Vô thường là sự biến đổi cảnh giới của thế gian hay bất cứ cảnh giới nào trong Tam giới, tất cả đều là vô thường, biến dịch. Dù cho có tương đối vững bền hàng ngàn năm, hàng tỉ năm, thì vẫn là vô thường, vì có sự biến đổi, dù chậm hay mau đều vẫn có biến đổi.
Sự biến đổi bất thường càng gây đau khổ nhiều hơn. Những người bị thiên tai hoặc tai nạn, hay chiến tranh, chết mất để lại sự thương tiếc cho người thân, hoặc bị thương tật, tàn phế, phải đau khổ gánh chịu trong suốt phần đời còn lại.
Phương thuốc để trị cái khổ do vô thường là phải ngộ ra cái bản chất của cuộc đời, của thế gian, đó là Vô ngã.
Vô ngã nghĩa là cái tôi không có thật. Chẳng hạn những chất liệu cấu tạo nên cơ thể của tôi cũng giống như chất liệu tạo nên cơ thể của người khác, hoàn toàn giống nhau.
Nếu phân tích sâu hơn nữa, cơ thể gồm nhiều tế bào (cells), tế bào gồm nhiều phân tử (molecules), phân tử gồm nhiều nguyên tử (atoms), nguyên tử gồm các hạt cơ bản (particles). Hạt cơ bản mà chúng ta thường xuyên tiếp xúc nhất là photon (ánh sáng) và electron (điện tử). Chúng là thân tứ đại, nhà cửa, xe cộ, phố xá, vật dụng, thông tin. Tùy theo cấu trúc nguyên tử và phân tử mà chúng ta cảm thấy vật này cứng rắn, vật kia mềm dẻo, vật này là chất rắn, vật kia là chất lỏng, vật nọ là chất khí. Tất cả cảm giác chúng ta có được đều là biểu hiện của electron, photon và các hạt cơ bản khác. Số lượng và năng lực của electron do cấu trúc của hạt nhân nguyên tử quyết định.
Cấu trúc phân tử khác nhau cũng đem lại cảm giác khác nhau. Những cảm giác cứng mềm trơn nhám, hay đắng cay ngọt mặn hoặc mùi thơm thối v.v … là do cấu trúc phân tử, nhưng cấu trúc phân tử của vật chất cũng chỉ là một cấu trúc ảo, do các hạt ảo tạo thành, tưởng tượng của Tâm mới chính là nhân tố quyết định các loại thức hay cảm giác. Sự tưởng tượng này dựa trên tập quán lâu đời mà Phật giáo (PG) gọi là thế lưu bố tưởng (tưởng tượng đã lưu truyền phổ biến của thế gian). Ví dụ chúng ta nghe một bản nhạc Hoa, chúng ta chỉ có cảm giác thích thú khi đó là một giai điệu chúng ta từng nghe trong quá khứ, rồi chúng ta phải biết tiếng Hoa, nghĩa là đã có một thói quen học tập tiếng Hoa. Nếu không thì không thể cảm nhận nó có ý nghĩa, hương vị gì.
Tất cả những cảm giác này đều là sự tưởng tượng đồng bộ của 6 giác quan (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý thức) chứ không phải các nguyên tử, phân tử, hay hạt cơ bản có sẵn những tính chất đó. Điều này kinh điển PG nói là “Tất cả các pháp đều không có tự tính 一切法無自性 (Nhất thiết pháp vô tự tính)”. Nghĩa là tất cả các pháp đều là sự tưởng tượng của Tâm gán ghép vào đối tượng chứ không phải vật tự có những đặc điểm riêng biệt. Đây là một điều có ý nghĩa rất quan trọng, rất cơ bản về thế giới. Chúng ta có thể liệt kê những gán ghép diễn ra như thế nào.
Tưởng tượng hình dung một vật thể với hình dáng màu sắc rất rõ ràng:
Hình ảnh này do Tâm tưởng tượng, nếu không có tâm (của người xem) thì hình ảnh chỉ là những pixels (điểm ảnh) kế tiếp nhau chứ không có đặc điểm gì là phụ nữ cả. Đặc điểm phụ nữ là do tâm tưởng tượng dựa vào ký ức.
Khi hình ảnh được làm cho chuyển động (animation) thì cô gái này có thể cử động, nói năng, ca hát.
Khi được phóng hiện ra không gian 3 chiều, thì người phụ nữ này trở thành con người bằng xương bằng thịt và có cuộc sống, cá tính riêng biệt, của bản thân mỗi người và những người chung quanh. Cái bản ngã đó là sự tưởng tượng.
Chính bản thân Françoise Hardy và tất cả mọi người khác đều tưởng tượng đây là một con người có thật, có những đặc điểm riêng. Câu chuyện này bắt đầu từ lúc cái trứng của bà mẹ được thụ tinh thành bào thai, được sinh ra và lớn lên. Đó chính là cách mà tất cả con người xuất hiện trên thế gian. Nhưng ít có ai nghĩ rằng tất cả tế bào, phân tử, nguyên tử, hạt cơ bản, tạo ra con người đều chỉ là tưởng tượng chứ bản thân của tất cả phần tử cũng như bản thân của cả một con người đều không có đặc điểm gì cả (vô tự tính).
Sự luân hồi tái sinh chứng tỏ cái ngã không có đặc điểm gì chắc chắn trường tồn cả, đàn ông có thể biến thành phụ nữ và nhỏ tuổi hơn con cái kiếp trước.
Một trường hợp ở Trung Quốc, bé gái Chiết Quốc Nga 折 国 娥 kiếp trước là một người đàn ông ở thôn Mã Gia Than 马 家 滩 thuộc tỉnh Hà Bắc tên là Trương Phúc Đại 张 福 大 có vợ và sinh được 2 con trai, con trai cả tên là Trương Cát Lâm 张吉林.
Chúng ta dường như rất khó hình dung sự thật này. Thử cố gắng nghiên cứu một chút về sinh học.
có cái tên riêng biệt là Françoise Hardy và có một cuộc sống trên thế gian tại nước Pháp. Con người và cuộc sống trên thế gian chỉ là tưởng tượng Chiết Quốc Nga 14 tuổi và con trai đời trước Trương Cát Lâm 36 tuổi. Bên phải là hình đời trước Trương Phúc Đại, hình nhỏ là Chiết Quốc Nga đã thành thiếu nữ.
Nhà nghiên cứu sinh học và hóa học Pháp vĩ đại Louis Pasteur đưa ra hai định luật về sự sống:
1. Một là sự sống có tính bất đối xứng
Dung dịch acid tartaric chiết xuất từ nho (chất sống) làm quay mặt phẳng của chùm ánh sáng phân cực đi qua nó. Chẳng bao lâu sau, người ta tổng hợp được acid tartaric tại phòng thí nghiệm, với thành phần hóa học giống hệt acid tartaric chiết xuất từ sinh vật trong tự nhiên. Nhưng điều kỳ lạ và vô cùng khó hiểu là acid tartaric tổng hợp không hề tác động tới chùm ánh sáng phân cực đi qua nó.
Lý do là tinh thể acid tartaric tổng hợp chứa hai loại tinh thể thuận tay trái và thuận tay phải với số lượng bằng nhau do đó chúng triệt tiêu tác dụng của nhau. Còn acid tartaric chiết xuất từ chất sống tự nhiên chỉ chứa một loại tinh thể thuận tay trái, do đó chúng làm mặt phẳng ánh sáng quay sang trái.
2. Hai là chỉ có sự sống mới sinh ra sự sống
Bằng thí nghiệm đơn giản nhưng kỳ diệu mang tên “Thí nghiệm bình cổ cong thiên nga”, Pasteur đã chứng minh rằng sự sống chỉ có thể ra đời từ sự sống, đập tan câu chuyện hoang đường về sự hình thành sự sống tự phát (spontaneous generation) – cơ sở của Tiến hóa luận Darwin (Darwinian Evolutionism). Từ đó ông rút ra định luật sự sống có tính bất đối xứng, có nghĩa chất sống có thể phân rã thành chất vô cơ nhưng chất vô cơ không thể tự phát tổng hợp thành chất sống. Và chỉ có chất sống sản sinh ra chất sống.
Chúng ta đã xem qua hai định luật về sự sống của Pasteur từ đó rút ra một nhận định liên quan tới Phật pháp. Hãy nêu câu hỏi: Tại sao sự sống có tính bất đối xứng? Và tại sao chỉ có sự sống sản sinh ra sự sống? Chúng ta hãy nêu tiếp một câu hỏi nữa: Tại sao thời gian chỉ có một chiều? Thời gian một chiều cũng thể hiện tính bất đối xứng của sự sống. Chúng ta ném một cái ly bằng thủy tinh lên không, nó rớt xuống nền gạch vỡ tan. Chúng ta gom các mảnh vỡ và ném lên không, vẫn là các mảnh vỡ, không bao giờ trở thành cái ly nguyên vẹn. Đó cũng là tính bất đối xứng nghĩa là cái ly nguyên có thể vỡ nhưng không thể lành lại.
Hai định luật về sự sống của Pasteur dẫn chúng ta đi tới nhận thức rằng chủ nghĩa duy vật khách quan hay vật chất tự thân vận động để tự tạo thành vũ trụ vạn vật là không có cơ sở. Phải có một yếu tố gì đó tác động thì vật chất sống, sinh vật mới xuất hiện. Đi xa hơn nữa ngay cả vật chất vô cơ cũng không thành lập được nếu thiếu yếu tố đó. Thật vậy, thí nghiệm hai khe hở nổi tiếng chứng tỏ rằng phải có một yếu tố nào đó tác động vào thì hạt electron mới xuất hiện. Chúng ta có thể coi hạt electron là đại biểu cho vật chất. Hạt electron chỉ xuất hiện khi có người quan sát, nó tác động khiến cho màn hứng phía sau tấm chắn có hai khe hở chỉ hiện ra hai vạch, điều đó chứng tỏ rằng hạt vật chất electron đã xuất hiện. Hai vạch trên màn hứng tương ứng với hai khe hở của tấm chắn. Nếu không có người quan sát hay máy dò để theo dõi thì màn hứng hiện ra nhiều vạch chứng tỏ không phải hạt electron mà chỉ là sóng giao thoa, vật chất chưa xuất hiện. Phật giáo nói rằng chính Tâm là yếu tố tác động kỳ diệu đó. Chúng ta hãy xem lại thí nghiệm này:
Double Slit Experiment - Thí Ngiệm Hai Khe Hở https://www.youtube.com/watch?v=65zcksBusxA
Tuy nhiên tính bất đối xứng cũng không phải là điều tuyệt đối. Một cái ly vỡ nát hay một bức tranh xé vụn thì không thể ngẫu nhiên trở lại nguyên vẹn. Tuy nhiên khi có sự can thiệp của Tâm thì lại có thể.
Một hôm, rất nhiều họa sĩ trứ danh tụ hội xem Trương Bảo Thắng biểu diễn thấu thị, di chuyển vật thể. Để tỏ lòng mến mộ anh, trong số họ có một họa sĩ xem biểu diễn xong, ngay tại hiện trường tặng anh một bức quốc họa do chính mình vẽ. Bảo Thắng tiếp nhận bức họa, xem sơ qua một cái, rồi xé nát bức họa. Lúc mọi người nghe tiếng giấy bị xé, nhìn lại thấy anh ung dung xé nhỏ từng mảnh, đều kinh ngạc đến ngây người. Mọi người biết tác phẩm của vị họa gia trung niên này có tiếng tăm tới nước ngoài, nhiều người muốn thu giữ tác phẩm của ông phải phí sức bôn ba tìm kiếm, thế mà Trương Bảo Thắng trước mặt đám đông xé hủy một tác phẩm lớn của ông, việc này khiến ông không thể bước xuống đài, ông không biết nên xử trí ra sao, nổi giận khiến mặt ông đỏ lên, không nói được tiếng nào.
Trương Bảo Thắng xé xong, dùng sức vo các mảnh vụn thành một cục tròn, ném vào chậu nước rửa mặt. “Bảo Thắng, anh làm sao vậy?” một người bạn như ngủ mê sực tỉnh, cảnh báo anh. Chỉ thấy Bảo Thắng khom lưng vớt cục giấy từ trong chậu nước lên, dùng hai tay ép mạnh cho nước từ trong cục giấy chảy ra ngoài, sau đó để cục giấy giữa hai lòng bàn tay, xoa xoa, không lâu có tiếng sè sè phát ra, lúc anh thôi xoa, bức quốc họa khôi phục nguyên trạng như cũ. Chỉ thấy anh phất tay một cái, trải ra trên bàn, hoàn toàn đúng là bức họa đó, không chút hư hao, không sai tí nào. Lúc đó, mọi người tại hiện trường mới sôi động trở lại, nhiều người không dám tin ở mắt mình. Lúc đó có người vỗ tay, những người khác mới nhớ đến việc vỗ tay hoan hô. Vị họa sĩ đã tặng bức họa, thấy tác phẩm của mình đã bị phá hủy hoàn toàn lại phục hồi như cũ, vui mừng ra mặt, không còn giận nữa, ông mới hiểu ra là trách nhầm Trương Bảo Thắng.
Trương Bảo Thắng đã dùng Tâm của mình khôi phục lại hoàn toàn bức họa đã bị anh xé nát, vò cục, ngâm nước. Cũng giống như thế, vật chất vô cơ không thể ngẫu nhiên biến thành chất sống, nhưng khi có Tâm tác động thì lại có thể. Đó là lý do khiến cho thuyết Có Đấng Sáng Tạo vẫn đứng vững trong khi thuyết Sinh Vật Tiến Hóa của Darwin bị phản bác. Xác suất để cho chất vô cơ ngẫu nhiên kết hợp lại thành chất sống là bằng không, nghĩa là không thể có được. Nhưng khi có Tâm tác động thì lại thành công tạo ra được sinh vật, giống như Trương Bảo Thắng dùng Tâm khôi phục bức tranh.
Cuộc sống thế gian chỉ có thể xuất hiện khi có sự phân cực nhị nguyên. Tâm là bất nhị nhưng cuộc sống đòi hỏi phải có hai hình thái đối lập. Một là chủ thể tức cái tôi của chúng sinh, hai là đối tượng tức là pháp hay vật ở bên ngoài. Về mặt vật lý, hai hình thái đối lập đó là sóng và hạt. Sóng là thông tin, là tinh thần không phải vật chất. Hạt là vật chất bao gồm chất vô cơ (không phải chất sống) và chất hữu cơ (chất sống). Về mặt sinh học, hoạt động của con người đòi hỏi phải có Thức (cảm giác, nhận biết, tinh thần) và đối tượng là cả vật chất và phi vật chất. Về vấn đề sự sống của chúng sinh, Duy Thức học Phật giáo đã trình bày tỉ mỉ: chúng sinh mà tiêu biểu là con người có lục căn, lục trần và lục thức, gọi chung là 18 giới. Cả 18 giới nằm trong phạm trù của Mạt-na thức tức là cái Ngã của con người chúng ta.
Tính bất đối xứng của sự sống căn nguyên là do vật chất tự nó là không có thực thể. Vật chất chỉ có thể thành lập khi có Tâm tham dự. Chính Tâm tạo ra vật chất chứ không phải ngược lại. Và để hiển thị cuộc sống, Tâm phải phân cực thành chủ thể và đối tượng. Nó cần phải tạo ra và có sự phối hợp giữa căn và trần mới sinh ra thức. Một mình căn (subject) hay một mình trần (object) đều không thể sinh ra thức, Thức chính là cái ta gọi là sự sống. Hình ảnh của cô gái mà không có người nhìn thì không thể là cô gái mà chỉ là một tập hợp những điểm ảnh, thậm chí không thể biết là cái gì (theo thuyết bất khả tri của Kant, vật tự thể (Das Ding an sich) là bất khả tri.
Ngay cả cái mà ta tiếp xúc rất quen thuộc là hạt electron, chính electron xuất hiện đồng thời ở vô số vị trí trong không gian cho ta cảm giác vật chất có thật thông qua 6 giác quan (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý thức) của Mạt-na thức. Vật chất vốn là Tâm hay miền tần số (frequency domain) chỉ trở thành vật chất khi có người khảo sát (nhìn và tiếp xúc, đo đạc) và vật chất chỉ trở thành chất sống khi nó hàm chứa căn (lục căn). Căn chính là chủ thể (gồm mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, não). Đối tượng của căn là trần. Trần có thể cũng là chất sống, có thể không phải chất sống (vô cơ). Căn là phần chủ động tích cực của Tâm, trần là phần phụ tùy của Tâm. Tại sao chỉ có sự sống mới sinh ra sự sống (định luật 2 của Pasteur)? Bởi vì phần chủ động, phần hoạt động của Tâm là căn, đó là nguồn gốc của sự sống.
Để hiểu rõ ràng hơn, chúng ta cần bước sang lĩnh vực tin học. Tin học là hệ thống thông tin, là thế giới ảo diệu kỳ mà con người ngày nay đang dành không ít thời giờ để sống với nó. Thông tin có nhiều dạng: text (văn bản), image, video (hình ảnh), sound (âm thanh), application (phần mềm ứng dụng, file chạy hay hoạt động). Chất sống trong sinh học, tương ứng với căn trong Duy Thức, tương ứng với phần mềm ứng dụng (application) trong tin học. Chỉ có phần mềm ứng dụng mới có thể sinh sản ra file mới, nhân bản hay tạo ra nhiều ứng dụng hoạt động khác. Chứ các loại file tĩnh như văn bản, hình ảnh, hay ngay cả video thì không thể.
Đến đây thì chúng ta hoàn toàn hiểu được ý nghĩa triết học của hai định luật của Pasteur. Tại sao có định luật bất đối xứng trong sinh học? Tại sao có định luật chỉ có sự sống sinh ra sự sống? Ý nghĩa của cả hai định luật là thống nhất, có nghĩa rằng chỉ có chất sống phân rã thành chất vô cơ chứ không có sự ngược lại, nghĩa là từ chất vô cơ tuy có thể tổng hợp thành chất hữu cơ nhưng không thể tổng hợp thành chất sống. Đây cũng chính là sự sai lầm của chủ nghĩa duy vật. Nó sai lầm ở chỗ vật không có tự tính, vật tự thể (Das ding an sich) không có bất cứ đặc điểm, đặc trưng gì cả nên nó không thể tạo thành chất sống. Chất sống phải có cái hồn, tức phần tinh thần ở trong đó. Vật chất chỉ có hồn tức có đặc điểm, đặc trưng khi được Tâm gán ghép tưởng tượng theo một thói quen nào đó (PG gọi là tập khí) và khi đó vật chất mới có thể trở thành chất sống.
Ở trên mặt trăng không có chất sống, bởi vì vật chất ở đó chỉ là chất vô cơ, chưa có tập khí thích hợp của Tâm để thổi hồn cho nó trở thành chất sống. Trong tế bào chất sống có chứa thông tin di truyền, đây chính là phần mềm ứng dụng hướng dẫn cho chất sống hoạt động và sinh sản. Thông tin di truyền là một chương trình phức tạp không thể ngẫu nhiên hình thành do sự trộn lẫn các chất vô cơ. Điều này giống như chúng ta không thể trộn lẫn ngẫu nhiên các con số 0 và 1 để chúng tự hình thành ra một chương trình ứng dụng có thể hoạt động được. Cái xác suất cho sự trộn lẫn ngẫu nhiên các bit thông tin mà thành chương trình ứng dụng là bằng 0 nghĩa là không bao giờ thực hiện được. Một chương trình ứng dụng phải xuất phát từ trí tuệ của con người. Cũng giống như vậy, vật chất và chất sống phải xuất phát từ tuệ giác của Tâm mà PG gọi là Chính biến tri, tức là sự hiểu biết đích thực không bị hạn chế bởi không gian và thời gian. Còn các tôn giáo khác gọi là Thượng đế, Chúa, hay Trời hoặc Đạo. Nói chung người ta mường tượng đó là một Đấng Sáng Tạo có trí tuệ không hạn chế.
1121Chúng ta có thể nói rằng bản chất của vật chất, của các hạt cơ bản, là không có thật. Tâm mới là nguồn gốc, động lực cho mọi cảnh giới. Điều này đã được thí nghiệm hai khe hở chứng minh một cách rõ ràng. Chính là Tâm của người khảo sát làm cho hạt electron vốn là sóng bất định không phải vật chất, trở thành hạt vật chất có đặc điểm của hạt electron. Và tiếp theo chính là Tâm làm cho nguyên tử, phân tử trở thành chất sống. Chứ vật tự thể nó vốn chỉ là một cấu trúc ảo, tính không, giống như hư không, thì không thể tạo thành vật chất vô cơ chứ chưa nói đến chất sống.
Kết luận
Cuộc sống thế gian là vô thường, nghĩa là nó luôn luôn thay đổi biến dịch. Sự biến đổi này có khi xảy ra đột ngột không thể lường trước.
Ví dụ: Chiếc máy bay loại trực thăng EC130 của công ty bay miền Trung mất liên lạc chỉ sau 15 phút cất cánh trong buổi diễn tập sáng 18/10 tại khu vực tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Trên máy bay có 3 thành viên của tổ lái, tất cả đều thiệt mạng. Sự biến đổi đó gây ra đau khổ, chẳng hạn thân nhân của những người thiệt mạng nói trên sẽ đau khổ.
Để hóa giải sự đau khổ của cuộc đời, con người cần phải hiểu sự Vô ngã mà Phật pháp đã nêu ra từ lâu trong kinh điển. Bát Nhã Tâm Kinh nói rằng:
無老死、亦無老死盡 - Không có già chết, cũng không có hết già chết. Sinh lão bệnh tử trên thế gian chỉ là ảo hóa, tưởng tượng mà thôi, không phải là thật. Hiểu Vô ngã thì biết rằng cuộc sống, đau khổ cũng chỉ là tưởng tượng.
Tam pháp ấn của Phật giáo là ba dấu ấn thâm sâu, rõ ràng, đủ để diễn tả thực tế cuộc đời là vô thường, ảo hoá. Nếu chúng ta chấp chặt vào vô thường thì ắt sẽ khổ. Hiểu rõ bản chất vô ngã của mọi hiện tượng là cách hoá giải đau khổ, là giác ngộ.
Tác giả: Cư sĩ Truyền Bình Tạp chí Nghiên cứu Phật học – Số tháng 5/201721
Bình luận (0)