Đại hội đã suy tôn 85 Hòa thượng vào Hội Đồng Chứng Minh. Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh gồm 8 vị do Hòa thượng Thích Tâm Tịch làm Pháp chủ, 7 Phó Pháp chủ. Hòa thượng Thích Phổ Tuệ là Phó Pháp chủ kiêm Chánh Thư ký.
Tóm tắt kết quả Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc Lần thứ V - Nhiệm kỳ 2002-2007
A. Tổ chức, địa điểm, thời gian
Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc kỳ V (2002- 2007) được tổ chức tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Thủ đô Hà Nội trong 2 ngày từ ngày 4 đến ngày 5 tháng 12 năm 2002.
B. Thành phần, số lượng đoàn và đại biểu
I. Thành phần, số lượng đoàn tham dự đại hội lần V
1. Hội đồng Chứng minh: 39 vị
2. Hội đồng Trị sự: 78 vị
3. Đại biểu các tỉnh hội, thành hội do Đại hội Đại biểu các tỉnh hội, thành hội cử: 50 đoàn.
4. Đoàn Phật giáo hải ngoại: 1
II. Số lượng đại biểu:
1. Đại biểu chính thức: 527 vị
2. Khách mời danh dự và dự thính: 247 vị.
Tổng cộng: 774 vị
C. Bài phát biểu của các vị lãnh đạo
1. Ông Trần Đức Lương, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Ông Phạm Thế Duyệt, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
D. Các tham luận tại Đại hội
Có 43 tham luận tại Đại hội gồm: Bài phát biểu của Hòa thượng Thích Minh Châu, tham luận của các Ban Giáo dục Tăng, Ni, Ban Hoằng pháp, Ban Nghi lễ, Ban hướng dẫn Phật tử Trung ương, Ban văn hóa trung ương, Ban Từ thiện xã hội, 29 tỉnh thành hội Phật giáo, Phật giáo Nam tông Khmer, Tăng, Ni sinh du học nước ngoài, Thượng tọa Thích Quảng Tâm, các Giáo sư Thái Kim Lan (Đức), Cao Huy Thuần và Tiến sĩ Hồng Quang (Hoa Kỳ).
E. Tổng kết công tác Phật sự nhiệm kỳ IV và những nét mới
1. Về tổ chức
Toàn quốc có 50 Ban Trị sự và Ban Đại diện Phật giáo tỉnh, thành.
2. Về công tác Tăng sự
- Các tỉnh, thành có đông Tăng, Ni trẻ xuất gia đều có tổ chức đều đặn mỗi nhiệm kỳ một Đại giới đàn cho Tăng, Ni tân học được thụ giới.
- Việc tổ chức An cư kiết Hạ tại các tỉnh, thành ngày càng đi vào nề nếp tu học nghiêm túc hơn.
- Các khóa bồi dưỡng trụ trì, bổ nhiệm trụ trì… ngày càng được các tỉnh, thành quan tâm hơn.
3. Về công tác giáo dục Tăng, Ni
- Lớp Sơ cấp Phật học tại các tỉnh, thành có hơn 20 lớp.
- Trường Trung cấp Phật học tại các Tỉnh, Thành hội Phật giáo có 31 ngôi (miền Bắc có 8 trường và miền Nam có 23 trường).
- Lớp cao đẳng Phật học có 3 lớp tại các đơn vị: Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa -Vũng Tàu, Cần Thơ.
- Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội xây dựng cơ sở mới, tổ chức nội trú cho Tăng, Ni sinh (khóa V) tại Sóc Sơn đi vào nề nếp, khang trang tốt đẹp.
- Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế đào tạo tiếp khóa III và gối đầu khóa IV.
- Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh đào tạo khóa VI với 676 Tăng, Ni sinh theo chương trình tín chỉ. Và tuyển sinh gối đầu khóa VII với hơn 950 Tăng, Ni sinh theo học.
- Đặc biệt, Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh đã được Nhà nước cấp một khu đất 22 ha để chuẩn bị xây dựng thành đại học Phật giáo (theo mô hình dân lập) với danh hiệu Đại học Quảng Đức được đào tạo các chương trình sau đại học (Thạc sĩ, Tiến sĩ) và nhiều phân khoa khoa học xã hội... cung ứng cho nhu cầu các thế hệ sinh viên.
4. Về công tác hoằng pháp
- Mở thêm 2 khóa đào tạo Cao - Trung cấp Giảng sư.
- Mở thêm loại hình học tập hàm thụ từ xa trên báo Giác Ngộ.
- Thành lập Đoàn Giảng sư thuộc Ban Hoằng pháp Trung ương và các tỉnh, thành. Tổ chức nhiều đợt đi thăm và diễn giảng tại các tỉnh vùng sâu, vùng xa.
- In và phổ biến nội bộ tập Chuyển pháp luân.
5. Về công tác hướng dẫn Phật tử
Ban Hướng dẫn Phật tử được tổ chức làm 2 phân ban:
- Phân ban Hướng dẫn Phật tử.
- Phân ban Cư sĩ Phật tử.
Và đã soạn thảo Hoàn chỉnh:
- Nội quy Gia đình Phật tử.
- Nội quy Phân ban Cư sĩ Phật tử đã được Trung ương Giáo hội ban hành và phổ biến thực hiện.
- Tổ chức kỷ niệm 50 năm danh xưng Gia đình Phật tử Việt Nam.
- Tổ chức Trại huấn luyện Huynh trưởng cấp III Vạn Hạnh.
- Tổ chức Đại hội Huynh trưởng cấp Dũng và cấp Tấn toàn quốc.
- Điều hành và tổ chức đều đặn các khóa tu học và huấn luyện huynh trưởng và đoàn sinh Vạn Hạnh 2.
- Tổ chức trang nghiêm lễ thọ cấp Tập, Tín, Tấn đã được Tỉnh, Thành hội Phật giáo và Hội đồng Trị sự xét cấp.
- Thống kê sơ khởi có:
+ 1.076 đơn vị Gia đình Phật tử.
+ 1.080 huynh trưởng các cấp.
+ 45.000 đoàn sinh.
6. Về công tác từ thiện xã hội
- Từ năm 1987 đến 2002 tròn 15 năm thành lập được 126 Tuệ Tĩnh đường. Nổi bật nhất là hệ thống Tuệ Tĩnh đường tại các đơn vị: thành phố Hồ Chí Minh, Thừa Thiên-Huế, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Ninh Thuận, Cà Mau, Vĩnh Long v.v... với 115 phòng thuốc chẩn trị y học dân tộc.
- Cả nước có 1.500 lớp học tình thương, 36 cơ sở nuôi dạy trẻ mẫu giáo, bán trú.
- Tổ chức khóa bồi dưỡng nuôi dạy trẻ cho 356 Tăng, Ni sinh, Phật tử học viên.
- Kết hợp trường Đào tạo cán bộ y tế trung cấp thành phố Hồ Chí Minh mở lớp đào tạo ngắn hạn 1 năm cho 80 Tăng, Ni, Phật tử theo học.
- Thực hiện công tác Từ thiện xã hội trong 5 năm, với hơn 300 tỷ đồng (trong số này, thành phố Hồ Chí Minh chiếm hơn 70%).
7. Về công tác Phật giáo quốc tế
Trung ương Giáo hội (Văn phòng 1, Văn phòng 2 ) và Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh đón tiếp hơn 20 đoàn Phật giáo và khách quốc tế đến thăm như: Cam-pu-chia, Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia, một số cao tăng Đài Bắc v.v... đến thăm.
8. Về công tác Viện Nghiên cứu Phật học & Ấn hành Đại tạng kinh Việt Nam
Ngoài việc xuất bản những bản kinh sách nghiên cứu Phật học của chư tôn đức, Viện cũng đã ấn hành, tái bản 36 tập kinh thuộc hệ thống Đại tạng kinh Việt Nam (Kinh tạng Pàli và A hàm):
a. Trường Bộ kinh (2 tập), Trung Bộ kinh (3 tập), Tương Ưng Bộ kinh (3 tập), Tăng Chi Bộ kinh (4 tập), Tiểu Bộ kinh (6 tập).
b. Trường A Hàm (2 tập), Trung A Hàm (3 tập), Tạp A Hàm (4 tập), Tăng Nhất A Hàm (4 tập) v.v...
9. Tham gia xây dựng, phát triển đất nước
- Tham gia Quốc hội khóa XI có quý tôn đức
+ Hòa thượng Thích Thanh Tứ (Hà Nội), Hòa thượng Thích Chơn Thiện (Huế).
+ Hòa thượng Thích Hiển Pháp (thành phố Hồ Chí Minh), Hòa thượng Danh Nhưỡng (Kiên Giang).
- Tham gia Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có các vị
+ Hòa thượng Thích Trí Tịnh, Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Hòa thượng Dương Nhơn.
+ Hòa thượng Danh Nhưỡng, Hòa thượng Thích Trí Quảng, Hòa thượng Thích Thiện Duyên, Ni sư Thích nữ Ngoạt Liên, Cư sĩ Tống Hồ Cầm v.v...
F. Nhân sự Đại hội V nhiệm kỳ 2002 - 2007
1. Đại hội đã suy tôn 85 Hòa thượng vào Hội Đồng Chứng Minh.
Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh gồm 8 vị do Hòa thượng Thích Tâm Tịch làm Pháp chủ, 7 Phó Pháp chủ. Hòa thượng Thích Phổ Tuệ là Phó Pháp chủ kiêm Chánh Thư ký.
2. Đại hội đã suy tôn 95 thành viên (có 6 vị cư sĩ, 8 vị Ni ) của Hội đồng Trị sự nhiệm kỳ V và 24 thành viên dự khuyết. Ban thường trực Hội đồng Trị sự có 34 vị do Hòa thượng Thích Trí Tịnh làm Chủ tịch kiêm Trưởng ban Tăng sự.
G. Đại hội Tấn phong
- 136 Hòa thượng (cao tuổi nhất là ngài Thích Giác Hoa ở Bình Định, sinh năm 1903, ít tuổi nhất là hai ngài Candasiri và Piyadhammo đều sinh năm 1950 hiện ở Trà Vinh).
- 418 Thượng tọa, (cao tuổi nhất là sư Thích Hạnh Diên, ở Quảng Ngãi và sư Thích Như Huy ở Gia Lai đều sinh 1912, ít tuổi nhất là sư Endaknhanno ở An Giang, sinh năm 1967).
+ 72 Ni trưởng (cao tuổi nhất là Ni sư Thích Đàm Hinh ở Thái Nguyên, sinh năm 1906, ít tuổi nhất là Ni sư Thích nữ Như Hải, sinh năm 1940 ở Tiền Giang).
- 351 vị Ni sư (cao tuổi nhất là sư cô Thích Đàm Hậu ở Hải Dương, sinh năm 1906, ít tuổi nhất là Sư cô Thích Đàm Thu ở Hà Nội và Sư cô Thích nữ Huệ Liên ở thành phố Hồ Chí Minh đều sinh năm 1958).
Đánh giá chung
Nhiệm kỳ V là nhiệm kỳ đầu Giáo hội Phật giáo Việt Nam bước vào thế kỷ XXI, thiên niên kỷ thứ III với 52 đơn vị Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, thành hội Phật giáo, 84 thành viên Hội đồng Chứng minh, 95 thành viên Hội đồng Trị sự chính thức và 24 thành viên Hội đồng Trị sự dự khuyết. Đội ngũ tham gia Hội đồng Trị sự từng bước được trẻ hoá
Trích theo tài liệu: Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ Đại hội đến Đại hội (1981 - 2012) - Nhà xuất bản Tôn giáo 2012. Người thực hiện: Nguyễn Đại Đồng
Bình luận (0)