Điều quan trọng nhất là bạn phải hiểu rằng: bạn không thể hoàn toàn dựa vào một “người” nào đó mà phải dựa vào “pháp”. Pháp là chân lý, là những giáo lý bất biến mà đức Phật đã truyền dạy.
Hỏi: Kính thưa Tôn giả, là một phật tử, chúng con nên làm gì để giúp hoằng dương Phật pháp?
Đáp: Làm thế nào phật tử có thể giúp hoằng dương Phật pháp? Nếu có thể hộ trì giáo pháp chân thực của đức Phật và hỗ trợ những người đang hoằng dương giáo pháp đó, là đã đang làm công việc hộ trì và hoằng dương phật pháp.
Khởi đầu từ sự tôn kính và lòng thiện
Trong bước đầu của hành trình hoằng dương phật pháp, việc nhận diện người đang truyền giảng đúng giáo pháp của đức Phật không hề đơn giản. Tuy nhiên, lòng tôn kính là một yếu tố quan trọng giúp bạn bắt đầu. Khi bạn tôn kính một người, từ lòng tôn kính đó, tâm thiện sẽ sinh khởi, giúp bạn mở lòng và tiếp nhận những điều tốt đẹp.
Lòng tôn kính này không chỉ là sự tôn trọng bề ngoài, mà là sự kính trọng sâu sắc dành cho những ai đang cống hiến cuộc đời mình cho việc hoằng dương Phật pháp. Tôn kính người thầy, người hướng dẫn học pháp cũng như học pháp để chúng ta nuôi dưỡng lòng biết ơn và sự kính trọng đối với giáo pháp.
Tuy nhiên, trên con đường này, không chỉ đơn giản là tôn kính và theo đuổi. Chúng ta cần có sự quan sát và phân tích, cần xem xét kỹ lưỡng giáo lý mà người thầy đó đang truyền giảng, liệu chúng có phù hợp với giáo pháp chân thật của đức Phật hay không. Đây là bước quan trọng giúp bạn tránh bị lạc lối và giữ vững niềm tin vào con đường tu học.
Việc học hỏi và quan sát giáo lý không có nghĩa là chúng ta hoài nghi tất cả mọi thứ. Trái lại, đó là cách chúng ta xây dựng một nền tảng vững chắc cho sự hiểu biết của mình. Qua đó, có thể phân biệt được điều đúng và sai, giúp chúng ta tiến bước một cách chắc chắn trên con đường tu học.
Y pháp bất y nhân
Điều quan trọng nhất là bạn phải hiểu rằng: Bạn không thể dựa vào “người” mà phải dựa vào “pháp”. Pháp là chân lý, là những giáo lý bất biến mà đức Phật đã truyền dạy. Con người có thể sai lầm, nhưng pháp thì không bao giờ sai. Vì vậy, bạn cần phải luôn đặt niềm tin vào pháp, chứ không phải vào người.
Đối với hầu hết mọi người, họ thường dựa vào “người” hơn là “pháp”. Điều này dẫn đến những tranh cãi không ngừng vì mỗi người đều có quan điểm và cách nhìn nhận khác nhau về con người cũng như cách giảng dạy truyền đath giáo lý khác nhau. Nếu chúng ta đều dựa vào “pháp”, sẽ không có sự tranh cãi, bởi vì pháp là chân lý chung mà tất cả mọi người đều hướng đến.
Phân biệt giữa Người và Pháp
Người ở đây muốn nói đến là trên con đường học pháp, ai cũng ần có một người thầy hướng dẫn, cũng như học hỏi pháp từ các bậc thiện tri thức. Ngày nay thì đại đa số chúng ta có thể thấy số đông người học phật khi tôn thờ một vị nào là họ dốc hết lòng thương mến đến với vị đó, đôi lúc không phân biệt được vị đó nói ra những giáo lý có chân thật như Pháp của Phật không. Đến khi có một biến cố nào đó xảy ra thì thất vọng đau khổ, quay sang thị phi và hủy báng phật pháp, đây là một điều đáng lo ngại cho phật pháp sau này.
Chúng ta có cái nhìn rộng theo giáo lý phật pháp, thì sự vận hành mỗi con người không ra khỏi nghiệp và nhân quả.
Ai cũng có một dòng nghiệp riêng, nên những biến cố trong cuộc đời không ai có thể nói trước được. Nên đôi lúc có phật tử hỏi tại sao người xuất gia mà còn như thế này hay thế kia, nên nhớ rằng chúng ta đến với cuộc đời này cũng vì trôi lăn theo dòng nghiệp mà sinh và theo nghiệp mà chết, nên ai cũng có chủng tử và tập khí riêng biệt, người xuất gia cũng là hàng phàm tu đang trên lộ trình tu tập tìm đến sự giải thoát, nên cũng không thể hoàn mỹ không sai phạm lỗi lầm, nhưng quan trọng là thức tỉnh nhanh chóng quay về tự tâm sám hối.
Khi các thiện nam, tín nữ học pháp phải hiểu rõ điều này, cho dù người thầy đó có lỡ phạm phải lỗi lầm gì, thì đó là bản thân vị đó phải chịu trước dòng nghiệp của mình, còn giáo pháp họ trao truyền chúng ta phải biết góp nhặc làm tư lương cho mình. Bởi vì pháp của Phật không có sai.
Tinh thần học Pháp và tính nhân văn
Tinh thần học pháp là tinh thần không ngừng học hỏi, tìm kiếm chân lý và áp dụng vào cuộc sống. Học pháp không chỉ là việc đọc kinh, nghe giảng mà còn là sự thực hành trong đời sống hàng ngày. Đó là sự chuyển hóa tâm thức, giúp chúng ta trở thành con người tốt hơn, biết yêu thương và chia sẻ.
Tinh thần học pháp còn là sự khuyến khích mỗi cá nhân tự giác ngộ và tự mình đi trên con đường tu học. Phật giáo không ép buộc ai theo mình, mà luôn tôn trọng sự tự do của mỗi cá nhân. Điều này thể hiện tính nhân văn sâu sắc trong giáo lý của đức Phật.
Tính nhân văn trong Phật giáo còn thể hiện qua lòng từ bi và sự bao dung. Phật giáo luôn hướng con người đến tình yêu thương, sự tha thứ và giúp đỡ lẫn nhau. Đây là những giá trị cốt lõi giúp xã hội trở nên tốt đẹp hơn, giúp con người sống hài hòa và hạnh phúc.
Bảo vệ và Hoằng dương Phật pháp
Việc bảo vệ và hoằng dương Phật pháp không chỉ là trách nhiệm của những người tu hành mà còn là trách nhiệm của tất cả phật tử. Để bảo vệ giáo pháp chân thật của đức Phật, chúng ta cần phải hiểu rõ giáo pháp đó. Điều này đòi hỏi sự học hỏi, nghiên cứu và thực hành. Học hỏi và thực hành phật pháp là con đường để bảo vệ và hoằng dương giáo pháp chân thật của đức Phật. Điều này đòi hỏi sự kiên nhẫn, lòng tôn kính và sự hiểu biết sâu sắc về giáo pháp.
Kết luận
Là một phật tử, để hoằng dương phật pháp, chúng ta cần hộ trì giáo pháp chân thực của đức Phật và hỗ trợ những người đang hoằng dương giáo pháp đó.
Chúng ta cần dựa vào “pháp” hơn là “người”, và luôn phân biệt rõ ràng giữa “pháp” và “người”. Bằng cách học hỏi và thực hành phật pháp, chúng ta có thể bảo vệ và hoằng dương giáo pháp chân thật của đức Phật, mang lại lợi ích cho mình và cho mọi người.
Như vậy, theo “pháp” không chỉ là cách để chúng ta bảo vệ chính mình mà còn là cách để chúng ta góp phần làm cho giáo pháp của đức Phật ngày càng được lan rộng và trường tồn. Đó là trách nhiệm và cũng là vinh dự của mỗi phật tử trên con đường tu học và hoằng dương phật pháp.
Việc áp dụng giáo lý Phật giáo vào đời sống hàng ngày không chỉ giúp giảm bớt căng thẳng mà còn mang lại sự an lạc nội tâm, giúp chúng ta sống một cuộc đời ý nghĩa và hạnh phúc hơn.
Nghiệp theo Phật giáo là một cơ chế vận hành của đời sống được khám phá bởi tuệ giác của Đức Phật chứ không phải một tín ngưỡng vu vơ, siêu hình và hoàn toàn khác biệt với quan niệm Số mệnh của Nho giáo.
Các bạn hãy sáng suốt, tìm ra giải pháp tốt nhất để bảo vệ tình yêu. Hãy luôn luôn ghi nhớ tình yêu chi phối và ảnh hưởng đến cuộc sống các bạn trong một đời nhưng tôn giáo có ảnh hưởng đến đời sống tâm linh của các bạn trong muôn đời.
Nghiệp là một năng lực được tạo ra do những suy nghĩ, lời nói và hành động có chủ ý. Có nhiều Nghiệp được tạo ra trong quá khứ, quyết định một phần tính cách, hình dáng và hoàn cảnh của một cá nhân.
Niệm A Di Đà là một cách tu, nhanh chóng, dễ dàng, dựa vào tha lực, và đại nguyện của đức Phật A Di Đà, bằng cách nhất tâm niệm danh hiệu của Ngài để trau dồi đức hạnh và xoa dịu những khổ đau cho mình và những người chung quanh...
Bình luận (0)