Tóc xanh từ thuở xuân thì Dài theo năm tháng đến khi lấy chồng Mưa dầm nắng quái ra đồng Búi cao sau gáy bềnh bồng như mây. Dại khờ tôi nghịch tóc bay Mẹ đem thả dưới tre gầy ngoài hiên không tiếng than phiền Những hôm đứt bữa nỗi niềm vì đâu. Đất cam dâng cạn mỡ màu Lúa thành hạt gạo thơm hồng đào Vì tôi mẹ sớm dãi dầu Nắng mưa cái vạc đêm thâu rạc rào Tuổi thơ qua những hư hao Tôi đi từ mảnh ruộng sâu quê nhà Tiễn tôi ra tận bến đò Một ngày gió lớn ngẩn ngơ nát lòng. Hương nhu còn thoảng bến sông Đò xa tóc nhớ đứng trông khuất tầm Thời gian từ bỏ thanh xuân Tôi thương dáng mẹ lặng thầm trong mưa. Bao giờ tóc mẹ xanh xưa Cho lòng tôi ngọt hạt mưa đầu đời Ơi bà mẹ Huế của tôi Xanh trong đôi mắt ấm lời yêu thương. Tác giả: Nguyễn An Bình Hội viên Hội Nhà Văn Tp.HCMBao giờ tóc mẹ xanh xưa/Cho lòng tôi ngọt hạt mưa đầu đời/Ơi bà mẹ Huế của tôi/Xanh trong đôi mắt ấm lời yêu thương.
Văn hóa
Tóc mẹ
Bài liên quan
Bài viết khác
-
Phát hiện các cổ vật, dấu tích của dòng họ Tô Đình, làng Trinh Hưởng ở chùa cổ La Vân
Việc tìm thấy những di vật, dấu tích của dòng họ Tô Đình tại ngôi chùa cổ La Vân đã góp phần làm sáng tỏ một số khía cạnh về vai trò đóng góp, ảnh hưởng của dòng họ Tô Đình trong đời sống làng Trinh Hưởng xưa.
-
Thangka trong văn hóa Phật giáo Mật Tông
Thangka, hay còn gọi là tranh vẽ có thể dễ dàng cuộn tròn, đặc biệt phổ biến ở Tây Tạng và các khu vực ảnh hưởng của văn hóa vùng Himalaya.
-
Rồng trong mỹ thuật Phật giáo thời Lý: Từ huyền thoại đến hiện thực
Hình ảnh rồng trong thời Lý không chỉ phong phú về hình dáng và truyền thuyết, mà còn thể hiện sự kết nối chặt chẽ với những giá trị tâm linh và văn hóa.
-
Hình tượng rùa trong kiến trúc chùa xứ Huế
Huế đã xây dựng một số lượng đền, chùa đáng kể. Điều này lý giải vì sao người Huế từ khi sinh ra đã gắn bó sắc sâu với câu kinh tiếng kệ, tiếng chuông chùa và hình ảnh áo nâu sòng, coi các ngôi chùa như “một thực thể” gắn liền với đời sống tinh thần từng người dân miền đất cố đô...
-
Tìm hiểu về An Nam tứ đại khí
An Nam tứ đại khí là bốn kỳ quan, bốn quốc bảo và là bốn công trình nghệ thuật được đúc bằng đồng của văn hóa thời Lý - Trần.
-
Triết lý Phật giáo qua bài "Kệ vô thường lúc bấy giờ" của Trần Thái Tông
Bài kệ như một nguồn động viên tích cực, giúp chúng ta vượt qua khổ đau, tìm kiếm giải thoát, giác ngộ và sống một cuộc đời thực sự ý nghĩa.
Bình luận (0)