Tác giả: Nguyễn Đức Sinh
Năm 2021 khép lại, nhân loại bước vào những ngày đầu của năm mới 2022. Theo thông lệ hàng năm khi chúng ta bước vào năm mới (Tết Dương lịch) thì cũng là lúc chúng ta thành kính tổ chức Ngày Phật Thành đạo (8/12 Âm lịch). Nhân ngày Phật Thành đạo, phật tử chúng ta lại có dịp tri ân đức Từ Phụ để ôn lại sự kiện lịch sử thiêng liêng ấy và cùng suy niệm về ngày Thành đạo của Ngài.
Với sáu năm tu khổ hạnh, và Bốn mươi chín (49) ngày Thiền na dưới cội Bồ đề. Đức Thế Tôn đã chứng được Tam minh Lục thông! Về khía cạnh lịch sử, đức Phật Thích Ca Mâu Ni được xem là đức Phật tôn giáo vì Ngài là giáo chủ của một tôn giáo, có giáo đoàn và giáo lý.
Để tỏ lòng tôn kính với đức Phật, học giả RadhaKrishnan đã viết: “Nơi đức Phật Cồ Đàm ta nhận thấy một tinh hoa toàn diện của người phương Đông. Ảnh hưởng của Ngài trong tư tưởng và đời sống nhân loại là một kỳ công hy hữu, cho đến nay không thua kém ảnh hưởng của bất cứ vị giáo chủ nào trong lịch sử. Mọi người đều sùng kính tôn Ngài là người đã dựng lên một hệ thống Tôn giáo vô cùng thâm cao huyền diệu. Ngài là kết tinh của Thiện trí, bởi vì đứng về phương diện trí thức, đạo đức trang nghiêm và tinh thần minh mẫn chắc chắn Ngài là một trong những bậc vĩ nhân cao thượng nhất lịch sử" (Xem Gotamathe Buddtra, Tr1).
Tôn giáo mà đức Phật đã dựng lên không phải là một hệ thống tín ngưỡng và tôn sùng lễ bái, trung thành với một thần linh siêu nhiên (mang tính thần quyền). Niềm tin người phật tử đặt vào đức Phật cũng giống như người bệnh đặt niềm tin vào vị lương y tài giỏi, hay niềm tin của người học trò đặt trọn vẹn nơi thầy. Mặc dù nương tựa nơi đức Phật và tôn trọng Ngài là vị hướng đạo sư, là thầy dẫn dắt trên con đường giải thoát, người phật tử không quy phục (và ngài cũng không đòi hỏi quy phục) mù quáng như kẻ nô lệ. Mà người phật tử nương theo giáo Pháp của Ngài tự nỗ lực để đạt đến giác ngộ giải thoát, về điều này giáo sư Rhys Dvid cũng viết: “Dẫu là phật tử hay không phải phật tử, tôi nghiên cứu từng hệ thống tôn giáo lớn trên thế giới. Trong tất cả tôi không tìm thấy một tôn giáo nào có vẻ đẹp hoàn toàn hơn Bát chánh đạo của đức Phật. Tôi chỉ còn một việc làm là thu xếp nếp sống cho phù hợp với con đường ấy” (Theo Buddha and Hí Teachinh Tr160)
Qua phát biểu trên của các học giả và các nhà khoa học thế giới, ta thấy ấm lòng và chẳng còn cô đơn qua những sẻ chia đánh giá sát thực của họ đối với Phật giáo, bởi lẽ giáo lý đạo Phật một thời đã bị hiểu lầm là “Yếu ly tiêu cực". Nhân ngày Thành đạo, xin đức Tử Phụ cho chúng con được nhắc lại điều này như một lời sám hối để xóa tan sự chấp ngã mịt mù vô minh.
Đi qua sự khảo nghiệm của thời gian trên 25 thế kỷ, thời gian lịch sử này đâu phải là ngắn ngủi. Âm thầm vô ngã, thực hiện pháp nhẫn của đức Từ Phụ răn dạy để có hôm nay nhân duyên hội nhập - Đạo Phật bây giờ không chỉ phát triển ở các quốc gia châu Á, mà giáo lý của Ngài như một phương thuốc chữa trị nhiều căn bệnh hiện đại mà trong Huyền ký Ngài đã đề cập cách đây trên hai nghìn năm.
Hiện nay tại các nước Tây Phương, giáo lý đạo Phật đã được các trường Đại học danh tiếng đưa vào chương trình giảng dạy. Như vậy, đủ biết giáo lý thâm hậu vi diệu của Ngài hợp với tất cả (khế lý, khế cơ) với toàn nhân loại.
Tại sao hợp với khế lý khế cơ?
Xin thưa! Người Tây phương quen Duy lý (phóng tâm bản ngã hướng ngoại mà mất chân tâm) câu kinh “Tam giới Duy Tâm vạn Pháp Duy Thức” đã đánh thức họ tìm lại bản lai tâm ấy để quân bình sinh học. Gặp được giáo pháp nhiệm màu của Phật giáo, người Tây phương đón nhận pháp Phật như một sự “quyến rũ” sinh động.
Giới Khoa học tự nhiên, nhờ câu Kinh “Tam giới duy tâm vạn pháp duy thức” này mà họ thấy qua thí nghiệm “Hai khe hở” trong nghiên cứu Vật lý lượng tử “hạt và sớng”. Bởi sóng nếu không có tác động của Thức (tức người nhìn vào) thì sóng chỉ là sóng. Nhưng có tâm người (trộm nhìn) sóng trở thành hạt vật chất. Vậy câu kinh Tam giới Duy tâm Vạn pháp Duy thức đã làm đảo lộn ngành Vật lý lượng tử, bởi vốn trước kia giới Khoa học vẫn cho vật chất là tồn tại khách quan. Câu kinh Hoa nghiêm lại trở nên “bất khả tư nghị”.
Rồi kinh Ni kay, kinh Pháp Hoa, và kinh Hoa Nghiêm thêm một lần nữa đã làm kinh ngạc các khoa học gia hàng đầu thế giới về kết quả quan sát từ kính Thiên văn Hubble mới đây vừa chụp được các bức ảnh siêu thiên hà mà kinh gọi là (biển thế giới) mô tả kết quả về Vũ trụ cũng đúng như các quan sát của Thiên văn học hiện đại mà Cơ quan Hàng không NASA Hoa Kỳ công bố. Chính vì điều này, mà khiến các nhà Khoa học không khỏi ngạc nhiên: “khi mà cách đây trên hai nghìn năm Phật giáo đã không dùng bất kỳ một công cụ, cũng như không dựa trên bất cứ ai lại có được mô tả về vũ trụ chính xác đến vậy".
Những công bố khoa học nêu trên, người viết đã có lần đề cập; nhưng nhân ngày Thành đạo tri ân đức Từ Phụ xin được nhắc lại để khẳng định thêm rằng. “Tâm Như Hư Không Vô Sở Hữu” mà trong kinh điển Phật giáo nói tới đó là:
Nguồn gốc của Phật pháp là tâm
Nguồn gốc của vũ trụ cũng là tâm
Người học Phật pháp phải biết cái nguồn gốc đó chính là tâm của mình chứ chẳng phải ai khác. Điều này Sơ tổ Trúc lâm Trần Nhân Tông trong bài phú nôm đã nói tới trong khổ kết của bài phú đó là: “Ở đời vui đạo hãy tùy duyên/Đói đến thì ăn mệt ngủ liền/Trong nhà có báu thôi tìm kiếm/Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền - (thiền đây là thiền “biện tâm”thanh tịnh nhập thế Trúc Lâm)
Từ thực tế chúng ta thấy, Phật giáo là giáo dục , truyền dạy tâm pháp dẫn đến giáo ngộ cuối cùng, nhưng hiện nay nhiều người hiểu lầm cho là một tôn giáo mê tín. Nói giáo dục là bao gồm vũ trụ vạn vật, chẳng có một sự vật nào thiếu sót gọi là vạn pháp Duy tâm. Vì nguồn gốc của vạn sự, vạn vật là tâm linh, nên Phật Thính Ca Văn nói tất cả Duy tâm tạo.
Vậy tâm là thế nào? Tâm là một danh từ ai cũng nói được nhưng tâm là gì thì không nhiều người biết.
Tổ thứ 14 của Thiên Tông Ấn Độ là Ngài Lang Thọ dùng “Hư không vô sở hữu” để thí dụ tâm. Tâm linh vốn chẳng có hình thể, số lượng, do đó dùng bộ óc suy nghĩ chẳng thể tiếp xúc, nên chẳng thể dùng lời nói văn tự để diễn tả. Phật pháp chỉ miễn cưỡng nói là Tánh Không. Không này tức là để hiển bày sự dụng tâm. Cũng như hư không vô sở hữu mà dung nạp tất cả vật, tất cả vũ trụ vạn vật từ mặt trăng, mặt trời, cho tới núi sông, đất đai, nhà cửa, cây cối, bất cứ cái gì đều phải nhờ cái “Vô sở hữu” này dung nạp và ứng dụng.
Cuộc sống hàng ngày của con người như ăn cơm, mặc áo, nói năng, tiếp khách, làm việc đều phải nhờ “Vô sơ hữu” này mới được hiểu bày, chỉ tiếc rằng chúng ta ứng dụng hằng ngày mà chẳng biết. Nên Phật Thích Ca trong 4 năm cuối (trước khi nhập Niết bàn) Ngài dạy Pháp môn thiền Thanh tịnh (tức thiền không cứ phải ngồi dụng công) mà biện tâm (kiến tánh) để mọi người được tự hiện toàn trọn vẹn chính tâm mình. Cái giờ phút hiện ra tâm mình đó gọi là kiến tánh thành Phật (theo Khóa hư lục của Trần Thái Tông và sau này thiền sư Duy Lực cũng đồng quan niệm).
Với hai ví dụ của các học giả và khoa học nêu trên, và câu kinh điển: “Tam giới duy tâm van pháp duy thức” thuộc duy thức luận mà người viết bài này phải biện dẫn Thiền tông để làm cho rõ thêm đầu cuối của Phật pháp trong kinh điển đức Phật dạy (mong bạn đọc và đạo hữu thứ lỗi và vị tha về sự dẫn dụ được coi như vọng ngữ này).
Trở lại phần đầu đề cập đó là: Sáu năm tu khổ hạnh và Bốn mươi chín (49) ngày Thiền na dưới cội Bồ-đề, Đức Thế Tôn khi thực chứng Chánh đẳng Cháng giác Ngài thấy điều gì. Đó là sáu thứ thần thông.
Thiên nhãn thông: Mắt Ngài có thể nhìn thấy được vật bên kia vách, vật bên kia núi, từ Cõi Ta-bà Ngài có thể thấy được những thế giới xa xăm khác (điều này đã được khoa học ngày nay kiểm chứng).
Thiên nhĩ thông: Tai Ngài có thể nghe và hiểu được tiếng của muôn loài (thiền định có thể nghe thấy tiếng run bò cách xa 200m)
Tha tâm thông: Ngài hiểu rõ đươc tâm tư tình cảm của mỗi chúng sinh (phàm phu không thể hiểu đươc)
Túc mạng thông: Ngài biết rõ những kiếp quá khứ của Ngài và chúng sinh như một đời, hai đời, cho đến vô số đời (chỉ riêng Phật Bồ tát có được điều này).
Thần túc thông: (còn gọi là biến hóa thần thông): Ngài từ một thân, biến thành nhiều thân, và từ nhiều thân biến thánh một thân. Ngài có thể đi qua vách, qua núi, đi trên nước, ngồi trên hư không, Ngài có thể sờ mặt trăng, mặt trời với bàn tay của Ngài. (theo duy thức thì điều này khoa học còn mịt mù chưa đặng được).
Lậu tận thông: Ngài đã gọt sạch phiền não từ Tâm của Ngài và dạy cho người khác về phương pháp đoạn trừ cấu nhiễm để chứng đạt Niết-bàn (xem đức Phật và Phật pháp, tr 51-35 kinh Ma ha Skuludi Dayi. Trung bộ II tr 308, kinh Ma ha Sihanada Suta (kinh Sư Tử Hống).
Như vậy, thần thông không những chỉ bao phủ con người lịch sử Sa-môn Go ta ma, mà nó có trong toàn bộ cơ thể, và qua từng hơi thở, từng bước đi của con người lịch sử Sa môn Gotama.
Theo Kinh sách của Phật giáo Đại thừa, kinh Đại Sư Tử Hống và các kinh khác…Quyển “The Buddha and His Teaching cũng đã chép những mẩu chuyện về thần thông của đức Phật: Ngài đã dùng thần thông cứu bà Khe ma, thứ hậu của Bình Sa Vương; độ bà Pa ta ca ra một phụ nữ bất hạnh; hàng phục con động long của ngài Xá-Lọi Phất; hàng phục voi say của vua A-xà-Thế. Khi Đề-bà-đạt-đa từ trên núi cao, xô một tảng đá to cố ý giết Phật vì mục đích muốn làm chủ Tăng đoàn, đức Phật đã dùng thần thông làm cho tảng đá ấy vỡ ra từng mảnh vụn...
Thần thông không phải là tôn giáo hay không tôn giáo mà nó là năng lực kỳ diệu của chân tâm (Phẩm Pháp Sư Công Đức kinh Pháp Hoa). Cho rằng mỗi chúng sinh đều có cái năng lực diệu dụng ấy. Một ngày nào đó mà lớp bụi vô minh bao phủ trên tấm gương sáng trí tuệ được quét sạch hoàn toàn, thì cái năng lực kỳ diệu ấy sẽ xuất hiện.
Nếu chúng ta cho rằng, đức Phật tôn giáo là sản phẩm của ảo tưởng, hoang đường, thần thoại thì vô tình ta đã nói đức Phật là “Linh hồn của những điều kiện không linh hồn” (tức lấy lòng phàm đo lòng thánh). Vô tình chính ta tự cho mình là người kém hiểu biết về giáo lý thuần túy của đức Phật.
Về khía cạnh lịch sử, đức Phật Thích Ca được xem là đức Phật tôn giáo và Ngài là giáo chủ một tôn giáo, có giáo đoàn và giáo lý. Nhưng vì giáo lý đạo Phật vi diệu quá thâm hậu và đã đẩy người ta đi quá xa cái tầm thường của con người, nên khiến con người khó nhận khó thấy. Bởi vậy mà một thời đã có không ít người, với tự ngã thế trí biện thông (giỏi giang việc thế) đã vô tình hay cố ý cho rằng, đạo Phật mạo danh khoa học. Còn bây giờ thì ngược lại, các nhà khoa học hàng đầu thế giới (kể cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội) đã phải thừa nhận rằng: khoa học đang tiếp cận Phật giáo, như vậy trái ngược với ý kiến vội vàng một thời của ai đó.
Người ta bây giờ khát sống và ham hưởng thụ. Khi giáo lý đạo Phật kiến giải về kiếp nhân sinh nói về sự sinh tử vô thường, không ít người đồng thuận và phản đối cho rằng đạo Phật là “yếm thế thiếu niềm tin”. Nhưng pháp giới Duyên sinh của nhà Phật đề cập đến cái chết là nói tới sự tái sinh cho một đời sống kế tiếp tốt hơn, chứ đâu phải “yếm ly, yếm thế”. Bởi theo pháp giới duyên sinh của đạo Phật: chết là bắt đầu một đời sống mới và sinh là kết thúc một kiếp sống cũ trong vòng tương tục luân hồi.
Vậy, chết không phải “trắng tay” như ta hằng nghĩ theo tín ngưỡng dân gian mà không chịu tìm hiểu giáo lý đạo Phật. Khoa học ngày nay, sau thời gian dầy công nghiên cứu tìm kiếm đã khẳng định: con người chết là không hết linh hồn còn tồn tại. Đạo Phật từ hơn hai ngàn năm trước cũng nói rằng: “Duy tuệ thị nghiệp”, tức cái thân xác này, mãn cuộc ở thế gian thì tan rã, nhưng Trung ấm thân mang điện từ âm dương và điện từ quang thì theo nghiệp thức tái sinh một đời sống khác. Và đời sống khác hên hay xui, sang hay hèn là phụ thuộc vào nghiệp dẫn hiện tại lúc lâm chung. Về điều này, Hamonel Tiến sĩ vật lý, Chân sư người Ai cập cho rằng: Sự chết là bước vào một đời sống mới, các sinh lực từ trước vẫn hướng ra ngoài, thì nay quay vào trong. Sống đẹp mới có chết đẹp!
Trong mỗi chúng ta đều có các chủng tử xấu, tốt do các duyên, nghiệp từ tiền kiếp. Còn thiền sư Thanh Từ thì bảo rằng: tu là sửa cái xấu ngay tại Ngôi nhà của Tâm mình. Đâu phải nơi chùa chiền tự viện mới là tu, Chúng ta niệm Phật! Phật cũng niệm chúng ta…Cảm ứng đạo giao!...Còn kinh Hoa Nghiêm nội dung cũng cho rằng: Đối với Phật giáo, tinh thần đóng vai trò quan trọng. Đời sống tinh thần không yên ổn, không trong sáng, thì cho dù đời sống vật chất có phát triển đến đâu, cũng mang lại khổ đau! Đạo Phật đề cập về sự chết là lo cho mục đích dài hạn ở đời sống kế tiếp, chứ không phải chỉ lo đời sống (vài chục năm) như chúng ta quen nghĩ. Về điều này đức Phật dạy: con người có 16 thứ là căn và ngũ uẩn. Trong đó có Thọ, Tưởng, Hành, Thức, Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi, Ác, Kiến đã làm che lấp trí tuệ con người nên đức Phật gọi ngũ uẩn vô minh.
Phật dạy tu là để sửa, để chuyển đổi 16 thứ tánh của con người: Thọ, tưởng, hành, thức, danh, sắc, tham, sân, si, thực, thùy, mạn, nghi, ái, kiến đây là nguồn gốc của phiền não khổ đau của tánh người. Nếu muốn giác ngộ-giải thoát để được an vui, thì phải tinh tấn tu hành sửa đổi những ác nghiệp (tham sân si) của tánh người để hiển lộ tánh Phật, tức là bồi tạo (Bi Tri) tình thương yêu và thiện nghiệp, như vậy chắc chắn sẽ có được đời sống hạnh phúc an lạc không chỉ trong hiện tại mà cho cả tương lai. Nhưng một thưc tế, vì không tìm hiểu giáo lý Phật dạy, thành ra hiểu sai lầm Phật giáo và cho rằng đạo Phật ếm thế, yếm ly thật đáng tiếc. (xem thêm phần này ở cuốn Phật học phổ thông)
Bây giờ thế giới văn minh, theo (Huyền ký của đức Phật, thì đến thời kỳ Mạt Thượng pháp) do ánh sáng khoa học soi chiếu và gặp đươc Đại nhân duyên của giáo lý đạo Phật. Nếu chúng ta thực hiện theo lời Phật dạy tu đúng giáo lý của Ngài dạy trong kinh điển, thì việc giac ngộ để chấm dứt khổ và giải thoát là điều hiện thực. Như vậy, tư tưởng thần quyền mê mị sẽ bị đẩy lùi. Vậy tu là thoát khổ, trở thành chân nhân, thánh nhân, thành Phật là một thực tế mà đức Phật dạy đâu phải viển vông. Vượt qua sự khảo nghiệm của thời gian, bây giờ ta mới thấy rõ hơn giáo lý đức Phật dạy là thực tế. Câu kệ ta hằng nghe “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe” hơn hai ngàn năm trước Phật dạy bây giờ ta mới tỏ.
Nhân ngày Thành đạo chúng ta cùng hồi hướng sám nguyện dâng lên đức Phật Thích Ca Mâu Ni - Từ Phụ với lòng chân thành và công đức- nguyện cầu sự hiện thế của Ngài và các chư vị Bồ-tát cứu độ chúng sinh vượt qua kiếp nạn Đại dịch này.
Tác giả: Nguyễn Đức Sinh
***Tài liệu tham khảo Bài: Yếu chỉ Phật pháp- Thiền sư Duy Lực – Báo Điện tử (PGVN) - Những lời ẩn dụ thiêng liêng – Nguyễn Huyền ( Nxb-Tôn giáo 2011) -Suy nghĩ về kiếp con người (bài giảng của HT. Thích Trí Quảng) Mỗi ngày trầm tư về sinh tử - Sogyal Rinpoche ( Nxb Tôn giáo 2006) và một số tài liệu liên quan đến bài viết.
Bình luận (0)