Đạo thầy trò trong đạo Phật là những mối liên hệ đặc thù trong giáo dục Phật giáo được nối kết với nhau bằng ý nghĩ, lời nói và việc làm thương yêu và hiểu biết, bằng tình thầy trò, tình huynh đệ, tình pháp lữ, tình đồng tu, tình hộ pháp và hoằng pháp qua việc thực hành và ứng dụng Phật pháp vào trong đời sống hằng ngày của mình để đem lại an lạc và hạnh phúc cho nhiều người.

Để trở thành người đệ tử của Phật, điều đầu tiên và cần thiết là quy y Phật, Pháp, Tăng. Với sự nương tựa Tam bảo đầu tiên, thì Phật là vị Thầy dẫn đường vĩ đại nhất đối với người đệ tử, mà kinh điển thường gọi là vị đại Đạo sư, từ đây mối quan hệ thầy trò trong đạo được hình thành.

Trong giáo lý nhà Phật, lòng biết ơn và tri ơn luôn được đề cao, đức Phật đã xem lòng biết ơn như phẩm cách của một bậc chân nhân (Tăng chi bộ kinh). Ngài cũng chỉ rõ, ân Tổ Thầy là một trong tứ trọng ân của người con Phật.

Trong đạo, sự tôn kính vị thầy được nâng lên tầm thâm ân nan báo, “Nghĩa ân sư muôn kiếp khó đáp đền”. Vì sao vậy? Nếu thầy cho ta cuộc sống đời thường thành đạt thì ân sư chỉ cho ta con đường hướng thượng không chỉ trong đời này mà cả đời sau đều được hạnh phúc an vui. Nhất là, tôn sư có thể hướng đạo cho ta vượt lên thế thường, trở thành Hiền Thánh ngay trong cuộc đời này.

Sau mùa An cư kiết hạ, chư vị ân sư của chúng ta thêm tuổi đạo. Sự tăng trưởng tuổi đạo chính là sự vun bồi phước báo và kết tinh công đức tu hành Giới - Định - Tuệ, làm chỗ nương tựa cho muôn loài.

Đạo thầy trò trong đạo Phật là những mối liên hệ đặc thù trong giáo dục Phật giáo được nối kết với nhau bằng ý nghĩ, lời nói và việc làm thương yêu và hiểu biết.

Các mối liên hệ giữa thầy và trò, trò và thầy là những mối liên hệ đặc thù được nối kết với nhau bằng tình thầy trò, tình huynh đệ, tình pháp lữ, tình đồng tu, tình tương trợ, tương thân, tương ái, tương kính… qua việc hành trì và ứng dụng giáo pháp của đức Thế Tôn vào trong cuộc sống hằng ngày của mình một cách chánh niệm và tỉnh giác, vững chãi và thảnh thơi ngay tại thế gian này.

Đạo thầy trò trong đạo Phật là quan hệ giữa thầy và trò, trò và thầy vừa là người trao truyền vừa là người tiếp nối, vừa là người tiếp nối, vừa là người trao truyền, vừa là người hướng dẫn vừa là người kế thừa, vừa là người kế thừa vừa là người hướng dẫn, song cả hai đều có khả năng học đạo, hiểu đạo, hành đạo, hoằng đạo và hộ trì đạo pháp của đức Thế Tôn trong hiện tại cũng như trong tương lai trên khắp hành tinh này. Hiểu và thực hành được như vậy, cả thầy lẫn trò đều có khả năng đưa đạo Phật đi về tương lai một cách vững chãi và thảnh thơi qua việc thực tập và ứng dụng giáo pháp của đức Thế Tôn vào trong cuộc sống hằng ngày của mình để đem lại lợi ích cho tự thân và cho tha nhân ngay cuộc đời này. Do vậy, các mối liên hệ giữa thầy và trò, trò và thầy là những mối liên hệ rất đặc biệt, quan trọng, thân thiện, gần gũi và chặt chẽ.

Đạo thầy trò trong đạo Phật là những mối liên hệ đặc thù trong giáo dục Phật giáo được nối kết với nhau bằng ý nghĩ, lời nói và việc làm thương yêu và hiểu biết, bằng tình thầy trò, tình huynh đệ, tình pháp lữ, tình đồng tu, tình hộ pháp và hoằng pháp qua việc thực hành và ứng dụng Phật pháp vào trong đời sống hằng ngày của mình để đem lại an lạc và hạnh phúc cho nhiều người.

Đức Phật được tôn là đạo sư trời người, giỏi ở việc giáo hóa chúng sinh. Nguyên tắc giáo dục đệ tử của Ngài chủ yếu là khai thông trí tuệ, gợi mở phật tính, bởi muốn đáp ứng các loại căn cơ chúng sinh mà có phương tiện thiện xảo khác nhau. Vì vậy khi giáo dục đệ tử, Tổ sư các triều đại cũng đều tuân theo tinh thần của đức Phật, mở rộng các phương pháp giáo dục khác nhau cho các nhà. Từ truyện cao tăng qua các triều đại đến công án thiền, ghi chép cách truyền tâm ấn giữa thầy và trò, cũng như “giao phong khả tri” của thiền cơ, trông như vô tình, kỳ thực là đại hữu tình. Đạo thầy trò trong đạo Phật do đó là rất rõ ràng.

Thiện Minh (T/h)

***

Tài liệu tham khảo 1. https://quangduc.com/a51955/vai-tro-cua-nguoi-thay-va-nguoi-tro-trong-phat-giao 2. http://daophatkhatsi.vn/phat-phap-tre/chia-se/dao-nghia-thay-tro-qua-loi-to-day.html 3. Kinh Trường A-hàm, kinh Thiện Sinh, số 16