Cuối thế kỷ 16, một đặc trưng của Phật giáo Hàn Quốc ngay từ thuở ban đầu đã được thị hiện trong hoàn cảnh thực tế. Khi Nhật Bản xâm lược bán đảo Hàn Quốc năm 1592, Phật giáo Hàn Quốc đã thể hiện vai trò “hộ quốc an dân”.
Tác giả: Nick Swann Việt dịch: Thích Vân Phong Nguồn: The Independent
Khi giảng dạy “Phật giáo và Bạo lực” (Buddhism and violence) tôi thường bắt đầu bằng việc yêu cầu học sinh xếp hạng các nhóm tôn giáo theo thứ tự, mỗi nhóm có bao nhiêu tín đồ là quân nhân trong quân đội.
Thông thường, những người theo đạo Thiên Chúa đứng đầu danh sách sinh viên và những người theo Phật giáo ở cuối danh sách.
Điều này phản ánh thành kiến vô thức (còn gọi là thành kiến ngầm) của nhiều sinh viên đối với Phật giáo - họ cho rằng tất cả phật tử đều yêu chuộng hoà bình và rằng có thể một phật tử không có khả năng theo đuổi một nghề nghiệp liên quan đến bạo lực.
Vì thế, họ luôn ngạc nhiên khi biết rằng có nhiều phật tử là quân nhân trong quân đội hơn người Hồi giáo và đạo Sikh cộng lại -mặc dù số lượng phật tử ở Vương quốc Anh tương đối ít.
Tại sao nhiều người ở phương Tây lại liên kết với Phật giáo và Hoà bình?
Theo Giáo sư Tiến sĩ, Sử gia Jonathan Walters, nguồn gốc ở chủ nghĩa thực dân và các nhà truyền giáo đạo Thiên Chúa. Khi gặp phải những tín ngưỡng khác nhau giữa các dân tộc thuộc địa, các nhà truyền giáo đã áp dụng khung chiến lược các tôn giáo khác theo cách mà Cơ đốc giáo có thể được coi là ưu việt và hấp dẫn.
Trong mắt họ, Hồi giáo quá hung hăng và tập trung vào việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc, Phật giáo quá lạc quan, hoà bình và thụ động đến mức trì trệ. Cơ đốc giáo được đặc cách vị trí một điểm mốc vàng giữa hai bên.
Việc cơ cấu vẫn có lực kéo trầm trọng và vẫn đến một sự bất hoà nhất định về mặt nhận thức, chẳng hạn như khi những người theo đạo Phật đưa ra tiêu đề vì những lý do sai lầm.
Tránh “tấn công dữ dội vào cuộc sống của con người” (onslaught on living beings) và thay vào đó trau dồi từ bi tâm trong bảo vệ Sự sống của họ là trọng tâm của đạo đức Phật giáo; đây là giới luật đầu tiên trong Năm giới và là giới luật mà các bạn phải tuân theo, nếu muốn thực hiện bất kỳ trong số giới luật nào đó.
Đức Phật khuyến khích và khuyên các vị lãnh tụ quốc gia tìm ra những những cách để giải quyết vấn đề bạo lực, ví dụ như chế tạo vũ khí sát thương và thương mãi vũ khí sát thương được coi là một sinh kế không phù hợp đối với Phật tử.
Nhưng những người theo đạo Phật đã tham gia vào các cuộc xung đột bạo lực khá nhiều kể từ khi tôn giáo này xuất hiện. Những lời biện minh cho những hành động như thế thường dựa trên việc bảo vệ Phật pháp, đôi khi phải hoá thân biến thành quỷ hoặc kẻ hung ác dã man để khiến việc giết họ trở nên bớt sai lầm về mặt nghiệp quả hơn.
Một ví dụ đặc biệt khó chịu được tìm thấy trong biên niên sử gần như thần thoại của biên niên sử Mahavamsa (được viết vào thế kỷ thứ 5 theo Tây lịch) của Sri Lanka, trong đó các nhà sư trấn an một vị Hoàng đế rằng trong số hàng triệu người mà ông vừa tàn sát, chỉ có hai người là phật tử.
Vào cuối thế kỷ 16, một đặc trưng của Phật giáo Hàn Quốc ngay từ thuở ban đầu. Khi Nhật Bản xâm lược bán đảo Hàn Quốc năm 1592, Phật giáo Hàn Quốc đã thể hiện vai trò “hộ quốc an dân”, tiêu biểu như các vị Đại sư Linh Khuê (영규대사, 1537-1592) và Đại sư Tây Sơn (서산대사, 1520-1604)... Phật giáo Joseon đã hưng thịnh trở lại sau cuộc xâm lược của Nhật Bản.
Khi nói đến như bất kỳ xung đột tôn giáo nào được cho là “Phật giáo và Bạo lực” (Buddhism and violence), tôn giáo chỉ là một yếu tố trong một tình huống phức tạp. Thông thường thực sự bản sắc dân tộc mới là vấn đề - chỉ xảy ra là một trong những nhóm dân tộc được đề cập có liên hệ với Phật giáo trong lịch sử, còn nhóm kia thì không.
Tại một thời điểm, Nội chiến Sri Lanka là một cuộc xung đột vũ trang trên đảo Sri Lanka. Bắt đầu từ ngày 23 tháng 7 năm 1983 - 18 tháng 5 năm 2009, đã có ba cuộc nội chiến khác nhau diễn ra cùng một lúc, nhiều như bất kỳ điều gì liên quan đến cuộc nội chiến nào dọc theo đường lối sắc tộc và chính trị: xung đột xảy ra giữa chính phủ Sri Lanka do người Sinhalese thống trị và nhóm nổi dậy tổ chức Những Con hổ giải phóng Tamil (LTTE).
Trong nhiều thập kỷ, Sri Lanka, đảo quốc nằm ở khu vực Nam Á này đã chứng kiến nhiều vụ bạo lực liên quan đến chia rẽ sắc tộc và tôn giáo, đặc biệt là những người theo đạo Phật và những người thiểu số Tamil theo đạo Hindu, đạo Hồi và Thiên chúa giáo.
Mặc dù không đơn giản như việc người phật tử, người Hồi giáo và những người thiểu số Tamil theo đạo Hindu đều chiến đấu với nhau, nhưng Jathika Chinthanaya (JC), hay tư tưởng Chủ nghĩa Dân tộc, đã nảy sinh, quảng bá như một tầm nhìn Phật giáo dành riêng cho Sri Lanka, ngày nay có ảnh hưởng trong các tổ chức như Tổ chức Bodu Bala Sena (BBS) Phật giáo cực đoan Sri Lanka. (Buddhist Power Force).
Căng thẳng giữa các nhóm Bạo động tại bang Rakhine năm 2012 là một loạt các cuộc xung đột đang diễn ra chủ yếu giữa những người Phật tử Rakhine và những người Hồi giáo Rohingya ở bang Rakhine phía bắc của Myanmar, đến tháng 10 năm 2012 thì người Hồi giáo thuộc tất cả các dân tộc khác ở quốc gia này đã bắt đầu trở thành mục tiêu bị tấn công, cuối cùng đã dẫn đến việc hơn 700.000 người Hồi giáo Rohingya phải di dời sang nước láng giềng Bangladesh.
Mặc dù tự mô tả rõ ràng là không bạo lực và không chịu trách nhiệm về những sự kiện này, Phong trào 969 của Phật giáo Myanmar là một phong trào Phật giáo cực đoan, kích động bạo lực chống lại người Islam giáo ở Myanmar và coi người Hồi giáo là mối đe doạ đối với bản sắc dân tộc. Trong khi đó, điều quan trọng cần lưu ý là các phong trào dân tộc chủ nghĩa này không đại diện cho tất cả Phật giáo đồ - Cư sĩ tại gia hay xuất gia tu sĩ - tại Sri Lanka hay Myanmar.
Vào cuối thế kỷ 16, với tư cách là công dân đối với quốc gia dân tộc, các vị tu sĩ Phật giáo Triều Tiên thực sự đã làm nghĩa vụ khi tổ quốc lâm nguy, sơn hà nguy biến, các Ngài đã cởi áo cà sa khoác áo quân nhân, cầm vũ khí cùng toàn dân xông pha ra trận mạc chiến đấu để bảo vệ lãnh thổ, chống lại sự xâm lược của Nhật Bản.
Mặc dù trong kinh điển Phật giáo thì nghĩa vụ quân sự không bị cấm, nhưng cuộc đời của một quân nhân được coi là có vấn đề vì khả năng chết trong trận chiến vì tâm lý giết hại và bị ám ảnh bởi bạo lực. Lý tưởng nhất là một phật tử muốn trút hơi thở chết với một tâm hồn thanh thản, và hấp dẫn lực thiện nghiệp tái sinh vào tam thiện đạo (các cõi Trời, Người, Thần) tích cực hơn. Tâm bạo lực, tạo ác nghiệp sẽ dẫn người ta tái sinh vào tam ác đạo (các cõi Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh).
Không chỉ có chiến tranh và các mối đe doạ từ bên ngoài xâm phạm những ví dụ về “Phật giáo và Bạo lực” (Buddhism and violence). Trừng phạt thân thể (corporal punishment) là các hành vi sử dụng vũ lực hay áp lực gây ra đau đớn về thể xác cho một cá nhân người nào đó nhưng không nhằm gây thương tích là một đặc điểm của hệ thống Pháp luật Tây Tạng tiền hiện đại.
Năm 1997, ba nhà sư Tây Tạng bị sát hại Dharamsala - cảnh sát liên kết nghi phạm trong vụ án với một cuộc tranh cãi trong Phật giáo Tây Tạng. Vương quốc Phật giáo Thái Lan giữ nguyên án tử hình, áp dụng lần cuối vào năm 2018.
Tôi luôn lo sợ rằng học sinh sẽ tập trung vào tài liệu mang tính giật gân và bạo lực hơn: quan điểm cực đoan này sẽ thay thế quan điểm khác. Tuy nhiên, khuôn mẫu hoà bình của Phật giáo không phải là không có cơ sở.
Chứng kiến việc đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp tục phản đối bạo lực khi đề cập đến vấn đề độc lập của Tây Tạng, Phật giáo Dấn thân hoạt động vì hoà bình như Thiền sư Việt Nam Thích Nhất Hạnh, hay nỗ lực của Tân Phật giáo, và Bhimayāna, người sáng lập là kiến trúc sư của Hiến pháp Ấn Độ, và là một cha đẻ của nước Cộng hòa Ấn Độ Tiến sĩ B.R Ambedkar, liên quan đến công bằng xã hội Ấn Độ, đưa hàng trăm triệu công dân thuộc nhóm đẳng cấp bị coi là hạ tiện nhất, bị áp bức ở Ấn Độ (giai cấp Dalit) thoát khỏi cảnh địa ngục trần gian.
Nhưng ít nhất Phật giáo cũng có tính đa dạng nội tại như Thiên Chúa giáo hay Hồi giáo, và vì vậy, chúng ta nên thận trọng khi đưa ra những khái quát hoá.
Rốt cuộc, rất ít Cơ đốc nhân muốn nhận thức về tôn giáo của họ, chỉ dựa trên hình ảnh của những người theo Giáo Hữu Hội (The Religious Society of Friends), hoặc của (nhóm thù hận người Mỹ), Nhà thờ dòng Baptist Westboro là một nhánh độc lập trong phòng trào Tin lành ở Mỹ, có quan điểm chống lại những người đồng tính và thường bày tỏ quan điểm của mình tại các tang lễ bằng cách đốt lá cờ Mỹ, người đứng đầu của nhà thờ này là mục sư Fred Phelps.
Tác giả: Nick Swann Việt dịch: Thích Vân Phong Nguồn: The Independent
Bình luận (0)