Hỏi: Gia đình tôi không theo Tôn giáo nào, nhưng cứ đến ngày giỗ hay Rằm tháng 7 là vợ tôi làm cúng giỗ ở nhà, tại chùa gần nhà, và cúng cầu siêu vào Rằm tháng 7 cho gia tiên. Tôi muốn hỏi theo đạo Phật thì vấn đề này như thế nào? Có cần thiết không? Trả lời: Theo tín ngưỡng dân gian, cúng giỗ, cầu siêu nhằm thể hiện lòng hiếu kính, nhớ ơn công lao của ông bà tổ tiên. Không cần mâm cao cỗ đầy, quan trọng là lòng thành kính, thành tâm đối với gia tiên. Ngày giỗ cũng là dịp để con cháu, các thành viên trong dòng họ tụ tập, quây quần lại bên nhau, trước là cúng gia tiên, sau là gắn bó tình cảm gia đình. Nhưng ngày nay, khi xã hội càng phát triển, thì phú quý lại sinh lễ nghĩa. Có nhiều gia đình đặt nặng việc cúng lễ bày biện rất tốn kém kèm theo đó cũng là việc đốt rất nhiều vàng mã. Chúng ta cần hiểu đúng, nhìn nhận đúng, khách quan về vấn đề này hơn. Trong quan niệm dân gian, nhiều người nghĩ rằng ông bà cha mẹ sau khi mất đi sẽ ngự trên bàn thờ gia tiên, cúng kính để cho chư vị thọ dụng. Quan niệm của đạo Phật về vấn đề này có nhiều khác biệt. Mỗi người sau khi mất đi sẽ tùy theo nghiệp lực mà tái sinh vào cảnh giới tương ứng (trời, người, a-tu-la, súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục). Trong sáu đường này, chỉ có loài ngạ quỷ mới hưởng thọ được “hương” của những lễ phẩm dâng cúng, còn các loài khác thì không (do nghiệp lực của mỗi loài thọ dụng khác nhau). Tuy vậy, nếu con cháu có lòng thành làm việc thiện lành rồi đem công đức phước báu đó hồi hướng thì dù ở bất cứ nơi đâu trong sáu cõi họ cũng đều nhận được. Theo quan điểm Phật giáo, khuyến khích các phật tử vào ngày giỗ lên chùa dự lễ cầu siêu trước, sau đó mới cúng cơm có ý nghĩa quan trọng. Các thành viên trong gia đình tham gia lễ cầu siêu, tụng kinh, niệm Phật đã tạo ra công đức, phước báu. Cơm nước dâng cúng nhằm biểu trưng cho lòng thành, loài nào tương ưng thì có thể thọ dụng. Thành ra, ngoài cúng kính và tưởng niệm thông thường, việc làm thêm điều phước thiện (tụng kinh, cúng dường…) để hồi hướng cho hương linh sẽ giúp họ thêm phần phước báu mà an lành hơn. Vì lẽ ấy nên quý thầy thường khuyến khích các phật tử đến chùa dự lễ cầu siêu rồi mới cúng linh để hương linh được nhiều lợi lạc. Hiện nay, một số người có khuynh hướng đơn giản việc cúng kính, kỵ giỗ. Đơn giản thì tốt nhưng mâm cơm, chén nước, nén hương dâng cúng tổ tiên ông bà thì cần có, vì đây là truyền thống quý báu của dân tộc. Với người phật tử, sau khi hiểu rõ việc hồi hướng phước báu cho người mất thì ngày giỗ nên tạo phước. Lễ cầu siêu chính là phương tiện cho con cháu làm phước (phước do tu tập, sinh hoạt trong đời sống hàng ngày). Ngoài ra, thân nhân có thể làm phước trong nhiều lĩnh vực khác như giữ giới, tọa thiền, bố thí, phóng sinh, cúng dường, phục vụ, công quả v.v… Khi hiểu rõ sự tình, người phật tử cần kết hợp giữa truyền thống hiếu kính của dân tộc và hồi hướng phước đức cho hương linh thì việc cúng giỗ mới thành tựu viên mãn, âm dương đều lợi ích. Sưu tầm: Báo điện tử Giác NgộTheo tín ngưỡng dân gian, cúng giỗ, cầu siêu nhằm thể hiện lòng hiếu kính, nhớ ơn công lao của ông bà tổ tiên. Không cần mâm cao cỗ đầy, quan trọng là lòng thành kính, thành tâm đối với gia tiên. Ngày giỗ cũng là dịp để con cháu, các thành viên trong dòng họ tụ tập, quây quần lại bên nhau, trước là cúng gia tiên, sau là gắn bó tình cảm gia đình. Bên cạnh đó, theo quan điểm Phật giáo có những quan điểm nâng cao hơn.
Hỏi Đáp
Ý nghĩa của nghi lễ cầu siêu, cúng cơm vào ngày giỗ
Bài liên quan
Bài viết khác
-
Làm gì để bớt căng thẳng và tìm kiếm sự an lạc nội tâm
Việc áp dụng giáo lý Phật giáo vào đời sống hàng ngày không chỉ giúp giảm bớt căng thẳng mà còn mang lại sự an lạc nội tâm, giúp chúng ta sống một cuộc đời ý nghĩa và hạnh phúc hơn.
-
Sự khác biệt giữa nghiệp và số mệnh?
Nghiệp theo Phật giáo là một cơ chế vận hành của đời sống được khám phá bởi tuệ giác của Đức Phật chứ không phải một tín ngưỡng vu vơ, siêu hình và hoàn toàn khác biệt với quan niệm Số mệnh của Nho giáo.
-
Tình yêu, hôn nhân và niềm tin tôn giáo
Các bạn hãy sáng suốt, tìm ra giải pháp tốt nhất để bảo vệ tình yêu. Hãy luôn luôn ghi nhớ tình yêu chi phối và ảnh hưởng đến cuộc sống các bạn trong một đời nhưng tôn giáo có ảnh hưởng đến đời sống tâm linh của các bạn trong muôn đời.
-
Có nên tin vào duyên số, tuổi tác và bói toán không?
Nghiệp là một năng lực được tạo ra do những suy nghĩ, lời nói và hành động có chủ ý. Có nhiều Nghiệp được tạo ra trong quá khứ, quyết định một phần tính cách, hình dáng và hoàn cảnh của một cá nhân.
-
Ý nghĩa của 6 chữ: Nam Mô A Di Đà Phật
Niệm A Di Đà là một cách tu, nhanh chóng, dễ dàng, dựa vào tha lực, và đại nguyện của đức Phật A Di Đà, bằng cách nhất tâm niệm danh hiệu của Ngài để trau dồi đức hạnh và xoa dịu những khổ đau cho mình và những người chung quanh...
-
Huyền thoại về Bồ tát Quán Thế Âm?
Bồ-tát Quán Thế Âm là biểu trưng của tình thương, che chở và cứu giúp, gọi là từ bi.
Bình luận (0)