Mâm lễ cúng gia tiên ngày Tết Trung Thu ngoài những món truyền thống thì bao giờ cũng phải có:
Mâm cỗ chay
Bánh nướng, bánh dẻo, cốm
Hoa quả: chuối, na, hồng, bưởi...
Tất nhiên phải có hương, hoa, đèn, nến.
Nhân dịp ngày Rằm tháng 8 mọi người đều gửi biếu ông, bà, cha, mẹ, người thân, người mà mình mang ơn bánh Trung Thu, cốm, chuối, hồng... đó là những câu chuyện cảm động về quà tặng cuộc sống để tỏ lòng biết ơn quý trọng đối với ơn sinh thành, bậc bề trên.
Tết Trung Thu là một phong tục rất có ý nghĩa. Nó thể hiện ý nghĩa của chăm sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ, và của tình yêu thương. Cần cố gắng duy trì và phát triển ý nghĩa cao đẹp này.
Ảnh minh họa.
Bài văn khấn cúng Rằm tháng 8 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam của NXB Văn hóa Thông tin:
- Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần.
- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị tôn thần.
- Con kính lạy Cao tằng tổ khảo, Cao tằng tổ tỷ, thúc bá, đệ huynh, cô di, tỷ muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ (chúng) con là... ngụ tại…
Hôm nay là ngày rằm tháng 8, gặp tiết Trung thu, tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại…, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị tiền chủ, hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an, bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
Tác giả: Thiện MinhTài liệu tham khảo: Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa Thông tin
Mục tiêu của Phật giáo không phải là đào tạo tăng ni trở thành quan chức Giáo hội, mà điểm đến cuối cùng là đào tạo tu sĩ trở thành người có phẩm chất đạo đức Phật giáo
Ngay cả những người từng có tâm chân thật, không nói dối, cũng dễ bị lợi đắc, cung kính, danh vọng làm thay đổi ý nguyện tu hành. Từ chỗ không cố ý nói láo, họ sẵn sàng nói dối để bảo vệ danh tiếng và có thêm nhiều lợi ích cho mình.
Theo Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Với khoảnh khắc hiện tại, chính niệm là năng lượng của sự nhận thức và tỉnh thức. Đây là quá trình thực hành liên tục để chạm sâu vào cuộc sống trong từng khoảnh khắc.
Nếu muốn "Hết Sợ" thì cần buông bỏ rốt ráo Bản Ngã nơi Mạt Na thức qua xuyên phá vượt qua được Mạt Na thức và qua buông bỏ tất cả những mầm giống chủng tử Nghiệp Thức của Bản Ngã nơi A Lại Da thức.
Hạnh phúc không đến từ những gì ta sở hữu, mà từ những gì ta sẵn sàng trao đi. Khi ta biết thương yêu (Từ Bi) và biết buông bỏ (Hỷ Xả), tự khắc tâm sẽ bình an.
Sáng đó bà dậy sớm, đi lại bình thường, bà vào nhà tắm làm vệ sinh cá nhân, thay quần áo mới mà mợ Thành vừa mua cho. Ăn một chút cháo chay, rồi bà nhẹ nhàng nói con cháu ngồi xung quanh giường niệm Phật cho bà.
Nếu tin con người có số mệnh, chịu ảnh hưởng chi phối của thuyết Thiên Mệnh thì cũng nên nhớ tới câu ngạn ngữ "Đức năng thắng Số" mà giữ tâm thiện và hành thiện thì sẽ chuyển biến được phần nào số mệnh theo hướng tích cực.
Khi những đoá liên đăng phủ kín vườn Quán Âm cũng là lúc buổi lễ khép lại viên mãn. Ánh đăng hòa cùng ánh sáng đêm trăng tròn minh niên đã góp phần tô điểm cho ánh đạo vàng trong lòng những người con Phật ngày thêm rực sáng.
Nếu chỉ xem Valentine là ngày của những cặp đôi, chúng ta đã vô tình giới hạn ý nghĩa của nó. Nhưng nếu nhìn theo ánh sáng Phật pháp, đây có thể là một ngày để thực hành yêu thương rộng lớn hơn, yêu với trí tuệ, yêu mà không chấp chước.
Bình luận (0)