Tác giả: Tiến sĩ Ngô Chí Hiên Việt dịch: Thích Vân Phong Nguồn: Buddhistdoor Global
Trong một thế giới VUCA hiện nay (thế giới đầy biến động (Volatility), không chắc chắn (Uncertainty), phức tạp (Complexity) và mơ hồ (Ambiguity), hơn bao giờ hết chúng ta cần có sự lãnh đạo để đưa đường dẫn lối thoát khỏi những nỗi khổ niềm đau. Tuy nhiên, nhiều trong số những vấn đề và thách thức này trên thực tế là kết quả của sự phán xét kém của chính những nhà lãnh đạo mà chính chúng ta trông cậy, khiến chúng ta thêm tuyệt vọng và bất lực.
Một nghiên cứu năm 2016 của Tiến sĩ Sunnie Giles - chuyên gia về khoa học tổ chức và tư vấn phát triển lãnh đạo, chuyên gia đổi mới triệt để đã khảo sát 195 nhà lãnh đạo tại 15 quốc gia trên 30 tổ chức toàn cầu, tiết lộ rằng chủ đề hàng đầu của năng lực lãnh đạo là đạo đức trong sáng và khả năng phát triển một môi trường an toàn và đáng tin cậy. Phẩm chất lãnh đạo này là “cam kết thúc đẩy sự công bằng, tạo niềm tin rằng cả lãnh đạo và nhân viên đều phải tôn trọng các quy tắc của tổ chức.” Có báo cáo rằng việc cung cấp một môi trường an toàn cho nhân viên có thể nuôi dưỡng hiệu suất tổng thể mạnh mẽ hơn.
Nghiên cứu về lãnh đạo và quản trị hiện đại có phạm vi bao quát phong phú về các phương diện kỹ thuật của lãnh đạo, như kỹ năng giao tiếp và thuyết phục, kỹ năng tiếp thị và huy động, các cấu trúc tổ chức và ghi nhận thành quả. Thậm chí còn nhiều nghiên cứu về các cơ chế lựa chọn khác nhau cho các nhà lãnh đạo, nhưng tại sao các nhà lãnh đạo được lựa chọn như thế dường như vẫn còn quá xa so với kỳ vọng và mong đợi của chúng ta?
Nếu mức độ Trí tuệ và Từ bi tâm của các nhà lãnh lãnh đạo đã phản ảnh Trí tuệ và Từ bi tâm của những người chịu trách nhiệm đã lựa chọn hoặc bầu cử họ, thì chúng ta sẽ đưa ra lựa chọn lãnh đạo đúng đắn như thế nào?
Trong lịch sử, nhiều nhà lãnh đạo được lựa chọn trên các đặc điểm như thể lực, khả năng quản trị nhân sự và tài nguyên, năng lực trí tuệ,... Các nhà lãnh đạo hiện đại có xu hướng được lựa chọn dựa trên sự thu hút, tài hùng biện hoặc khả năng tiếp cận hay dữ liệu mà họ đang có. Thông thường, các nhà lãnh đạo được chọn nến quan điểm và hành động của họ phổ biến. Tuy nhiên, trong thời đại trí tuệ nhân tạo, nhiều trong số những phẩm chất lãnh đạo truyền thống này được cho là sản phẩm và có thể thay thế được. Không còn thích hợp để lựa chọn các nhà lãnh đạo chỉ dựa trên các kỹ năng kỹ thuật.
Theo quan điểm đạo Phật, các nhà lãnh đạo chân chính phải là hiện thân của sự lãnh đạo gương mẫu với phẩm chất đạo đức. Giá trị đạo đức không phải là những lý tưởng xa vời, mà là những kỷ luật sống cụ thể áp dụng cho tất cả mọi người liên quan đến cách chúng ta hành động, giao tiếp và tư duy. Những nguyên tắc này thực tế dựa trên trí tuệ mà chúng ta nên cư xử để chúng ta có thể sống hài hòa với cộng đồng. Quyền và sự thị phi, hay những điều nên hay không nên có nghĩa là chỉ tuân theo mệnh lệnh của cấp trên, phong tục tập quán, quan điểm phổ biến hoặc quy định của pháp luật mặc dù chúng là những hướng dẫn cơ bản có thể đóng góp vào sự hạnh phúc của chúng ta.
Mặc dù chúng ta biểu đạt bằng lời nói và bản thân hành động, là biểu hiện của các hoạt động tinh thần, nhưng tâm trí và tư duy của chúng ta rất khó phát hiện hoặc theo dõi. Một khi tư duy của chúng ta được thể hiện bên ngoài thành lời nó hoặc chữ viết, chúng có thể được nhìn nhận.
Mặc dù cả hai đều có thể gây ra thiệt hại, nhưng lời nói có hại tương đối ít hủy hoại hơn hành động bởi vì tổn thương thể chất phần nào không thể đảo ngược và trải nghiệm giác quan liên quan có thể để lại dấu ấn lâu dài trong tâm trí của chúng ta. Thông thường, những trải nghiệm của chúng ta có thể tạo ra tạo ra một vòng xoáy đi lên, thúc đẩy các hành động và phản ứng trở lại quan niệm và nhận thức của chúng ta. Vì các hành động thể chất dễ giám sát và kiểm soát hơn so với hoạt động tinh thần, chúng được coi là biên giới của kỷ luật đạo đức.
Phải nhận ra rằng tâm trí của chúng ta không thể tự do thực sự nếu các hành động, nhận thức và hoạt động tinh thần của chúng ta không nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta mà bị nô lệ và vướng vào quỷ đạo tam độc tham, sân, si. Nỗi khổ niềm đau không bao giờ chấm dứt, nếu chúng ta bị ràng buộc bởi những hiểu biết ảo tưởng về bản thân, tha nhân và thế giới. Nếu chúng ta không trau dồi sự hiểu biết thực sự về bản thân, làm sao chúng ta có thể hiểu được người khác? Nếu chúng ta không hiểu tha nhân, làm sao chúng ta có thể hy vọng hiểu được sự phức tạp của thế giới này?
Một trong những hình thức hành động cực đoan nhất chống lại loài người là hành động chiến tranh. Trong khi cả hai bên của bất kỳ cuộc đối đầu nào cũng đòi hỏi quyền lực đạo đức và công lý, cả hai bên đều phải gánh chịu những hậu quả to lớn không thể đảo ngược.
Do đó, việc phản ánh bình luận của Luật sư người Mỹ, Ben Ferencz (1920-2023), Điều tra viên về các tội ác chiến tranh của Đức Quốc xã sau Đệ nhị Thế chiến, Trưởng công tố viên Đức quốc xã đã điều tra những vụ thảm sát, vụ xét xử giết người lớn nhất từng được tổ chức tại Phòng xử án Nuremberg, Đức Quốc là điều đặc biệt hấp dẫn.
Thay vì buộc tội những tên tội phạm chiến tranh này, ông đã phát biểu: “Bây giờ tôi sẽ nói với các bạn một điều rất sâu sắc, mà tôi đã học được sau nhiều năm. Chiến tranh biến những người tử tế thành những kẻ giết người. Vâng, tất cả các cuộc chiến tranh và đối với tất cả những người tử tế. . .”. Trong sự lựa chọn giữa hòa bình và chiến tranh, đối với Luật sư Ben Ferencz, người đã từng chứng kiến và chịu đựng quá nhiều bất công và bạo lực, ông chọn hòa bình:
“Vâng, nếu dẫu cho đó là sự ngây thơ khi muốn hòa bình thay vì chiến tranh, hãy để thiên hạ cho rằng tôi là đứa trẻ thơ ngu ngơ, bởi tôi muốn hòa bình thay vì chiến tranh. Nếu họ nói với tôi rằng họ muốn chiến tranh thay vì hòa bình, tôi sẽ không nói họ ngây thơ, tôi nói họ ngu si. Ngu si đến mức khó tin khi phái những chàng trai tuổi thanh xuân đầy sức sống đi giết những người trẻ tuổi khác mà thậm chí họ không biết, những người chưa từng bao giờ gây tổn hại cho ai, chưa bao giờ làm hại họ. Đây là hệ thống hiện tại. Tôi thật ngây thơ? Và thật điên rồ!”
Làm thế nào mà bất kỳ người tử tế nào có thể nhìn nhận rằng, họ phải căm hờn kẻ thù của họ đến mức ngay cả những tội ác chiến tranh cũng là chính đáng? Có lẽ, như Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng nhắc “Sự sợ hãi, tức giận và tuyệt vọng được sinh ra trên nền tảng của nhận thức sai lầm. Chúng ta có những nhận thức sai lầm về bản thân và tha nhân khác. . . và đây là nền tảng của xung đột chiến tranh và bạo lực. . .”
Không thể phát triển chính kiến (sự hiểu biết chân chính) và quan điểm đúng đắn về bản thân và tha nhân nếu không giao tiếp tốt dưới hình thức ái ngữ và lắng nghe sâu sắc; Không thể trau dồi ái ngữ và lắng nghe sâu sắc nếu không có giá trị đạo đức làm nền tảng: bởi nếu không có lòng tin tưởng, thì không có cơ sở để hiểu biết lẫn nhau. Với các giá trị đạo đức, chúng ta có thể phát triển nền tảng của giao tiếp, trau dồi từ bi tâm và trí tuệ cần thiết để xây dựng sự hiểu biết lẫn nhau, phát triển trí tuệ để đánh giá cao hoàn cảnh của nhau.
Quan trọng nhất, chúng ta có thể bắt đầu đánh giá cao bằng cả hai phía của bất kỳ cuộc xung đột nào đều phụ thuộc lẫn nhau – chúng ta cùng ở trên cùng một con tàu. Nếu không có phụ thuộc lẫn nhau, không có cơ sở cho cả xung đột lẫn nhau.
Chúng ta sai lầm khi áp dụng quan điểm rằng hạnh phúc của tha nhân không ảnh hưởng đến hạnh phúc của chính chúng ta, hoặc đau khổ của tha nhân không ảnh hưởng đến đau khổ của chính chúng ta.
Nếu thực sự chúng ta có thể đánh giá cao sự phụ thuộc lẫn nhau của mình, chúng ta sẽ có thể thấy rằng hạnh phúc của mỗi cá nhân không giống nhau và cũng không độc lập.
Chúng tôi khác biệt nhưng chúng ta cũng liên kết với nhau. Chúng ta có trách nhiệm đối với hạnh phúc của cá nhân chúng ta cũng như của cộng đồng.
Con đường hòa bình và hòa giải không bao giờ là một con đường dễ dàng. Nó cần sự bền bỉ, kiên trì, từ bi và trí tuệ.
Tác giả: Tiến sĩ Ngô Chí Hiên Việt dịch: Thích Vân Phong Nguồn: Buddhistdoor Global
Bình luận (0)