Phật giáo phương Tây tiếp tục phát triển, đối đầu với những mâu thuẫn nội tại và thích ứng với thời đại. Cuộc hành trình của nó là một minh chứng cho sức hấp dẫn lâu dài của trí tuệ Phật giáo và tiềm năng của các truyền thống tâm linh để tìm thấy sự phù hợp trong một thế giới luôn chuyển biến.
Việt dịch: Thích Vân Phong Nguồn: The Bhutan Live
Gần đây, Phật giáo phương Tây nổi lên như một ngọn hải đăng, đón nhận khoa học, tham gia vào các hoạt động xã hội và vượt qua các giới hạn của thực hành truyền thống. Sự hòa quyện độc đáo giữa tính hiện đại và trí tuệ cổ nhân này, đã thu hút trí tưởng tượng của nhiều người tại phương Tây. Thể kỷ 21 khi chúng ta nghiên cứu sâu hơn, Phật giáo phương Tây đang phải đối mặt với một loạt thách thức và chuyển biến phức tạp.
Từ sự hợp tác tiên phong giữa các bậc thầy tâm linh hàng đầu, tác giả nổi tiếng về cách tiếp cận các cách thực hành về nền tảng của Phật giáo Tây Tạng.
Đức Yongey Mingyur Rinpoche và các nhà khoa học thần kinh cho đến công trình mang tính đột phá của Thiền sư Matthieu Ricard, vị tăng sĩ Phật giáo Tây Tạng, được các nhà khoa học chứng minh là người hạnh phúc nhất thế giới, đã chia sẻ rằng bất kỳ ai cũng có hạnh phúc nếu biết huấn luyện não bộ, sự tương thích của Phật giáo với khoa học đã trở thành trung tâm điểm thu hút ở phương Tây.
Cuộc đối thoại giữa Đức Đạt Lai Lạt Ma với các nhà khoa học và Viện Tâm thức & Đời sống (Mind & Life Institute) do Ngài thành lập được coi là biểu tượng lâu dài của mối quan hệ hợp tác hiệu quả này.
Tuy nhiên, hành trình của Phật giáo phương Tây không phải là không có những bàn luận và cuộc tranh luận nội bộ. Nguồn gốc của hình thức phương Tây hóa có thể bắt nguồn từ những giới trí thức chống thực dân ở Nam và Đông Á vào đầu thế kỷ 20, những người nhìn thấy nguyên nhân chung trong việc thách thức bởi những ảnh hưởng của Cơ đốc giáo.
Sau đó, sự giao thoa, chồng chéo, không rõ ràng, giữa các nền văn hoá châu Á và phương Tây đã dẫn đến một hình thức Phật giáo xuyên quốc gia, nhằm tìm cách cân bằng giữa sự tham gia xã hội với nội tâm của bản thân và tìm kiếm sự xác nhận từ sự giám sát khoa học.
Một đặc điểm nổi bật của Phật giáo phương Tây là tính đa dạng của nó. Bao gồm từ những người theo đuổi các thực hành truyền thống và nghĩa vụ đạo đức, như Hòa thượng Bhikkhu Bodhi, người Mỹ, Chủ tịch thứ hai của Buddhist Publication Society, cho đến những người khác, như Cư sĩ Stephen Batchelor, một nhà văn Phật giáo đương đại, nổi tiếng với cách tiếp cận thế tục hay bất khả tư nghì đối với Phật giáo, tranh luận về sự tách rời Phật giáo trong bối cảnh lịch sử và nền tảng triết học.
Trong khi giữa các hệ thống cơ sở tự viện và tổ chức Làng Mai nổi tiếng thế giới, là nơi để thiền sư Thích Nhất Hạnh (1926-2022) và các đồ đệ tu hành, đã hòa quyện các yếu tố của Phật giáo truyền thống với lối sống hiện đại.
Tuy nhiên, giữa sự đa dạng này, các câu hỏi đã nảy sinh về tính hiện đại, vì Phật giáo phương Tây thường bị thống trị bởi những người da trắng. Tác phẩm của bậc thầy về khả năng tưởng tượng, khoa học giả tưởng, kinh dị, và nghiên cứu về truyền thống lâu đời của cộng đồng, Michael Scott đã làm sáng tỏ những cống hiến bị bỏ qua của các Phật tử châu Á trong việc định hình đường lối của Phật giáo phương Tây.
Ngày nay, Phật giáo phương Tây phải đối mặt với những thách thức triết học, sự chia rẽ nội bộ. Nó vật lộn với các vấn đề chủ nghĩa duy vật tâm linh, hành vi vi phạm đạo đức của những người thầy đáng kính và sự suy giảm niềm tin tôn giáo của nhiều thế hệ. Trong một thế giới đặc trưng bởi chủ nghĩa cá nhân và phương tiện truyền thông xã hội, ý tưởng phổ biến cho rằng Phật giáo là một lối sống chứ không phải một tôn giáo đang phải đối mặt với sự hoài nghi ngày càng tăng.
Một sự hấp dẫn ở Phật giáo phương Tây là sự xuất hiện của “Thiền Huyền bí” (Dark Zen), một phong trào gây được tiếng vang với các doanh nhân công nghệ theo chủ nghĩa tự do và những người theo chủ nghĩa dân tộc cánh hữu. Phong trào này tìm cách phủ nhận Phật giáo khỏi những văn hóa trang trí và phù hợp với các khuynh hướng độc tài thường thấy ở nhiều nơi ở châu Á.
Ngược lại chủ nghĩa tân truyền thống, theo quan sát của các học giả như Giáo sư Heinz Bechert, tổng biên tập nhà xuất bản Sri Satguru Publications, Ấn Độ, biên tập viên của “Sanskrit-Wörterbuch der buddhistischen Texte aus den Turfan-Funden - Từ điển tiếng Phạn về văn bản Phật giáo từ những phát hiện của Turfan”, kết hợp việc quay trở lại truyền thống với những ý tưởng tiến bộ, ủng hộ chủ nghĩa môi trường, bình đẳng giới và chống chủ nghĩa dân tộc cực đoan.
Chủ nghĩa tân truyền thống gắn kết với những niềm tin dường như không phù hợp nhau, phản ánh bản chất sắc thái của vai trò Phật giáo trong các xã hội khác nhau. Trong khi các Phật tử ở châu Á ủng hộ luật pháp quốc gia dựa trên phật pháp, họ cũng coi trọng sự đa dạng, minh hoạ cho khả năng thích ứng của Phật giáo.
Các quốc gia Tây phương như Hoa Kỳ có cơ hội giải quyết những căng thẳng, hình thành một bản sắc trung thực và tôn trọng hơn. Bằng cách trở thành một phần không thể thiếu của xã hội, chấp nhận cả chủ nghĩa cấp tiến và chủ nghĩa tiến bộ và chủ nghĩa cải cách như những lực lượng bổ sung, bản thân Phật giáo phương Tây có thể giữ đúng cội nguồn mà không bị suy thoái.
Một ví dụ về điều này là sự tham gia của các giới Phật giáo Austria, như Hòa thượng Mettaji người Anh, trong các vấn đề dân sự như đại diện của người bản địa trong chính phủ Vương quốc Anh.
Nhiều vị Giáo thọ sư trong Phật giáo ở châu Á đánh giá cao xu hướng cách tân của Phật giáo phương Tây. Khi dân số Phật giáo toàn cầu phải đối mặt với những thách thức về nhân khẩu học, việc trình bày rõ ràng về những chân lý Phật giáo vẫn trường tồn cùng năm tháng, thời gian, cùng với sự tham gia tích cực vào đời sống công dân, trở nên cần thiết để hồi sinh không chỉ Phật giáo phương Tây mà còn cả vi diệu pháp toàn cầu.
Trong một thế giới đang trải qua những thay đổi sâu sắc, Phật giáo phương Tây tiếp tục phát triển, đối đầu với những mâu thuẫn nội tại và thích ứng với thời đại. Cuộc hành trình của nó là một minh chứng cho sức hấp dẫn lâu dài của trí tuệ Phật giáo và tiềm năng của các truyền thống tâm linh để tìm thấy sự phù hợp trong một thế giới luôn chuyển biến.
Việt dịch: Thích Vân Phong Nguồn: The Bhutan Live
Bình luận (0)