Nhớ ngày mùng 7 tháng 3 Trở vào hội Láng trở ra hội Thầy.
Hội Láng ngày xưa diễn ra trong 10 ngày, từ mùng 5 có tế cha mẹ ở chùa Nền…năm nào được mùa đời sống khấm khá thì có rước. Hội Láng hấp dẫn nhất là đám rước có sự tham gia của 9 làng (gồm 7 láng tổng Hạ và làng Thượng Đình, Thượng Yên Quyết). Hội tổ chức trọng thể 12 năm một lần, đón rước long trọng, lễ hội tái diễn lại cuộc chiến giữa Thiền sư Từ Đạo Hạnh và Đại Diên, sau đó lại rước Từ Đạo Hạnh lên thăm mẹ ở chùa Hoa Lăng làng Dịch Vọng. Hội Láng ngoài việc tế lễ, rước kiệu Thánh còn tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống như đấu võ, chọi gà, cờ bỏi, đập nồi…đặc biệt có tục thổi cơm thi hoặc vừa thổi cơm vừa chăn cóc. So với những ngôi chùa nổi tiếng khác của Thủ đô, chùa Láng còn lưu giữ được quần thể kiến trúc được bố cục cân đối, hài hòa, hòa quyện với không gian và cảnh quan thiên nhiên rộng lớn, các nếp nhà cổ kính được ẩn mình dưới dưới tán cây cổ thụ quanh năm xanh tốt tỏa bóng mát tạo cho khu di tích một vẻ đẹp thâm nghiêm tĩnh lặng. Chùa tọa lạc trên một khu đất cao ráo rộng rãi thoáng mát, xa khu dân cư của làng, nhìn về hướng nam trông ra sông Tô Lịch. Trên đại thể mặt bằng chùa chia ra hai phần, khu vườn cây cổ thụ xanh tốt ở phía trước, quần thể kiến trúc tập trung ở phía sau . Một đường lớn lát gạch xuyên qua khu vườn dẫn vào sân chùa, hai hàng cây cổ thụ được trồng đăng đối dọc hai bên đường từ ngoài vào trong. Các bộ phận kiến trúc của chùa gồm: ba lớp Tam quan, đường gạch lớn - sân, giữa sân rộng là nhà bát giác, hai bên hai dãy dải vũ song song. Liền sau sân dựng nhà Tiền đường rồi đến Trung đường, thiêu hương, Thượng điện. Hai bên Thượng điện lại dựng hai dãy hành lang, phía sau là nhà thờ Tổ thờ Mẫu, nhà khách. Khu vườn tháp nằm hơi chếch xa hơn phía sau chùa. Tòa Tiền đường quy mô lớn chín gian, xây kiểu tường hội bít đốc tay ngai, mái lợp ngói ta kiểu hai tầng 4 mái. Chùa hiện nay lưu giữ một khối lượng di vật đồ sộ nhiều chủng loại, chất liệu khác nhau. Trong số đó nhiều di vật quý hiếm có giá trị nghệ thuật cao như: án văn chạm rồng thế kỷ 17, hai cỗ kiệu rước sơn son thiếp vàng chạm rồng nghệ thuật thế kỷ 18; 13 tấm bia đá có niên hiệu trải dài từ thời Lê đến Nguyễn, trong đó có tấm bia niên hiệu Thịnh Đức thứ 4 (1657) rất giá trị. Bộ sưu tập tượng tròn lên tới con số 198 pho có kích thước lớn nhỏ, trong đó có 39 pho được tạo tác thời Lê Trung Hưng thế kỷ 17, 18, số còn lại chí ít cũng mang phong cách thời Nguyễn. Chùa còn lưu giữ 11 đạo Sắc phong niên hiệu Lê – Tây Sơn – Nguyễn phong thần cho Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Chùa Láng vốn nổi danh từ xa xưa bởi mối quan hệ gắn bó với Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cảnh quan đẹp nơi cửa thiền được điểm tô bằng quy mô kiến trúc bề thế, lộng lẫy, hình thức quy hoạch ba lớp cổng Tam quan theo chiều sâu rất gần với kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội. Năm 1999, chùa đã được Thành phố cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Năm 2014 đến năm 2015 chùa được tu sửa lớn. Chùa Láng đã và sẽ còn là một danh lam thắng tích nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội và cả nước - một điểm du lịch tâm linh hấp dẫn thu hút khách từ mọi miền Tổ quốc cũng như du khách quốc tế tới chiêm ngưỡng tham quan. Tác giả: Nguyễn Thị Thủy - nguyên Phó Ban quản lý di tích danh thắng Hà Nội Tạp chí Nghiên cứu Phật học - Số tháng 5/2018Văn hóa
Di tích chùa Láng, Hà Nội
Bài liên quan
Bài viết khác
-
Động và tĩnh – Triết lý sống trong bài thơ “Dụng chân tâm” của Trần Thánh Tông
Dụng chân tâm không chỉ đơn thuần là một bài thơ thiền sâu sắc mà còn là một lời nhắc nhở giản dị về lối sống hài hòa giữa động và tĩnh. Hãy để bài thơ này trở thành kim chỉ nam cho cuộc sống của chúng ta, dẫn dắt chúng ta tìm thấy sự an lạc và hạnh phúc trong mọi hoàn cảnh...
-
Bài vọng cổ Tình Sư Đệ Văn
Mỗi con người trong cõi giả tạm này khi có niềm tin vào một tôn giáo đều hướng đến và luôn xem đó là chỗ dựa giúp bản thân vượt qua những khổ nhọc trong kiếp làm người.
-
Sự giao thoa Thiền và thiên nhiên trong bài thơ “Chơi hành cung thiên trường” của Trần Thánh Tông
Bài thơ không chỉ là một tác phẩm thơ ca đơn thuần mà còn là một tác phẩm văn học góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa dân tộc, phản ánh tâm hồn cao đẹp và triết lý sống sâu sắc của người xưa.
-
Tìm hiểu về Tứ pháp với tín ngưỡng thờ Mẫu
Các thương nhân Ấn Độ trên con đường thương mại đã mang tín ngưỡng của mình vào Luy Lâu, rồi hoà nhập với tín ngưỡng bản địa hình thành nên Phật giáo Tứ Pháp, với hình tượng người mẹ là Phật Mẫu Man Nương.
-
Triết lý Thiền của Trần Thái Tông qua bài thơ "Gửi nhà sư Đức Sơn ở am Thanh Phong"
Bài thơ không chỉ là những dòng chữ khô khan, mà thực sự là nhịp đập của tâm hồn con người, nhẹ nhàng và từ tốn hướng dẫn người đọc vào hành trình sâu lắng khám phá bản sắc nội tâm của chính mình.
-
Ý nghĩa cúng Rằm tháng 10
Rằm tháng 10 là một ngày lễ mang nhiều ý nghĩa tâm linh và truyền thống trong văn hóa Việt Nam. Đây là dịp để mọi người không chỉ tri ân tổ tiên mà còn tạo cơ hội tích phước lành, sống hướng thiện và gìn giữ truyền thống tốt đẹp của gia đình.
Bình luận (0)