Xuất tam tạng ký tập gồm 15 quyển, soạn vào Nam triều nhà Lương, hoàn thành vào khoảng năm Thiên Giám thứ 9 đến thứ 13 (510-514), còn gọi là Xuất tam tạng ký tập lục, Lương xuất tam tạng tập ký, Xuất tam tạng tập ký, Xuất tam tạng ký, Tam tạng tập ký, các nhà kinh lục đời sau còn gọi tắt là Tăng Hựu lục hoặc Hựu lục. Được lưu trong Đại chính tạng ở quyển thứ 55.

Tác giả: Thích Đồng Lợi học viên Cao học Khóa 2 – Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế

Dẫn nhập

Danh mục kinh điển Phật giáo dịch sang tiếng Trung Quốc, là những mục lục so sánh những điểm tương đồng và khác biệt giữa các danh mục khác nhau hoặc từng cuốn sách được sưu tầm, qua các triều đại khác nhau. Để hiểu rõ nội dung của từng cuốn kinh, tác giả đã tham khảo nghiên cứu nhiều nguồn tài liệu kinh điển và tóm tắt chọn lọc giúp tra cứu dễ dàng, dễ hiểu hơn.

Đây là bài viết liệt kê danh mục Xuất tam tạng ký tập – Tăng Hựu, theo thứ tự thời đại, liệt kê tên đầy đủ, chữ viết tắt, niên đại viết, người biên soạn, mất tích, số lượng tập và đặc điểm của danh mục, và sắp xếp nó thành một hệ thống thứ tự để cung cấp cái nhìn tổng quan về từng danh mục kinh tạng Phật giáo.

1. Khái niệm về mục lục

Mục lục là một danh mục sách, báo, tài liệu có trong một thư viện, một nhóm thư viện, được sắp xếp theo một nguyên tắc nhất định, nhằm giới thiệu và hướng dẫn người đọc tìm chọn sách, báo, tài liệu, tra cứu và tìm thông tin được dễ dàng, thuận lợi.

Chia ra nhiều loại khác nhau đáp ứng nhu cầu người đọc: Mục lục chữ cái (theo tên sách hoặc tên tác giả), mục lục phân loại (theo bộ môn tri thức), mục lục chủ đề vv. Về hình thức, mục lục cũng có nhiều dạng: Mục lục in, mục lục phích, mục lục tờ rời, mục lục anbum, mục lục đọc bằng máy.

Tổng hợp các chương các nội dung, các ý chính của một tác phẩm kèm với các số trang tương ứng. Mục lục thường được đặt ở đầu tác phẩm, tài liệu, hoặc ở những trang cuối. Một số mục lục có các ghi chú, tóm tắt ở sau mỗi tiêu đề.

Mục lục chứa các tiêu đề lớn và các tiêu đề nhỏ hơn, đối với những tác phẩm, tài liệu dài, mục lục đôi khi còn ghi chép lại các miêu tả cho từng tiêu đề nhỏ. Nếu tác phẩm, tài liệu do nhiều tác giả soạn thảo thì tên của các tác giả sẽ được ghi vào mục lục theo từng nội dung tương ứng.

Độ chi tiết của mục lục sẽ tùy thuộc vào chiều dài của tác phẩm. Đối với các văn bản hành chính từ 10 trang trở lên thì đã có thể có mục lục. Đối với tài liệu Kinh điển thì mục lục thường để trước trang tiêu đề có thêm bài tựa (đối với chữ Hán), lời nói đầu ( đói với văn bản tiếng Việt), hoặc để sau phần cuối cuốn sách.

Đối với các văn bản khác tuỳ theo ngôn ngữ mà có sự sắp xếp mục lục phù hợp. Số trang trong mục lục ám chỉ đó là số trang mà phần nội dung tương ứng bắt đầu. Đối với mục lục trên máy tính, đôi khi bạn có thể nhấp vào số trang để đi đến ngay trang đó.

Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa. Nguồn: St

2. Tìm hiểu về mục lục 出三藏記集  – 僧佑  Xuất tam tạng ký tập - Tăng Hựu.

2.1. Tác giả

Tăng hựu  (僧佑) ngài họ Du, sinh vào khoảng (445~518), năm 14 tuổi đến chùa Định Lâm xuất gia học đạo với ngài Pháp Hiển. Từ đó, ngài chuyên tâm nghiên cứu kinh luật về sau theo lời mời của vua Cảnh Lăng bắt đầu thuyết giảng giới luật vào năm (483-493) Vĩnh Minh. Và phụng mệnh vào đến nước Ngô giảng dạy đồ chúng như Ngũ giới, Thập thiện…Đệ tử gồm có Trí Tạng, Huệ Khuếch, Bảo Xướng… viên tịch năm 74 tuổi tại chùa Kiến Sơ vào thời nhà Lương.

2.2. Tác phẩm

Các tác phẩm gồm có Hoằng minh tập, Thích ca Phổ, Hiền Ngu Kinh…Trong đó, có tác phẩm Xuất tam tạng ký tâp gồm 15 quyển, soạn vào Nam triều nhà Lương, hoàn thành vào khoảng năm Thiên Giám thứ 9 đến thứ 13 (510-514), còn gọi là Xuất tam tạng ký tập lục, Lương xuất tam tạng tập ký, Xuất tam tạng tập ký, Xuất tam tạng ký, Tam tạng tập ký, các nhà kinh lục đời sau còn gọi tắt là Tăng Hựu lục hoặc Hựu lục. Được lưu trong Đại chánh tạng ở quyển thứ 55.

3. Liệt kê danh mục và đánh giá nội dung của mục lục

3.1. Liệt kê danh mục

• Xuất tam tạng ký tập quyển đệ nhất

- Tập tam tạng duyên ký đệ nhất: trích từ Đại trí độ luận.

- Thập tụng luật ngũ bách La-hán xuất tam tạng ký đệ nhị.

- Bồ tát xứ thai kinh xuất bát tạng ký đệ tam.

- Hồ Hán dịch kinh văn tự âm nghĩa đồng dị ký đệ tứ.

- Tiền hậu xuất kinh dị ký đệ ngũ.

• Xuất tam tạng ký tập lục thượng quyển đệ nhị

- Tân tập kinh luật luận lục đệ nhất: Gồm 450 bộ, 1867 quyển.

- Tân tập dị xuất kinh lục đệ nhị.

• Xuất tam tạng ký tập lục trung quyển đệ tam

- Tân tập dịch An công cổ dị kinh lục đệ nhất: Gồm 92 bộ, 92 quyển.

- Tân tập dịch An công thất dịch kinh lục đệ nhị: Gồm 142 bộ, 147 quyển.

- Tân tập dịch An công lương thổ dị kinh lục đệ tam: Gồm 59 bộ, 79 quyển.

- Tân tập dịch An công quan trung dị kinh lục đệ tứ: Gồm 24 bộ, 24 quyển.

- Tân tập luật phần vi ngũ bộ ký lục đệ ngũ: Trích trong Tỳ bà sa, gồm 5 bộ.

- Tân tập luật phần vi thập bát bộ ký lục đệ lục: Gồm 18 bộ.

- Tận tập luật lại Hán địa tứ bộ ký lục đệ thất: Gồm 5 bộ, 180 quyển.

• Xuất tam tạng ký tập lục hạ quyển đệ tứ

- Tân tập tục soạn thất dịch tập kinh lục đệ nhất: Gồm 460 bộ, 675 quyển. (Trước đó đã viết 846 bộ, 895 quyển ở trong Đại tạng, nay bị mất chỉ còn 460 bộ, 675 quyển.)

• Xuất tam tạng ký tập lục hạ quyển đệ ngũ

- Tân tập sao kinh lục đệ nhất: Gồm 46 bộ, 352 quyển. Gộp lại 48 bộ, 151 quyển đã có trong kinh tạng, nay thiếu mất  8 bộ, 201 quyển.

- Tân tập An công nghi kinh lục đệ nhị: Gồm 26 bộ, 30 quyển.

- Tân tập nghi kinh nguỵ soạn tạp lục đệ tam: Gồm 46 bộ, 56 quyển. Trong đó, 38 bộ mất nguồn, 8 bộ có tên tác giả.

- Tân tập An công chú kinh cập tạp kinh chí lục đệ tứ: Gồm 27 quyển.

- Tăng pháp ni sở tụng xuất kinh nhập nghi lục: Gồm 35 quyển. Còn có Tát bà nhã đa quyến thuộc trang nghiêm kinh 1 quyển, Pháp uyển kinh 189 quyển và Sao vi pháp xả thân kinh 6 quyển.

- Tiểu thừa mê học Trúc Pháp Độ tạo dị nghi ký đệ ngũ.

- Dụ nghi đệ lục – Trương An Duệ pháp sư

Hình tượng Ngài Thích Đạo An. Nguồn: St

• Xuất tam tạng ký tập lục tự quyển đệ lục

- Tứ thập nhị chương kinh tự đệ nhất: do Vị Tường thời Hiếu Minh đế đời Hán soạn.

- An ban thủ ý kinh tự đệ nhị: do Khương Tăng Hội thiền sư đời Minh soạn.

- An ban chú tự đệ tam: do Thích Đạo An đời Minh soạn.

- An ban thủ ý kinh tự đệ tứ: do Tạ Phu đời Minh soạn.

- Ấm trì nhập kinh tự đệ ngũ: do Thích Đạo An soạn.

- Nhân bản dục sanh kinh tự đệ lục: do Thích Đạo An soạn.

- Liễu bản sanh tự kinh tự đệ thất: do Thích Đạo An soạn.

- Thập nhị môn kinh tự đệ bát: do Thích đạo An soạn.

- Đại thập nhị môn tự đệ cửu: do Thích đạo An soạn.

- Pháp kính kinh tự đệ thập: do Khương Tăng Hội thiền sư đời Minh soạn.

• Xuất tam tạng ký tập lục tự quyển đệ thất

- Đạo hạnh kinh tự đệ nhất: do Thích đạo An soạn.

- Đạo hạnh kinh hậu ký đệ nhị: do Vị Tường thời Hiếu Minh đế đời Hán soạn.

- Phóng quang kinh ký đệ tam: Gồm 10 quyển,  xưa do Chu Sĩ Hành thời Dĩnh Xuyên đời Nguỵ soạn.

- Hợp phóng quang quang tán lược giải tự đệ tứ: do Thích đạo An soạn.

- Tu chân thiên tử kinh ký đệ ngũ; Phổ diệu kinh ký đệ lục; Xuất hiền kiếp kinh đệ thất; Bát đan Tam muội kinh ký đệ bát và Thủ lăng nghiêm Tam muội kính chú tự đệ cửu: do Vị Tường thời Hiếu Minh đế đời Hán soạn.

- Hợp Thủ lăng nghiêm kinh chú tập đệ thập: do Chi Mẫn Độ đời Minh soạn. Cộng với 3 bản kinh của Tạ Phụ đời Minh cùng hợp chú thích thành 4 quyển. Trong đó, có Hồ Văn Đồng và Tấn Âm Dũng phục định ý- Thủ lăng nghiêm hậu ký đệ thập nhất: do Vị Tường thời Hiếu Minh đế đời Hán soạn.

- Tân xuất Thủ lăng nghiêm kinh tự đệ thập nhị: do Thích Hoằng Sung đời Minh soạn.

- Pháp cú kinh tự đệ thập tam: do VịTường thời Hiếu Minh đế đời Hán soạn.

- A duy việt già kinh trí kinh ký đệ thập tư và Ma nghịch kinh ký đệ thập ngũ: do Sa môn Pháp Hộ truyền khẩu biên soạn lại trích trong “Xuất kinh hậu ký” .

- Huệ ấn tam muội cập tế phương đẳng học nhị kinh tự đệ thập lục: do Vương Tăng Nhụ soạn.

- Thánh pháp ấn kinh ký đệ thập thất và Văn Thù Sư Lợi tịnh luật ký đệ thập bát: do Sa môn Pháp Hộ tạo.

- Vương tử pháp ích hoại mục nhân duyên kinh tự đệ thập cửu: do Trúc Phật Niệm tạo.

- Hợp vi mật trì kinh ký tập đệ nhị thập: Chi Kính Minh sáng tác.

• Xuất tam tạng ký tập lục tự quyển đệ bát

- Ma ha Bát La Nhã Ba La Mật kinh sao tự đệ nhất: do Đạo An pháp sư soạn.

- Đại phẩm kinh đệ nhị: do Trương An, Thích Tăng Duệ soạn.

- Chú giải đại phẩm đệ tam: do Hoàng đế Đại Lương soạn

- Tiểu phẩm kinh tự đệ tứ: do Thích Tăng Duệ sáng tác.

- Đại tiểu phẩm đối tỉ yếu sao tự đệ ngũ: do Chi Đạo Lâm sáng tác.

- Chánh pháp hoa kinh ký đệ lục: do ngài Pháp Hộ khẩu truyền biên soạn lại, trích từ “Xuất kinh hậu ký”.

- Chánh pháp hoa kinh hậu ký đệ thất: do Vị Tường thời Hiếu Minh đế đời Hán sáng tác.

- Pháp hoa tông yếu tự đệ bát: do Thích Huệ Quán soạn.

- Pháp hoa kinh hậu tự đệ cửu: do Tăng Duệ pháp sư soạn.

- Trì tâm kinh đệ thập: do Trúc Pháp Hộ thuyết soạn, trích từ “Xuất kinh hậu ký”.

- Tư ích kinh tự đệ thập nhất: do Tăng Duệ pháp sự soạn.

- Duy Ma Cật kinh tự đệ thập nhị: do Thích Tăng Triệu soạn.

- Hợp Duy Ma Cật kinh tự đệ thập tam: do Chi Mẫn Độ sáng tác.

- Tỳ Ma La Cật đề kinh nghĩa sớ tự đệ thập tứ và Tự tại vương kinh hậu tự đệ thập ngũ:  do Tăng Duệ pháp sự soạn.

- Đại Niết Bàn kinh hậu tự đệ ngũ lục: do Lương Châu – Thích Đạo Lãng sáng tác.

- Đại Niết Bàn kinh ký đệ thập thất: do Vị Tường sáng tác.

- Lục quyển Nê Hoàn ký đệ thập bát: do thiền sư Phật Đại Bạt Đà soạn.

- Thập nhị quyên Nê Hoàn ký thập đệ cửu: trích từ Trí Mãnh du ngoại quốc truyện.

• Xuất tam tạng ký tập lục tự quyển đệ cửu

- Pháp hoa kinh ký đệ nhất: Xưa vốn dĩ do đạo nhân Pháp Lĩnh trước tác, về sau thỉnh thiền sư Phật Độ Bạt Đà viết chữ Phạm và Thích Pháp Nghiệp dịch soạn lại, trích từ “Xuất kinh hậu ký”.

- Thập trụ kinh hợp chú ký đệ nhị: do Thích Tăng Vệ sáng tác.

- Tiệm bị kinh thập chú Hồ Danh tính thư tự đệ tam: Gồm 5 quyển, do Vị Tường sáng tác.

- Bồ tát thiện giới Bồ tát địa trì nhị kinh ký đệ tứ: do Tăng Hựu soạn, tìm thấy trong mục lục cũ gồm 10 quyển.

- Đại tập hư không tạng vô tận ý tam kinh ký đệ ngũ: do Tăng Hựu soạn.

- Như Lai đại ai kinh ký đệ lục:  do Vị Tường sáng tác.

- Trường A hàm kinh tự đệ thất: Gồm 1 bộ, 30 quyển, do Thích Tăng Triệu sáng tác.

- Trung A hàm kinh tự đệ bát:Gồm 10 phẩm, 222 kinh, do Thích Đạo Từ soạn.

- Tăng A hàm kinh tự đệ cửu: Gồm 472 kinh, do Thích Đạo An soạn.

- Tứ A hàm mộ sao tự ký đệ thập: do Vị Tường sáng tác.

- Ưu bà tắc giới kinh ký đệ thập nhất: Pháp sư Đàm Ma Sám dịch và Sa môn Đạo Dưỡng ghi lại.Trích từ “Xuất kinh hậu ký”.

- Bồ đề kinh chú tự đệ thập nhị: do Thích Tăng Phục soạn.

- Quan trung xuất thiền kinh tự đệ thập tam: do Tăng Duệ pháp sư soạn.

- Lư sơn xuất tu hành phương tiện thiền kinh thống tự đệ thập tứ: do Thích Huệ Viễn soạn.

- Thiền yếu bí mật trị bệnh kinh ký đệ thập ngũ: do Tỳ kheo Pháp Đà Tư Na ở Thiên Trúc trì tụng chữa bệnh, đến đời Tống được Trúc Viễn Tinh hợp lại thành kinh, trích từ “Xuất kinh hậu ký”.

- Tu hành địa bất tịnh quán kinh tự đệ thập lục; Thắng Man kinh tự đệ thập thất và Thắng Man kinh tự đệ thập bát: do Huệ Quán pháp sư soạn.

- Văn Thù Sư Lợi pháp nguyện kinh đệ thập cửu: trích từ “Xuất kinh hậu ký”.

- Hiền ngu kinh ký đệ nhị thập: do Thích Tăng Hựu mới soạn lại.

- Bát cát tường kinh ký đệ nhị thập nhất: do Thích Cầu Na Bạt Đà La nước Thiên Trúc dịch vào thời Nguyên Gia đời Tống, trích từ “Xuất kinh hậu ký”.

- Vô lượng nghĩa kinh tự đệ nhị thập nhị: do ẩn sĩ Lưu Cầu người Kình Châu soạn.

- Thí dụ kinh tự đệ nhị thập tam: do Khương Pháp Thuý tạo.

- Bách cú Thí dụ kinh ký đệ thập nhị tứ: “Xuất kinh tiền ký”.

• Xuất tam tạng ký tập lục tự quyển đệ thập

- Đạo địa kinh tự đệ nhất - Đạo An pháp sư.

- Sa- di thập tuệ chương cú tự đệ nhị - Nghiêm Phật Điệu tác.

- Thập pháp cú nghĩa kinh tự đệ tam - Đạo An pháp sư.

- Xá Lợi Phất A Tỳ đàm tự đệ ngũ - Đạo Phiếu pháp sư.

- Tăng già la sát kinh tự đệ lục - Vị Tường tác giả.

- Tăng già la sát tập kinh hậu ký đệ thất - Vị Tường tác giả.

- Bà tu mật kinh tự đệ bát  Vi Tường tác gi.

- A tỳ đàm tự đệ cửu - Đạo An pháp sư.

- A Tỳ đàm tâm tự đệ thập - Vị Tường tác giả.

- A tỳ đàm tâm tự đệ thập nhất - Huệ Viễn pháp sư.

- Tam pháp độ ký đệ thập nhị - Huệ Viễn pháp sư.

- Tam pháp độ ký đệ thập tam - Xuất kinh hậu ký.

- Bát kiện độ A tỳ đàm căn kiện độ hậu biệt ký đệ thập tứ - Vị Tường tác giả.

- Tỳ bà sa tự đệ thập ngũ - Đạo An pháp sư: Gồm 14 quyển.

- Lục thập quyển Tỳ bà sa tự đệ thập lục - Đạo Diên(道挻) pháp sư.

- Tạp A tỳ đàm tâm tự đệ thập thất - Vị Tường tác giả.

- Hậu xuất tạp tâm tự đệ thập bát - Tiêu Kính pháp sư.

- Đại trí thích luận tự đệ thập cửu - Duệ  pháp sư tác.

- Đại trí luận ký đệ nhị thập - Xuất luận hậu ký.

- Đại trí luận sao tự đệ nhị thập nhất - Huệ Viễn pháp sư.

• Xuất tam tạng ký tập lục tự quyển đệ thập nhất

- Trung luận tự đệ nhất – Trường An Tăng Duệ.

- Trung luận tự đệ nhị - Đàm Ảnh pháp sư.

- Bách luận tự đệ tam- Tăng Triệu pháp sư .

- Thập nhị môn luận tự đệ tứ- Trường An Tăng Duệ.

- Thành thực luận ký đệ ngũ - Xuất luận hậu ký.

- Lược thành thực luận ký đệ lục – tân soạn: do ngài La thập đề xuất, ngài Đàm Quỹ truyền đạt lời dạy, ngài Đàm Ảnh viết lại, nên gọi  “tân soạn”.

- Thành thực luận sao tự đệ thất - Chu Ngung

- Ha lê bạt ma truyện tự đệ bát - Giang Lăng Huyền Sướng tác.

- Bồ tát Ba la đề mộc xoa hậu ký đệ cửu - Vị Tường tác giả.

- Tỳ kheo Ni giới bản xuất bản mạt tự đệ thập:  trích từ Giới tiền ký, thời Hiếu Vũ Đế đời Tấn.

- Tỳ kheo đại giới tự đệ thập nhất - xuất Giới tiền ký .

- Đại Tỳ kheo nhị bách lục thập giới tam bộ hợp dị tự đệ thập nhị - Trúc Đàm Vô Lan.

- Quan trung cận xuất ni nhị chủng đàn văn hạ toạ tạp thập nhị sự tịnh tạp sự cộng quyển tiền trung hậu tam ký đệ thập tam.

- Ma đắc lặc già hậu ký đệ thập tứ - xuất Kinh hậu ký.

- Thiện kiến luật Tỳ bà sa ký đệ thập ngũ - xuất Luật tiền ký.

- Thiên Phật danh hiệu tự đệ thập lục - Trúc Đàm Vô Lan sao chép  từ Hiền kiếp kinh.

• Xuất tam tạng ký tập lục quyển đệ thập nhị

- Tống Minh đế sắc trung thư thị lang Lục Trừng soạn Pháp luận mục lục tự đệ nhất. Gồm 16 trật ,100 quyển.

- Tề Thái Tể cảnh lăng Văn Tuyên Vương pháp tập lục tự đệ nhị. Gồm 222 trật, 227 quyển. Ngoài ra, Tự thư kinh mục lục gồm 6 bộ, 81 quyển; Tề Cảng Lăng vương thế tử Vũ Quân Ba Lăng vương pháp tập tựa; Ba Lăng tạp tập lục mục gồm 2 quyển và Tự tả kinh mục lục tính chú gồm 11 bộ, 27 quyển.

- Thích Tăng Hựu pháp tập tổng mục lục tự đệ tam: Gồm 8 bộ, 36 trật, 65 quyển.

- Thích ca  phổ ký mục lục tự đệ tứ: Gồm 5 quyển, 34 tập.

- Thế giới ký mục lục tự đệ ngũ: Gồm 5 quyển, 20 tập.

- Tát bà đa bộ sư tư ký mục lục tự đệ lục. Gồm 5 quyển

- Pháp uyển mục lục tự đệ thất.

- Hoằng minh tập mục lục tự đệ bát: Gồm 10 quyển.

- Thập tụng luật nghĩa ký mục lục tự đệ cửu: Gồm 10 quyển.

- Pháp tập tạp ký minh mục lục tự đệ thập: Gồm 7 quyển.

• Xuất tam tạng ký tập truyện thượng quyển đệ thập tam

- An Thế Cao truyện đệ nhất.

- Chi Sấm truyện đệ nhị.

- An Huyền truyện đệ tam.

- Khương Tăng Hội truyện đệ tứ.

- Chu Sĩ Hành truyện đệ ngũ.

- Chi Khiêm truyện đệ lục.

- Trúc Pháp Hộ truyện đệ thất.

- Trúc Thúc Lan truyện đệ bát.

- Thi Lê Mật truyện đệ cửu.

- Tăng Già Bạt Trừng truyện đệ thập.

- Đàm Ma Nan Đề truyện đệ thập nhất.

- Tăng Già Đề Bà truyện đệ thập nhị.

• Xuất tam tạng ký tập truyện trung quyển đệ thập tứ

- Cưu Ma La Thập truyện đệ nhất.

- Phật Đà Gia Xá truyện đệ nhị.

- Đàm Vô Sấm truyện đệ tam.

- Phật Đà Bạt Đà truyện đệ tứ.

- Cầu Na Bạt Ma truyện đệ ngũ.

- Tăng Già Bạt Ma truyện đệ lục.

- Đàm Ma Mật Đa truyện đệ thất.

- Cầu Na Bạt Đà La truyện đệ bát.

- Thư Cừ An Dương Hầu truyện đệ cửu.

- Cầu Na Tỳ Địa truyện đệ thập.

• Xuất tam tạng ký tập truyện hạ quyển đệ thập ngũ

- Pháp Tổ pháp sư truyện đệ nhất.

- Đạo An pháp sư truyện đệ nhị.

- Huệ Viễn pháp sư truyện đệ tam.

- Đạo Sinh pháp sư truyện đệ tứ.

- Phật Niệm pháp sư truyện đệ ngũ.

- Pháp Hiển pháp sư truyện đệ lục.

- Trí Nghiêm pháp sư truyện đệ thất.

- Bảo Vân pháp sư truyện đệ bát.

- Trí Mãnh pháp sư truyện đệ cửu.

- Pháp Dũng pháp sư truyện đệ thập

Toàn bộ tác phẩm gồm 2162 bộ, 4328 quyển. Đây là tuyển tập cổ nhất về danh mục Tam tạng, tài liệu dịch kinh và tiểu sử, độ tin cậy rất cao, tuyển tập được viết sau tuyển tập của Đạo An đời Đông Tấn, cho nên các bản dịch có liên quan đến đời Hậu Hán, Tam quốc, Tây Tấn, Đông Tấn đều lấy cuốn mục lục này làm bản kinh lục tam chiếu quan trọng và chuyển tải các tài liệu quan trọng của Đạo An để bảo tồn diện mạo ban đầu của kinh sách Phật giáo.

Đây là tuyển tập duy nhất trong rất nhiều bản mục lục kinh Phật viết trước đời nhà Lương còn lưu truyền cho đến ngày nay. Có thể nói ông là người ưu tú nhất trong các tác giả thời Nam Bắc triều.

Nội dung bản mục lục phân làm 4 phần:

1. Tuyển duyên ký (quyển 1): Ghi lại quá trình kết tập tam tạng Kinh Luật Luận tại Ấn Độ và sự khởi đầu của việc dịch kinh sang tiếng Hán.

2. Thuyên danh lục (quyển 2 đến quyển 5): Sở dĩ gọi là “Danh lục” tức là danh mục niên đại ra đời của các kinh, đây là phần duy nhất của Hựu lục có trong mục lục lấy thời đại biên soạn để phân loại. Trong hơn 400 năm với 6 triều đại từ thời Hán đến thời Lương, tất cả các kinh sách đã dịch và biên soạn, bất kể là có tên hay không có tên người dịch mỗi một đều được sưu tầm và tổng hợp thành 14 bản.

Bởi vì y cứ vào bản mục lục cũ của Đạo An mà có đính chính thêm nên được gọi là “Tân tập”- bộ sưu tập mới. Bộ Tổng lý chúng kinh mục lục của Đạo An là bộ kinh lục sớm nhất của Trung Quốc, đến nay không còn nữa nhưng đã cung cấp những tài liệu quan trọng để hình thành nên bộ sách này.

3. Tổng kinh tự (quyển 6 đến quyển 12): Phần này sưu tập các phần tựa và tái bút Tiền tự cập hậu ký của các Tăng sĩ và cư sĩ Trung Quốc khi dịch và biên soạn Kinh Phật, gồm 120 chương, là sử liệu đầu tiên về lịch sử phiên dịch kinh điển. Có thể chia làm 2 loại: (1). Sao chép một vài lời tựa và tái bút của các Kinh Luật Luận, gồm 110 chương, 6 quyển (từ quyển 6 đến quyển 11).

Từ “Bài tựa kinh Tứ Thập Nhị Chương” cho đến “Bài tựa bản 1000 Danh hiệu Phật” là những tài liệu khá rõ ràng liên quan đến sự truyền thừa, phiên dịch, nghiên cứu, lưu bố… cho đến hiểu rõ tôn chỉ của giáo lý trong thời kỳ đầu tiên khi Phật giáo truyền vào Trung Quốc, nó có ý nghĩa to lớn trong lịch sử tư tưởng. (2).

Đây là sự tổng hợp của các cuốn sách khác nhau, Tống Minh Đế ra lệnh cho Trung thư thị lang Lục Chứng biên soạn bộ Pháp luận mục lục, sau đó Lăng Vương viết Pháp tập lục tự và Tăng Hựu tự biên soạn danh mục các phần tựa của các kinh, tổng cộng có 10 chương gọi là Tạp lục. (Trong 10 chương, Tăng Hựu tự biên soạn 8 chương).

Trong số đó Pháp luận mục lục ban đầu đã thu thập các bản pháp luận từ xưa với tổng cộng 130 bộ luận, dựa vào nội dung để phân thành 16 loại mục lục gồm: Pháp tánh tập, giác tánh tập, Bát nhã tập, Pháp thân tập, Giải thoát tập, giáo môn tập, Giới tạng tập, Định tạng tập, Tuệ tạng tập, Tạp hành tập, Nghiệp báo tập, Sắc tâm tập, Vật lý tập, Lục tự tập, Tạp luận tập, Tà luận tập.

Đây là bộ mục lục quan trọng của Phật giáo thời kỳ đầu ở Nam Bắc triều nên rất được các học giả quan tâm. Ngoài phần tựa còn có phần chương mục, bởi vì phần chương mục có thể cho biết sơ lược nội dung của bản luận. Đây là một loại thể tài được tìm thấy đầu tiên trong tuyển tập này nên có giá trị rất lớn, không khác gì một bản tóm yếu kinh điển Phật giáo, hơn nữa còn lưu giữ rất nhiều tài liệu đáng quý.

4. Thuật liệt truyện (quyển 13 đến quyển 15): Chính là tiểu sử của những người dịch kinh, vì để biểu dương những người có công trong sự nghiệp phiên dịch mà lập ra truyện ký. Kể lại tóm tắt cuộc đời của các dịch giả qua các triều đạ, bao gồm tiểu sử của 32 vị dịch gia ghi trong 3 quyển. Hai quyển trước chủ yếu ghi lại những dịch gia nước ngoài như An Thế Cao… làm một nhóm gồm 22 người; quyển sau là những Tăng nhân người Trung Quốc như Pháp Tổ… gồm 10 người làm một nhóm.

Đây là cuốn Tăng truyện cổ nhất hiện còn, các sử liệu của nó phần lớn được dùng làm y cứ cho các bộ như Danh Tăng truyện của Bảo Xướng, Cao Tăng truyện của Tuệ Hiệu. Từ Tuệ Hiệu trở về sau, phương pháp kể lại tiểu sử của các Tăng sĩ qua các thời đạ phần lớn dựa vào tuyển tập này.

* Đánh giá nội dung của mục lục

Phần danh mục các lời tựa của các kinh và tiểu sử sau danh mục, trong đó thu thập rộng rãi các bài tựa của kinh để tổng hợp thành một bộ, đây là điểm mà các bộ mục lục khác chưa có. Có thể hiểu được nội dung và quá trình dịch kinh… phần hậu ký ghi chép rõ ràng về địa điểm và ngày tháng năm dịch kinh, rất có giá trị.

Trình bày xuất xứ kinh điển và phương pháp dịch thuật, ở phương diện phiên dịch, phương diện truyện ký lưu giữ được rất nhiều sử liệu nguyên gốc.

Mở ra nhiều con đường cho việc biên soạn kinh lục về sau, ví dụ như Chúng kinh mục lục của Pháp Kinh, Khai nguyên thích giáo lục của Trí Thăng cũng đều không ra ngoài phạm vi của bộ sách này. Có phần “dị xuất”, có sự đối sánh các bản kinh có nhiều bản dịch khác nhau. Điều này vô cùng quan trọng trong việc biên soạn danh mục kinh sách Phật giáo. Có phần “sao chép kinh”, là những cuốn sao chép một phần, không thể xếp chung như những bản kinh nguồn mà lập thành phần này.

Tác giả đối với những bản kinh này đều đã từng thẩm định, phân biệt những điểm tương đồng dị biệt và tính xác thực của nó, ghi rõ người dịch, thời gian địa điểm dịch, điều này đối với nghiên cứu học thuật có đóng góp rất lớn.

Khuyết điểm của bộ sách: Các học giả nhận xét “văn phong nhiều nhưng chưa có sự mật thiết, có điểm mới nhưng chưa chặt chẽ”, “công tác khảo cứu chưa được hoàn hảo”.

Bộ mục lục này so với bộ Tổng lý chúng kinh mục lục của Đạo An chứa hơn 1500 tập, nhiều hơn 3300 quyển, nhưng các bản thảo và kinh điển sưu tập được chủ yếu tập trung ở phía Nam, do đó có sự hạn chế về khu vực nên không thể tránh được có sự thiếu xót. Hơn nữa, phân lọa danh mục kinh điển Phật giáo theo chiều ngang mà không dựa vào niên đại và tình huống dịch kinh nên có sự gián đoạn về niên đại.

Về mặt hình thức có chỗ chưa đầy đủ:

1. Danh mục sắp xếp chưa đầy đủ.

2. Phần “Tân tập kinh luận lục” dùng để ghi danh mục niên đại dịch kinh, không có giới thiệu sơ lược tình hình dịch kinh ở mỗi triều đại, cũng không có giới thiệu ngắn gọn tiểu sử của các dịch giả.

3. Các kinh điển được liệt kê không có sự phân loại theo đại thừa hay tiểu thừa, thuộc kinh, luật hay luận.

Về mặt nội dung cũng có chỗ chưa đầy đủ:

1. Thông tin được dịch giả truyền tải trong bản dịch còn thiếu sót.

2. Phần “Tân tập dị xuất kinh lục” của quyển thứ 2 trong phần chú thích của 3 bộ “Tỳ kheo giới bổn”, “Tỳ kheo ni giới bổn”, “A tỳ đàm” không được xem xét kỹ càng mà đã đem một số danh xưng gần giống nhau nhưng không phải cùng một bản dịch của một bản kinh Phạn ngữ, lại cho là cùng một bản mà có nhiều bản dịch (trong phần Dị xuất kinh) để lưu truyền.

3. Trong “Tiền hậu xuất kinh dị ký” của quyển 1, có sự nhầm lẫn khi đối chiếu hai bản “Đát tát a kiệt a la ha tam da tam Phật” của cựu kinh và “A nậu đa la tam miệu tam bồ đề” của tân kinh, cho rằng chúng là hai bản dịch khác nhau của cùng 1 bản phạn, thực ra chúng không có nghĩa giống nhau.

Kết luận

Qua tìm hiểm về mục lục trên cho thấy rằng mục lục Xuất tam tạng ký tập của Tăng Hựu về số lượng danh mục rất nhiều. Đây là tuyển tập cổ nhất về danh mục tam tạng, tài liệu dịch kinh và tiểu sử, độ tin cậy rất cao, bảo tồn diện mạo ban đầu của kinh sách Phật giáo.

Đối với Xuất tam tạng ký tập nội dung khá phong phú đầy đủ về tác giả, tác phẩm, niên đại. Khuyết điểm“văn phong nhiều nhưng chưa có sự mật thiết, có điểm mới nhưng chưa chặt chẽ”, “công tác khảo cứu chưa được hoàn hảo”.

Tác giả: Thích Đồng Lợi học viên Cao học Khóa 2 – Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế

*** TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. 河惠丁,《歷代佛經目錄初探》,(碩士論文,台北市:國立臺灣大學圖書館學研究所,民77年),頁74。

2. 梁啟超,〈佛家經錄在中國目錄學之位置〉,《現代佛教學術叢刊(40):佛教目錄學述要》,台北市:大乘文化,民65-68年,頁21-52。

3. 陳士強,《佛典精解》,中國上海:上海古籍,1992年,頁1-177。

4. 釋慈怡主編,《佛光大辭典》,高雄市:佛光,1988年。

5. https://authority.dila.edu.tw/person/

6. https://cbetaonline.dila.edu.tw/zh/T2145

7. https://cbetaonline.dila.edu.tw/zh/T2146

8. https://cbetaonline.dila.edu.tw/zh/T2148

9. https://hanzii.net/search/word

10. https://hvdic.thivien.net

11. https://phatgiao.org.vn/tu-dien-phat-hoc-online/chung-kinh-muc-luc-k31489.html