì, nhằm chia sẻ nỗi đau buồn, mất mát của các gia đình trong vụ cháy đặc biệt nghiêm trọng vừa qua, đồng thời cùng với sự quan tâm của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị-xã hội, Phật giáo huyện Ba Vì và Chư tăng chùa Khai Nguyên cũng đã có nhiều hoạt động thiết thực như: Thăm, tặng quà các gia đình nạn nhân; chỉ đạo cứu chữa kịp thời những người đang bị thương; quyên góp tiền của, vật dụng hỗ trợ các gia đình có người tử vong, người bị nạn...
Dụng chân tâm không chỉ đơn thuần là một bài thơ thiền sâu sắc mà còn là một lời nhắc nhở giản dị về lối sống hài hòa giữa động và tĩnh. Hãy để bài thơ này trở thành kim chỉ nam cho cuộc sống của chúng ta, dẫn dắt chúng ta tìm thấy sự an lạc và hạnh phúc trong mọi hoàn cảnh...
Những lời răn dạy tràn đầy trí tuệ của Tổ Zhabdrung Ngawang Namgyel từ nhiều thế kỷ trước, vẫn còn rất hữu ích với nhiều thế hệ ngày nay. Sự nhấn mạnh của Tổ về những lời hứa nguyện, sự kiên tâm, kỷ luật tự thân và việc theo đuổi trí tuệ vẫn hoàn toàn có giá trị cho cả tu sĩ và người thế gian trong việc rèn luyện thân tâm...
Cải thiện nhận thức không chỉ là chìa khóa cho sự chuyển hóa bản thân mà còn là nền tảng để ta tìm được con đường dẫn đến hạnh phúc thật sự – một trạng thái mà đức Phật gọi là tâm bất động trước mọi khổ đau.
Bộ kinh A Di Đà nói về tâm Vô thượng, danh hiệu Phật A Di Đà chứa muôn ngàn công đức. Vì vậy người trì niệm sẽ được chư Phật hộ trì. Thế nhưng, người nào còn tạp niệm dơ bẩn thì tuy có niệm danh hiệu Phật A Di Đà vẫn chẳng hiểu gì về tu
Phẩm 40 trong kinh Hoa Nghiêm này thường được đa số phật tử phát tâm biên chép, đọc tụng, thậm chí là học thuộc lòng, vì nó quy hướng về cõi Tây Phương Cực Lạc của Phật A Mi Đà.
Cải thiện nhận thức không chỉ là chìa khóa cho sự chuyển hóa bản thân mà còn là nền tảng để ta tìm được con đường dẫn đến hạnh phúc thật sự – một trạng thái mà đức Phật gọi là tâm bất động trước mọi khổ đau.
Anh Lý tin vào thế giới Cực Lạc của ngài A Mi Đà, nên anh chú trọng mỗi ngày niệm Phật thành tâm, lạy Phật, tụng kinh Hoa Nghiêm, thiền khoảng 30 phút, theo nếp ăn chay trường...
Thế là tháng 10 đã khép lại, xin chào tháng 11 với những cơn mưa phùn phất phơ trong gió lạnh, xin hãy gửi giùm ta chút nhớ thương, chút kính ơn đong đầy nơi sâu thẳm đến những bậc Ân sư mà ta đã gặp trong cuộc đời.
Những người phát tâm chép kinh Hoa Nghiêm thường chép Phẩm 11 ”Tịnh Hạnh”, Phẩm 12 “Hiền Thủ”, Phẩm 20 “Dạ Ma Cung Kệ Tán”, Phẩm 40 “ Hạnh, Nguyện Phổ Hiền”…
Bình luận (0)