Dưới đây là những Biểu tượng tốt lành cho năm mới (Auspicious Symbols for Lunar New Year), dành tặng cho bạn đọc của Tạp chí Nghiên cứu Phật học.
1. CHỮ VẠN (SWASTIKA):
Thường thì biểu tượng chữ VẠN hay quay về phía bên phải (right-facing) là chiều quay tự nhiên của vũ trụ, là điềm cát tường, may mắn, như chiều quay kim đồng hồ, thói quen từ lâu đời là đi nhiễu quanh tháp Phật vòng từ bên phải: “Kinh Công Đức Nhiễu Quanh Tháp Phật Vòng Theo Bên Phải” (Bản Việt dịch của Huyền Thanh)….
Nhưng nhiều nơi vì lo lắng nếu để chữ VẠN theo chiều bên phải thì có thề nhầm lẫn với biểu tượng Nazi của Adolf Hitler nên đã cố gắng quay ngược chữ Vạn lại ngược chiều kim đồng hồ, tức là chữ Vạn quay về bên trái.
Theo quan niệm thì chữ VẠN nếu quay về bên trái là không phải điềm cát tường.
Thông thường, chữ Vạn Phật giáo là biểu tượng hướng về bên phải (theo chiều kim đồng hồ) (卐).
Nó được gọi là SWASTIKA, tượng trưng cho surya (mặt trời), sự thịnh vượng, may mắn, bùa hộ mệnh xua đuổi ma quỷ…
Nó có nhiều màu sắc, đôi khi chữ Vạn được trang trí bằng hoa và ruy băng.
Chữ VẠN hướng về bên phải là biểu tượng tốt lành, may mắn và có thể được tìm thấy trong nhiều nền văn hóa cổ đại.
Nhiều chữ Vạn hướng về bên phải được chạm khắc và vẽ trên các ngôi đền cổ.
Từ SWASTIKA bắt nguồn từ tiếng Phạn: स्वस्तिक, có nghĩa là "tốt lành".
(Commonly, Buddhist swastika is the right-facing symbol (clockwise) (卐).
It is called SWASTIKA, symbolizing surya (sun), prosperity, good luck, and the protective charm to drive away demons…
It comes in many colors, sometimes Swastika is decorated with flowers and ribbons.
The right-facing Swastika is a good, auspicious symbol and can be found in many ancient cultures.
Many right-facing Swastikas carved and drawn on the ancient temples.
The word SWASTIKA comes from Sanskrit: स्वस्तिक, meaning “conducive to well-being”.
In China, the SWASTIKA is an auspicious symbol that was introduced from India with BUDDHISM.
In 693, during the Tang dynasty, SWASTIKA was declared as "the source of all GOOD FORTUNE" and Wu Zetian called it WAN, it became a Chinese word.
While the left-facing symbol (counter-clockwise) (卍) is called SAUVASTIKA, symbolising night or tantric aspects of Kali.
German Nazi Swastika is always the BLACK SWASTIKA with its oblique arms turned clockwise.
The Nazis was using a 45 DEGRESS TURNED, RIGHT-FACING SWASTIKA.
It is always in a WHITE CIRCLE. Outside this circle is a red background.
***German Nazi Swastika is completely different from the SACRED SWASTIKA of Hinduism, Buddhism, Native Americans, Judaism, Jainism.)
2. QUẢ QUÝT VÀ THIỆP HOA NGHIÊM (Mandarine Orange and Avatamsaka sutra cards):
+ QUẢ QUÝT: Mang ý nghĩa đại cát, đại lợi, cùng với màu cam tượng trưng cho sự sung túc, may mắn, vui vẻ.
Màu vàng cam và vẻ ngoài tròn trịa đầy đặn của quýt được coi là biểu tượng cho sự phồn thịnh và may mắn theo quan niệm của người Trung Quốc.
Ngoài ra, từ “quýt” trong tiếng Trung Hoa đồng âm với từ “vàng”.
Do vậy, ăn quýt trong dịp Tết được coi là sẽ mang đến cho mọi người nhiều tài lộc hơn trong năm mới.
+ THIỆP HOA NGHIÊM: Thiệp có trích lời kinh Hoa Nghiêm là biểu tượng của “Đại Trí Tuệ” ( Great Wisdom), thức tỉnh, giác ngộ và được che chở.
*Như Hòa thượng TUYÊN HÓA đã giảng trong phẩm 24:” ĐÂU SUẤT KỆ TÁN”, Kinh Hoa Nghiêm:
“Kinh Hoa Nghiêm tức là ĐẠI TRÍ HUỆ của chư Phật.
Thứ TRÍ HUỆ này, tức cũng là nơi chư Phật tu hành.
Nếu ai muốn có ĐẠI TRÍ HUỆ, thì phải đọc tụng Kinh Hoa Nghiêm và y chiếu đạo lý Kinh Hoa Nghiêm mà tu hành.
Tức là cũng là hạnh của chư Phật tu.
Muốn chân chính thấu rõ triệt để minh bạch đạo lý của Kinh Hoa Nghiêm, thì phải luôn luôn gần gũi Phật, đừng lìa khỏi Phật pháp.
Phải siêng năng nghiên cứu đạo lý của Kinh Hoa Nghiêm.
Nói tóm lại, gần gũi chư Phật, cúng dường chư Phật, tu hành hạnh của chư Phật tu.
*Chẳng những khi nghe Kinh, thì phải chuyên tâm để nghe Kinh Hoa Nghiêm.
Mà lúc bình thường cũng phải chuyên tâm thọ trì Kinh Hoa Nghiêm.
Như đọc tụng, biên chép, phiên dịch, lễ lạy, ấn tống, truyền bá v.v…
~Nói chung, “thấy được Kinh Hoa Nghiêm, tức là thấy được chư Phật”.
**NẾU MUỐN THẤY PHẬT, THÌ PHẢI TU TRÌ KINH HOA NGHIÊM”.
(Hòa Thượng TUYÊN HÓA giảng, phẩm 24, kinh Hoa Nghiêm, Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Minh Ðịnh)
Xem thêm tại: https://langnghiem.com/vi/kinh-hoa-nghiem-pham-ke-tan-dau-suat/
(This is just speaking of the Avatamsaka Sutra.
The Avatamsaka Sutra is indeed the great wisdom of all Buddhas.
“Great wisdom” is also The place of all Buddhas’ practices.
Therefore, if you want to have great wisdom, you should recite the Avatamsaka Sutra, and use the principles of the Avatamsaka Sutra in your cultivation.
These are exactly the Dharma doors that all Buddhas cultivate.
If one wishes to understand, then one should constantly draw near the Buddhas.
It you truly wish to understand the principles of the Avatamsaka Sutra, you should constantly draw near to all Buddhas and not be apart from the Buddhadharma.
You should forever practice and investigate the Buddhadharma within this Sutra.
To investigate the principles of the Avatamsaka Sutra is just to draw near to all Buddhas. This is making offerings to all Buddhas.
This is cultivating all Dharma doors, all Buddhas’ places of conduct.
However, this doesn’t mean that you cultivate only when the Avatamsaka Sutra is being lectured and when you’re listening to the Sutra;
Rather, you should recite and uphold it, read it, receive it, study it, and write it out.
*Use your pen to constantly write out the Avatamsaka Sutra.
Or you can constantly recite the Avatamsaka Sutra.
Or you can receive and uphold it.
To “receive and uphold” means you don’t need to use a book--you have it memorized.
You should constantly receive and uphold it.
All of these practices are ways of drawing near to the Buddha.
Because the Avatamsaka Sutra is in fact, the Buddha’s Dharma body.
IT’S THE BUDDHA’S WISDOM LIGHT ITSELF.
*If you can listen to the Avatamsaka Sutra, recite the Avatamsaka Sutra, and write out the Avatamsaka Sutra, you are drawing near to the Buddha.
You shouldn’t feel you have to see the Buddha in order to draw near to the Buddha.
If you see the Dharma of the Avatamsaka Sutra, that in itself is drawing near to the Buddha.
(Master HSUAN HUA comments on Chapter 24; Avatamsaka sutra.)
3. BÁNH XE CHUYỂN PHÁP LUÂN & HOA SEN (Wheel of Dharma & Lotus):
+ BÁNH XE CHUYỂN PHÁP LUÂN (Wheel of Dharma or Dharmachakra): Bánh xe pháp luân còn được gọi là bánh xe chân lý, cuộc đời và vũ trụ.
Đây là một trong những dấu hiệu may mắn (Auspicious Symbols), thường xuất hiện ở lòng bàn chân của Đức Phật.
Pháp luân tượng trưng cho “Pháp-Dharma” tức là lời dạy của Đức Phật, giúp chúng sinh đi đến giác ngộ và giải thoát.
+ HOA SEN: Tượng trưng cho sự tinh khiết, thanh tịnh, dù gần bùn bẩn nhưng vẫn không bị nhiễm bẩn, nhằm giải thoát chúng ta khỏi mọi vết nhơ của lỗi lầm – những bất thiện của thân, khẩu và ý.
4. TƯỢNG PHẬT DI LẶC (Happy Buddha):
Phật Di Lặc hay còn được gọi là Smiling Buddha, Lucky Buddha, Happy Buddha. Maitreya … Theo quan niệm chung, đây là biểu tượng của sự vui vẻ, sung túc, mới mẻ và hạnh phúc.
5. PHONG BAO LÌ XÌ ĐỎ VÀ CHUỖI TRÀNG HẠT (Red Lucky Envelopes & Mala Beads):
+ PHONG BAO ĐỎ LÌ XÌ: Tượng trưng cho may mắn, tốt lành, tài lộc và tài chính dồi dào.
+ CHUỖI TRÀNG HẠT (Mala Beads) bao gồm cả: Wrist Mala Bracelets- chuỗi hạt đeo tay và Mala Necklaces- chuỗi tràng hạt đeo cổ: Tượng trưng cho bình an, an lạc và giải thoát.
6. ĐÔI CÁ CHÉP VÀNG (TWO YELLOW FISH):
Cá bơi lội tự do trong đại dương mà không sợ hãi, rất hạnh phúc, tự do, an nhàn.
Cá chép là biểu tượng của sự kiên trì, nỗ lực để thành công.
Quan niệm cá chép vượt vũ môn hóa rồng là biểu tượng cho ý chí nổ lực phấn đấu để có được thành công như mong muốn.
Trong phong thủy-fengshui, thì cá chép là biểu tượng của tài lộc, thịnh vượng và sự dồi dào.
Đôi cá chép thường mang ý nghĩa hòa hợp, cân bằng âm dương, giúp gia đình hạnh phúc, hài hòa.
Đi cùng với những tấm thiệp có những biểu tượng may mắn, cát tường này là những câu kệ (thơ) trong kinh HOA NGHIÊM quý báu, đại trí tuệ. Cầu chúc quý độc giả của Tạp Chí NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC một năm mới an lạc, may mắn và thành công.
Bài: Tín Giới, TP.HCM
Tranh: Guo Tu-C.T MLS
Bình luận (0)