Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: ibcworld.org
Mở đề
Cộng hòa Nhân dân Bangladesh hiện là một quốc gia Hồi giáo, nhưng trước đây, nước này là một phần chủ quyền của khi vực lịch sử và dân tộc ngôn ngữ Bengal, ngôn ngữ quốc gia và ngôn ngữ chính thức của Bangladesh, và là một trong 23 ngôn ngữ có tình trạng chính thức tại Ấn Độ.
Năm 1947 bị chia cắt từ Ấn Độ và nhượng lại cho Pakistan; Bangladesh độc lập sau cuộc đấu tranh giành quyền lực với Pakistan năm 1971.
Cộng hòa Nhân dân Bangladesh giáp với ở phía bắc, phía tây và phía đông Ấn Độ, trong khi Myanmar nằm ở phía đông nam. Đường bờ biển phía nam chạy dọc theo Vịnh Bengal; lên thông qua Hành lang Siliguri, Bangladesh có mối liên hệ ngắn với Bhutan và Nepal trong khi Sikkim kết nối với Trung Quốc ở phía bắc.
Thủ đô của Bangladesh, thành phố chính ở Phân khu Dhaka, miền Trung Bangladesh, Dhaka (tiếng Bengal: ঢাকা) đóng vai trò là hạt nhân của diễn ngôn chính trị, tài chính và văn hoá với Cộng hòa Nghị viện là hình thức Chính phủ. Điều 2A của Hiến pháp Bangladesh chấp nhận quốc giáo của Cộng hòa là Hồi giáo, nhưng Nhà nước đảm bảo địa vị bình đẳng và quyền bình đẳng trong việc thực hành các tôn giáo Hindu, Phật giáo, Thiên chúa giáo và các tôn giáo khác.
Lịch sử
Là một phần của Bharatavarsa cổ đại, Bengal từng là quê hương nổi tiếng của các thời đại Phật giáo và Ấn Độ giáo, đã từng chứng kiến sự trỗi dậy, các Vương triều trị vì và sụp đổ của các triều địa nổi tiếng như Vanga, Samatata, Pundra, Mauryan, Gupta, Varman, Shashanka, Khadga, Candra, Pala, Sena, Harikela và Deva. Các vị Quốc vương bảo trợ cho các trung tâm học tập hoạt động như các trường đại học (Mahaviharas) cụ thể là Bikrampur và Mainamati, và do đó thu hút các vị học giả từ phần còn lại của Châu Á; đặc biệt là vào thời Đế chế Pala, một đế quốc mạnh trong giai đoạn cuối cổ đại ở tiểu lục địa Ấn Độ, bắt nguồn từ vùng Bengal, miền đông Ấn Độ được coi là một mạng lưới gắn kết, được đặc trưng bởi hệ thống giáo dục liên kết với nhau.
Vị Đại thành tựu (Virūpa, Mahāsiddha), người sáng lập truyền thống Phật giáo Đạo quả luận (ལམ་འབྲས་) vào thế kỷ thứ 9. Virūpa là vị đạo sư chính của truyền thống Sakya Vajrayana và nổi tiếng là giảng sư của Lamdre. Đại thành tựu Tilopa (988-1069), người sáng lập Tông phái Phật giáo Kagyu Vajrayana vào thế kỷ thứ 10, Đặc biệt, Ngài được biết đến với những giảng dạy về Đại thủ ấn (Maha-mudra), một trong những giáo pháp tối thượng của Kim cương thừa. Đại thành tựu giả Naropa (1016-1100), Đệ nhị Tổ sư Tông phái Phật giáo Kagyu Vajrayana vào thế kỷ thứ 10. Ngài nổi tiếng như Sáu pháp Yoga tạo thành phần cốt lõi của việc thực hành tu tập giai đoạn Thành tựu trong truyền thống Kim Cương thừa Drukpa, bao gồm: 1) pháp Yoga nội hỏa; 2) pháp Yoga thân như huyễn; 3) pháp Yoga mộng; 4) pháp Yoga Pháp tính diệu minh; 5) pháp Yoga Bardo, và 6) pháp Yoga chuyển di tâm thức. Chandragomin (thế kỷ thứ 7 CN) Atisa Dipankara Srijnana (thế kỷ thứ 11 CN), người đã đến Tây Tạng để giảng dạy từ Bengal để khôi phục trật tự (Phật giáo truyền bá lần thứ hai ở Tây Tạng) trong khi ông có liên kết với Somapura Mahavihara.
Tổ sư Atisha (Nhiên Đăng Cát Tường Trí, ཇོ་བོ་རྗེ་དཔལ་ལྡན་ཨ་ཏི་ཤ་, 982-1054), người đóng góp rất nhiều trong việc truyền Phật giáo sang Tây Tạng, trong một cuộc thăm dò của BBC, Ngài được được công nhận là người Bengal vĩ đại thứ 18 mọi thời đại 2004; được thụ phong trong dòng dõi Mahāsāṃghika ở tuổi hai mươi tám đã trên cương vị Viện trưởng Thân Giáo sư (Śīlarakṣita, 親教師). Hai mươi hai tuổi xuân, Ngài đã nghiên cứu sâu rộng các truyền thống Phật giáo và phi Phật giáo, bao gồm Vaishnavism, Shaivism và Ấn Độ giáo Mật tông, với các nghệ thuật âm nhạc, tư duy phản biện lập luận logic.
Tổ sư Atisha (Nhiên Đăng Cát Tường Trí) đã thông thạo ba dòng phái Phật giáo chính: Học thức uyên thâm và Thực hành sâu sắc giáo lý Đại luận sư của Phật giáo Ấn Độ, người sáng lập Duy thức tông, Bồ tát Vô Trước (Asaṅga), và Bồ tát Thế Thân (Vasubandhu), tác giả của những tác phẩm nổi tiếng, như Câu-xá luận, Duy thức tam thập tụng, với tầm nhìn sâu sắc về Bồ tát Long Thụ (Nāgārjuna), một trong những luận sư vĩ đại nhất của lịch sử Phật giáo, người sáng lập Trung quán tông và Bồ tát Nguyệt Xứng (Candrakīrti), Luận sư quan trọng nhất trong tông Trung quán sau Bồ tát Long Thụ, và trải nghiệm sâu sắc Thánh tổ Tilopa (988-1069), Quốc sư của xứ Visnuagar vào thế kỷ thứ mười, người sáng lập tông phái Kgyu, Naropa (1016-1100), Tổ thứ hai tông phái Kgyu, dưới sự hướng dẫn của hơn 150 vị Đạo sư, đáng quan tâm là Đại sư Kim Châu (Dharmakīrtiśrī), bậc Đạo sư Phật giáo nổi tiếng vào thế kỷ thứ 10 và Đại sư Bảo Tác Tịch (Ratnākaraśānti), bậc thầy Phật giáo Ấn Độ thế kỷ thứ 11. Sau 12 năm ở Sumatra, một đảo lớn ở phía tây Indonesia thuộc Đông Nam Á, Tổ sư Atisha (Nhiên Đăng Cát Tường Trí) trở về Ấn Độ vào năm 1025 trong bối cảnh Phật giáo đang phục hưng.
Nổi tiếng với các cuộc tranh biện và cải cách, Ngài trở thành vị Viện trưởng của Vikramashila, một trong hai trung tâm học tập bậc cao của Phật giáo ở Ấn Độ trong thời Đế quốc Pala; trung tâm kia là Nalanda và phục hưng Phật giáo Ấn Độ, Ngoài ra, Tổ sư Atisha (Nhiên Đăng Cát Tường Trí) đóng vai trò quan trọng trong việc vun bồi Odantapuri, một trường Đại học Phật giáo thời nay tại Bihar, Ấn Độ, tiếp tục cống hiến vào việc tuyên dương Diệu pháp Như Lai, truyền bá giáo lý quý báu Phật giáo ở Ấn Độ trong thời gian Ngài còn tại thế.
Việc hồi hương của Ngài từ Sumatra, một đảo lớn ở phía tây Indonesia thuộc Đông Nam Á, lại trùng khớp với thời kỳ hưng thịnh của nền văn hoá Phật giáo. Hành trình của Tổ sư Atisha (Nhiên Đăng Cát Tường Trí) tiếp tục truyền chính pháp Phật đà sang Tây Tạng, nơi Ngài đã biên soạn “Bồ đề đạo đăng luận” (Bodhipathapradīpa), một văn bản Phật học có tầm ảnh hưởng lớn tóm tắt con đường Phật giáo trong 67 câu thi kệ, ảnh hưởng đến bộ Quảng Luận (Lamrim) của Đại sư Tsongkhapa (Tông-khách-ba; 1357-1419) là một trong những Thánh nhân, vị đạo sư tinh thần lỗi lạc trong lịch sử Phật giáo Tây Tạng. Những cống hiến của Ngài đã nhấn mạnh sự truyền thừa của Phật giáo Kim cương thừa (Vajrayāna) ở Tây Tạng, công nhận vai trò của những minh triết trước đó.
Các Tông phái
Các vị Quốc vương Đế chế Pala, một đế quốc mạnh trong giai đoạn cuối cổ đại ở tiểu lục địa Ấn Độ, bắt nguồn từ vùng Bengal đều nỗ lực cống hiến vào công cuộc truyền bá Chính pháp và bảo trợ Phật giáo và giai đoạn này chứng kiến sự phát triển về văn hoá và Phật giáo; đặc biệt là Phật giáo Kim Cương thừa.
Nước Cộng hòa Nhân dân Bangladesh hiện nay, Phật giáo Nguyên thuỷ (Theravada) nổi bật với khoảng một triệu tín đồ phật tử, theo thống kê Dân số Bangladesh 2024 là 173.562.364 người. Các vùng Chittagong (phân khu) và một số trung tâm đô thị ở Dhaka; khu vực thủ đô có một lượng lớn dân số theo đạo Phật. Các cộng đồng Rakhine, Chakma, Marma, Tanchangya và các cộng đồng Jumma khác, và cộng đồng Barua thực hành Phật giáo.
Lễ hội
Baisakhi là một lễ hội đánh dấu năm mới của người Sikh và ngày bắt đầu mùa thu hoạch ở Ấn Độ. Lễ hội Baisakhi rơi vào ngày đầu tiên của tháng Vaisakhi (tháng 4-tháng 5), theo Lịch Sikh. Vì lý do này, Baisakhi còn được gọi là Vaisakhi.
Đại lễ Vesak (වෙසක් පෝය) kỷ niệm 3 sự kiện trọng đại: Đản sinh, Thành đạo và Nhập diệt của Đức Phật.
Madhu Purnima, Lễ hội Trăng tròn hay Lễ hội dâng mật ong, gắn liền với truyền thuyết khi Đức Phật ở trong một khu rừng để giữ hòa bình cho hai phe voi và khỉ.
Tại sao - Lễ kỷ niệm đánh dấu một sự kiện quan trọng trong truyền thống Phật giáo, trong đó nhắc lại sự kiện vào năm thứ 10 (519 trước Tây lịch): Ngụ tại rừng Parileyya gần thành Kiều Thượng Di. Không khuyên giải được các xung đột và tranh cãi giữa hai nhóm tu sĩ, đức Phật bỏ vào rừng sống độc cư trong suốt 3 tháng hạ, và hóa độ được một voi chúa và một chú khỉ. Hai con thú này đã giúp đỡ Ngài trong các công việc hằng ngày.
Ngày lễ Magha Puja - hay còn gọi là Sangha Day (Ngày Tăng đoàn), là một trong những ngày lễ thiêng liêng nhất của Phật giáo Nguyên thủy và được tổ chức tại Bangladesh và nhiều quốc gia. Ngày Magha Puja còn được gọi là Fourfold Assembly Day (Ngày Tứ hợp).
Thánh điển Phật giáo - Kinh điển hệ Phật giáo Nguyên thuỷ, Kinh điển thuộc ngôn ngữ Pāli.
Cơ sở tự viện Phật giáo nổi tiếng
Ngôi danh lam Dhātu Jadi (বুদ্ধ ধাতু জাদি - chùa Bandarban Vàng), tọa lạc tại vùng đồi Chittagong, thị trấn Balaghata, huyện Bandarban, phía Đông Nam Bangladesh. Nơi đây có lưu giữ xá lợi đức Phật, xá lợi này là món quà do Ủy ban Tăng già Maha Nayaka Nhà nước Myanmar tặng cho Hòa thượng U Paññya Jota Mahathero vào năm 1994.
Ngôi danh lam này do Hòa thượng Pannya Jota Mahathero sáng lập, Ngài bắt đầu khởi công xây dựng vào năm 1995 theo lối kiến trúc Arakanese và hoàn thiện vào năm 2000.
Ngôi đại Già lam hiện nay là một phần của dự án phát triển Du lịch tâm linh, được tài trợ bởi Tổ chức Hợp tác Kinh tế vùng Nam Á.
Ngôi chùa Dhātu Jadi thuộc hệ phái Theravada, Phật giáo Nam tông và là một danh lam thắng tích lớn nhất Bangladesh và có những bức tượng Phật lớn thứ hai trong cả nước.
Quần thể tu viện Phật giáo Dharmarajika (ধর্মরাজিক বৌদ্ধবিহার কমপ্লেক্স ), một tu viện Phật giáo tọa lạc tại thành phố Dhaka ở Bangladesh. Nơi đây được coi là tu viện Phật giáo đầu tiên được xây dựng tại thành phố Dhaka. Tu viện này do Trưởng lão Hoà thượng Bishuddhananda Mahathera (1909-1994) thành lập vào năm 1960 trên một khu đất rộng 4,5 mẫu Anh (1,8 ha). Ngôi đền, tọa lạc tại Basabo và thuộc về dòng Mahasthabir Nikaya, đóng vai trò là trung tâm cho đời sống và văn hóa Phật giáo ở Dhaka và Bangladesh.
Trong khuôn viên của nó có Cao đẳng Dharmarajik Pali, được thành lập cùng năm. Đáng chú ý, vào năm 1962, Vua Bhumibol của Thái Lan đã trở thành nguyên thủ quốc gia nước ngoài đầu tiên đến thăm ngôi chùa này. Việc Thái Lan tặng một bức tượng Phật cao 10 feet vào năm 1984 tiếp theo là một bức tượng khác do Nhật Bản tặng.
Trong Chiến tranh Giải phóng Bangladesh, ngôi đền đã cung cấp nơi trú ẩn và sau đó, Trại trẻ mồ côi Dharmarajik được thành lập sau khi giành được độc lập. Năm 1972, Trường trung học Dharmarajika được thành lập, tiếp theo là thành lập Trường kỹ thuật Dharmarajika và Trường mẫu giáo Dharmarajika vào năm 1993. Học viện Mỹ thuật Dharmarajika được thành lập vào năm 1995, cùng với việc thành lập Phòng khám Dharmarajika Nikkiuniyano, Hội văn học Dharmarajika và mở rộng thêm Trại trẻ mồ côi Dharmarajika và thành lập Hội trường cầu nguyện quốc tế Dharmarajik vào năm 1996.
Tình trạng hiện tại
Một số ngôi già lam cổ tự Phật giáo được coi là đặc biệt quan trọng, chẳng hạn như Trung tâm Phật giáo Somapura Mahavihara (সোমপুর মহাবিহার) toạ lạc tại Paharpur, Badalgachhi Upazila, Naogaon, Tây Bắc Bangladesh, một trong những trung tâm Phật giáo lớn nhất Nam Á, thành tựu nghệ thuật độc đáo, ảnh hưởng đến nhiều trung tâm Phật giáo lớn khác trên thế giới; Shalban Bihar (শালবন বিহার ) là một địa điểm khảo cổ ở Moinamoti, Comilla, Bangladesh; Mahasthangarh là địa điểm khảo cổ đô thị sớm nhất được phát hiện cho đến nay ở Bangladesh; Bhasu Vihara, một trong những địa điểm khảo cổ nổi tiếng ở Bangladesh và Halud Vihara (হলুদ বিহার), một phế tích kiến trúc Phật giáo ở Bangladesh.
Địa điểm khai quật gần đây nhất là vihara ở Bikrampu, Quận Dhaka. Sompura Mahavihara nằm ở Quận Rajshahi và được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1985.
Tiềm năng
Hiện nay, để thúc đẩy thiện chí và sự hiểu biết giữa Bangladesh và Ấn Độ, Bộ trưởng Ngoại giao nước Cộng hòa Nhân dân Bangladesh, Tiến sĩ A.K. Abdul Momen, đã đề xuất thành lập một tuyến Phật giáo giữa hai quốc gia Bangladesh-Ấn Độ. Tại một hội thảo ở Dhaka vào ngày 2 tháng 8 năm 2023, Tiến sĩ A.K. Abdul Momen đã trình bày 5 ý tưởng với mục đích sử dụng Phật giáo và các tuyến truyền thống Phật giáo để tăng cường quan hệ khu vực.
5 đề xuất của Bộ trưởng Ngoại giao Bangladesh:
1. Sử dụng Phật giáo và di sản Phật giáo như một phương tiện để gắn kết và hữu nghị giữa các quốc gia.
2. Áp dụng cách tiếp cận khu vực Nam Á và mở rộng sang Đông Nam Á.
3. Tăng cường hoạt động trong các tổ chức khu vực như SAARC và BIMSTEC để bảo tồn và thúc đẩy sự đa dạng văn hóa trong khu vực, đặc biệt là tuyến du lịch Phật giáo.
4. Thúc đẩy nỗ lực thống nhất để đảm bảo phát triển du lịch bền vững.
5. Tổ chức các diễn đàn và hội nghị khu vực thường kỳ về di sản văn hoá và phát triển du lịch ở Nam Á.
Tổ chức
Bangladesh Bouddha Samiti (in Bengali- বাংলাদেশ বৌদ্ধ সমিতি; in English - Bangladesh Buddhist Association) - Hiệp hội Phật giáo Chittagong, sau này đổi tên thành Hiệp hội Phật giáo Bangladesh, được thành lập vào năm 1887 bởi Nazir Krishna Chandra Chowdhury và những nhà trí thức khác. Ban đầu tập trung vào việc Phục hưng Phật giáo Nguyên thuỷ, Hiệp hội Phật giáo này đã mở rộng hoạt động sang viện trợ nhân đạo, giáo dục và văn hóa.
Hiệp hội Phật giáo Bangladesh điều hành Viện Dhamma Bangsha, một trường mầm non mẫu giáo, và Cao đẳng Dipankar Pali để giáo dục tôn giáo. Thư viện Chintamoni cung cấp các nguồn tài nguyên giá trị cho các học giả. Hiệp hội Phật giáo Bangladesh tham gia vào các nỗ lực cứu trợ thiên tai và tổ chức các trạm xá y tế miễn phí thông qua chi nhánh thanh thiếu niên phật tử, nơi thúc đẩy các hoạt động văn hoá. Là trung tâm khu vực của Hội Phật tử Thế giới tại Bangladesh, tổ chức này tích cực tham gia các hội nghị quốc tế, góp phần vào diễn ngôn Phật giáo toàn cầu (tìm hiểu thêm ở đây)
Bangladesh Sangharaj Bhikkhu Mahasabha (BSBM) là một tổ chức lâu đời. Dựa trên Phật giáo Nguyên thủy, BSBM được thành lập vào năm 1864. Tổ chức này đang hoạt động để thúc đẩy và truyền bá Phật giáo tại Bangladesh và trên toàn thế giới. BSBM này tổ chức các lễ hội Phật giáo quốc gia và quốc tế hàng năm, bao gồm Kathin Chibara Dana và Buddha Purnima, v.v.
Lãnh đạo cấp cao của Chính phủ Bangladesh, Thủ tướng, Tổng thống và nhiều nhà lãnh đạo quốc gia và quốc tế đã gửi lời chào mừng vào ngày lễ hội Phật giáo quan trọng, được phát trên TV, radio và các tờ báo hàng ngày thông qua các phương tiện truyền thông quốc gia và quốc tế. Tổ chức BSBM này cử các đại biểu Phật giáo đến các hội nghị quốc gia và quốc tế hàng năm. Ban quản lý của tổ chức được bầu năm năm một lần. (Tìm hiểu thêm ở đây)
Hiệp hội Truyền giáo Phật giáo Bangladesh (Bangladesh Buddhist Missionary Society (BBMS) - Kể từ khi thành lập vào năm 1977, Hiệp hội Truyền giáo Phật giáo Bangladesh (BBMS), tổ chức phi chính phủ, phi giáo phái, phi cộng đồng này đã cung cấp viện trợ nhân đạo cho trẻ em mồ côi, từ những gia đình nghèo khổ khốn khó tại Khu liên hợp Nhà trẻ mồ côi dưới sự hướng dẫn của người sáng lập và giám đốc, Hòa thượng Jivanananda Mahathero, một nhà sư đáng kính đã cống hiến cả cuộc đời mình để phụng sự nhân loại.
Hòa thượng Jivanananda Mahathero đã đạt được sự công nhận đạo đức vô ngã vị tha của Ngài, bao gồm bao gồm huy chương vàng từ Liên đoàn Phúc lợi Phân khu Chittagong năm 1990 và giải thưởng Câu lạc bộ UNESCO năm 1992. Được Hội cầu nguyện hòa bình thế giới chọn làm đại diện hòa bình vào năm 1993, Hòa thượng Jivanananda Mahathero là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế, bao gồm Đại hội thế giới (New York), Hội cầu nguyện hòa bình thế giới (New York) và các tổ chức khác.
Hòa thượng Jivanananda Mahathero là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như (a) Đại hội Thế giới (New York), (b) Hội Cầu nguyện Hòa bình Thế giới (New York), (c) Nhóm gây quỹ Châu Á (Madras, Ấn Độ), (d) Liên đoàn Bãi nô Quốc tế (Paris), (e) Hội Phật tử Hòa bình, Barkley, Hoa Kỳ, (f) Hiệp hội Tự do Tôn giáo Quốc tế, Frankfurt, Đức, (g) Hội đồng Hòa bình Thế giới, Nhật Bản và (h) Hội đồng Bảo vệ Phụ nữ Công tố Thế giới (Pháp). (Tìm hiểu thêm ở đây)
Các khoa Phật học tại các trường Đại học
Đại Học Dhaka (Dhaka University), Bangladesh - Một trong những học viện nổi bật là Khoa ngữ văn Pali và Nghiên cứu Phật học của Đại học Dhaka, nơi cung cấp các chương trình học thuật, tập trung vào việc nghiên cứu ngôn ngữ Pali, triết học Phật giáo và lịch sử. Khoa Phật học này đóng vai trò là trung tâm nghiên cứu và giáo dục, góp phần vào sự hiểu biết học thuật về Phật giáo trong khu vực.
Đại học Chittagong, một trong những trường đại học lâu đời nhất ở Bangladesh, một trong bốn trường đại học tự chủ theo luật của Bangladesh - Một trung tâm quan trọng khác là Khoa Pali thuộc Đại học Chittagong.
Được thành lập tại thành phố cảng Chittagong, khoa Phật học này tập trung vào việc nghiên cứu các văn bản Pali và Tam tạng Thánh điển Phật giáo, phục vụ cho cả sinh viên đại học và hậu đại học. Đây là nguồn tài nguyên học thuật quan trọng cho những ai quan tâm đến việc đào sâu vào văn học và triết học Phật giáo.
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: ibcworld.org
Bình luận (0)