Tác giả: Dustin Adams
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: ccjk.com
Việc bảo tồn các truyền thống và văn hoá là thực hiện trong việc bảo tồn, bảo vệ và duy trì các tín ngưỡng, tập quán, giá trị và dân phong quốc tục văn hóa của một xã hội, cộng đồng hoặc khu vực cụ thể. Về cơ bản, chúng bao gồm việc bảo vệ các giá trị truyền thống này khỏi bị lãng quên hoặc mất đi trước tiến trình toàn cầu hóa, hiện đại hoá và nhiều thay đổi xã hội khác.
Hiện nay, truyền thống văn hoá có thể là tất cả các thể loại khác nhau như khiêu vũ, nghệ thuật, âm nhạc, và trang phục truyền thống cho đến các lễ hội văn hóa, ẩm thực và nghi lễ tôn giáo. Nói chung, những truyền thống này được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và là một phần quan trọng trong lịch sử và bản sắc của một cộng đồng hoặc quốc gia trên thế giới.
Tại sao quan trọng trong việc bảo tồn truyền thống và văn hóa
Sự đa dạng của nền văn hóa phong phú có ý nghĩa quan trong đối với sự tương tác giữa các nền văn minh khác nhau. Các nước có bản sắc văn hóa phú cường sẽ tương tác một cách hoà bình với các quốc gia khác, bất cứ sự đa dạng phong phú về tín ngưỡng tôn giáo và hệ thống chính trị. Khi các truyền thống và văn hóa khác nhau hội nhập hài hoà với nhau, bản sắc của họ có thể thay đổi. Bản chất phát triển của văn hóa có thể tích cực dẫn đến các giá trị và cấu trúc xã hội hùng cường hơn, nhưng nó làm giảm nhẹ sự tồn tại của các nhóm thiểu số. Những nền văn hoá không vững mạnh sẽ dẫn đến sự tan vỡ các giá trị cơ bản của con người. Vì thế việc bảo tồn truyền thống và văn hoá là điều quan trọng.
Sự ảnh hưởng của nền giáo dục đến các truyền thống văn hoá
Văn hoá là mạch nguồn chủ đạo của xã hội cần được bảo tồn. Nền tảng giáo dục đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo tồn truyền thống và văn hoá. Nền tảng giáo dục với những khía cạnh khác nhau của nó ảnh hưởng đến các nền văn minh, văn hoá và tác động đến tâm thức nhân loại. Với việc bảo tồn, văn hoá, giáo dục truyền lưu văn hoá từ thế hệ này sang thế hệ khác, thông qua các chuẩn mực và thực tiễn giáo dục khác nhau. Nếu truyền thống và văn hoá không được bảo tồn thì sự sống còn của nhân loại sẽ bị đe doạ. Việc cư xử con người đạo đức kém và các mối quan hệ giữa người với người sẽ không diễn ra thuận lợi. Vì thế, để giữ được sự hài hoà giữa các xã hội khác nhau, việc bảo tồn các truyền thống và văn hoá là rất quan trọng.
Ngoài ra, với việc truyền lưu và bảo tồn văn hoá, giáo dục giúp thay đổi nền văn hoá hiện hữu theo nhu cầu và đòi hỏi ngày càng phát triển của xã hội. Những thay đổi này là do các biến đổi đa văn hoá. Vì thế, nền văn hoá tân thời được tạo ra với những cách tân tập quán cũ của một nền văn hoá để phù hợp với nhu cầu hiện đại đang biến hoá của nhân loại. Nền tảng giáo dục giúp kiến tạo lại và tổ chức lại các truyền thống và văn hoá để văn hoá được bảo tồn và làm phong phú hơn đời sống.
Tác động của du lịch đến truyền thống văn hóa
Mọi người thích đi du lịch để trải nghiệm những truyền thống và văn hoá khác nhau của các quốc gia khác nhau. Hiện tại, du lịch là ngành thương mại đang bùng nổ. Các quốc gia phát triển cố gắng thu hút du khách thập phương hành hương từ khắp nơi trên thế giới để họ có thể khám phá truyền thống và văn hoá của họ. Du lịch mang những truyền thống và văn hoá khác nhau đến với nhau. Mọi người khi đi du lịch chia sẻ những kỷ niệm và trải nghiệm du lịch với nhau, điều này giúp bảo tồn truyền thống và văn hóa.
Tác động của ngôn ngữ văn tự đến truyền thống và văn hóa
Ngôn ngữ văn tự ra đời khi các nền văn hoá khác nhau hoà quyện với nhau. Một số người theo ngôn ngữ văn tự của tổ tiên họ, và rất ít ngôn ngữ mới được đổi mới bằng cách dùng từ vay mượn từ các ngôn ngữ khác nhau. Việc bảo tồn ngôn ngữ văn tự rất quan trọng bởi nó giúp phổ biến truyền thống và văn hoá từ thế hệ này sang thế hệ khác. Một số ngôn ngữ văn tự đang bị tuyệt chủng. Khi ngôn ngữ văn tự đã bị khai tử, nó dẫn đến việc giảm nhẹ truyền thống và văn hoá. Với những ngôn ngữ văn tự đang bị đe doạ, những ghi chép về văn hoá và truyền thống đã chấm dứt bởi chúng không còn bất kỳ những ghi chép nào, vì thế để bảo tồn truyền thống và văn hoá của mình, việc bảo tồn ngôn ngữ văn tự là rất quan trọng.
Hiện đại hoá và việc bảo tồn văn hoá
Tất cả mọi người từ nền văn hoá khác nhau đi du lịch đến các quốc gia khác nhau để trải nghiệm nền văn hoá phong phú của họ. Đây là những người đến từ các quốc gia phát triển không được hưởng những tiện nghi cơ bản của cuộc sống. Có một bên kia thế giới nằm sâu trong rừng sâu núi thẳm, và sa mạc. Thế giới phương Tây phát triển rất ngạc nhiên khi thấy những người này sống sót như thế nào với nguồn lực hạn chế.
Thế giới hiện đại phương Tây cho rằng, các nền văn hoá không có những tiện nghi trong cuộc sống này thì không có một cuộc sống an lạc hạnh phúc. Tư duy này của thế giới phương Tây được hình thành do sự canh tân công nghệ và họ cho rằng việc bảo tồn các truyền thống và văn hoá là một lối sống cổ đại. Các quốc gia phát triển tự coi mình là hiện đại và sự hiện đại hoá này là do thiếu sự bảo tồn các truyền thống và bảo tồn văn hoá cổ lâu đời. Các quốc gia đang phát triển và kém phát triển muốn trở nên hiện đại, các thế hệ trẻ cố gắng bắt chước thế giới phương Tây phát triển. Thích ứng với nền văn hoá của thế giới hiện đại được coi là một cách nâng cao chất lượng cuộc sống. Chúng cũng bao gồm việc học Anh ngữ với cái giá phải trả là quên dần đi tiếng mẹ đẻ. Điều này dẫn đến việc khai tử nhiều ngôn ngữ. Có khoảng 7099 ngôn ngữ được sử dụng trên khắp thế giới nhưng nhiều ngôn ngữ đang chết dần vì thiếu sự bảo tồn văn hoá. Điều này là do nhiều ngôn ngữ văn tự trong số này chỉ là trong giao tiếp của người lớn tuổi, những người không quan tâm đến việc phổ biến ngôn ngữ văn tự này cho các thế hệ trẻ tiếp nối.
Đa dạng toàn cầu và bảo tồn văn hoá
Việc rủi ro gây nguy hiểm cho ngôn ngữ vă tự chúng ta đang đánh mất những khía cạnh độc đáo của các nền văn hoá khác nhau. Mỗi nền văn hoá ứng dụng thực tiễn những chuẩn mực khác nhau, một lối sống khác nhau và những kỹ thuật giải quyết vấn đề khác nhau. Văn hoá và bảo tồn truyền thống rất quan trọng trong việc xác định tính độc đáo của nhân loại. Nét độc độc đáo của nền văn hoá rất đáng được hiểu bởi chúng ta học được những điều mới từ mỗi nền văn hoá. Phần tốt nhất là chúng ta hiểu cách họ giải quyết vấn đề.
Lợi ích kinh tế và bảo tồn văn hoá
Các phong tục tập quán và truyền thống văn hoá có thể đóng vai trò là nguồn cảm hứng và thúc đẩy sự sáng tạo. Điều này sẽ cho phép giới văn nghệ sĩ trí thức, các nhạc sĩ, nghệ sĩ và tất cả các cá nhân sáng tạo khác tiếp nối di sản văn hoá của họ và sáng tác, sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật mới. Do đó, sẽ có nhiều lợi ích kinh tế. Khi cộng đồng nỗ lực bảo vệ nền văn hoá của họ và sáng tạo các tác phẩm mới, điều này có thể hấp dẫn thu hút rất nhiều du khách thập phương hành hương từ khắp nơi trên thế giới. Khi du khách và khách du lịch đến, họ giúp quảng bá tất cả các hoạt động kinh doanh địa phương liên quan đến văn hóa và di sản truyền thống.
Kết luận
Nếu không ý thức bảo tồn truyền thống và văn hoá, chúng ta sẽ tự hạn chế mình, không thể học được cách giải quyết vấn đề của các nền văn hoá khác nhau. Các bạn có thể cởi mở với các nền văn hoá khác nhau thông qua giáo dục, du lịch và học ngôn ngữ văn tự của họ.
Để bảo tồn truyền thống và văn hoá của một xã hội, cần phải tìm hiểu toàn bộ lịch sử của nền văn minh của nền văn hóa đó.
Tác giả: Dustin Adams
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: ccjk.com
Bình luận (0)