Đặt vấn đề
Trong tiến trình hình thành và phát triển nền văn học lịch sử nước nhà, văn bia là một hiện tượng văn hóa được nảy sinh từ một đời sống xã hội như là một trong những hình thức thông tin thời cổ và trung đại. Văn bia xuất hiện từ khá sớm, truyền thống sáng tạo văn bia ở các nước sử dụng chữ tượng hình bắt đầu từ Trung Quốc, sau đó được lan truyền sang các nước như Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam.
Văn bia Hán Nôm Việt Nam ra đời trong mối quan hệ văn hóa vùng và tiếp nhận ảnh hưởng truyền thống sáng tạo văn bia ở Trung Quốc, tuy nhiên văn bia Việt Nam có những nét đặc trưng mang bản sắc truyền thống dân tộc. Trong quá trình hình thành văn bia Việt Nam, một bộ phận văn bia đã xuất hiện trong nhà chùa như là một sản phẩm văn học xuất hiện được xuất phát từ nhu cầu tín ngưỡng tâm linh. Tác giả có thể là nhà sư, cũng có thể là nhà Nho, lưu hành trong phạm vi nhà chùa khá sớm, vì cho đến nay chưa thấy tấm văn bia nào xuất hiện trước thời Lý-Trần nào nằm ngoài phạm vi có nội dung tín ngưỡng.
Tag: Văn bia, hán nôm, lịch sử văn họa, chùa Thiên Mụ, tôn giáo…
Nội dung bài văn biaỞ Việt Nam, do quá trình dựng nước và giữ nước mang một đặc thù, đặc trưng riêng biệt qua từng thời kỳ lịch sử khác nhau của cả dân tộc, nên hình thức văn bia mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn, mỗi vùng, mỗi địa phương có khác nhau, ta có thể chia văn bia làm thành 7 giai đoạn: thời Phật giáo du nhập, thời Đinh, thời Lý, thời Trần, thời Lê Sơ, thời Mạc-Lê Trung Hưng-Tây Sơn và thời Nguyễn. Cho nên tùy theo từng thời kỳ lịch sử của thời đại của nước ta, mà văn bia ở nước ta có những thể thức khác nhau, hẳn nhiên sự biến đổi thể thức, đặc điểm, hình thức trên bia ký Việt Nam nó cũng phải phù hợp sự thích ứng văn hóa của xã hội, thể chế chính trị, truyền thống, tính tự chủ độc lập của mỗi vương triều. Các hình thức bia Việt Nam, trong đó bia ở các chùa chiền, tự viện, đại danh lam thắng cảnh, tùy theo truyền thống gắn kết giữa nhà nước phong kiến của mỗi thời kỳ mà nó mang tầm ý nghĩa biểu trưng, biểu tượng của quốc gia và đạo pháp dân tộc. Trong quá trình đất nước và đời sống nhân dân nước Đại Việt phát triển, đoàn 4 kết, hòa hợp, độc lập, tự chủ, thanh bình, nói như nhà Phật thường biểu đạt: “Tâm bình thế giới bình” thì ngôi chùa, bảo tháp,... uy nghi cho con người nghiêng mình đảnh lễ, một hoa sen thanh thoát để cõi lòng hướng thiện. Để ca ngợi đạo Phật, tự hào về đất nước, kể lại quá trình tôn tạo và mô tả ngôi chùa, cuối cùng bày tỏ ước nguyện tồn tại lâu dài cùng với trời đất tất cả được thể hiện trong bài văn bia của Chúa Nguyễn Phúc Chu “Ngự kiến Thiên Mụ Tự”, đây là một bài văn bia khá nổi tiếng được lưu trữ tại chùa Thiên Mụ -Huế.
1. Chính văn御 建 天 姥 寺
國 主 阮 福 週, 嗣 洞 上 正 宗 三 十 世, 法 名 興 龍, 號 天 縱 道 人,鼎 建 順 化 天 姥 寺 碑 記 銘.
蓋 聞: 廓 然 無 象 至 道 奚 言,佛 體 性 空 本 源 清 净,諸 相 俱 足 而 覺 照 圓 融,法 不 二 門 理 㱕 一 義,天 亦 旋 環 地 無 中 外,地 水 火 風 四 輪 相 因,佛 性 虚 明 其 體 湛 徹,変 佛 體 而 爲 金 色,界 金 色 界 中 有 香 水 海,香 水 海 中 有 光 明 藏.
復 有 寶 林 花 香 獼 漫 周 遍,佛 土 等 恒 沙 界 示 一 光 明 藏,居 此 光 明 藏 而 依 報 正 報 之 因 歟?知 此 因 者 三 身 無 有 差 别,天 地 等 四 維 無 有 遠 近,佛 性 衆 生 性 皆 流 入 毘 慮 遮 那 智 藏 之 海.人 有 血 脉 地 有 猤 闢.凔 海 之 南 吾 越 之 區 焉 群 山 迢 遞 於 西 南,洪 波 浩 瀚 於 東 北,金 沙 萬 步 澤 繯 國 以 長 寜,玉 樹 婆 娑,蔭 海 天 而 永 茂,五 材 蕃 庶,三 錯 膏 滋 ,虎 似 騶 虞,鳥 如 祥 鳳,古 來 俗 美 喜 得 人 和,咸 性 善 以 爲 宗,更 心 良 而 應 事.
居 儒 慕 釋,以 政 治 無 不 行 仁,信 道 崇 僧 就 因 果 而 思 種 福 承 平 國 界 安 樂 身 心.因 知 處 豐 屋 何 如 方 丈,馳 良 馬 何 如 振 錫,錦 衣 耀 世 不 似 袈 裟,金 玉 盈 堂 本 還 虚 白,乆 食 珍 者 豈 觀 飯 菜 香 積,聼 樂 者 豈 聞 梵 音 響 際.此 昌 期 之 世 還 尋 歡 喜 之 園,有 爲 無 爲 並 行 不 悖.敬 於 昔 歲 曾 延 得 法 堂 頭 師 諱 大 汕 字 石 溓,願 固 弘 深,慈 心 憫 世,依 報 無 量,道 啓 三 乘,修 行 之 有 宗 旨.
如 水 木 之 有 本 源,發 跡 浙 西,傳 心 天 界,余 親 承 棒 喝,一 一 水 乳 ,相 資 如 嫡 宻 付 心 印,更 欲 踵 跡 靈 山,担 素 慚 不 敏,兢 兢 業 業 以 維 持 .仰 鑚 瞻 忽 欲 竭 吾 才 而 未 己,荷 擔 有 日,得 法 多 年 願 建 瓊 楼 金 莖.擇 地 就 順 化 之 上 㳺,鸞 山 鳳 嶺 分 枝,龍 之 西 落 穿 田 過 峡,結 褥 鋪 裀 雄 起 伏 而 左 結 臨 江 一 湥 地 勝 清 凉.依 舊 貫 之 天 姥 禪 関,欲 鼎 新 南 天 之 佛 國,宜 捐 白 璧 不 惜 黃 金,但 國 例 傳 來,土 木 工 軍 兼 之 而 恐 勞 不 比 岐 周.
民 助 之 而 不 日 惲 延 歲 月,浩 大 功 程,嘉 有 勤 正 之 臣,掌 奇 大 掌 奇 永 掌 監 綿 等 職,副 監 修 就 軍 選 擇 多 中 取 少,少 中 取 精,用 其 力 而 賞 其 功,信 以 誠 孚 恩,威 並 濟,鳩 工 督 匠 計 一 年.由 山 門 而 天 王 殿,玉 皇 殿,大 雄 寳 殿,説 法 堂,藏 經 楼,两 傍 則 鐘 皷 楼,十 王 殿,雲 水 堂,知 味 堂,禅 堂,大 悲 殿,薬 師 殿,僧 寮 禅 舍,不 下 数 十 所,而 後 毘 耶 園 内 方 丈 等 處 又 不 下 数 十 所 皆 金 碧 輝 煌,觀 之 者 令 人 怡 神 驚 目 宛 若 金 色 世 界 一 光 明 藏 也 .
余 喜 之 無 已 廣 作 佛 事,層 於 毘 耶 園 一 月,日 常 觀 瞻 登 斯 經 楼 豁 然 開 泰,縦 目 慿 欄,東 則 麁 日 懸 空,照 群 生 而 毓 毓,南 則 峻 嶺 千 重 ,晴 巒 特 拔 帶 白 雲 而 不 盡,峙 秀 色 以 無 窮,卓 立 文 峰 國 啟 文 明 之 治 ,西 則 蒼 松 翠 栢,叠 障 如 屛 若 護 禅 闗,北 則 廻 望 正 府,猗 猗 綠 茿 隠 萬 戸 之 名 園,習 習 薰 風 拂 千 門 之 聚 落,目 前 妙 景,繪 士 難 圖,刹 内 莊 嚴 ,人 多 瞻 仰,以 六 種 之 成 就 異 億 萬 之 流 傳.
偶 記 法 数 之 起 也,從 一 刹 那 至 一 洛 刹,從 一 洛 刹 至 一 俱 祇,從 一 俱 祇 至 一 僧 祇,從 一 僧 祇 至 一 高 出,從 一 高 出 至 不 可 轉,無 邉 無 碍,無 鞅 無 極,成 住 壊 空,空 不 相 凌,妙 其 不 息,豈 不 遠 乎.總 之 還 㱕 聖 諦,證 大 光 明,裨 國 家 建 金 甌 之 固,君 臣 茂 松 栢 之 年,四 境 清 平,萬 民 樂 業,路 聴 含 哺,皷 腹 堂 聞,撫 瑟 彈 琹,有 爲 而 入 無 爲 之 法 化 也. 自 兹 而 後 継 往 開 來 以 法 法 之 相 承,燦 燈 燈 之 朗 燄.
吾 師 已 逝,復 望 高 僧,飛 杖 錫 而 過 隘 ,駕 慈 航 而 泛 越 海,同 宣 妙 偈,助 贊 宗 風.念 此 時 人 夢 深 未 覺,擧 盤 今 斧 而 開 大 好 山,挽 奔 流 之 洞 水,拂 寳 境 之 埃 塵,互 相 利 益,忝 究 天 人.願 阮 門 遠 近 宗 親 咸 登 法 㑹,永 爲 福 主,掄 作 伽 藍.内 外 戚 属 共 證 菩 提.余 受 無 疆 之 頌,長 逢 大 有 之 年,土 宇 闢 開,農 商 盛 集,兵 强 國 富,守 業 安 時,以 兹 勝 㮣.臣 請 立 言,庶 至 道 之 有 徴,示 願 心 之 無 倦.走 筆 記 前 銘 之 于 後,其 銘 曰:
越 國 之 南 兮 佳 水 佳 山
寳 刹 之 壯 兮 日 照 禪 關
性 之 清 凈 兮 溪 響 潺 潺
國 之 奠 安 兮 四 境 幽 閒
無 爲 之 化 兮 儒 釋 同 班
記 兹 勝 㮣 兮 因 果 廻 還
建 標 立 的 兮 誠 存 邪 閑.
旹 .永 盛 十 一 年, 歲 次 乙 未 初 冬 之 吉 旦.
2.Phiên âm và dịch nghĩa
2.1.Phiên âm
Ngự kiến Thiên Mụ tự
Quốc chủ Nguyễn Phúc Chu, tự Động Thượng chính tông tam thập thế, pháp danh Hưng Long, hiệu Thiên Túng Đạo Nhơn, đỉnh kiến Thuận Hóa Thiên Mụ Tự bi kí minh.
Cái văn: khuếch nhiên vô tượng chí đạo hề ngôn, Phật thể tính không bổn nguyên thanh tịnh, chư tướng cụ túc nhi giác chiếu viên dung, pháp bất nhị môn 8 lý quy nhất nghĩa, thiên diệc thi hoàn địa vô trung ngoại, địa thủy hỏa phong tứ luân tương nhân, Phật tính hư minh kỳ thể trạm triệt, biến Phật thể nhi vi Kim Sắc giới, tung hữu Hương Thủy hải, Hương Thủy hải trung hữu Quang Minh Tạng.
Phục hữu bảo lâm hoa hương di mạn chu biến, Phật độ đẳng hằng sa giới thị nhất thất Quang Minh Tạng, cư thử Quang Minh Tạng nhi y báo chính báo chi nhân dư? Tri thử nhân giả, tam thân vô hữu sai biệt, thiên địa đẳng tứ duy vô hữu viễn cận, Phật tính chúng sinh tính giai lưu nhập Tỳ-lô-giá-na trí tạng chi hải. Nhơn hữu huyết mạch, địa hữu quý tịch. Thương hải chi Nam ngô Việt chi khu yên quần sơn điều đệ ư Tây Nam, hồng ba hạo hãn ư Đông Bắc, kim sa vạn bộ, hoản trạch quốc dĩ trường ninh, ngọc thọ bà sa, ấm hải thiên nhi vĩnh hậu, ngũ tài phiên thứ, tam thố cao tư, hổ tợ sô ngu, điều như tường phụng, cổ lai tục mỹ hỉ đắc nhơn hòa, hàm tính thiện dĩ vô tông, cánh tâm lương nhi ứng sự.
Cư Nho mộ Thích, dĩ chính trị vô bất hành nhân, tín đạo sùng Tăng tựu nhân quả nhi tư chủng phước thừa bình quố giới an lạc thân tâm. Nhân tri xử phong ốc hà như phương trượng, trì lương mã hà như chấn tích, cẩm y diệu thế bất tợ Ca-sa, bổn hoàn hư bạch, cửu thực trân giả khởi quán phạn lai Hương Tích, thích nhạc giả khởi văn Phạm âm hưởng tế, thử xướng kì chi thế hoàn tầm hoan hỷ chi viên, hữu vi vô vi tịnh hành bất bột. Kính ư tích tuế tằng diên đắc pháp đường đầu sư húy Đại Sán tự Thạch Liêm, nguyện cố hoằng thâm, từ tâm mẫn thế, y báo vô lượng, đạo khải tam thừa, tu hành chi hữu tông chỉ.
Như thủy mộc chi hữu bổn nguyên, phát tích triết Tây, truyền tâm thiên giới, dư thân thừa bổng hát, nhất nhất thủy nhũ, tương tư như đíchmật phú tâm ấn, cánh dục chủng tích Linh Sơn, đãn tố tàm bất mẫn, cạnh cạnh nghiệp nghiệp dĩ duy trì. Ngưỡng toàn chiêm hốt dục kiệt ngô tài nhi vị dĩ, hà đảm hữu nhật, đắc pháp đa niên nguyệt kiến quỳnh lâu kim kính. Trạch địa tựu Thuận Hóa chi thượng du, loan sơn phụng lãnh phân chi, long chi tây lạc xuyên điền há hiệp, kiết nhục phô nhân hùng khởi phục nhi tà kết lâm giang nhất đột địa thắng thanh 9 lương. Y cựu quán chi Thiên Mụ thiền quan, dục đĩnh tân Nam thiên chi Phật quốc, nghi quyên bạch bích bất tích hoàng kim, đãn quốc truyền lai, thổ mộc công quân kiêm chi, nhi khủng lao bất tỷ Kì Châu.
Dân trợ chi nhi bất nhật đại diên tuế nguyệt, hạo đại công trình, gia hữu cần chính chi thần, chưởng cơ đại chưởng cơ vĩnh chưởng giám miên đẳng chức, phó giám tu tựu quân tuyển trạch gia trung thủ thiểu, thiểu trung thủ tinh, dụng kì lực nhi thưởng kì công, tín thành phu ân, uy tịnh tuế, cưu công đốc tượng kế nhất niên. Do sơn môn nhi Thiên Vương điện, Ngọc Hoàng điện, Đại Hùng bảo điện, Thuyết Pháp đường, Tàng Kinh lâu, lưỡng bàng tắc Chung Cổ lâu, Thập Vương điện, Vân Thủy đường, Tri vị đường, Thiền đường, Đại Bi điện, Dược Sư điện, Tăng Liêu thiền xá bất hạ sổ thập sở, nhi hậu Tỳ-da viên nội Phương trượng đẳng xứ hựu bất hạ sổ thập sở giai kim bích huy hoàng, quán chi giả linh nhơn di thần kinh mục uyên nhươc kim sắc thế giới nhất quan Minh Tạng dã.
Dư hữu chi vô dĩ quảng tác Phật sự, cư ư Tỳ-na viên nhất nguyệt, nhật thường quan chiêm đăng tư Kinh lâu hoát nhiên khai thái, túng mục bằng lan, Đông tắc lệ nhật huyền không, chiếu quần sinh chi dục dục, Nam tắc tuấn lãnh thiên trùng, tinh loan đặc bạt đới bạch vân nhi bất tận, trĩ tú sắc dĩ vô cùng, trác lập văn phong quốc khải văn minh chi trị, Tây tắc thương tùng thúy bách, điệp chướng như bình nhược bộ thiền quan, Bắc tắc hồi vọng chính phủ, y y lục trú ẩn vạn hộ chi danh viên, tập tập huân phong phất thiên môn chi tụ lạc, mục tiền diệu cảnh, hội sĩ nan đồ, sát nội trang nghiêm, nhơn đa chiêm ngưỡng, dĩ lục chủng chi thành tựu kí ức vạn chi lưu truyền.
Ngẫu ký pháp số chi khởi dã, tùng nhất Sát-na chí nhất Lạc-sát, tùng nhất Lạc-sát chí nhất Câu-kì, tùng nhất Câu-kì chí nhất Tăng-kì, tùng nhất Tăng-kì chí nhất Cao-xuất, tùng nhất Cao-xuất chí bất khả chuyển, vô biên vô ngại, vô ưởng vô cực, thành trụ hoại không, không bất tương lăng, diệu kì bất tức, khởi bất viễn hồ. Tổng chi hoàn quy Thánh đế, chứng đại quang minh, tì quốc gia kiến kim âu chi cố, quân thần mậu tùng bất chi niên, tứ cảnh thanh bình, vạn dân lạc nghiệp, 10 lộ thính hàm bổ, cổ phúc đường văn, phủ sắc đàn cầm, hữu vi nhi nhập vô vi chi pháp hóa dã. Tự tư nhi hậu kế vãng khai lai dĩ pháp pháp chi tương thừa, xán đăng đăng chi lãng diệm.
Ngô sư dĩ thệ, phục vọng cao Tăng, phi trượng tích nhi quá ải sơn, giá từ hang nhi phiếm việt hãi, đồng tuyên diệu kệ, trợ tán tông phong. Niêm thử thời nhơn mộng thâm vị giác, cử bàn kim phủ nhi khai đại hảo sơn, vãn bôn lưu nhi đổng thủy, phất bảo cảnh chi ai trần, hỗ tương lợi ích, tham cứu thiên nhân. Nguyện Nguyễn môn viễn cận tôn thân hàm đăng pháp hội, vĩnh vi phước chủ, luân tác Già-lam. Nội ngoại thích cộng chứng Bồ đề. Dư thọ vô cương chi tụng, trường phùng đại hữu chi niên, thổ vũ tịch khai, nông thương thạnh tập, binh cường quốc phú, thủ nghiệp an thời, dĩ tư thắng khái. Thần thỉnh lập ngôn, giá chí đạo chi hữu trưng, thị nguyện tâm chi vô nguyện.Tẩu bút kí tiền minh chi vu hậu, kì minh viết:
Việt quốc chi Nam hề, giai thủy giai sơn,
Bảo sát chi trang hề, nhật chiếu thiền quan,
Tính chi thanh tịnh hề, khê hưởng sàn sàn,
Quốc chi điện an hề, tứ cảnh an u nhàn,
Vô vi chi hóa hề, Nho Thích đồng ban,
Kí tư thắng khái hề, nhân quả hoài hoàn,
Kiến tiêu lập đích hề, thành tồn tà nhàn.
Thời Vĩnh Thịnh thập nhất niên, tuế thứ Ất Mùi sơ Đông chi cát đán lập.
2.2.Dịch nghĩa
Bài ký khắc vào bia đá nói về việc trùng kiến chùa Thiên Mụ tại Thuận Hóa của quốc chủ Nguyễn Phúc Chu, Phật tử dòng Tào Động đời thứ 30, pháp danh Hưng Long, tự Thiên Túng Đạo Nhơn. Bia dựng trước chùa Thiên Mụ, Huế.
Từng nghe: vẳng lặng vô hình chí đạo nan ngôn, Phật tính vốn không cội nguồn thanh tịnh, thiệt tính hiển bày giác chiếu viên dung, pháp chẳng phải hai quy về một nghĩa, trời đất xoay vần không chia nội ngoại, đất nước gió lửa tứ phương chuyển hoài, Phật tính hư linh thể thường trong lặng. Từ Phật tính hư linh, biến nên cõi Kim Sắc, trong cõi Kim Sắc lại ẩn hiện Hương Thủy hải, trong Hương Thủy hải có thế giới Quang Minh Tạng. Thế giới Quang Minh Tạng phước báo gồm đủ, cả thiên hình vạn trạng, như cây rừng núi báu, hoa hương chói rạng bao hàm cõi Phật số như hoằng sa. Tất cả mọi thứ chói rạng ấy đều bắt nguồn từ Quang Minh Tạng. Được an trú vào Quang Minh Tạng là nhân lành dệt nên, “y báo”, “chính báo” đều trang nghiêm hội đủ. Nguyên nhân đưa đến như vậy, thì trời đất ngang nhau, cả bốn phương cùng chung một tự thể, chẳng có xa gần. Phật tính, chúng sinh tính đều trôi vào biển trí Tỳ-lô-giá-na.
Nội tạng con người có huyết mạch, hình dáng núi đồi hiện thấp cao. Phía nam đại hải là khu vực nước Nam ta. Nơi đây núi rừng trùng điệp, phía Tây Nam, biển cảnh mênh mông: phía Đông Bắc, đầm vây cát trắng, chung tạo nên hình thể đất nước an khang, núi biển nối liền, xanh tươi tú mậu dưới bầu trời màu ngọc. Ngũ cốc dồi dào nhờ có ruộng vườn màu mỡ tốt tươi, chốn này cọp beo vãng lai lẫn lộn Tây Ngu, chim chốc bay lượng như là phượng múa, phong tục dân quê xưa nay hiền dịu, dân chúng hiền lành, mọi người đều lấy tính thiện làm tôn chỉ, trong cuộc sống lại đem lòng thành thật lương thiện xử sự với nhau.
Tôn sùng đạo Nho, mà lại kính trọng đạo Phật. lẽ đương nhiên con đường chính trị, ắt phải lấy nhân nghĩa mà cưu mang sự nghiệp. Tín mộ đạo pháp, thờ trọng chơn sư nên phải gieo trồng phước đức “và dạy cho dân gieo trồng phước đức” bằng đạo lý nhân quả. Nhờ vậy đất nước thái bình thân tâm an lạc. Thế mới biết:
Ở nhà cao sang, há hằng phương trượng! Cỡi ngựa hay chắc gì bằng gậy tầm xích. Gấm the lượt là chắc gì sánh “Ca-sa”. Vàng bạc đầy nhà, lìa trần cũng 12 tay trắng. Ăn ngon, đau sánh bằng cơm Hương Tích. Nghe nhạc hay, đâu bằng Kinh giải thoát.
Trên đây là những điều ta muốn mà suy tư việc đời, rồi ta hãy trở về vườn xưa nhiều hoan hỷ. Thế là hữu vi, vô vi cùng đi chung một nẻo mà không hề trái chống!
Nhớ lại năm xưa mới được đường đầu đại sư, tên chữ Đại Sán, hiệu Thạch Liêm. Ngài là bậc thầy tinh thần giáo lý, nguyện lực hoằng thâm, lòng thương rộng mở, y báo, chính báo rực rỡ vô biên, đạo thấu tam thừa, tu có tôn chỉ.
Như cây có gốc, như nước ấy có nguồn. Ngài truyền tâm ấn gốc tại “Tây bang”. Ta nhờ ơn đánh hét mà tâm ấn hòa nhu, tịnh như rót mật, chẳng khác gì sữa hòa trong nước, nhưng toan nối gót Linh Sơn, nhưng nghĩ mình không đủ sáng. Canh cánh bên lòng chỉ mong duy trì “sự nghiệp đạo tâm”. Những muốn dốc hết tài lực mà ứng dụng nhưng chưa dám, (còn ngại quốc sự sao lãng), cứ hẹn ngày nào mới đảm đang! Đắc pháp đã lâu, lòng những muốn xây lầu vàng diện ngọc, bèn chọn đất thượng du vùng Thuận Hóa, nơi núi loan đỉnh phụng, ranh giới phái tây xứ Kim Long. Nơi đây xuyên qua đám ruộng dâu, nối liền những ngọn đồi trùng điệp, kết lại với nhau xem như một bức họa. bên tả của dòng sông là một đỉnh núi nhỏ ra và vươn mình lên cao, trong dáng điệu rất hùng vĩ. Y theo trên nền cũ của ngôi chùa Thiên Mụ ngày xưa, nay cho xây lại một cảnh quang Phật quốc đồ sộ ở trời Nam.
Quyên góp ngọc ngà, tiếc chi vàng bạc, chỉ y theo truyền thống của người xưa. Đất gỗ nhân công chẳng hề quan ngại, chỉ ngại công trình không sánh được với việc lập quốc ở Kì Châu.
Tận nguồn gốc thì có dân giúp, mà không hề ngại ngày tháng. Công trình lớn lao vậy nhờ các quan cần chánh, chưởng cơ, vĩnh chưởng cơ, giám niên, phó giám niên cùng nhau tuyển chọn số ít trong số đông, rồi chọn thợ giỏi trong số ít 13 ấy, tùy lực thưởng công, chỉ tin cậy nhau ở tấm lòng thành. Ân uy hợp tình, đốc thúc nhân công thợ thuyền, làm trọn một năm thì hoàn mãn.
Từ cửa chùa nhìn vào quang cảnh gồm: Điện Thiên Vương, Điện Ngọc Hoàng, Đại Hùng bảo điện, Thuyết Pháp đường, Tàng Kinh lâu, Chung Cổ đường, Thập Vương điện, Vân Thủy đường, Tri Vị đường, Thiền Đường, Đại Bi Điện, Dược Sư Điện, Tăng xá, Thiền xá. Tất cả không dưới vài mươi sở.
Phía sau còn có vườn Tỳ-da, bên trong còn có Phương trượng và các nhà khác không dưới mười sở. Tất cả đều được trang hoàng lộng lẫy, ai thấy cũng phải khen ngợi. Nơi đây, chẳng phải một thế giới vàng son! Đúng hơn, đây là một “Việt Nam Quang Minh Tạng”.
Thấy vậy, ta vui mừng khôn xiết! Ta gắn bó với Phật sự tại vườn Tỳ-da suốt một tháng, ngày ngày vui với cảnh chùa. Mỗi lần lên Tàng Kinh lâu, xem qua vài đoạn Kinh Luận, tự thấy lòng mình tuồng như có phần khai thái, khoan khái lạ thường.
Tựa lang can phóng tầm mắt nhìn xa xa ta thấy ở phương Đông mặt trời treo lững lờ nhả ánh sáng hiền diệu muôn loại đang cậy nhờ. Phương Nam núi rừng trùng điệp hiển lộ độ dày, mây trắng vờn bất tận thấu trời mây, màu sắc thắm tươi hiện nhiều văn vẻ, núi rừng sáng lên thời văn minh thịnh trị. Phương Tây tùng bách lớp lớp xanh tươi, như bình phong trần đở chốn chùa xưa. Phương Bắc người vật vọng về triều phủ. Dưới lớp tre xanh nhà dân khoáng đạt, ngọn gió Nam Lào thổi vào cửa ngõ. Cảnh đẹp tuyệt vời, họa sĩ cũng phải chịu thua. Chùa viện trang nghiêm, người người chiêm lễ, dụng sáu pháp mầu thành tựu mong được lưu truyền.
Bỗng ký ức nảy lên pháp số:
Từ một Sát-na dẫn đến một Sát-na,
Từ một Lạc-sát dẫn đến một Câu-kỳ.
Từ một Câu-kỳ dẫn đến một Tăng-kỳ,
Từ một Tăng-kỳ dẫn đến một Cao-xuất.
Từ một Cao-xuất dẫn đến bất khả chuyển, vô biên vô ngại, không hề bị ràng buộc, chẳng bao giờ đưa tới đích cuối cùng, thành trụ hoại không chẳng hề ngăn ngại, tuyệt diệu vô cùng. Điều ấy chẳng vi diệu lắm đó sao?
Tóm lại cái vi diệu thậm thâm đó là thánh đế. “Vi diệu thậm thâm ấy có nghĩa thế giới Quang Minh Tạng”, đủ sức giúp quốc gia dựng cảnh thái bình, hướng dẫn lương dân vào đường lạc nghiệp. Ngoài đường nghe thấy trẻ con nô đùa trên bầu sữa trước bụng mẹ. Trong nhà nghe tiếng đàn sắt, đàn cầm chan hòa vang vọng. Thiệt là cảnh thiên hữu vi hòa nhập vào vô vi tạo nên pháp hóa. Từ nay về sau, cứ nối tiếp, vẫn khơi bày, lấy pháp truyền thừa, khơi đèn sáng mãi.
Thầy ta đã ra đi mà chưa hề trở lại. Ta cứ hoài hoài trông ngóng vị cao Tăng, đã từng chống tích trượng vượt qua núi, qua ải, dùng thiền từ vượt biển, bằng suối đi đến trời Nam để tuyên dương diệu kệ, ca tụng tôn phong. Ta nghĩ lúc bấy giờ, đa số mộng sâu chưa tỉnh. Dâng chiếc búa mở mang núi báu, ngăn dòng nước vẫn đục bao la, lau bụi trần gương sáng cả, cùng ích lợi nhân thiên đạo lí. Nguyện cầu họ Nguyễn nội ngoại xa gần đều đăng pháp hội, luôn luôn làm chúa phước ủng hộ Già lam. Nội ngoại đều chứng Bồ đề, để ta xứng được lãnh tiếng khen muôn thủa. Cầu nguyện hằng năm được mùa, đất trời thêm sáng, nông thương thịnh đạt, quân mạnh nước giàu, an cư lạc nghiệp. được thế thì toại nguyện lắm lắm. hồi hướng.
Quần thần muốn ta phải lập ngôn tỏ lộ đôi lời, nói lên nỗi lòng ước nguyện van mong mỏi hoài hoài. Phóng bút không tiếc lời, viết bài minh:
Phương Nam nước Việt chừ vững núi đẹp non,
Chùa viện hùng tráng chừ tuệ nhật soi cửa,
Nội tâm thanh tịnh chừ nước từ bi thấm,
Đất nước yên ổn chừ bốn phương yên ấm,
Pháp hoa vu vi chừ Phật Nho thuận đạo,
Viết lời cảm khái chừ nhân quả tròn vuông,
Dựng bia lưu niệm chừ chính còn tà tiêu.
Bia dựng vào niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 11, ngày tốt tháng 10 năm Ất Mùi (1715).
3. Khái quát Thiền phái Tào Động và Chúa Nguyễn Phúc Chu
3.1.Thiền phái Tào Động
Ở đầu bài văn bia có ghi: 國 主 阮 福 週 嗣 洞 上 正 宗 三 十 世, 法 名 興 龍, 號 天 縱 道 人 鼎 建 順 化 天 姥 寺 碑 記 銘 – “Quốc chủ Nguyễn Phúc Chu tự Động Thượng chính tông tam thập thế pháp danh Hưng Long hiệu Thiên Túng Đạo Nhân đỉnh kiến Thuận Hóa Thiên Mụ tự bi kí minh…”. Động Thượng ở đây chính là chỉ dòng Phật giáo Tào Động, theo sách sử thì năm 1695, chúa Nguyễn Phúc Chu đã mời vị thiền sư dòng Tào Động người Quảng Đông Trung Quốc là Thạch Liêm, tự Đại Sán Hán Ông tới Huế truyền pháp, dựng giới đàn lớn ở chùa Thiền Lâm với hàng nghìn người dự, có lẽ chúa Phúc Chu đã quy y dòng Tào Động và lấy hiệu Thiên Túng Đạo Nhân chính từ năm này.
Về Tào Động tông (曹洞宗) là một tông phái Thiền quan trọng tại Trung Quốc được hai vị Thiền sư sáng lập, là Động Sơn Lương Giới và đệ tử là Tào Sơn Bản Tịch. Người ta ghép hai chữ đầu của tên hai vị này và gọi là Tào Động. Tào Động tông chú trọng đến phương pháp Mặc chiếu thiền[1], tức là Chỉ quản đả toạ[2], “chỉ an nhiên Toạ thiền là đủ”.
3.2.Hành trạng Chúa Nguyễn Phúc Chu
Chúa Nguyễn Phúc Chu (1675-1725), một Trần Nhân Tông thứ hai trong lịch sử. Là một trong những nhà lãnh đạo Phật tử thời Nguyễn trước Gia Long, có một vai trò hết sức quan trọng không những đối với công cuộc Nam tiến của dân tộc, mà còn đối với sự phát triển của Phật giáo Việt Nam. Trong 34 năm ở ngôi chúa, ông đã có những đóng góp quan trọng đối với lịch sử mở nước của dân tộc. Chúa là một Phật tử nhiệt thành với tư tưởng mang đạo vào đời, chúa có pháp danh là Hưng Long, còn có hiệu là Thiên Túng Đạo nhân do ngài Thạch Liêm, một danh tăng thuộc phái thiền Tào Động Trung Quốc đặt và được xem là truyền thừa chính tông đời thứ 30 của dòng thiền này.
Bốn năm sau khi lên ngôi chúa, Nguyễn Phúc Chu thọ Bồ tát giới, thường tự ví mình là Duy Ma Cật. Tư tưởng Phật giáo của chúa Nguyễn Phúc Chu có thể nói là một thể hiện khác của tư tưởng Trần Nhân Tông nghĩa là chủ trương lấy tinh thần Phật pháp định hướng cho đời sống dân tộc. Chúa có quan hệ mật thiết với ngài Thạch Liêm. Ngài Thạch Liêm đã có lần trình bày với chúa quan điểm trị nước theo tinh thần Phật giáo, được giải thích qua ý nghĩa “trai giới” đối với một vị vương quân: “Trai giới là làm cho quốc gia từ trên xuống dưới được thanh lý chỉnh tề, không một người nào không ngồi đúng chỗ, không một việc nào chẳng giải quyết được chính đáng. Làm được như thế mới là sự trai giới viên mãn của một ông vua”. Chúa Nguyễn Phúc Chu có thể được ví là một Trần Nhân Tông thứ hai trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, một nhà lãnh đạo hộ pháp tích cực và vận dụng tinh thần của Phật giáo vào chính sách lãnh đạo của mình. Chúa Nguyễn Phúc Chu đã cho xây dựng và trùng tu nhiều ngôi danh lam tại Thuận Hóa như trùng tu chùa Thúy Vân, chùa Linh Mụ,... sai người sang Trung Quốc thỉnh bộ Đại tạng kinh, xây tàng kinh lâu để bảo quản,....
4.Khái quát về bài văn bia “Ngự kiến Thiên Mụ tự”
Chùa Thiên Mụ là một cổ tích nổi tiếng ở vùng Thuận Hóa, không rõ đích xác ra đời từ bao giờ, nhưng đã thấy Dương Văn An miêu tả trong sách Ô Châu 17 Cận Lục do ông nhuận chính năm 1555: 天姥寺金茶縣江淡[河溪]社之南上居 山頂下枕江流超塵世之三千近天邊之咫尺客有散步登臨不自知其發善心消 俗慮誠方丈之景致也 - Thiên Mụ tự: Kim Trà huyện Giang Đạm / Hà Khê xã chi nam, thượng cư sơn đỉnh, hạ chẩm giang lưu, siêu trần thế chi tam thiên, cận thiên biên chi chỉ xích. Khách hữu tản bộ đăng lâm, bất tự tri kỳ phát thiện tâm, tiêu tục lự. Thành phương trượng chi cảnh trí dã” (Chùa Thiên Mụ: ở phía nam xã Giang Đạm, huyện Kim Trà, trên ở đỉnh núi, dưới gối dòng sông, vượt hẳn ba nghìn cõi thế, gần kề gang tấc cung trời. Khách có dạo bước lên chơi, bất giác nẩy lòng lành, tan niềm tục. Đúng là một cảnh Tiên Phật vậy)[3].
Trong khuôn viên chùa, Chung quanh tháp Phước Duyên là năm nhà bia và một nhà chuông (treo quả chuông của chúa Nguyễn Phúc Chu). Cổ nhất là bia khắc bài văn của chúa Nguyễn Phúc Chu. Bia cao 2,50m, trừ phần đầu bằng đá trắng thì thân bằng đá cẩm thạch xám cao 1,93m, rộng 1,14m, dày 0,24m, tai bia dài 0,60m, chỗ rộng nhất 0,23m; trán chạm rồng, đầu và một đoạn thân uốn lượn giữa mây lửa; đường giáp thân bia có dải thủy ba (sóng nước); phần trung tâm chạm nổi một ô chữ nhật đứng khổ 0,30m x 0,20m, khắc các chữ Hán “Ngự kiến” (ngang, trên) và “Thiên Mụ tự” (dọc, dưới), kèm dấu ấn“大越國阮主永鎮之寶 Đại Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bảo”, chưa biết có đúng kích cỡ thực tế không, Nguyễn Công Việt mô tả:“Dấu hình vuông, kích thước 11 x 11cm, viền ngoài để rộng 1,1cm, 9 chữ triện bên trong xếp thành 3 hàng dọc, mỗi hàng 3 chữ. Lối triện tự viết theo kiểu thời Lê Trịnh, nét chữ vuông vức, uốn nhiều nét. Đó là 9 chữ Đại Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bảo (bảo vật của chúa Nguyễn nước Đại Việt trấn giữ lâu dài). Hình dấu khắc đè lên dòng chữ ghi niên đại lập bia Vĩnh Thịnh thập nhất niên tuế thứ Ất Mùi sơ đông chi cát nhật lập. Cách dưới chữ “lập” 3cm là hình một dấu hình tròn có đường kính 6,8cm khắc hình lưỡng long chầu vào một hàng chữ Hiệp nhất chúa nhân (bậc chúa nhân thu hợp tất cả)”[4] . Ngoài ra, còn có các dấu ấn nhỏ như ấn “Ngọc kim nhãn tráng” hình thuẫn đứng cỡ 4,0cm x 2,5cm ở đầu góc phải lòng bia; ấn “Hiệp nhất chủ nhân” hình tròn, đường kính 6cm ở dưới lạc khoản, chạm hình rồng, dưới bảo ấn; ấn “Đại khối giả ngã dĩ văn chương” hình vuông không gờ, cạnh 6cm, ở góc trái dưới lòng bia. Diềm bia cũng chạm hình rồng uốn lượn chầu hỏa châu, đường nét mềm mại rất đẹp. Bia lắp trên lưng con rùa đá từ đầu đến đuôi dài 2,00m, cao 0,51m, ngang 1,58m, chạm hoa văn hình bát giác. Rùa nằm trên bệ chân quỳ, cũng liền một khối cẩm thạch, mặt vuông mỗi cạnh 1,50m. Bài văn khá dài, nét chữ khắc chân phương, rõ ràng; nội dung ca ngợi đạo Phật, tự hào về đất nước, kể lại quá trình tôn tạo và mô tả ngôi chùa, cuối cùng bày tỏ ước nguyện tồn tại lâu dài cùng với trời đất.
4.1.Cấu trúc bài văn bia
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu thì đến đời Hán (TK III TCN) thì bia mới bắt đầu có tư cách của một thể loại văn học với tên gọi chính thức là “bi”, hay văn bia là thể văn hình thành sớm nhất trong các thể văn xuôi chữ Hán của Việt Nam vào thời Lý. Hiện nay tại các nơi vẫn được bảo tồn như: Bảo Ninh Sùng Phúc tự bi của Lý Thừa An, Ngưỡng Sơn Linh Xứng tự bi minh và Sùng Nghiêm Diên Thánh tự bi minh của Pháp Bảo, Đại Việt quốc dương gia đệ tứ Sùng thiện Diên linh tháp bi của Nguyễn Công Bật, hai bài văn bia Thoại Sơn bi và Vĩnh tế bi được xác lập vào đời Minh Mạng và được viết bằng chữ Hán...
Về cấu trúc bài văn bia, Trần Đình Sử cho rằng thể loại này có bố cục khá thống nhất. Mở đầu là một đoạn văn nghị luận có nội dung triết học, lịch sử, tiếp theo nói về gia thế, tiểu sử của người được lập bia, kể công đức của người đó, cuối cùng là kể về việc lập bia, ai góp công, góp của, ai viết bia. Qua ý kiến trên thì cấu trúc bài văn bia “Ngự kiến Thiên Mụ Tự” thì cũng có cấu trúc tương tự như trên. Mở đầu là một đoạn văn có nội dung về lịch sử giới thiệu về gia thế, xuất thân của chúa Nguyễn, tiếp theo nói về tư tưởng Nho-Phật, nhân quả và quá trình xây dựng, bố cục tượng thờ và phong cảnh của ngôi chùa, cuối cùng là phần cầu nguyện hồi hướng cho đất nước, cho dân tộc và thời gian dựng bia.
4.2. Đại ý của bài văn bia
Chúa Nguyễn Phúc Chu có thể được ví là một Trần Nhân Tông thứ hai trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, một nhà lãnh đạo hộ pháp tích cực và vận dụng tinh thần của Phật giáo vào chính sách lãnh đạo của mình. Qua bài văn bia “Ngự kiến Thiên Mụ tự” muốn nói lên công đức cao vời của chúa Nguyễn, chúa muốn xây dựng ngay tại cõi đời này một thế giới Quang Minh Tạng mà không phải dày công đi đâu xa để tìm kiếm, nói cách khác đó là ngay tại tâm của mỗi người là một thế giới Quang Minh Tạng, đúng hơn đây là một “Việt Nam Quang Minh Tạng”. Công lao xây dựng chùa chiền của chúa chỉ mong rằng những con dân của mình có nơi tu tập hướng thiện, rèn luyện thân tâm, dạy dân gieo trồng phước đức bằng đạo lý nhân quả, bản tâm thanh tịnh thì thiệt tính hiển bày giác chiếu viên dung. Nhờ vậy đất nước được thái bình, thân tâm an lạc.
5.Nội dung tư tưởng bài văn bia “Ngự kiến Thiên Mụ tự”
5.1.Phật tính-tư tưởng bất nhị
Tiếp nối truyền thống khai mở đất nước của các triều đại phía trước, lấy quần chúng Phật giáo là gốc xây dựng đất nước thịnh vượng. Phật giáo đã đồng hành với dân tộc, lúc thịnh vượng cũng như suy vong, lúc nào triều đại hợp lòng dân, hợp Phật tâm mỗi người là lúc đó đất nước thịnh trị. Sự xây dựng chùa chiền, tháp bảo thực chất là xây dựng môi trường nếp sống đạo đức dân tộc, nếp sống hướng thượng nhà Phật. Nên chúa Nguyễn Phúc Chu là người thâm hiểu được giáo lý nhà Phật, muốn xây dựng thế giới Quang Minh Tạng ngay tại cõi đời này bởi vì chúng sinh đều có Phật tính nhưng vì vô minh nghiệp chướng nặng nề nên lặn hụp trong sáu nẻo sinh tử. Phật tính vốn hư linh thể thường trong lặng, không phân biệt, nó vốn vô hình không dùng ngôn từ nào để diễn tả được chỉ có ai thấy được Phật tính của mình thì thấy được thế giới Quang Minh Tạng, nó không ở 20 đâu xa mà nó hiện hữu ngay trong tâm của chính mình. Nên mở đầu của bài văn bia chúa Nguyễn có câu: 蓋 聞: 廓 然 無 象 至 道 奚 言,佛 體 性 空 本 源 清 净 ,諸 相 俱 足 而 覺 照 圓 融,法 不 二 門 理 㱕 一 義,天 亦 旋 環 地 無 中 外,地 水 火 風 四 輪 相 因,佛 性 虚 明 其 體 湛 徹,変 佛 體 而 爲 金 色,界 金 色 界 中 有 香 水 海,香 水 海 中 有 光 明 藏.
(Cái văn: khuếch nhiên vô tượng chí đạo hề ngôn, Phật thể tính không bổn nguyên thanh tịnh, chư tướng cụ túc nhi giác chiếu viên dung, pháp bất nhị môn lý quy nhất nghĩa, thiên diệc thi hoàn địa vô trung ngoại, địa thủy hỏa phong tứ luân tương nhân, Phật tính hư minh kỳ thể trạm triệt, biến Phật thể nhi vi Kim Sắc giới, tung hữu Hương Thủy hải, Hương Thủy hải trung hữu Quang Minh Tạng; Từng nghe: vẳng lặng vô hình chí đạo nan ngôn, Phật tính vốn không cội nguồn thanh tịnh, thiệt tính hiển bày giác chiếu viên dung, pháp chẳng phải hai quy về một nghĩa, trời đất xoay vần không chia nội ngoại, đất nước gió lửa tứ phương chuyển hoài, Phật tính hư linh thể thường trong lặng. Từ Phật tính hư linh, biến nên cõi Kim Sắc, trong cõi Kim Sắc lại ẩn hiện Hương Thủy hải, trong Hương Thủy hải có thế giới Quang Minh Tạng)[5].
Nhờ sự hướng dẫn của chúa Nguyễn, đem giáo lý Phật giáo vào lòng dân tộc, hộ quốc an dân tạo nên một thế giới Quang Minh Tạng (光 明 藏) phước báo đều đầy đủ cả thiên hình vạn trạng, như cây rừng, hoa hương chói rạng bao hàm cõi Phật số như hằng sa. Nhờ đâu mà có, đó chính là nhờ thế giới Quang Minh Tạng (光 明 藏), nhờ vào sự tu tập hành trì giáo lý, hướng thiện mà làm sáng tỏ được Phật tính của chính mình. Khi được an trú vào Quang Minh Tạng (光 明 藏) là một nhân lành dệt nên “y báo”, “chính báo” đều trang nghiêm hội đủ, bốn phương cùng chung một tự thể, chẳng có xa gần. Phật tính, chúng sinh đều trôi vào biển trí Tỳ-nô-giá-na.
Phật tính hư linh, biến nên cõi Kim Sắc, trong cõi Kim Sắc lại ẩn hiện Hương Thủy hải, trong Hương Thủy hải có thế giới Quang Minh Tạng, chúng sinh đều vào được biển trí Tỳ-nô-giá-na, nhờ sự tu tập thấy được Phật tính thanh tịnh và được an trú trong đó đã làm cho đất nước Đại Việt hưng thạnh, dân chúng an cư lạc nghiệp như trong văn bia Chúa Nguyễn có viết: “Nhơn hữu huyết mạch, địa hữu quý tịch. Thương hải chi Nam ngô Việt chi khu yên quần sơn điều đệ ư Tây Nam, hồng ba hạo hãn ư Đông Bắc, kim sa vạn bộ, hoản trạch quốc dĩ trường ninh, ngọc thọ bà sa, ấm hải thiên nhi vĩnh hậu, ngũ tài phiên thứ, tam thố cao tư, hổ tợ sô ngu, điều như tường phụng, cổ lai tục mỹ hỉ đắc nhơn hòa, hàm tính thiện dĩ vô tông, cánh tâm lương nhi ứng sự”. (人 有 血 脉 地 有 猤 闢.凔 海 之 南 吾 越 之 區 焉 群 山 迢 遞 於 西 南,洪 波 浩 瀚 於 東 北,金 沙 萬 步 澤 繯 國 以 長 寜,玉 樹 婆 娑,蔭 海 天 而 永 茂,五 材 蕃 庶,三 錯 膏 滋,虎 似 騶 虞 ,鳥 如 祥 鳳,古 來 俗 美 喜 得 人 和,咸 性 善 以 爲 宗,更 心 良 而 應 事) (Nội tạng con người có huyết mạch, hình dáng núi đồi hiện thấp cao. Phía nam đại hải là khu vực nước Nam ta. Nơi đây núi rừng trùng điệp, phía Tây Nam, biển cảnh mênh mông: phía Đông Bắc, đầm vây cát trắng, chung tạo nên hình thể đất nước an khang, núi biển nối liền, xanh tươi tú mậu dưới bầu trời màu ngọc. Ngũ cốc dồi dào nhờ có ruộng vườn màu mỡ tốt tươi, chốn này cọp beo vãng lai lẫn lộn Tây Ngu, chim chốc bay lượng như là phượng múa, phong tục dân quê xưa nay hiền dịu, dân chúng hiền lành, mọi người đều lấy tính thiện làm tôn chỉ, trong cuộc sống lại đem lòng thành thật lương thiện xử sự với nhau)[6].
5.2.Tư tưởng Nho-Phật
Trong 34 năm ở ngôi chúa, ông đã có những đóng góp quan trọng đối với lịch sử mở nước của dân tộc. Trước khi chúa Nguyễn trở thành một người Phật tử thuần thành của Phật giáo thì trước đó chúa quan tâm đến Nho giáo trước hơn cả, ngay khi lên ngôi chúa liền củng cố guồng máy cai trị theo cấu trúc xã hội kiểu Nho giáo như sau: “Năm 1692, chúa liền cho sửa Văn miếu. Năm 1698, chúa sai quan làm duyệt tuyển lớn. Chúa chiêu hiền đại sĩ, cầu lời nói hay, nạp lời can gián, bỏ xa hoa, bớt chi phí, nhẹ thuế mà giao dịch, bớt ngục hình,...”[7] . “Mùa thu tháng 8 năm 1701, mở khoa thi. Ngày chúa ra đầu đề, lấy trúng cách về chính đồ được 4 người giám sinh, 4 người sinh đồ và 5 người Nhiêu học, trúng cách về hoa văn được 17 người, trúng cách về thám phỏng được 1 người. Giám sinh bố Trí phủ, Sinh đồ bố Trí huyện, Nhiêu học bổ Huấn đạo, hoa văn và thám phỏng bổ vào ba ty”[8].
Đó là phong cách của một vị quân vương theo khuôn mẫu Nho giáo. Ở Trung Hoa từ thời nhà Hán, Nho giáo đã trở thành hệ tư tưởng chủ đạo của tầng lớp thống trị. Nho giáo là một học thuyết chính trị được tầng lớp cai trị ưa chuộng, vì nó có tác dụng củng cố quyền lực cai trị một cách rất có hệ thống. Có lẽ Nho giáo đã xâm nhập vào nước ta từ khi chính quyền đô hộ của người Trung Hoa, rồi các vương triêu nhà nước độc lập Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn liên tục vận dụng tư tưởng Nho giáo trong chính sách cai trị của mình, tuy đậm nhạt có khác nhau trong mỗi triều đại.
Người ta thấy rằng tiến trình phát triển của tư tưởng Việt Nam theo một Quy luật đặc sắc – quy luật luôn luôn “hóa giải” mọi sự độc tôn về ý thức hệ bằng cách tạo nên một đời sống tâm linh phong phú, thăng bằng. Nho giáo nặng về lối tư duy lý tính, như khoa học ngày nay dùng phương pháp thực nghiệm để giúp con người nhìn ra vô vàn đặc tính khác nhau của một vũ trụ ngày càng phân hóa đến cùng cực, thì Phật Lão lấy tư duy tuệ tính làm nền tảng, dùng trực quan để cảm thức về tính đồng nhất và toàn vẹn của vũ trụ, tìm ra giữa vô vàn hiện tượng phứt tạp của vũ trụ một bản thể giống nhau.
Chúa Minh Nguyễn Phúc Chu là người giỏi Nho, đồng thời chúa tôn sùng Phật Lão. Chính với lý trí và tuệ trí ấy giúp chúa mở rộng nhãn giới đến những chân trời rộng lớn, nuôi dưỡng những tình cảm thiên chân quý giá của mình để có thể làm nên những công trạng hiển hách nhất của một vị minh quân. Nhưng bốn năm sau khi lên ngôi chúa, Nguyễn Phúc Chu thọ Bồ tát giới. Tư tưởng Phật giáo của chúa Nguyễn Phúc Chu là chủ trương lấy tinh thần Phật pháp định hướng cho đời sống dân tộc. Một nhà lãnh đạo hộ pháp tích cực và vận dụng tinh thần của Phật giáo vào chính sách lãnh đạo của mình. Chúa Nguyễn Phúc Chu đã cho xây dựng và trùng tu nhiều ngôi danh lam tại Thuận Hóa như trùng tu chùa Thúy Vân, chùa Linh Mụ,... sai người sang Trung Quốc thỉnh bộ Đại tạng kinh, xây tàng kinh lâu để bảo quản,....
5.3.Quá trình xây dựng, bố cục tượng thờ, phong cảnh chùa Thiên Mụ và cầu nguyện cho đất nước
Vốn là một người hộ trì Phật giáo, chúa Nguyễn mong muốn công trình xây dựng tại Thuận Hóa thành một cảnh quang Phật quốc đồ sộ ở trời Nam. Với sự quyên góp ngọc ngà, sự ủng hộ của dân và các quan trong triều, tuyển chọn thợ giỏi, sự tin tưởng nhau giữa chúa Nguyễn, quan và người dân,...đã được chúa trình bày ở trong bài văn bia, từ quá trình quyên góp cho đến tuyển chọn thợ giỏi, thời gian hoàn thành: “宜 捐 白 璧 不 惜 黃 金,但 國 例 傳 來,土 木 工 軍 兼 之 而 恐 勞 不 比 岐 周.民 助 之 而 不 日 惲 延 歲 月,浩 大 功 程,嘉 有 勤 正 之 臣,掌 奇 大 掌 奇 永 掌 監 綿 等 職,副 監 修 就 軍 選 擇 多 中 取 少,少 中 取 精,用 其 力 而 賞 其 功,信 以 誠 孚 恩,威 並 濟,鳩 工 督 匠 計 一 年”. (Nghi quyên bạch bích bất tích hoàng kim, đãn quốc truyền lai, thổ mộc công quân kiêm chi, nhi khủng lao bất tỷ Kì Châu. Dân trợ chi nhi bất nhật đại diên tuế nguyệt, hạo đại công trình, gia hữu cần chánh chi thần, chưởng cơ đại chưởng cơ vĩnh chưởng giám miên đẳng chức, phó giám tu tựu quân tuyển trạch gia trung thủ thiểu, thiểu trung thủ tinh, dụng kì lực nhi thưởng kì công, tín thành phu ân, uy tịnh tuế, cưu công đốc tượng kế nhất niên)[9].
Hẳn là một người thâm tín Phật pháp, chúa Nguyễn đã làm nên một công trình để đời. Với bố cục tượng thờ trong chùa Thiên Mụ được chúa Nguyễn miêu tả như sau: Từ cửa chùa nhìn vào quang cảnh gồm: Điện Thiên Vương, Điện Ngọc Hoàng, Đại Hùng bảo điện, Thuyết Pháp đường, Tàng Kinh lâu, Chung Cổ đường, Thập Vương điện, Vân Thủy đường, Tri Vị đường, Thiền Đường, Đại Bi Điện, Dược Sư Điện, Tăng xá, Thiền xá. Tất cả không dưới vài mươi sở. Phía sau còn có vườn Tỳ-da, bên trong còn có Phương trượng và các nhà khác không dưới mười sở. Tất cả đều được trang hoàng lộng lẫy, ai thấy cũng phải khen ngợi. Nơi đây chẳng phải là một thế giới vàng son. Đúng hơn, đây là một “Việt Nam Quang Minh Tạng”. Thế giới Quang Minh Tạng không phải tìm đâu xa mà chính ngay tâm của mỗi người, chúa Nguyễn muốn những con dân của mình biết tu tâm tích đức, hướng thiện để tạo nên một đất nước hiền hòa, ấm no, hạnh phúc, hướng dẫn người dân biết nương theo giáo pháp để tu tập. Không những thế, phong cảnh xung quanh chùa được chúa Nguyễn miêu tả không khác gì một cảnh tiên, thanh bình: “Tựa lang can phóng tầm mắt nhìn xa xa ta thấy ở phương Đông mặt trời treo lững lờ nhả ánh sáng hiền diệu muôn loại đang cậy nhờ. Phương Nam núi rừng trùng điệp hiển lộ độ dày, mây trắng vờn bất tận thấu trời mây, màu sắc thắm tươi hiện nhiều văn vẻ, núi rừng sáng lên thời văn minh thịnh trị. Phương Tây tùng bách lớp lớp xanh tươi, như bình phong trần đở chốn chùa xưa. Phương Bắc người vật vọng về triều phủ. Dưới lớp tre xanh nhà dân khoáng đạt, ngọn gió Nam Lào thổi vào cửa ngõ. Cảnh đẹp tuyệt vời, họa sĩ cũng phải chịu thua. Chùa viện trang nghiêm, người người chiêm lễ, dụng sáu pháp mầu thành tựu mong được lưu truyền”.
Với ý định xây dựng một thế giới Quang Minh Tạng bất khả chuyển, vô biên vô ngại, không hề bị ràng buộc chẳng bao giờ đưa tới đỉnh cuối cùng, thành trụ hoại không chẳng hề ngăn ngại, tuyệt diệu vô cùng, đủ sức giúp quốc gia dựng cảnh thái bình, hướng dẫn lương dân vào đường lạc nghiệp. Nguyện cầu họ Nguyễn nội ngoại xa gần đều đăng pháp hội, luôn luôn làm chúa phước ủng hộ Già Lam. Nội ngoại đều chứng Bồ-đề, để ta xứng được lãnh tiếng khen muôn thuở. Cầu nguyện hằng năm được mùa, đất trời thêm sáng, nông thương thịnh 25 đạt, quân mạnh nước giàu, an cư lạc nghiệp. Đó là nỗi lòng ước nguyện van mong mỏi của chúa đối với đất nước, dân tộc.
Phương Nam nước Việt chừ vững núi đẹp non,
Chùa viện hùng tráng chừ tuệ nhật soi cửa,
Nội tâm thanh tịnh chừ nước từ bi thấm,
Đất nước yên ổn chừ bốn phương yên ấm,
Pháp hoa vu vi chừ Phật Nho thuận đạo,
Viết lời cảm khái chừ nhân quả tròn vuông,
Dựng bia lưu niệm chừ chính còn tà tiêu[10].
Kết luận
Có thể nói Phật giáo và dân tộc là một thể thống nhất bất khả phân ly, nó đáp ứng nhu cầu sách lược mà chúa Nguyễn đã vạch ra đáp ứng nhu cầu lịch sử của đất nước trong thời đại, đó là mở mang bờ cõi, xây dựng đất nước hùng cường độc lập tự chủ trên mọi lĩnh vực, người dân Việt được trang bị vừa có tấm lòng đầy đủ giới đức, tâm đức, huệ đức của nhà Phật đồng thời họ chính là những người có công phò tá cho dân tộc, cho quốc gia, xã hội.
Tiếp nhận một tôn giáo có giá trị là tiếp nhận một thông điệp mang lại sự chuyển hóa tâm thức con người trong sự vận hành với xu hướng đi lên tất yếu của lịch sử. Tính thẩm mỹ của tư tưởng thường góp phần cho con người nhận ra được chân lý cuộc đời, nó sẽ hiện hóa ra giữa cuộc đời cho những ai biết thực thi bằng tất cả tấm lòng hướng thiện, như xây dựng một thế giới Quang Minh Tạng ngay giữa cõi đời này. Bài văn bia “Ngự kiến Thiên Mụ tự” mà chúa Nguyễn trước tác bằng chữ Hán cho đến tận bây giờ nó không chỉ là bài ca ngợi công đức lớn lao của chúa mà còn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phát triển chùa, đất nước thời đại ngày nay. Mọi giá trị trong cuộc đời này có mặt khi giá trị tâm thức con người hiện hữu. Phật giáo xây dựng con người bắt nguồn từ việc xây dựng tâm thức con người. Một tâm thức tròn sáng, một trí huệ cao cả, một tấm lòng biết yêu thương thì lo gì con người đó không an bình thăng tiến, nhà nhà thịnh vượng, xã hội hạnh phúc bền vững.
Thích Tâm Ý Học viên Cao học Khóa III Học viện PGVN tại Tp.HCM ---------------------------------TÀI LIỆU THAM KHẢO
- TT.TS.Thích Phước Đạt, Giáo trình văn bia Phật giáo Việt Nam, tài liệu lưu hành nội bộ, 2012.
- Đại Nam thực lục chánh biên, tập I, NXB Văn Sử Địa
- Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 9 (143), 2017.
- Thích Giới Hương, Văn bia chùa Huế, (tài liệu lưu hành nội bộ), 1995.
- Nguyễn Hữu Thông, Mỹ thuật thời Nguyễn trên đất Huế, NXB.Hội nhà văn, 1992
- Trịnh Khắc Mạnh, Một số vấn đề về văn bia, Viện nghiên cứu Hán Nôm, NXB.KHXH.
[1] Mặc chiếu thiền: là thiền phong được dẫn xướng bởi Thiền sư Hoằng trí Chánh giác thuộc thiền phái Tào Động đời Tống. Mặc là chỉ cho sự trầm mặc chuyên tâm tọa thiền; Chiếu tức dùng tuệ soi chiếu linh trí tâm tính là bản nguyên thanh tịnh.
[2] Chỉ quản đả tọa là chỉ chuyên tâm tọa thiền không để tâm đến việc khác.
[3] Bản dịch của Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Nxb KHXH, Hà Nội, 1997, tr. 79.
[4] Nguyễn Công Việt (2005), Ấn chương Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 290.
[5] TT.TS.Thích Phước Đạt, Giáo trình văn bia Phật giáo Việt Nam, tr 104, lưu hành nội bộ, 2012.
[6] TT.TS.Thích Phước Đạt, Giáo trình văn bia Phật giáo Việt Nam, tr 104, lưu hành nội bộ, 2012.
[7] Đại Nam thực lục, tập I, tr.106.
[8] Đại Nam thực lục, tập I, tr. 114.
[9] TT.TS.Thích Phước Đạt, Giáo trình văn bia Phật giáo Việt Nam, tr 91, lưu hành nội bộ, 2012.
[10] TT.TS.Thích Phước Đạt, Giáo trình văn bia Phật giáo Việt Nam, tr 106, lưu hành nội bộ, 2012.
Bình luận (0)