Chùa Hưng Sơn văn hóa Phật giáo nói chung và nói riêng rất là phong phú và đa dạng, cần phải nghiên cứu nhiều hơn nữa. Để cho cảnh chùa Hưng Sơn ngày một trang nghiêm tố hảo, tre già măng mọc, mạng mạch phật pháp, văn học Phật giáo Việt Nam ngày một tỏ rạng

Tiến sĩ Thích Quảng Hợp Chùa Hưng Sơn, khu Viêm Xá, P.Hòa Long, Tp.Bắc Ninh

Tóm tắt

Kính thưa quí vị, Phật giáo du nhập vào Việt Nam đã hơn hai ngàn năm lịch sử, Phật giáo lan tỏa tới đâu cũng đều giúp cho nhân dân, xã hội ổn định, đoàn kết, tu sống thấu rõ bản tâm thanh tịnh, vô ngã, giác ngộ an vui, yêu thương giúp đỡ nhau bảo vệ quê hương đất nước. Thời chiến cũng như thời bình, Phật giáo đã hun đúc lên những người con Phật, sống từ bi bằng tâm Phật, xây dựng hình bóng ngôi chùa, văn hóa Phật giáo qua câu kinh tiếng kệ, hoành phi câu đối, trong thơ văn cũng như trong những làn điệu câu hát vang vọng ngàn năm và còn mãi mai sau.

Trong bài viết này tác giả xin viết bài: “Vài nét về lược sử Chùa Hưng Sơn đối với văn học Phật giáo Việt Nam nơi làng quan họ gốc Diềm, góp phần cho cuộc sống thêm tri thức mới, thú vị hơn. Bài viêt hai ý chính: 1. Sơ lược Chùa Hưng Sơn làng Diềm; 2. Hoàng phi câu đối chùa Hưng Sơn đối với văn học Phật giáo Việt Nam.

Từ khóa: Chùa Hưng Sơn, Làng Diềm, Viêm Xá, hoành phi, câu đối, văn học Phật giáo.

1. Sơ lược Chùa Hưng Sơn làng Diềm Thành phố Bắc Ninh

Kính thưa Quý vị. Bài này, tác giả dùng các phương pháp như: So sánh, đối chiếu, chép dịch, phân tích, bình luận, chứng minh... để làm sáng tỏ tiêu đề cần trình bày trên....

Chùa Hưng Sơn có tên chữ Hán là Hưng Sơn tự. Hay, thường được gọi là chùa Diềm, chùa Viêm Xá. Vì, chùa Hưng Sơn nằm ở làng Viêm Xá (làng Diềm) nay thuộc Khu Viêm Xá, Phường Hòa Long, Thành phố Bắc Ninh - Tỉnh Bắc Ninh.

Như chúng ta đã biết, đạo Phật có xuất xứ từ Ấn Độ, người khai sang đạo Phật là Đức Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (624 – 544 TCN[1]). Đạo Phật ra đời nhằm “Khai thị chúng sinh ngộ nhập Phật tri kiến” (giúp chúng sinh nhận biết được việc giác ngộ, từ đó thấy được Phật tánh trong tâm mình).

Hay, đạo Phật hướng dẫn chúng sinh làm việc lành lánh xa việc ác, cứu giúp chúng sinh hết khổ, được vui, trên tinh thần: Từ bi và trí tuệ, vô ngã và vị tha. Từ cái nôi là Ấn Độ, đạo Phật hình thành đã có sức lan tỏa rộng khắp bốn phương, trong đó có Việt Nam.

Theo sử ta, đạo Phật được truyền vào Việt Nam bằng hai con đường, đường thủy từ phía Nam lên, đường bộ từ phía Bắc xuống. Theo Cuốn Phật học Phổ Thông của Hòa thượng Thích Thiện Hoa quyển 2 nhà xuất bản Tôn giáo (2007) trang 46 - 47 cho biết có bốn vị có công truyền giáo đầu tiên đặt chân lên đất Việt Nam, ba vị như: Ma Ha Kỳ Vực, Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương theo thuyền bằng đường thủy  từ Ấn Độ qua Việt Nam rồi mới tới Trung Hoa. Riêng ngài thứ tư là Mâu Bác người Trung Hoa đã đi đường bộ từ phương Bắc xuống Việt Nam.

Do công lớn của Thiền Sư Khương Tăng Hội, Thiền sư Đạt Ma Sư Tổ, và những bậc tiếp nối trứ danh cần kể gồm xuất gia và tại gia như: Cư sĩ Tuệ Trung Thượng Sĩ, Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Tổ sư Huyền Quang, …

Đạo Phật du nhập tới đâu đều hòa mình với văn hóa bản địa một cách kỳ diệu. Kỳ diệu như chính sự giác ngộ của đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đến Bắc Ninh, mảnh đất Kinh Bắc xưa cũng vậy, Trung tâm Phật giáo Luy Lâu nay còn lưu dấu tích thuộc huyện Thuận Thành, bên cạnh là chùa Dâu, chùa Phật Tích, Chùa Hưng Sơn, … Đạo Phật với con dân làng Diềm đã mang lại cho ngôi làng cổ ngày xưa, một ngôi làng nằm dưới núi Kim Lĩnh, bên bờ sông Cầu cảnh sắc sơn thủy hữu tình. Đó là mảnh đất địa linh nhân kiệt, thiêng liêng từ rất lâu đời, được khơi dậy Phật tính trong từng con người. Nơi đây, còn có Đền thờ Vua Bà Thủy Tổ Quan họ. Có Đình Diềm vẻ vang. Có Đền Cùng - Giếng Ngọc. Có Nghè quan đô thống, …

Theo các lão ông, lão bà trong làng kể lại, cùng với các tài liệu hiện có trên 2 bia đá trùng tu chùa Hưng Sơn (1683 và 1777) còn lưu, bên cạnh bản dịch quả chuông cổ (có từ năm 1649, hiện được lưu giữ ở Viện Hán nôm ngày nay), chùa Hưng Sơn được khai mở do Sư là Tỷ khiêu hiệu Hải Thuần - Thích Hạo Hạo. Tỷ khiêu Hải Thuần sinh năm Đinh Hợi, quê ở Xã Vân Khám, Huyện Tiên Du (Bắc Ninh). Trước, Sư tu ở chùa Bảo Quang trên núi Lãm, sau được dân làng mời về trụ trì chùa Hưng Sơn, Xã Viêm Xá, Huyện Yên Phong phủ Từ Sơn, đạo Kinh Bắc. Khi ấy, thấy chùa xuống cấp, Sư bèn phát đạo tâm, cùng nhân dân quyên góp tài lực trùng tu lại chùa để xứng tầm quy mô khi trước, với những hạng mục gồm: Thượng điện, thiêu hương, tiền đường, hậu đường, gác chuông, tam quan, … Cũng như, làm mới tượng Phật A Di Đà lớn, Quan Âm, Thế Chí, Thánh giả A Nan, Già Lam (tức Chúa Ông), và đã soạn văn bản vào tháng 5, khắc bia vào ngày lành tháng 6 năm Đinh Dậu (1777) để đời sau thêm tỏ, đạo nghiệp dài lâu, tỏa sáng cùng nhật nguyệt.

Theo bản văn đúc mới chuông chùa Hưng Sơn năm Phúc Thái thứ 7 (1649 tức Kỷ Sửu) đời vua Lê Chân Tông, có bà Lê Thị Ngọc Liêm pháp danh Diệu Thái, quê ở Xã Thanh Liệt, Huyện Thanh Trì phủ Thường Tín nước Đại Việt sống ở Trung Đô Vương phủ, và Tăng lữ xuất gia trụ trì chùa Hưng Sơn là Đỗ Thị Ngọc Cảnh hiệu Diệu Như cùng các vương công, thập phương tín thí phát tâm công đức tiền của đúc quả chuông lớn nặng tới hàng ngàn cân có dư, nhằm nguyện cầu quốc thái dân an, Phật, Bồ tát gia hộ, cứu độ chúng sinh mau được giác ngộ. Quả chuông này nay không còn. Tới năm 25/08/2003, nhân dân địa phương thỉnh sư thầy Thích Diệu Thủy (thế danh Đỗ Thị Thủy) (Sơn môn chùa Chân Tiên - Hà Nội) về trụ trì chùa Hưng Sơn. Sư thầy là bậc chân tu, năm 2007 độ được một đệ tử pháp danh là Thích Huệ Khánh thế danh Nguyễn Mộng Hiền, sống rất hòa hợp, đoàn kết cùng nhân dân sở tại.

Năm 2003, một doanh nghiệp trẻ tên Nguyễn Tiến Vượng, cư ngụ tại số 118 Bà Triệu, Hà Nội cùng gia đình, bạn bè và nhân dân địa phương đã phát tâm xây dựng ngôi nhà 7 gian tại chùa Hưng Sơn. Tới ngày 25/5/2004 làm lễ lạc thành, để thờ chung cả chư vị Tổ sư và chư vị Thánh Mẫu. Ngày 4/7/2006, Thầy Thích Diệu Thủy cùng nhân dân địa phương và thập phương đã khởi công xây dựng mới ngôi Tam bảo, hoàn thành vào ngày 20/12/2006. Ngày 07/12/2012, sư thầy Thích Diệu Thủy vì phật sự hoằng pháp lợi sinh, đã bàn giao lại chùa cho nhân dân trông nom, quản lý. Ngày 02/07/2014, phật tử và lãnh đạo địa phương Thôn Viêm Xá - Thời ấy, ông Nguyễn Văn Tư làm trưởng thôn, ông Nguyễn Văn Trí làm bí thư chi bộ, ông Trần Đình Vạn làm hội trưởng hội người cao tuổi, nhờ quen biết chư Tăng như: Thầy Thanh Dương, thầy Diệu Chung, Ni sư Đàm Định (chùa Vua - Hà Nội) giới thiệu, đã thỉnh Đại đức Thích Quảng Hợp, quê Hải Phòng, là đệ tử của Hòa thượng Thích Nguyên Hạnh (chùa Tảo Sách - Hà Nội) về trụ trì, hoằng pháp, phục vụ tín ngưỡng cho nhân dân địa phương.

Cổng cổ Chùa Hưng Sơn, TP Bắc Ninh,2016: Ảnh QH

Đại đức Thích Quảng Hợp lúc đó, mặc dù đã trông nom chùa Song Quỳnh (Huyện Gia Bình - Bắc Ninh), nhưng vẫn dốc lòng vì sự tin tưởng của nhân dân địa phương, cùng đoàn kết góp phần tâm sức xây dựng chùa cảnh ngày một to đẹp và khang trang hơn.

Ngày 24/07/2015 (Ất Mùi), Đại đức Thích Quảng Hợp cùng với nhân dân và phật tử gần xa đã xây dựng một lúc hai công trình gồm: 5 gian nhà Tổ trên nền đất Tam Bảo cũ và Lầu Quan Thế Âm thờ Đức Quan Thế Âm bằng đá trắng, tượng Quan Âm này được tín chủ Ngô Văn Trung con ông Lại làng Diềm công đức. Vào ngày 10 tháng 06 năm 2016, Đại đức Thích Quảng Hợp bảo vệ luận án Tiến sĩ Triết học Phật giáo tại Viện Hàn Lâm KHXHVN. Đến năm 2018, Đại đức tiếp tục cùng với nhân dân phật tử gần xa xây dựng trai đường 7 gian và các công trình khác như: Lát lại toàn bộ sân chùa bằng gạch đỏ, cải tạo vườn tược, tạc tượng, sơn chùa cho phù hợp với cảnh thiền gia. Hằng năm ngoài việt giảng kinh thuyết pháp từ thiện, phục vụ tín ngưỡng cho nhân dân, cứ 2 năm nhà chùa mở khóa Quy Y Tam Bảo bằng hình thức thi trắc nghiệm để tạo điều kiện cho các Phật tử quy y nắm rõ lịch sử văn hóa Phật giáo, giáo lý để ứng dụng vào cuộc sống tu an lạc, và góp phần vào tháo gỡ nội kết, phiền não trong tâm thức trong tâm thức, an lạc trong cuộc sống, đóng góp xây dựng giúp đời giúp đạo tốt đẹp hơn. Như hình ảnh dưới minh họa việc  quy y Tam Bảo này.

Quy Y Tam Bảo hình thức trắc nghiệm thành công, 5/11/2023 tại chùa, Tp.Bắc Ninh, Ảnh: Phúc Trí

Chùa Hưng Sơn hiện nay có khoảng vài ngàn mét vuông, bao gồm tường bao xung quanh, cổng chùa cổ, qua cổng đến sân Tam Bảo, lầu Quán Âm, chính điện, nhà Tổ, nhà mẫu, nhà tòa soạn, vườn cây xanh mượt. Kiến trúc Chính Điện Chùa Hưng Sơn được thiết kế chữ “丁” đinh, bảy gian tiền đường hậu cung hai gian một dĩ, thuộc gỗ tứ thiết, tường xây gạch trát phẳng sơn trắng, mái lợp ngói mũi hài, cột hiên, bậc bằng đá xanh, tượng Phật, hoành phi câu đối bài trí theo kiểu miền Bắc. Nhà Tổ thiết kế hình chữ “一” năm gian bằng gỗ, nhà Mẫu cũng thiết kết hình chữ “一” dài bảy gian bằng gỗ, xây trang trí hoành phi câu đối cửa võng khá đầy đủ như Chính điện trên vậy. Nhà Mẫu xây năm 2003, Chính điện chùa Hưng Sơn xây dựng năm 2006, Nhà Tổ và Lầu Quán Âm xây dựng cùng năm Ất Mùi (2015). Một vài năm sau nhà chùa cùng địa phương vẫn dùng nguồn vốn xã hội hóa công đức lát sân toàn bằng gạch đỏ hạ long, tạo ra một ngôi chùa dáng dấp cổ xưa hiện về, thật mộng mơ.

2. Hoành phi câu đối chùa Hưng Sơn đối với văn học Phật giáo Việt Nam.

2.1.Hoành phi, câu đối Chính điện Tam Bảo Chùa Hưng Sơn

Chính Điện Tam Bảo Chùa Hưng Sơn, năm 2023

-  Hoành phi, câu đối Cung Đức Ông

Chữ Hán:

Gian thờ Chúa Ông Chùa Hưng Sơn, năm 2023

下在德龍

願力惟深職掌禅門主宰

神威有赫權知法界伽藍

Phiên âm:

Long đức tại hạ

Nguyện lực duy thâm chức chưởng thiền môn chúa tể

Thần uy hữu hách quyền tri pháp giới già lam.

Dịch nghĩa:

Đức ông che chở

Nguyện mong chúa ông nắm giữ quyền hành Thiền môn.

Thần thông có thể quyền tri pháp giới già lam

Cung Hộ Pháp Khuyến Thiện

Chữ Hán:

雲風肅威

大智眼圓明天上人間開暗昧

Phiên âm:

Vân phong túc uy

Đại trí nhãn viên minh thiên thượng nhân gian khai ám muội

Dịch nghĩa:

Mây thuận gió hòa

Mắt trí tuệ tròn đầy khai sáng khắp trên trời dưới đất.

Cửa hành lang bên phải Tam Bảo

Chữ Hán

照普光佛

Phiên âm:

Phật quang phổ chiếu

Dịch nghĩa:

Hào quang Phật chiếu khắp.

Chữ trên Nóc Chùa Hưng Sơn

Chữ Hán:

歲次丙戌年拾月初六日巳時豎柱上梁大吉大利

Phiên âm:

Tuế thứ Bính Tuất niên thập nguyệt sơ lục nhật tỵ thời thụ trụ thượng lương đại cát đại lợi.

Dịch nghĩa:

Vào giờ tỵ ngày mồng sáu tháng mười năm Bính Tuất đặt nóc dựng xà là đại cát đại lợi.

Hoành phi, câu Đối chính  giữa Tam Bảo, hàng thứ nhất

Chữ Hán:

殿寳碓大

嚴荘正依

Phiên âm:

Đại hùng bảo điện

Y chính trang nghiêm

Dịch nghĩa:

Bảo điện đại hùng

Y báo chính báo trang nghiêm

Câu đối

Chữ Hán

十方過現未來世假空别别至中圓

諸佛法報應化身名相多多原一體

Phiên âm:

Thập phương quá hiện vị lai thế giả không biệt biệt chí trung viên

Chư Phật pháp báo ứng hóa thân danh tướng đa đa nguyên nhất thể.

Dịch nghĩa:

Mười phương thế giới quá hiện vị lai đều giả không thể viên tròn.

Chư Phật pháp báo ứng hóa thân danh tướng đều cùng chung một thể.

Hoành phi, câu đối phía trái Tam Bảo

Hoành phi

Chữ Hán

渡普船慈

Phiên âm:

Thuyền từ phổ chiếu

Dịch nghĩa:

Thuyền từ độ khắp

Câu đối:

妙行門究竟 此方他作界傳持

Phiên âm:

Diệu hạnh môn cứu kính thử phương tha tác giới truyền trì

Dịch nghĩa:

Rốt ráo pháp môn diệu hạnh duy trì pháp giới mọi nơi

Hoành phi, câu đối hàng Tam Bảo thứ 2

Chữ Hán:

佛 法 無 邊

千百億世界化身聽暗導迷天上日

四十九春秋說法 開 權 顯 實聖中王

Phiên âm:

Phật pháp vô biên

Thiên bách ức thế giới hóa thân thính ám đạo mê thiên thượng nhật.

Tứ thập cửu xuân thu thuyết pháp khai quyền hiển thực thánh trung vương.

Dịch nghĩa:

Phật pháp là vô biên

Trăm ngìn triệu hóa thân thế giới giải ám mê nhờ thiên thượng nhật.

Bốn mươi chín năm thuyết pháp khai quyền hiển thật bởi thánh trung vương.

Hoành phi, câu đối, hàng Tam Bảo thứ  3

Chữ Hán

相等平具

空而色色而空無边眞妙

佛即心心即佛自在莊嚴

Phiên âm:

Cụ tướng bình đẳng

Không nhi sắc sắc nhi không vô biên chân diệu

Phật tức tâm tâm tức Phật tự tại trang nghiêm.

Dịch nghĩa:

Mọi tướng bình đẳng

Không mà sắc sắc mà không vô biên chân diệu

Phật là tâm tâm là Phật tự tại trang nghiêm.

 Hoành phi, câu đối hàng Tam Bảo thứ 4

Chữ Hán:

師人天

貝葉風傳西土慈雲流 蔭遠

楊枝水洒南天枯 樹帶春 回

Phiên âm:

Thiên nhân sư

Bối diệp phong truyền tây độ từ vân lưu ấm viễn

Dương chi thủy tẩy nam thiên khô thụ đái xuân hồi.

Dịch nghĩa:

Thầy của trời người.

Bối diệp lan truyền phía Tây mây từ lưu ấm mãi

Dương chi rưới nước trời Nam cây khô mang xuân về.

Hoành phi, câu đối Cung Hộ pháp Trừng Ác

Chữ Hán:

漢鋃髙氣

Phiên âm:

Khí cao ngân hán

Dịch nghĩa:

Chí khí cao tận trời xanh

Hoành phi, câu đối Ban Thờ Đức Thánh Hiền.

Chữ Hán

心歸法萬

依經啓教蒙山㑹上法惟心

代佛宣揚結集場中僧弟一

Phiên âm:

Vạn pháp quy tâm

Y kinh khải giáo mông sơn hội thượng pháp duy tâm

Đại Phật tuyên dương kết tập tràng trung tăng đệ nhất.

Dịch nghĩa:

Vạn pháp do tâm.

Theo kinh khai mở hội thượng mông sơn pháp duy tâm.

Thay Phật tuyên dương kết tập tràng tăng là thứ nhất.

Các câu đối ở hai đồng trụ ngoài Tam Bảo

Chữ Hán

示 其 常 而 歸大 覺 編 度 世 人

垂 方 便 以 利 群 生 通 身 顯 應

Phiên âm:

Thị kì thường nhi quy đại giác biên độ thế nhân

Thùy phương tiện dĩ lợi quần sinh thông thân hiển ứng.

Dịch nghĩa:

Người thị hiện luôn giác ngộ cứu độ khắp chúng sinh.

Tùy phương tiện hiển ứng thông thân làm lợi chúng sinh.

貝 葉 風 傳 西 土 慈 雲 流 蔭 遠

楊 枝 水 洒  南 天 枯 樹 帶 春 回

Phiên âm:

Bối diệp phong truyền tây độ từ vân lưu ấm viễn

Dương chi thủy tẩy nam thiên khô thụ đái xuân hồi

Dịch nghĩa:

Bối diệp lan truyền phía Tây mây từ lưu ấm mãi

Dương chi rưới nước trời Nam cây khô mang xuân về.

大 智 鏡 圓 明 天 上 人 間 開 暗 昧

慈 航 施 妙 化 此 方 他 界 作 傳 持

Phiên âm:

Đại trí kính viên minh thiên thượng nhân gian khai ám muội.

Từ hành thí diệu hóa thử phương tha giới tác truyền trì

Dịch nghĩa:

Mắt trí tuệ tròn đầy khai sáng khắp trên trời dưới đất.

Thuyền từ khéo hóa độ phương này duy trì pháp giới kia.

Các câu đối khắc trên cột đá xanh hiên Tam Bảo.

Chữ Hán:

佛 道 無 窮 日 月 長

國 家 有 永 山 河 固

Phiên âm:

Phật đạo vô cùng nhật nguyệt trường

Quốc gia hữu vĩnh sơn hà cố

Dịch nghĩa:

Đạo Phật có vô cùng mặt trời trăng mới bền lâu

Quốc gia có hưng thịnh thì núi sông mới kiên cố.

Chữ Hán

聞 含 經 教 開 迷 路

靜 慈 鍾 聲 覺 酲 塵

Phiên âm:

Văn hàm kinh giáo khai mê lộ.

Tĩnh từ chung thanh giác trình trần

Dịch nghĩa:

Nghe lời kinh dạy thoát đường mê.

Định tiếng chuông từ tỏ trần trình..

Chữ Hán

佛 日 增 輝 永 垂 萬 古

法 論 常 轉 遍 照 十 方

Phiên âm:

Phật nhật tăng huy vĩnh thùy vạn cổ

Pháp luân thường chuyển biến chiếu thập phương

Dịch nghĩa:

Tuệ Phật sáng thêm tồn tại mãi mãi.

Giáo pháp thường quay soi sáng mười phương.

Đại tự treo ngoài hiên gian giữa Tam Bảo.

Chữ Hán:

Đại tự có chữ: Hưng sơn Thiền Tự, năm 2023

興 山 禪 寺

Phiên âm:

Hưng Sơn Thiền Tự

Dịch nghĩa:

Chùa Hưng Sơn

Chữ trên nóc cuốn thư ngoài trời Tam Bảo mới

Chữ Hán:

普 照

Phiên âm:

Phổ chiếu.

Dịch nghĩa:

Soi chiếu khắp.

2.2. Hoành phi, câu đối nhà Tổ (hay Chùa Hưng Sơn cũ sửa lại làm nhà Tổ)

Câu đối Chữ Hán:

寶 鼎熱名香瑞噴神龍從上出

振宮傳慧燭光浮体屬似中飛

Phiên âm:

Bảo đỉnh nhiệt danh hương thụy phún thần long tòng thượng xuất

Chấn cung truyền tuệ chúc quang phù thể chúc tự trung phi.

Dịch nghĩa:

Hương trong đỉnh báu cháy khói bay tựa rồng phun cát tường trên cao.

Hình ở cung chấn nổi truyền ánh đuốc tuệ giống bay trong không trung.

Chữ Hán

荘嚴佛像規摸永保延長

壯麗國家社稷 莫安 攸久

Phiên âm:

Trang nghiêm Phật tượng quy mô vĩnh bảo diên trường

Tráng lệ quốc gia xã tắc mộ an du cửu.

Dịch nghĩa:

Phật tượng trang nghiêm quy mô được bảo vệ mãi.

Quốc gia tráng lệ xã tắc chắc yên lâu dài.

Chữ Hán:

遵 奉覺皇深顯應身於尊者

Phiên âm:

Tuân phụng giác hoàng thâm hiển ứng thân ư tôn giả.

Dịch nghĩa:

Vâng lời Giác Hoàng để lộ ứng thân thật cho tôn giả.

Chữ Hán:

佛身充滿廣垂瑞像蔭 人民

世號興山淨位羅圖太族

Phiên âm:

Phật thân sung mãn quảng thùy thụy tượng ấm nhân dân

Thế hiệu Hưng Sơn tịnh vị la đồ thái tộc.

Dịch nghĩa:

Thân Phật rất rộng lớn che chở nhân dân bình an.

Tìm được vị trí sạch sẽ ở núi Hưng Sơn nơi trần gian như bức tranh đẹp là rất hiếm.

Chữ Hán:

動感光

Phiên âm:

Động cảm quang

Dịch nghĩa:

Hào quang năng động

Chữ Hán:

萬徳圓彰

Phiên âm:

Vạn đức viên chương

Dịch nghĩa:

Vạn đức tròn đầy viên mãn..

Chữ Hán chú thích trong Đại tự Vạn Đức Viên Chương:

住持比丘朗新作

Phiên âm: Trụ trì Tỷ Khiêu Lãng tân tác

Dịch nghĩa:

Trụ trì Tỷ khiêu Lãng làm mới đại tự “Vạn đức viên chương”.

Chữ Hán:

興山寺

Phiên âm:

Hưng Sơn Tự

Dịch nghĩa:

Chùa Hưng Sơn.

Câu đầu nhà Tổ

Chữ Hán:

南無阿彌陀佛

南無十方三寶

Phiên âm:

Nam mô A Di đà Phật

Nam mô thập phương tam bảo.

Dịch nghĩa:

Kính lạy Phật A Di Đà

Kính lạy mười phương Tam Bảo.

Chữ trên nóc nhà Tổ của Chùa Hưng Sơn

Ban thờ Nhà Tổ Chùa Hưng Sơn, 2023

Chữ Hán:

佛 曆歲次乙未年 八 月 二 十 一 日 吉 時 豎 柱 上 梁 大 吉 利

Phiên âm:

Phật lịch tuế thứ Ất Mùi niên bát nguyệt nhị thập nhất nhật cát thời thụ trụ thượng lương đại cát lợi.

Dịch nghĩa:

Phật lịch, vào giờ cát ngày hai mươi mốt tháng tám năm Ất Mùi (2015) dựng nóc nhà được đại cát đại lợi.

Một số chữ Hán được khắc trên cột chùa Hưng Sơn cổ còn sót lại

Cột gỗ cạnh sư trụ trì còn sót mất chữ Hán như sau:

社…信…阮氏…字福仁…

Phiên âm:

Xã… Tín…Nguyễn Thị…Tự Phúc Nhân…

Dịch nghĩa:

Xã...tín...Nguyễn Thị...Tự Phúc Nhân...

Cột gỗ bên phía phải hướng ngoài nhìn vào ban nhà Tổ ghi chữ Hán sau:

Những chữ Nho cổ khắc trên cột chùa Hưng Sơn cổ xưa còn lưu lại ghi dưới, 2023

一 本 社 茲

信 主 阮 德 膀 并 妻  阮 氏 成 阮 德 虔  字 瑞 說 號 慈 非 并 妻 阮 氏 坦 字 興 祖 妣 號 慈 賢 所 員 铁 林 功 德 大 柱 一 木 供 焉. 五 曆 在 佛 前. 歲 次 己 丑 年 三 月 吉 日.

Phiên âm:

Nhất bản xã tư

Tín chủ Nguyễn Đức bảng tịnh thê Nguyễn thị thànhNguyễn Đức kiền tự Thụy duyệt hiệu từ  phi tịnh thê Nguyễn thị thản tự Hưng tổ tỷ hiệu từ hiền sở viên thiết lâm công Đức đại trụ nhất mộc cúng (?). Ngũ lịch tại Phật tiền .Tuế thứ kỷ Sửu niên tam nguyệt cát nhật.

Dịch nghĩa:

Một làng xã xưa có tín chủ Nguyễn Đức Bảng và Nguyễn Thị Thành, Nguyễn Đức Kiền tự Thụy Duyệt hiệu Từ Phi và Nguyễn Thị Thản tự Hưng Tổ Tỷ hiệu Từ Hiền cùng phát tâm công đức một cây gỗ to để làm chùa. Phật lịch, năm Kỷ Sửu tháng ba ngày lành[2].

2.3.Hoành phi câu đối nhà thờ mẫu chùa Hưng Sơn

Câu đối cột đồng trụ nhà Mẫu

Chữ Hán:

行 門 真 究鏡高 超 十 聖 與 三 賢

慧 眼 大 圓 明 窮 盡 弌 垂 并 四 智

Phiên âm:

Hành môn chân cứu kính cao siêu thập thánh dữ tam hiền

Tuệ nhãn đại viên minh cùng tận nhất thùy tinh tứ trí.

Dịch nghĩa:

Thực hành cứu kính chân siêu việt thập thánh cả tam hiền.

Mắt trí tuệ sáng tròn đầy thấu cùng tận tinh tứ trí.

Dịch nghĩa:

Chữ Hán:

篼 率 西 中 國 梁 齊 漢 魏 以 來

西 方 有 聖 人 天 地 鬼 神 一 念

Phiên âm:

Đâu suất tây trung quốc lương tề hán ngụy dĩ lai

Tây phương hữu thánh nhân thiên địa quỷ thần nhất niệm.

Dịch nghĩa:

Từ trời Đâu suất chuyển tới Lương, Tề, Hán, Ngụy Trung Quốc.

Phương Tây đã nghĩ đến Thánh, trời, người, địa quỷ thần.

Chữ Hán:

垂 方 便 以 利 群 生 通 身 顯 應

示 其 常 而 歸 大 覺 編 度 世 人

Phiên âm:

Thùy phương tiện dĩ lợi quần sinh thông thân hiển ứng

Thị kì thường nhi quy đại giác biến độ nhân dân.

Dịch nghĩa:

Tùy phương tiện hiển ứng thông thân làm lợi chúng sinh.

Người thị hiện luôn giác ngộ cứu độ khắp người đời.

Các câu đối trên cột đá hiên nhà Mẫu chùa Hưng Sơn

Chữ Hán:

翠 竹 黃 花 在 佛 心

天 恩蕩 蕩 莫 王 基

篼 率 天 高 法 雨 霑

萬 善 同 歸 般 若 花

一 塵 不 染 菩 提 地

慈 悲 地 淨 香 雲 裊

佛 德 巍 巍 扶 國 脉

清 風 皈 月 真 禪 味

Phiên âm:

Thúy trúc hoàng hoa tại Phật tâm

Thiên ân đãng đãng mặc vương cơ

Đâu suất thiên cao pháp vũ triêm

Vạn thiện đồng quy Bát Nhã hoa

Nhất trần bất nhiễm Bồ Đề địa

Từ bi địa tịnh hương vân niểu[3]

Phật đức nguy nguy phù quốc mạch.

Thanh phong quy nguyệt chân thiền vị.

Dịch nghĩa:

Trúc xanh hoa vàng ở tâm Phật

Ơn trời đã hết chẳng vương cơ

Trên trời đâu suất tuôn pháp vũ

Vạn thiện đều quy hoa Bát Nhã

Tâm Bồ đề chẳng nhiễm bụi trần

Mây khói từ bi trong mềm mại

Đức Phật lồng lộng hộ nước thái

Gió mát nương trăng chân thiền vị.

Các Đại tự hiên nhà Mẫu

Chữ Hán:

聞 思 修

興 山 禪 寺

歲 次 甲 申 年 孟 春 吉 日 造

Phiên âm:

Văn tư tu

Hưng Sơn Thiền tự

Tuế thứ Giáp thân niên mạnh xuân cát nhật tạo

Dịch nghĩa:

Nghe, tư duy, sửa

Chùa Hưng Sơn

Vào ngày cát tháng xuân năm Giáp Thân thực hiện làm đại tự.

Chữ Hán

禪 風 永 振

興山 禪 寺

歲 次 甲 申 年 孟 春 吉 日 造

Phiên âm:

Thiền phong vĩnh chấn

Hưng sơn thiền tự

Tuế thứ Giáp thân niên mạnh xuân cát nhật tạo.

Dịch nghĩa:

Thiền phong giữ vững

Chùa Hưng Sơn

Vào ngày cát tháng xuân năm Giáp Thân thực hiện làm đại tự.

Chữ Hán:

戒 定 慧

興山 禪 寺

歲 次 甲 申 年 孟 春 吉 日 造

Phiên âm:

Giới định tuệ

Hưng Sơn Thiền tự

Tuế thứ Giáp thân niên mạnh xuân cát nhật tạo.

Dịch nghĩa:

Giới định tuệ

Chùa Hưng Sơn.

Vào ngày cát tháng xuân năm Giáp Thân thực hiện làm đại tự.

Chữ Hán:

祖 印 重 光

興山 禪 寺

歲 次 甲 申 年 孟 春 吉 日 造

Phiên âm:

Tổ ấn trùng quang

Hưng Sơn thiền tự

Tuế thứ Giáp Thân niên mạnh xuân cát nhật tạo.

Dịch nghĩa:

Vào ngày cát tháng xuân năm Giáp Thân thực hiện làm đại tự.

Chữ Hán:

隻 履 西 歸

興山 禪 寺

歲 次 甲 申 年 孟 春 吉 日 造

Phiên âm:

Chích lí Tây quy

Hưng Sơn thiền tự

Tuế thứ Giáp Thân niên mạnh xuân cát nhật tạo.

Dịch nghĩa:

Chỉ cần về Tây

Chùa Hưng Sơn

Vào ngày cát tháng xuân năm Giáp Thân thực hiện làm đại tự.

Các câu đối trong nhà Mẫu

Chữ Hán:

艹 一在人 間 身 是 姮 娥 心 是 佛

重 三 皈 帝 命 家 稱 慈 母 國 稱 王

Củng nhất tại nhân gian thân thị hằng nga tâm thị Phật.

Trùng tam quy đế mệnh gia xưng từ mẫu quốc xưng vương.

Dịch nghĩa:

Hai mốt ở nhân gian, thân ấy Hằng Nga tâm ấy Phật.[4]

Ba lần theo mệnh đế, nhà xưng từ mẫu nước xưng vương.

Chữ Hán

慈 父 應 身 福 慧 莊 嚴 恒 濟 度

曇 花 現 瑞 色 香 清 淨 滿 芬 芳

Phiên âm:

Từ phụ ứng thân phúc tuệ trang nghiêm hằng tế độ

Đàm hoa hiện thụy sắc hương thanh tịnh mãn phân phương.

Dịch nghĩa:

Phúc tuệ của Từ Phụ ứng thân trang nghiêm tế độ.

Hoa Đàm nở sắc lành hương thơm thanh tịnh bay ngát.

先 前 裕 後 (?) 燈 續 焰 振 禪 宗

Phiên âm:

Tiên tiền dụ hậu (?) đăng tục diễm chấn thiền tông

Dịch nghĩa:

Trước là rộng lượng sau là..tiếp nối đèn tuệ giữ tông thiền

南 邦 稱聖 母 泰 歐 越 曲 仰 慈 光

Phiên âm:

Nam bang xưng thánh mẫu thái âu việt khúc ngưỡng từ quang

Dịch nghĩa:

Nước Nam có thánh mẫu ca ngợi đều hướng tới từ quang.

Chữ Hán

雲 葛 起 天 仙 花 髻 香 鞋真 色 相

Phiên âm:

Vân cát khởi thiên tiên hoa kết hương hài chân sắc tướng.

Dịch nghĩa:

Vân mây hiện tiên trời sắc tướng giày tóc thật đẹp thơm.

Chữ Hán

傳 北 傳 南 曆 代 相 承 稱 鼻祖

Phiên âm:

Truyền Bắc truyền Nam lịch đại tương thừa xưng tỵ tổ.

Dịch nghĩa:

Truyền từ Bắc vào Nam các thế hệ nối tiếp gọi là thủy Tổ

Các bài vị thờ tại nhà mẫu:

Chữ Hán

顯 靈 太 潘笵 門 五 房 皈 佛 阮 氏 號 和 妻 人

顯 靈 皈 佛 阮 氏 號 慈 清 之 位

顯 靈 皈 佛 阮 府 君 字 福 忠之 位

三 界 天 主 四 府 萬 靈 公 同 聖 帝

Phiên âm:

Hiển linh thái phan phạm môn ngũ phòng quy Phật Nguyễn Thị hiệu Hòa thê nhân.

Hiển linh quy Phật Nguyễn Thị hiệu Từ Thanh chi vị.

Hiển linh quy Phật Nguyễn Phủ Quân tự Phúc Trung chi vị.

Tam giới thiên chúa tử phủ vạn linh công đồng thánh đế.

Dịch nghĩa:

Hiển linh bà Nguyễn Thị hiệu Hòa Thê người chi thứ năm Họ Thái Phan Phạm quy y Phật.

Hiển linh bà Nguyễn Thị hiệu Từ Thanh quy Phật.

Hiển linh Nguyễn Phủ Quân tự Phúc Trung quy y Phật.

Ba cõi thiên chúa bốn phủ vạn linh công đồng thánh đế.

Tranh gỗ khắc chữ “Thần” bằng chữ Hán trong nhà mẫu

Phiên âm:

Thần

Dịch nghĩa:

Thần linh

Trang gỗ có chữ Phật trong nhà mẫu:

Phiên âm:

Phật

Dịch nghĩa:

Phật chỉ người tu đã giác ngộ giải thoát.

Khánh Đồng trong nhà mẫu

靈 則 誠 心 悟 大 覺 大

佛 日 長 明

Phiên âm:

Linh tắc thành tâm đại ngộ đại giác

Phật nhật trường minh

Dịch nghĩa:

Tâm linh chân thành đại ngộ đại giác.

Phật pháp trường miinh.

Đại tự trong nhà mẫu

衆 人 之 母

Phiên âm:

Chúng nhân chi mẫu

Dịch nghĩa:

Mẹ của muôn dân.

Chữ hán

母 儀 彰

Phiên âm:

Mẫu nghi chương

Dịch nghĩa:

Oai nghi rực rỡ của mẫu.

Chữ Hán

合 敬 同尊

興山 禪 寺

歲 次 甲 申 年 孟 春 吉 日 造

Phiên âm:

Hợp kính đồng tôn

Hưng Sơn Thiền tự

Tuế thứ Giáp Thân niên mạnh đông cát nhật tạo.

Dịch nghĩa:

Hợp kính đồng tôn.

Chùa Hưng Sơn

Ngày tốt mùa đông năm Giáp Thân tạo đại tự.

Đại tự

明 德 惟 馨

興山 禪 寺

歲 次 甲 申 年 孟 春 吉 日 造

Phiên âm:

Minh đức duy hinh

Hưng Sơn Thiền tự

Tuế thứ Giáp Thân niên mạnh đông cát nhật tạo.

Dịch nghĩa:

Đức sáng hương thơm

Chùa Hưng Sơn

Ngày tốt mùa đông năm Giáp Thân (2004) tạo đại tự.

2.4. Hoành phi, câu đối Lầu Quán Âm

樓 觀 音

觀 看 慧 月 澄 圓 寶 海 涌 金 花

仰 架慈 航 拔 濟 沈 淪 登 覺 岸

Phiên âm:

Lâu Quan Âm

Quan khán tuệ nguyệt trừng viên bảo hải dũng kim hoa

Ngưỡng giá từ hàng cứu tế trầm luân đăng bỉ ngạn

Dịch nghĩa:

Lầu Quán Âm

Nhờ mắt tuệ thanh trong biển báu hoa sen đua nở

Ngưỡng thuyền từ độ chúng sinh chìm đắm lên bờ giác.

Một số ý nghĩa của chùa Hưng Sơn đối với văn học Phật giáo Việt Nam.

Ngoài việc tu tập, hoằng pháp, phục vụ tín ngưỡng, Đại đức Thích Quảng Hợp còn cùng với các Phật tử thiết lập Hội từ thiện chùa Hưng Sơn, phát tâm trao quà thiện nguyện hàng tháng cho các bệnh nhân tại Khoa Ung Bướu - Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Bắc Ninh. Hiện nay,  Đại đức đang tiếp nhận 2 vị phát tâm tu ở chùa đó là: Phật tử Trần Văn Quân tự Phúc Quang và Phật tử Nguyễn Hoàng Anh đều quê ở Hải Phòng. Tất cả đều muốn gieo duyên tập tu, đủ duyên thì xuất gia hầu Phật, hầu Tổ cũng như phục vụ tín ngưỡng.

Có thể nói, qua bài viết này tác giả đã phác học lên lịch sử Chùa Hưng Sơn làng Diềm cổ có từ rất lâu đời, do thời gian và chiến tranh chùa xuống cấp trùng tu nhiều lần, phần nào do lịch sử không được ghi chép đầy đủ, tư liệu về chùa Hưng Sơn rất khan hiếm, chỉ qua lợi các cụ kể, và trên hai bia đá và bản dịch của chuông cổ của Chùa Hưng Sơn cho biết chùa được xây dựng ít nhất cách đây cũng khoảng 374 năm, còn căn cứ vào Tư liệu Làng Diềm sự tích và truyền thống thì Chùa Hưng Sơn có từ thời Hùng Vương đời thứ 3, cách đây khoảng 3 ngàn năm lịch sử. Như vậy, Chùa Hưng Sơn văn hóa Phật giáo nói chung và nói riêng rất là phong phú và đa dạng, cần phải nghiên cứu nhiều hơn nữa. Để cho cảnh chùa Hưng Sơn ngày một trang nghiêm tố hảo, tre già măng mọc, mạng mạch Phật pháp, văn học Phật giáo Việt Nam ngày một tỏ rạng, dài lâu, chúng ta lại ngẫm kệ Minh xưa, ghi lại trên bia đá chùa Hưng Sơn rằng:

“Phạm vũ Hưng Sơn thế chênh vênh

Phong cảnh trang nghiêm muôn việc thành

Khai sáng trùng tu công còn đó

Bia đá lưu truyền khắp tính danh”. 

Đọc, ngẫm những câu kệ trên, nhà chùa mong các tín chủ, thí chủ gần xa, chúng ta lại khắc cốt lời Phật ý Tổ xưa, tinh tiến nhiều hơn nữa, để học, để hành bằng việc tu, nhằm góp phần hoằng pháp lợi sinh, tri ân Phật - Pháp - Tăng, tri ân tất cả người có công trong muôn một. Như Phật hoàng Trần Nhân Tông từng giảng: “một lần nhắc lại một lần mới”. Để cho văn học Phật giáo Việt Nam tươi mới, giáo pháp của Như Lai tham gia tích cực vào giáo dục, từ thiện xã hội, xây dựng đạo pháp và dân tộc Việt Nam ổn định phát triển bền vững.

Tiến sĩ Thích Quảng Hợp Chùa Hưng Sơn, khu Viêm Xá, P.Hòa Long, Tp.Bắc Ninh ***

Tài liệu tham khảo: 1. Bia ghi về việc tu sửa chùa Hưng Sơn, người dịch: Nguyễn Thị Dương, Lê Văn Sơn, Viện nghiên cứu Hán Nôm, 24/5/2009 2. Bia chùa Hưng Sơn, người dịch: Nguyễn Thị Dương, Lê Văn Sơn, Viện nghiên cứu Hán Nôm, 24/5/2009. 3. Bản dịch chuông chùa Hưng Sơn, Tiến sĩ Đinh Khắc Thuân dịch 4. Nguyễn Quang Khải (2019), Chùa Dâu, Cổ Châu, Pháp Vân, Diên Ứng Tự, NXB Tôn giáo 4. Giấy mời dự lễ hội Làng Diềm - Đền Thờ Vua Bà Thủy Tổ Quan họ Bắc Ninh ngày 6/2/Quý Mão - 2023 5. Tài liệu Hội nghị viết sách chùa Phổ Chiếu năm 2022. 6. Kỷ Yếu Hội thảo khoa học quốc gia: Vương triều Mạc trong tiến trình lịch sử Việt Nam, do UBND TP Hải Phòng và Hội khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức 8-9/12/2023 tại Hải Phòng.

Chú thích: [1] Theo Đại hội Phật giáo Thế giới đã thống nhất [2] Qua đó ta thấy năm Kỷ Sửu = 1649 (năm, điểm xuất phát).Theo lịch thì cứ tiến lên hoặc lùi lại 60 năm thì năm Kỷ Sửu lại lặp lại 1 lần. Mặt khác, theo tài liệu bản rập dịch quả Chuông của Chùa Hưng Sơn được đúc năm 1649 đời Vua Lê Chân Tông do Học Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp thực hiện trước năm 1945. Căn cứ vào chữ trên cột gỗ cũ Chùa Hưng Sơn và căn cứ vào bản dịch Chuông cổ Chùa Hưng Sơn thì ta có thể kết luận là: Chùa Hưng Sơn làng Diềm chí ít cũng phải xây vào năm 1649 (Kỷ Sửu) cách đây 374 năm hoặc có thể lâu hơn nữa. [3] Chữ(裊)niểu: mềm mại [4] Câu đối tiền thân nói lên tiền thân cuộc đời của thánh mẫu Liễu Hạnh.