Tác giả: Anam Thubten Rinpoche
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: www.buddhistdoor.net
Nhân loại đã và đang trên hành trình tìm kiếm kiến thức về thế giới vật chất xung quanh và thế giới nội tâm của chính mình. Một hành trình như thế không chỉ để nhận thức chúng ta là ai, mà còn là sự thể hiện của dạng thông minh độc đáo. Điều này không có nghĩa là chúng ta cao cấp hay thông minh hơn một số loài. Mỗi sinh vật đều có một vai trò riêng biệt. Trên thực tế, nó có thể khiến chúng ta lầm tưởng rằng mình là chủ nhân của vũ trụ và có thể tạo ra chứng hoang tưởng lấy con người làm trung tâm.
Thông qua nghiên cứu khoa học hiện đại và nhiều thế kỷ tư duy triết học, hiện chúng ta biết rất nhiều về bản thân mình, chẳng hạn như các khối cơ bắp, các chức năng thần kinh và các khía cạnh khác của bản thân. Chúng ta có thể không hiểu hết về mình khi nói đến các sắc thái của bản thân, nhưng chúng ta có thể luôn biết một điều gì đó về bản thân mình ở cấp độ tâm linh và hiện sinh. Có vẻ nghịch lý này thường xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Ví dụ, các bạn có thể không biết trên đầu mình có bao nhiêu sợ tóc, nhưng có thể các bạn cảm thấy rằng mình biết sâu sắc điều gì đó về bản thân, chẳng hạn như Thần Tính nội tại.
Bên cạnh làn da và mái tóc, tính cách, lịch sử cá nhân, còn có bản chất cơ bản của con người chúng ta. Theo quan điểm triết học và tôn giáo, nhân loại đã phát triển đủ loại lý thuyết về điều này. Một số lý thuyết này được ghi nhận trong các giáo lý tôn giáo mà những người theo họ không thể đặt câu hỏi. Người Ấn Độ cổ đại nghĩ rằng có một bản chất của mỗi người chúng ta là vĩnh cửu là duy nhất, mà họ gọi là sự khởi đầu và kết thúc của mọi thứ (Ātman). Trong suốt nhiều thời đại, điều này đã bị đức Phật và các nhà tư tưởng Phật giáo phủ nhận.
Về bản chất khái niệm của chính mình là trả lời cho câu hỏi: “Tôi là ai?” Câu hỏi này đã dẫn đến nhiều câu trả lời khác nhau. Hầu hết trong số chúng đều đưa ra giả thuyết rằng tất cả chúng ta đều là những thực thể riêng biệt xoay quanh điểm tập trung sự tồn tại của chúng ta, đó là cái tôi của mình (bản ngã). Tất cả chúng ta đều đi lại mỗi ngày và tin rằng mỗi người chúng ta là một bản ngã riêng biệt. Tuy nhiên, nếu chúng ta liên tục tìm hiểu về bản thân mình, mà không hài lòng với những câu trả lời dễ dàng hoặc được chấp nhận rộng rãi, chúng ta sẽ biết rằng cái tôi của mình không gì hơn là một cấu trúc tinh thần.
Có vẻ cảm giác thực này về cái tôi của mình và tách biệt không tồn tại ở bất kỳ nơi nào khác ngoài phạm vi ý thức. Ý thức của chúng ta có thể tự ảo tưởng mình là một bản ngã riêng biệt. Có thể chúng ta nói rằng cảm giác về bản ngã là một trải nghiệm chủ quan chứ không phải là thực tế. Vài thập kỷ trước, việc công bố rằng bản ngã là một sai lầm, ảo tưởng đã vấp phải sự phản ứng dữ dội và bị nhiều người ở phương Tây coi là chủ nghĩa thần bí nguyên thuỷ. Trong thế giới ngày nay, tình hình này đã thay đổi đáng kể, nhờ khoa học hiện đại, vốn đang ngày càng thân thiện với triết lý đạo Phật hơn bao giờ hết. Một số công trình khoa học ủng hộ quan điểm cho rằng bản ngã là một sai lầm, ảo tưởng không có cơ sở thực tại cho sự tồn tại của nó.
Có nghĩa là điều này chúng ta không tồn tại hay là một phần của hư vô? Câu trả lời là KHÔNG. Mọi sự vật không có cái ngã riêng biệt nên chúng vô thường. Vô thường nghĩa là luôn luôn biến đổi. Đó là một chân lý. Vì không có gì bất biến nên làm sao có được cái ngã riêng biệt và thường hằng?
Ý tưởng về vô ngã có thể dễ dàng hiểu lầm là một hình thức hư vô phủ nhận mọi thứ liên quan đến bản thân chúng ta, bao gồm cả bản chất thực sự của chúng ta. Đây là nơi mà học thuyết về bản chất của Phật giáo có thể giúp chúng ta không rơi vào vực thẳm đen tối về bản thể học không có ánh quang minh hoặc bất kỳ hình thức cảm hứng nào về cuộc sống của chúng ta.
Thiếu bản chất của cái tôi của mình (cái bản ngã) không có nghĩa là chúng ta không là gì cả hoặc không tồn tại. Trên thế giới này, ở đây chúng ta với những cảm xúc phong phú của mình, với dòng máu ấm ấp chảy trong huyết quản. tâm hồn chúng ta dao động giữa niềm vui và nỗi u buồn trước những thăng trầm không thể kiểm soát của cuộc sống. Bản chất thực sự của chúng ta không nên định nghĩa trong ma trận của phiên bản cái tôi của mình (cái bản ngã), mà trong một chiều không gian lớn hơn nhiều và ít mang tính cá nhân bản ngã riêng biệt hơn.
Khái niệm về Phật tính (Buddha-nature, 佛性) hay Như Lai Tạng (Tathāgatagarbha) còn gọi là Như lai chủng tính đồng nghĩa với pháp tính, pháp thân, chân như, Phật tính, Niết bàn...là những con đường hoàn hảo nhất để đạt được sự hiểu biết ở cấp độ sâu hơn về bản chất của chúng ta. Mặc dù nó không thiết lập cái tôi của mình (cái bản ngã), nhưng nó giải cứu chúng ta khỏi quan điểm hư vô về bản thân. Đây là ý tưởng rằng bản chất thực sự của mọi chúng sinh là tinh khiết và vô điều kiện.
Phật tính là thể bất sinh bất diệt của mọi loài theo quan điểm Đại thừa. Theo đó, mọi loài đều có thể đạt giác ngộ và trở thành một vị Phật, không bị đời sống hiện tại hạn chế, thuyết Phật tính được tuyên thuyết trong các kinh Đại thừa liễu nghĩa, và trở thành nền tảng lý thuyết của Phật giáo Bắc tông, được thực hành rộng khắp các nước Đông Á.
Là bậc Đại đạo sư Phật giáo Ấn Độ, Đại luận sư Vô Trước (300-370), người sáng lập Duy thức tông, người ủng hộ lý thuyết quan trọng này. Phật tử Tây Tạng thường nghiên cứu tác phẩm của Ngài như một triết lý có thẩm quyền về chủ đề này. Theo thời gian, các trường phái tư tưởng xã xuất hiện liên quan đến cách giải thích của Ngài, mặc dù sự khác biệt giữa chúng có thể được coi là hoàn toàn về mặt ngữ nghĩa. Những khác biệt về cách lý giải của Ngài đã trở thành nguồn gốc của an nhàn tự tại trong trí tuệ, với những cuộc tranh luận không hồi kết các diễn giải về Phật tính.
Trong thời đại tự cảm giác chán ghét bản thân (self-hatred) và phi nhân tính hoá lẫn nhau này, khái niệm về Phật tính rất cần thiết như một phương dược thần thánh có thể trị liệu và chữa lành những vết thương trên tâm hồn chúng ta do vô minh.
Tác giả: Anam Thubten Rinpoche
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: https://www.buddhistdoor.net/features/buddha-nature/?_x_tr_sl&_x_tr_tl&_x_tr_hl
Bình luận (0)