Thiền tông Phật giáo Việt Nam, chúng ta không khó để nhận ra rằng: Hai cố kinh của nước Nam với Thăng Long có Thiền phái Trúc Lâm do Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập vào thế kỷ XIII, Thuận Hóa có Thiền phái Liễu Quán do Tổ sư Liễu Quán sáng lập cuối thế kỷ XVII.

Tác giả: Thích nữ Thuần Trí - Trần Thị Bé Thảo Nghiên cứu sinh chuyên ngành Văn học Phật giáo - Học Viện PGVN tại Huế

Tìm về cội nguồn Thiền tông Phật giáo Việt Nam

Tìm về cội nguồn Thiền tông Phật giáo Việt Nam chúng ta không khó để nhận ra rằng: Hai cố kinh của nước Nam với Thăng Long có Thiền phái Trúc Lâm do Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập vào thế kỷ XIII, Thuận Hoá có Thiền phái Liễu Quán do tổ sư Liễu Quán sáng lập cuối thế kỷ XVII. Như vậy, chúng ta từ mạch nguồn sâu, dòng chạy rộng lưu truyền, dung lưu do chính những bậc Thiền sư Việt Nam khai sáng.

Từ đó tạo nhiều giá trị cả đạo và đời như một nguồn mạch tâm linh sâu thẩm, nhiều dòng chảy tiếp biến cả văn hoá, giáo dục, xã hội. Đặc biệt, nền Văn học Thiền tông Phật giáo được dung dưỡng, tạo nên một vẻ đẹp kỳ vĩ trong lòng sông Hương sử thi đầy thẩm mỹ. Vẻ đẹp của sông Hương trầm mặc như dung chưa trong lòng sâu, từ thượng nguồn vẻ đẹp ấy được biết bao thi sĩ phải tán thán rằng:

“Đệ nhất nam thiên ấy cảnh này, Thuyền nan đón khách mái chèo lay. Hai bên quả núi lồng hương suối, Bốn mặt hoa ngàn rủ bóng cây.

Cửa Phật lơ thơ tầng đá dãy, Chùa tiên bát ngát khói hương bay. “Nam vô” tiếng dậy thưa trần tục, Non nước Bồng Lai mới thấy đây!”

(Trích: Cảnh Hương Sơn – Tác giả: bà Huyện Thanh Quang)

Vẻ đẹp của dòng chảy thâm sâu như được bắt mạch từ non thiên Yên Tử, chúng ta có thể nhận ra Phật hoàng Trần Nhân Tông, vị vua sau khi làm thái thượng hoàng đã rủ bỏ mọi hoàng vị, khoác áo cà sa tìm về tâm thiền hướng thượng, ngài lên núi Yên Tử tu hành khổ hạnh (đầu đà), đắc ngộ Thiền quả.

Sáng lập nên dòng Thiền phái Trúc lâm Yên Tử. Bài kệ xác chứng, để lại cho hậu thế kính ngẫm Cư trần lạc đạo, viết bằng chữ Hán Nôm, bài thơ vỏn vẹn trong 28 chữ, 4 câu, nhưng ý ngữ tinh túy, chứa đựng giá trị thẩm mỹ cao đẹp của con người giác ngộ.

Bài phú được viết như sau:

“Cư trần lạc đạo thả tùy duyên. Cơ tắc xan hề, khốn tắc miên. Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch; Đối cảnh vô tâm mạc vấn Thiền”.

Tạm dịch:

"Ở đời vui đạo hãy tùy duyên Đói đến thì ăn nhọc ngủ liền Trong nhà có báu thôi tìm kiếm Đối cảnh vô tâm chớ hỏi Thiền”.

Ở góc độ văn học, ta nhận thấy những mỹ từ như “vui đạo” chỉ khi nhận ra giá trị thực của cuộc sống, sự an tịnh trong tâm mới có thể “tuỳ duyên”, dù điều kiện sống có ra sao, ở non cao hay thành thị thì Phật hoàng vẫn “Mình ở thành thị, nếp dụng sơn lâm” tâm và thân vô nhiễm.

Vào đời bằng trí tuệ vẻ đẹp của màu áo nâu giải thoát tỉnh tại “đói thì ăn, mệt nhọc ngủ liền” bằng tinh thần nhập thế nhưng giá trị cốt lõi cho chúng ta thấy rõ bổn tánh Phật bên trong mỗi chúng sinh “ Trong nhà có báu”, hãy hành động hướng vào bên trong định tĩnh, chớ rong đuổi theo ngũ dục, đắm chìm trong cảnh huyền.

Để rồi tỉnh toạ vô ngôn trả lời “Vô tâm chớ hỏi Thiền” chỉ khi hành giả thể nghiệm được pháp giải thoát mới hiểu được thế nào là Thiền tuỷ, bởi lẻ Dĩ tâm truyền tâm, vì đạo bản vô ngôn, ngôn sinh ly tán.

Một minh chứng rõ ràng, nguồn chảy ấy tất cả đều yên lặng, giống như một con thuyền trống không vượt biển dưới ánh trăng huyền ảo trong bài thơ của thiền sư Huệ Sinh (mất năm 1063):

“ Tịch tịch lăng già nguyệt Không không độ hải chu”. (Trăng Lăng Già vắng lặng Thuyền vượt biển trống không).

Theo sử liệu được biết, Thiền tông được Đức Phật Thích Ca ở hội Linh Sơn ấn truyền cho tôn giả Ma ha Ca Diếp. Từ sơ tổ Ma ha Ca Diếp truyền đến vị tổ 28 Bồ Đề Đạt Ma, sau đó tổ Đạt Ma từ Ấn Độ sang truyền giáo và trở thành sơ tổ Thiền tông Trung Hoa.

Rồi từ đó các hệ phái Thiền tông như: Quy Ngưỡng, Pháp Nhãn, Vân Môn, Lâm Tế, Tạo Động được hình thành. Trong đó dòng Lâm Tế( thuộc Nam Nhạc), dòng Tào Động( thuộc Thanh Nguyên) có nguồn truyền thùa phát triển lan toả rộng lớn với nhiều triều đại như Tống- Nguyên- Minh- Thanh đồng thời hoằng truyền sang các nước như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam.

Trong Khoá hư lục của vua Trần Thái Tông có nhắc đến dòng Lâm Tế nói đến Giáo nghĩa “vô vị chân nhân”, “tam huyền”, “tứ liệu giản” các vị Thiền sư như Tuệ Trung, sơ tổ Trúc Lâm, tam tổ Huyền Quang cũng nhắc đến. Song, mãi đến thế kỷ XVII thời kỳ trung hưng của Thiền Tông Trung Hoa nói chung, Đại Việt mới chính thức được du nhập đàng ngoài có tổ Chuyểt Công, Minh Hành du hành, Đàng Trong có Viên Thật, Nguyên Thiều, Tử Dung.

Tổ sư Liểu Quán được Bão nhậm, ngộ giáo ấn chứng đắc pháp với ngài Tử Dung. Như vậy tính từ dòng Lâm Tế ngài được truyền tâm ấn Thiền tông truyền thừa trực tiếp trải qua 34 đời. Dòng Thiền Lâm Tế, với phương pháp Thiền Công án lầm nôi gối đầu vào đạo thực hành cũng như tiếp nối.

Thiền sư Liễu Quán với lời khắc kỷ trên bia Minh tháp của tổ sư rằng “Hà pháp tối vi đệ nhất, ngã Quyết xả thân mạng, y pháp tu hành”( nếu có pháp nào vi diệu tối thượng bậc nhất, ta nguyện quyết xả thân mạng, y vào pháp đó tu hành).

Chính vì đó ngài quyết tâm du hành học đạo, khi đắc đạo rồi ngài dấn thân vân du giáo hoá, là vị tổ có vai trò lớn trong công cuộc đóng góp cho Phật giáo lẫn nhà nước, thời kỳ xứ Thuận Hoá được các chúa Nguyễn cho đến triều đại Vua nhà Nguyễn đều mến mộ, kính phụng các vị tổ, từ ngài Liễu Quán, Phổ Tịnh, Tịnh Khiết.

Thường xuyên tham vấn, thỉnh giảng chư vị vào cung thuyết pháp, làm lễ cầu an, cầu siêu hướng nguyện cho quốc thái, dân an. Chính vì thế trên mọi lĩnh vực văn hoá, giáo dục, nghi lễ, kiến trúc chùa tháp đã để lại nhiều di sản tinh thần cùng vô vàng tư liệu kinh pháp quý giá cho nước nhà nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng.

Vậy nên, Huế từng được mệnh danh là “chiếc nôi của Phật giáo cả nước” sự truyền lưu sâu rộng mãi cho đến ngày nay trên chính dòng Hương giang muôn vàng giai thoại hào hùng, của được kết tinh từ mạch nguồn sâu rộng từ những bậc Vua Chúa kinh kỳ, cho đến những vị Thiền sư Thiền phái khai nguồn và kết tinh tạo nên vẻ đẹp trường lưu bất diệt.

Từ những phước duyên, sự truyền thừa và kế thừa bất tận với tinh thần đẹp đạo ích đời, noi theo đạo phong tạo thành gia bảo cho nước nhà. Như trí tuệ sâu thẳm tựa thác nguồn, Thiền sư Tử Dung hỏi tổ Liễu Quán: “ Tổ tổ trao truyền, Phật Phật truyền nhau, chưa biết truyền trao nhau vậy gì?” Tổ đáp:

Thạch duẩn trừu điều trượng nhất trượng Quy mai phủ phất trọng tam cân”. (Búp măng trên đá dài một trượng Cây chổi lông rùa nặng ba cân).

Từ đây ta thấy quá khứ chư Phật, chư tổ đến nay những vị Thiền sư tu hành chứng giác, cho đến sau này rõ ràng nhất tâm tu hành đều được chứng đạo, thông suốt rõ ràng là “chính mình chân thật” hay lời Mãn Giác Thiền sư “chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết/ Đêm qua sân trước một cành mai”.

Lời Phật dạy: “Hãy về nương tựa pháp, hãy quay về nương tựa tự thân, hãy làm hải đảo của chính mỗi hành giả”, nếu chúng ta chuyên tâm tỉnh giác tu hành việc ngộ đạo là điều tất yếu. Chính vậy mà sự kết nối từ dòng nguồn Thiền tông Trúc Lâm Yên Tử khi được chư tổ hoằng truyền vào xứ Thuận Hóa lại được kết tinh khai sáng thêm một dòng Thiền Liễu Quán do chính con người Việt Nam sáng lập, tạo nên “vẻ đẹp mạch nguồn sâu rộng” trùng trùng duyên khởi với những giá trị vô song, vượt thời gian.

Tác giả: Thích nữ Thuần Trí - Trần Thị Bé Thảo Nghiên cứu sinh chuyên ngành Văn học Phật giáo - Học Viện Phật giáo Việt Nam tại Huế

***

Tài liệu tham khảo

(1) Viện Văn học, Thơ văn Lý Trần, tập 2, Nxb KHXH – HàNội, 1989, tr. 451 - 452

(2) Tam Tổ thực lục, (Thích Phước Sơn dịch và chú giải), Viện NCPH, 1995, tr. 20

(3) Lê Mạnh Thát, Kiến tính thành Phật lục, trong Chân Nguyên thiền sư toàn tập, Tu thư Vạn Hạnh, 1982, tr 72.

(4) Lê Mạnh Thát, Toàn tập Trần Nhân Tông, Nxb TP. HCM, 2000, tr. 272.

(5) Viện Văn học, Thơ văn Lý Trần, tập 2, Nxb KHXH – HàNội, 1989, tr. 510.

(6) Nguyễn Duy Hinh, Tư Tưởng Phật giáo Việt Nam, Nxb KHXH- Hà Nội, 1999, 306.

(7) Viện Văn học, Sdd, tr. 506

(8) Viện Văn học, Sđd, tr. 278 -280.

(9) Lê Mạnh Thát, Toàn tập Trần Nhân Tông, Nxb TP. HCM, 2000, tr. 272 - 273

(10) Viện Khoa học Xã hội, TTNCHN, Tuệ Trung Thượng sĩvới Thiền tông Việt Nam, Nxb Đà Nẵng, 2000, tr. 24.

(11) Lê Mạnh Thát, Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập 3, Nxb Tp. HCM, 2002, tr. 576.