Vậy thì cái văn minh vật chất dẫu có cho cái đời vật chất của ta được tiện lợi, song đã làm hại cho cái đời tinh thần của ta mà giam hãm ta vào cái nạn tham, sân, si là ba cái then khóa đã rất chặt nhân loại vào trong bể khổ...
Nguồn: Tạp chí Đuốc Tuệ số 30
Văn minh vật chất với đạo Phật
Bài diễn thuyết của ông Phạm Phan Côn, Tham lá tỏa sử, phổ đại lý chi hội Thái Bình diễn ở chùa hội-quán Thái Bình.
Nam mô a di đà Phật
Bạch các vị Thượng tọa,
Thưa các Ngài,
Câu truyện tôi nói hôm nay đầu đề là "văn minh vật chất với đạo Phật" chia ra làm bốn đoạn.
Đoạn thứ nhất: Nói về trình độ văn minh vật-chất đời nay.
Đoạn thứ hai: Xét xem văn minh vật chất có làm được hạnh phúc cho nhân loại không.
Đoạn thứ ba: Xét lại làm sao ta càng thấy văn minh vật chất càng tăng thêm thì hình như nhân loại càng dẫn nhau vào bề khổ.
Đoạn thứ tư: Nói muốn cho nhân loại được thật sung sướng tất cần phải nhờ đến sức thiêng liêng của Phật Tổ đề đem chúng-sinh ra khỏi bến mê.
Nay xét sự tiến bộ về văn minh vật chất, tức là xét trình độ tiến-hóa của nhân loại từ đời thượng cổ đến giờ, nghĩa là từ lúc loài người mới xuất hiện trên mặt trái đất đến ngày nay.
Theo các nhà sử-học thì người ta bắt đầu hiện ra ở trên mặt địa cầu vào cuối đệ tam thạch hệ (époque terriaire) các nhà địa-chất học chia rõ địa cầu ra bốn tầng lớn gọi là thạch hệ, mỗi tầng đối chiếu với một thời kỳ trong lịch sử văn minh
Khi bấy giờ chưa biết ăn mặc gì cả, nhà ở thi kết cảnh cây thành tập để che ăn nắng mưa. Đồ dùng làm bằng những mảnh đá, trước còn đề nguyên, sau biết mài dũa. Đó là thời kỳ thạch khí của nhân loại
Đến đời kim loại thì người ta biết cày biết bừa, biết may quần áo mặc, biết chế khí giới để chống giữ với các giống vật khỏe hơn. Đây là thời-kỳ kim loại. Trước còn chỉ biết dùng đồng thiếc (bronze). Mãi lâu về sau mới tìm ra sắt. Thị là nhân loại bắt đầu vào một thời kỳ văn-minh mới, tức là thời-kỳ bấy giờ vậy.
Đến bây giờ là đời mà khoa học đã làm biến đổi cả mặt địa cầu, biến đồi cả cách sinh-hoạt của loài người; vì hàng ngày đều là những cái mắt đã trông thấy, tai đã nghe tiếng, tôi chả cần nói nhiều làm gì.
Tôi chỉ nói qua rằng từ thế-kỷ thủ 19 đến giờ thì khoa- học làm động-lực cho văn-minh. Những sự tiến bộ bởi khoa - học mà ra, có ích lợi cho văn minh thế giới nhiều lắm, không kề sao cho xiết được.
Trước còn dùng than đá để lấy động lực, sau lợi dụng cả sức thác nước. Trước còn dùng hơi nước, sau đến điện khi khoa học trước còn thám hiểm trên mặt đất, sau đặt tàu ngầm lặn xuống đẩy biến, chế tàu bay lên tận trên mây.
Hơi nước, điện khi đã đem đến cho chúng ta những sự lạ sai. lạ mắt: xe lửa, tàu thủy, tàu điện, xe hơi, làm rút ngắn đường lại cho ta.
Một luồng điện chạy trên dây hay một làn sóng điện qua khoảng không làm cho ta thông tin tức, nói chuyện trong giây phút với những người ở cách xa ta hàng nghìn, hàng vạn cây số 1 Một cái búa làm được công mấy chục thợ rèn, một cái máy bỏ lúa thay được mấy chục kẻ nông-phu.
Tôi nói về lịch-sử văn minh của nhân loại hơi dài là có ý muốn đề các ngài so sánh trình độ văn minh từ khi người ta mới xuất hiện ra ở trên trái đất với cái trình độ văn minh ngày nay.
Ta hãy đem so sánh và xét xem cái đời điện khi, hơi nước có làm cho nhân loại thêm hạnh phúc hơn cái đời " Như mao âm huyết" ngày xưa không ? Nói khác ra là cái văn minh vật chất có thể làm cho nhân loại sung sướng không ? Tất cả cái vấn-đề tôi muốn giải quyết hôm nay là ở đấy.
Nói rằng không, thì hình như là vô lý. Nay ta hãy đem so sánh cái cảnh lấy lá cây làm quần áo, cái cảnh ăn lông ở lỗ ngày xưa với cải cảnh cung điện nguy nga, cải cảnh lên xe xuống ngựa bây giờ.
Nói gần đây thì ta hãy đem so-sánh cái cảnh đi vòng đi cảng mấy chục năm về trước với cải cảnh xe hơi tàu điện bây giờ. Ai chả cho là văn minh vật chất đã đem cho ta bao nhiều sự sung sướng cho thân thể ta. Nói thể không phải là không đúng, nếu ta không công nhận là đúng, mà lại muốn cho nhân loại vật lùi lại mấy mươi thế - kỷ về trước, thì tất ai cũng phải cho ta là gàn, là dở.
Song muốn biết cái chân hạnh phúc của loài người thì Trước hết ta phải chia ra sự khoái-lạc của thân thể và sự khoái-lạc của tinh-thần.
Sự khoái-lạc của thân-thể là tất cả các sự tiện-lợi về hình- thức ở bề ngoài: tơ, lụa, gấm, vóc đề ta mặc cho đẹp cho ấm ; nhà cao, cửa rộng đề ta ở cho được mát mẻ, thảnh thơi ; thực phẩm cao lương mỹ-vị cho ta ăn dùng ; quạt nồng, ấp lạnh cho ta khỏi những sự khó chịu của thời tiết; tiếng đàn du-dương cho ta thích tai, bức tranh sản làm cho ta đẹp mắt. Nói tóm lại đều là những cái ngoại vật mà làm cho la sung- sướng về vật chất cả.
Còn sự khoái-lạc của tinh-thần là tất cả ở sự nhàn của cái tâm ta vậy. Đời càng mộc mạc, chất phác, dản dị bao nhiều thì tri ta cảng bớt nghĩ ngợi, mà cái tâm ta càng được Thanh nhàn bấy nhiêu. Mà trái lại, đời càng phiền phức, càng hoạt động bao nhiêu thì trí nghĩ ta càng bận rộn, mà trong lòng ta cảng nào-động bấy nhiêu.
Cái tâm bao giờ cũng làm lá cải hình. Vậy thì sự khoái lạc về thân thể càng tăng, thì cái sự khoái lạc về linh thần càng giảm. Danh-lợi làm cho ta lúc nào cũng bôn ba, khổ tâm, nhọc trí, làm cho ta càng được càng muốn được thêm. Đời phồn hoa làm cho ta thêm lòng dục vọng, câu hát du dương, dịp kèn khoan nhặt làm cho ta dễ mê hồn.
Rồi bao nhiêu những cái khoái tục vật chất làm cho ta mụ trí không nhụt tư tưởng. Nói tóm lại bây giờ tôi bắt đầu dùng chữ nhà Phật nói tóm lại những cái khoái lạc của văn minh vật chất làm cho người ta đã sẵn linh "tham" lại tham thêm, đã sẵn lòng si lại càng si, mà đã vốn là sân, lại càng ngày càng thêm luẩn quẩn trong cái vòng ngu muội.
Vậy thì cái văn minh vật chất dẫu có cho cái đời vật chất của ta được tiện lợi, song đã làm hại cho cái đời tinh thần của ta mà giam hãm ta vào cái nạn tham, sân, si là ba cái then khóa đã rất chặt nhân loại vào trong bể khổ.
Lại hơn nữa, trong khi làm cho loài người thêm lòng tham muốn, thêm lòng dục-vọng, văn-minh vật-chất than ôi lại cho loài người những lợi khí để loại được chí nguyện, đề đạt được mục đích.
Không cần phải nói rõ, ai cũng biết đời bảy giờ, cái trình độ luận lý kém ngày trước. Ta thường nghe các bậc lão- thành nói: "Đời bây giờ ..., đã biết các cụ bao giờ cũng có ý thán tích cái đời mộc-mạc, chất-phác ngày xưa."
Lại nữa, đời vật-chất đã xô đầy các dân tộc trên thế giới vào một thế kỷ mới, thế kỷ cạnh tranh, khôn sống, mống chết. Thế rồi khoa học đem đến cho ta cùng với các khí cụ cho cách sinh hoạt của ta thêm tiện lợi, biết bao nhiêu những khi giới la dùng đề tương tàn, tương hại.
Đồng thời với xe hơi, vô tuyến- điện, khoa học đã chế ra súng trái-phá hơi ngạt; tàu ngầm dùng để thám hiểm các đáy biển, mà ngư lôi cũng dùng để đánh đắm các tàu bè ;máy bay dùng để cho ta lên được Nam cực, Bắc cực, song cũng dùng để thả tạc đạn.
Vậy thì văn minh vật chất đã hãm chặt nhân loại vào cái vòng tham, sân, si, mà khoa học đã đặt vào tay loài người những khi giới đề giết nhau.
Như thế thì, muốn cho nhân loại được hưởng cái chân hạnh phúc, có phải bỏ hết những cái văn minh vật chất nghĩa là những cái kết quả của sự tiến-bộ từ mấy nghìn mấy bạn năm đến giờ không? Có phải kéo nhân loại giật lùi lại cái đời ăn lông, ở lễ ngày xưa không?
Quyết là không. Vậy thì trong cải đời văn-minh vật-chất này muốn cứu với nhân loại ra ngoài những cải cảnh khô đã nói ở trên thì phải làm thế nào?
Từ xưa đến nay, đồng thời với các nhà khoa học làm nâng cao trình-độ tiến-hóa của loài người về đường vật chất, các nhà triết học, văn học cũng muốn nâng cao trình độ văn-minh về đường tỉnh-thần.
Khoa-học mà không có lương-tâm. chỉ làm hại cho linh- hồn (Science sans conscience n'est que ruine de l'âme). Cái tư-tưởng của nhà triết học Pháp ấy đã mở lối cho nhân loại vào một kỷ-nguyên mới. Rồi các thi nhân, các văn hào các nước đều cùng nhau vun-đắp cho cái nền luận-lý của loài người được kiên cố.
Về phương-diện này, la nên biết công cho cái văn-minh của nước Pháp có cái đặc tính hơn hết là có nhiều lòng nhân đạo hơn cả. Một thi nhân Pháp có nói: "Tôi càng là người Pháp bao nhiêu thì tôi lại càng thấy tôi gần với nhân- loại bấy nhiêu"
Mà thật thế, cái chủ-nghĩa tự-do, bác ái, bình-đẳng là ở nước Pháp sau hồi đại-cách mệnh năm 1789 xưởng ra trước, rồi các nước khác lần lần luân theo.
Rồi sau này ta thấy những phương pháp đặt ra đề bảo hộ cho cuộc hòa tinh thế giới như đặt ra Tòa án quốc tế, hội Vạn quốc, rồi đến phi chiến điều ước. Tưởng những bao nhiêu phương pháp khôn khéo ấy sẽ có thể cứu vớt được cái nền hạnh phúc của nhân loại.
Nhưng mà, than ôi ! sự thực đã biến những hi-vọng cao- thượng ấy thành ra mộng ảo.
Thi đây, đồng thời nước Đức xưởng-xuất ra một chủ nghĩa văn minh mới; mà cái đặc lính là lấy sức mạnh mà thắng được công lý, mục đích là muốn tranh bá quyền cả thế giới, bắt những dân bị thua làm nô lệ cho mình và chiếm lấy đất nước, phục lấy nhân dân người ta. Chính cái chủ-nghĩa độc-ác ấy đã đem nhân loại vào cái cảnh đảm giết, màu thành bề, xương thành gò trong hồi đại chiến năm 1914.
Rồi càng ngày ta càng thấy hiệp-ước thành mở giấy lộn, cường-quyền vẫn thẳng công-lý, nghĩa là mặc dầu những chủ-nghĩa tự do, bác ái xưởng xuất ra, nhân-loại vẫn xô xát nhau, chen đuôi nhau vào những cảnh lầm than, khổ sở.
Vậy thì muốn cứu khổ cho loài người, không còn cách gì nữa hay sao, và nhân loại đều phải khoanh tay trước sự tuyệt vọng hay sao?
Muốn chữa một bệnh phải tìm biết bệnh căn, muốn cứu khổ cho loài người phải tìm cái cử làm sao loài người phải triền miền trong bể khổ. Tức trong kinh Phật gọi là nhân đế trong tứ diệu đế.
Thuộc về giáo lý đạo Phật, như tứ diệu đế, thập nhị nhân duyên đã có nhiều ngài nói rồi, tôi không phải nhắc lại làm gì nữa. Nay chỉ xét xem hiện tình văn minh của thế-giới bây giờ phải cần tinh thần đạo Phật thế nào để mong cứu được cái phong trào vật chất nó đang lôi cuốn loài người vào trong vòng đau khổ.
Như trên kia đã nói, văn minh vật chất càng tiến bộ, thì cái trình độ tham, sân, của loài người càng tăng thêm, mà cái sự cạnh tranh, cái cảnh tương tàn, tương hại càng kịch.
Trái lại, Phật dậy ta nguyên nhân sự khổ là cái lòng tham sống nó thúc giục người đời cứ quay cuồng, xuân- động để tự mình làm cực cho mình. Không biết rằng hành động tức là tạo nghiệp, mà tạo nghiệp tức có nghiệp báo, mà nghiệp báo ắt phải luân-hồi. Luân hồi là cứ chết đi sống lại,
Người Đức gọi là Kulthur hết đời này đến kiếp khác mà cùng làm nhân quả lẫn cho nhau, lênh đênh phiêu-dạt trong khoảng vô-cùng vô-tận, như một cái bánh xe quay, quay mãi không lúc nào được nghỉ ngơi yên ổn.
Ở đời là khổ, làm người đã nhọc như thế thì người tri giả chỉ nên hết sức thoát sự khổ, tránh sự nhọc mà hy-vọng đến mọi nơi thập phần yên-ổn, thập phần tịch-mịch mà Phật gọi là Mát-bàn.
Phật-tổ dạy ta bỏ hết những cái nó làm cho loài người luận quản trong sự khô, tức là dạy ta bỏ hết lòng dục vọng Chinh tâm diệt dục, đó là bốn chữ tóm tắt hết cái đạo-lý của Phật Tổ.
Có nhiều người nông nổi bình phẩm đạo Phật cho là một đạo chán đời. Như một nhà danh sĩ Âu-tây nói: "Đạo Phật là một câu hát não nùng để ngủ những dân chán đời ở cõi Đông-phương."
Gần đây lại có người nói: "Đạo Phật là một đạo chết". Nói như thế thật là chưa hiểu thấu cái tinh thần của đạo Phật. Không biết rằng Phật Tổ là một bậc tiên tri, biết rằng hơn nghìn năm về sau, loài người sẽ vì lòng tham sống mà số đầy nhau vào những cuộc tranh đấu khốc liệt, nên Phật-tổ phải dậy trước rằng: "Sống là khổ, sống là tạo nghiệp, mà nghiệp bảo là luân hồi" đề bổ của một đôi phần cho cái sự xuân động quay cuồng của nhân loại ngày nay thì vừa.
Gia chi di Phật-Tổ mà tìm ra đạo chỉ là để cứu vớt cho chúng-sinh ra ngoài bể trầm luân. Tự giác, giác tha, bốn chữ ấy tức là manh nha chủ nghĩa bác ái của nhân loại.
Phật-tổ tự sáng suốt không phải là tự đề giải thoát lấy mình, mà chính là để cứu khổ cho quần sinh. Vì chính Phật- tổ đã nói nếu chúng-sinh chưa thành Phật thì Phật cũng chưa thành Phật vội. Cải tư-tưởng bác-ái ấy thật là một cái tư-tưởng siêu nhân-loại.
Nay thế-giới đương cô đầy nhau vào cải đời cạnh tranh vật-chất, đường sống cải đời “ưu thẳng, liệt bại", đem giáo- lý của đạo Phật mà luyện dương cho lan rộng ra, chắc có thể bồ cứu được một đôi phần cho cái hạnh phúc của nhân loại. Ai đảm bảo đạo Phật ngày nay không là một đạo hợp thời.
Những truyện đồ đệ Phật-tổ như truyện Ba-Nặc (Purna) đi truyền giáo ở rạ Tô-nô-bà-lan-đà, dẫu phải xông pha nguy hiểm đến tính mệnh, cũng không quản, miễn là để làm cho người sợ độc ác ấy hiểu lẽ đạo mà theo, đề cải ác vi thiện, thực đề cao cái gương tự giác, giác tha, cái gương xả thân cứu thế.
Những truyện như thế, đem tương đối với những cảnh chinh-phục, đâm giết đời bây giờ, có lẽ cũng cảm hóa nhân loại được nhiều.
Vậy thì cái ngày mà tôn chỉ đạo Phật sẽ lan rộng ra trong thế-giới, ngày ấy là ngày các dân tộc sẽ dong duỗi dắt nhau đi trên con đường hạnh-phúc.
Chúng ta nên thắp hương cầu nguyện Phật-tổ cho cái ngày ấy được sắp tới nơi.
Nam mô A Di Đà Phật.
Nguồn:tạp chí Đuốc Tuệ số 30
Bình luận (0)