Trong cõi đại thiên mênh mông không hạn lượng núi tu di sừng sững giữa vũ trụ vô bờ chứa trong lòng núi là a tỳ và 36 cõi, là đế vương của hết thảy núi non trong tam thiên đại thiên thế giới, cũng vậy trong tất cả các kinh điển Diệu pháp Liên hoa được gọi là “kinh chi vương” tại sao vậy? Bởi cũng giống như biển lớn chứa nước của trăm sông ,giống như tu di sơn bao hàm mọi núi non trong vũ trụ, Diệu pháp Liên hoa bao gồm hết thảy giáo nghĩa vi diệu thậm thâm mà các kinh khác không có đủ.
Phật tử: Phạm Hồng Lựu (PD: Bảo Hồng Liên) Lớp giáo lý nâng cao Chùa Hồng Phúc - Hoè Nhai - Hà Nội
Câu hỏi: Sau khi học Kinh Pháp Hoa phật tử tâm đắc nhất phẩm nào? cho biết ý nghĩa phẩm đó?
Trả lời: Những khóa học nào cũng có sự khởi đầu đầy bỡ ngỡ rồi thời gian vùn vụt trôi mới đó thôi mà đã bao mùa thu phong thổi qua lầu đãi nguyệt, hôm nay khóa học kết thúc từ nơi tâm thức con chợt dâng lên bao cảm xúc bâng khuâng. Sau những năm ròng chuyên cần học đạo nơi thầy được thầy chỉ dạy những kiến thức về giáo điển phật đà, thầy đã gột rửa bao phiền não trần lao phủ mờ trong tâm trí con khiến cho ánh sáng bồ đề nơi tâm thức con dần sáng tỏ.
Nhưng thứ ánh sáng nhiệm màu đó nơi tâm thức con còn yếu ớt dễ dàng bị ngoại cảm trần lao chi phối, nên chúng con luôn nỗ lực tu tập để định tâm và cầu mong sự chỉ dạy của thầy và các quý sư khiến cho hạt giống Phật nơi thân tâm con và quý hữu ngày càng lớn mạnh, để một ngày kia trí tuệ thoát khai, chúng con được kiến tính minh tâm thoát li dòng sinh tử.
Đây là vài dòng ít ỏi con viết từ đáy lòng mình để tri ân tới người thầy khả kính của chúng con là TT.Thích Tâm Hoan và cũng là lời cầu thỉnh được nương nơi bóng thầy cho đến trọn đời để được nghe lời huấn đạo.
Đức Thế tôn ra đời là vì một đại nhân duyên vì muốn khai thị cho chúng sinh ngộ nhập Phật tri kiến, chính vì lẽ đó ngài đã chuyển bánh xe pháp nơi lộc uyển và từ đó ánh sáng chân lí nhiệm màu của đức Thế tôn như dòng sông bất tận chảy khắp cõi nhân hoàn. Con đã được nghe và nhớ lời giảng của cổ đức: “tại sao biển là vua của trăm sông? Bởi vì biển thấp hơn trăm sông”.
Trong cõi đại thiên mênh mông không hạn lượng núi tu di sừng sững giữa vũ trụ vô bờ chứa trong lòng núi là a tỳ và 36 cõi, là đế vương của hết thảy núi non trong tam thiên đại thiên thế giới, cũng vậy trong tất cả các kinh điển Diệu pháp Liên hoa được gọi là “kinh chi vương” tại sao vậy? Bởi cũng giống như biển lớn chứa nước của trăm sông ,giống như tu di sơn bao hàm mọi núi non trong vũ trụ, Diệu pháp Liên hoa bao gồm hết thảy giáo nghĩa vi diệu thậm thâm mà các kinh khác không có đủ.
Áo nghĩa trọng yếu của kinh Pháp Hoa là chỉ bày Tri kiến Phật có sẵn nơi mỗi chúng sinh. Trí kiến Phật là cái thấy biết không thuộc về kiến chấp ngã nơi thân, không thuộc về kiến chấp ngã nơi tâm (vọng tâm). Lại là thể của thân tâm, thường trụ không sinh không diệt. Bất luận là hàng nam nữ xuất gia thiện trí, hay hạng phàm nhân tại gia, cho đến kẻ ác tạo tội ngũ nghịch như Đề-bà-đạt-đa và những chúng sinh khác như loài rồng... cũng đều có Tri kiến Phật. Nếu biết và tin nơi mình có Tri kiến Phật, liền khởi nhân tu hành thì sẽ được thành tựu quả Phật.
Trong các phẩm kinh vi diệu của pháp hoa con xin được trình bày sơ lược về phẩm kinh gần gũi nhất mà phật tử chúng con trì tụng hàng ngày đó là phẩm thứ “Diệu pháp Liên hoa quán thế âm bồ tát phổ môn phẩm”.
Trước hết xin định nghĩa về 3 chữ Quán Thế Âm:
"Quán" là xem xét, "Thế Âm" là âm thanh của thế gian. Quán Thế Âm là xem xét âm thanh thế gian, tiêu biểu cho lòng từ bi của Bồ-tát. Ngài lắng nghe tiếng kêu than của chúng sinh, khởi lòng thương xót đến cứu độ cho hết khổ. "Phổ Môn" là cái cửa thông suốt khắp tất cả.
Bồ-Tát Quán Thế Âm tu hạnh từ bi, hay lắng nghe tiếng kêu than của chúng sinh mà hiện thân để hóa độ. Phương tiện hóa độ của Ngài là cửa pháp thông suốt khắp tất cả, ai ai cũng có thể vào tụ, không giới hạn. Mục đích của phẩm này là phá Tưởng ấm vào Ngũ địa và Lục địa Bồ-tát.
Phẩm này, người đương cơ đứng ra thưa hỏi là Bồ-Tát Vô Tận Ý. Vô Tận Ý là ý tưởng không cùng, không dứt. Tại sao Bồ-Tát mà ý nhiều như vậy? Như đã nói, phẩm này là phá Tưởng ấm. Ý tưởng của chúng sinh có trăm ngàn muôn ức thứ, cái gì cũng nghĩ tưởng được, nên nói là Vô Tận Ý. Nhưng nếu niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ-Tát thì mọi nghĩ tưởng dùng lặng thì hết khổ. Chỗ này nếu chúng ta không hiểu rõ sẽ lầm.
Trong kinh Nhật Tụng phẩm Phổ Môn được liệt vào kinh cầu an, ai đau bệnh tụng phẩm này cầu cho an ổn. Vậy phẩm Phổ Môn có phải để cầu an không? Trong phẩm này Phật nói lên bản sự của Bồ-tát. Bồ-Tát Quán Thế Âm ở đời quá khứ, Ngài khởi tâm từ bi tu hạnh quán xét tiếng kêu than của chúng sinh ở thế gian, mà hiện thân đến cứu độ cho mọi loài hết đau khổ. Nếu chúng ta cứ dựa trên chữ nghĩa hình tướng thì ngang đây bị kẹt lớn. Như câu:
"Có người trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ-Tát này, dầu vào trong lửa lớn, lửa chẳng cháy được, vì do sức oai thần của Bồ-Tát này được như vậy." Quí vị học phẩm này có tin lời Phật nói không? Đệ tử Phật mà không tin Phật thì tin ai? Vậy nếu có người nhóm một đống củi đốt lửa cháy hừng hực, bảo quí vị niệm Quán Thế Âm Bồ-Tát và đi vào đống lửa đó, xem thân quí vị cỏ cháy không? Nếu thân quí vị bị cháy nám thì lời Phật nói không đúng. Quí vị nghĩ sao đây?
Lại một đoạn nữa: "Nếu bị nước lớn làm trôi, xưng danh hiệu Bồ-Tát Quán Thế Âm liền được chỗ cạn." Như vậy những người đi biển, thuyền chìm, niệm danh hiệu Bồ-tát, tất cả đều gặp chỗ cạn, hay cũng có người chết chìm? Những sự việc này nếu hiểu theo sự tướng thì thấy chống trái, còn hiểu theo lý tính, như theo kinh Thủ Lăng Nghiêm, Phật nói Bồ-Tát Quán Âm tu hạnh Phản văn văn tự tính, tức là xoay lại nghe Tính nghe của mình.
Tính nghe là cái Thể chân thật của mỗi người, không có tướng mạo, không có hình dáng. Đã không có hình dáng tướng mạo thì lửa nào thiêu được, nước nào nhấn chìm được? Thế nên nói niệm Quán Âm tức là lắng nghe Tính nghe của chính mình, thì mọi chướng nạn của lửa nước đều qua khỏi.
Lại một đoạn nữa: "Có trăm nghìn muôn ức chúng sinh vì tìm vàng bạc, lưu-ly... vào biển lớn, giả sử gió đen thổi ghe thuyền họ trôi tới nơi nước qui la-sát, nếu có một người trong đó xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ-tát, thời các người đó đều thoát khỏi nạn quỉ la-sát." Chuyện này phải hiểu như thế nào?
Xưa có một vị tướng công, tới hỏi đạo một Thiền sư, ông nêu câu chuyện trên và hỏi rằng: "Thế nào là hắc phong?" Thiền sư bình tĩnh nói rằng:Ông là một vị tướng công mà đi hỏi vớ vẩn như vậy sao? Vị tướng công nghe chê mình nên nổi tức, mặt đỏ gay. Thiền sư chỉ: Đó, hắc phong đó.
Vậy hắc phong là gì? Thiền sư không nói hắc phong là gió ào ào mây đen kéo mù mịt, mà nói hắc phong là cơn sân giận của con người. Sân giận nổi lên tự mình chịu khổ họa, lại còn gây khổ lụy cho người khác. Ví dụ ông A vô cớ kêu tên ông B chửi, ông B nổi sân, xông tới đánh đập ông A.
Ông A bị đánh đau liền đánh lại ông B. Đó là ông B bị hắc phong thổi phiêu bạt tới cõi nước La-sát, bị quỉ la-sái hại rồi. Nếu ông B vừa nỗi sân, biết mình đang sân, liền niệm danh hiệu Quán Thể Âm Bồ-tát, cơn sân giận lắng dịu lần rồi hết, đâu có đánh ông A và bị ông A đánh lại đau khổ.
Như vậy, không phải Bồ-Tát Quán Âm cứu ông B thoát nạn quỉ la-sát là gì? Hiểu như thế mới thực tế. Chớ trong lục địa cũng như hải đảo ngoài biển khơi, đảo nào ở đâu, có người ở hay không có người ở, có quỉ hay không có quỉ, mọi người đều biết hết. Vậy nước La-sát nằm ở vị trí nào trên quả địa cầu này?
Như vậy, hắc phong và nước quĩ La-sát biểu trưng cho lòng sân giận của con người dấy khởi, rồi con người theo đó mà tạo nghiệp ác thọ quả báo khổ đau. Còn Quán Thế Âm Bồ-Tát là biểu trưng lòng từ bi, lòng từ bi khởi lên thì sân giận tiêu tan, nên nói bị hắc phong thổi phiêu bạt đến cõi nước La-sát, niệm danh hiệu Quán Thế Âm thì không bị hại là vậy.
Giá như người sắp bị hại bằng dao gậy, niệm Quán Thế Âm Bồ-Tát thời dao gậy gãy ra từng khúc. Nếu người bị vô số qui la-sát đến hại, niệm Quán Thế Âm Bồ-Tát thời quikhông dám dùng mắt để nhìn huống là hại. Hoặc người bị xiềng xích trói thân, niệm Quán Thế Âm Bồ- tát, xiềng xích liền đứt rã. Hoặc những người đi buôn gặp oán tặc, niệm Bồ-Tát Quán Thế Âm, sẽ được Bồ-Tát ban cho pháp vô úy, thoát khỏi oán tặc. Đó là công hiệu của người niệm Bồ-Tát Quán Thế Âm. Đây nói Bồ-Tát Quán Thế Âm hay bố thí pháp Vô úy, vô úy là không sợ.
Phần nhiều mọi khổ đau đều phát nguồn từ lòng sợ hãi, sợ đói, sợ khát, sợ bệnh, sợ chết... Lúc sợ thì bồn chồn, lo âu, kinh hãi, ăn ngủ không được, khổ não hiện ra ngay lúc sợ. Sợ là do tưởng mới cỏ nên người bất thần đạn lạc bay tới trúng thì không sợ, nhưng có người chĩa họng súng trước mình thì sợ run lên. Như vậy, sợ là do tưởng tượng mà khổ do sợ mà có. Tưởng tượng nhiều là sợ nhiều, sợ nhiều là khổ nhiều, Bồ- Tát Quán Thế Âm cứu khổ là làm cho chúng sinh hết sợ, gọi là thí pháp Vô úy.
Ví dụ chúng ta mộng thấy ma nhát, chúng ta sợ hãi, lúc đó liền nhớ niệm danh hiệu Quán Thế Âm, thì ma biến mất. Do chúng ta có tưởng điên đảo, nên phóng hiện ra ma quái rồi sợ. Khi sợ, chợt tỉnh niệm Quán Thế Âm thì những niệm điên đảo tiêu tan, hết sợ hãi nên an ổn. Đó là Bồ-Tát Quán Thế Âm thí pháp Vô úy. Cao hơn một bậc, niệm danh hiệu Quán Thế Âm là trở về Tri kiến Phật là cái thể không hình tướng, không có hình tướng làm sao hại được mà sợ. Do đó mọi hiểm đều hóa giải.
Chúng ta thấy, nếu chúng sinh nào khởi niệm tham dục, liền niệm danh hiệu Quán Thế Âm, thì tham dục lặng xuống không còn. Nếu nổi giận, niệm Quán Thế Âm, cơn giận lần lần lắng dịu và hết. Nếu ngu si nghĩ tưởng điên đảo, niệm danh hiệu Quán Thế Âm, tâm an định tỉnh sáng, lìa được ngu si. Sở dĩ được như vậy là do biết xoay lại sống với Tri kiến Phật thanh tịnh sáng suốt nên lìa được tham, sân, si.
Sau đây nói người nữ muốn sinh con trai, con gái, cúng dường lễ lạy Bồ-Tát Quán Thế Âm thì được thành tựu như ý muốn. Điều này lâu nay chúng ta hiểu trên chữ nghĩa nên bị chấp mắc nơi văn tự, nhất là tu sĩ phái nữ, thấy các nữ Phật tử mang thai, hay khuyên các cô niệm Bồ-Tát Quán Thế Âm. Có một nữ Phật tử ở gần chùa tín ngưỡng rất sâu đậm, cô có thai, ngỏ ý mong được sinh con trai. Nên cô Ni ở chùa dạy cho cô Phật tử niệm danh hiệu Bồ-Tát Quán Thế Âm để được sinh con trai.
Cô phật tử nghe lời niệm rất chí thành, nhưng tới ngày sinh thì sinh con gái. Cô phật tử đi kiện, cô Ni không biết giải quyết thế nào, cứ lánh mặt hoài. Thật là cái họa của người không hiểu lý kinh, ở đây Phật nói: Muốn cầu con trai được con trai, cầu con gái được con gái, là nói lên công đức không thể nghĩ bàn của người niệm Bồ-Tát Quán Thế Âm. Do công đức thù thắng không thể nghĩ bàn, nên mọi việc được như ý không trái không nghịch.
Nếu nói xa hơn, niệm Bồ-Tát Quán Thế Âm là xoay lại với Tính nghe của mình, tức là trở về với Tri kiến Phật thì mọi sự việc đều được như ý. Tri kiến Phật còn gọi là Châu như ý. Phật so sánh cộng đức người niệm danh hiệu Bồ-Tát Quán Thế Âm với người niêm và cúng dàng vô số Bồ-Tát khác, thi công đức hai người ngạng nhau và nhiều vô tận. Tại sao thế? Vì niệm vô số danh hiệu của Bồ-Tát khác cốt là trở về với Tri kiến Phật, còn niệm một danh hiệu Bồ-Tát Quán Thế Âm cũng trở về với Tri kiến Phật.
Như vậy, đứng trên danh từ thì có sai khác, nhưng đứng trên lý tính thì niệm một danh hiệu Bồ-Tát Quán Thế Âm, hay niệm vô số danh hiệu Bồ-Tát khác đều bình đẳng không sai biệt. Vì niệm là nhớ sống với Tri kiến Phật, chớ không phải niệm suông ngoài miệng để rồi chấp câu chấp lời.
Ngài Vô Tận Ý Bồ-Tát bạch Phật rằng: "Thế Tôn! Quán Thế Âm Bồ-Tát dạo đi trong cõi Ta-bà như thế nào? Nói pháp cho chúng sinh như thế nào? Sức phương tiện việc đó như thế nào?"
Phật bảo Vô Tận Ý Bồ-tát:
Thiện nam tử! Nếu Có chúng sinh trong quốc độ nào đáng dùng thân Phật được độ thoát, thời Quán Thế Âm Bồ-Tát liền hiện thân Phật mà vì độ nói pháp. Người đáng dùng thân Duyên giác được độ thoát, liền hiện thân Duyên giác mà vì đó nói pháp. Người đáng dùng thân trời, rồng, dạ-xoa, càn-thát-bà, a-tu-la, ca- lâu-la, khẩn-na-la, ma-hầu-la-dà, nhân cùng phi nhân được độ thoát, liền đều hiện ra mà vì đó nói pháp. Người đáng dùng thân Chấp kim cang thần được độ thoát, liền hiện Chấp kim cang thần mà vì đó nói pháp...
Vô Tận Ý! Quán Thế Âm Bổ-tát đó thành tựu công đức như thế, dùng các thân hình, dạo đi trong các cõi nước để độ thoát chúng sinh, cho nên các ông phải một lòng cúng dàng Quán Thế Âm Bồ-tát.
Quán Thế Âm Bồ-Tát đó ở trong chỗ nạn gấp sợ sệt hay ban sự Vô úy, cho nên cõi Ta-bà này đều gọi Ngài là vị "Thí Vô Úy".
Đây nói về ứng thân của Bồ-tát, khi Bồ-Tát phá được sắc ấm, Thọ ấm, Tưởng ấm, thì có được cái dụng ứng hóa thân để độ sinh không thể nghĩ bàn. Nếu chúng sinh có duyên phước, cảm thông được lòng từ bì của Bổ-tát, thì Ngài tùy theo ước nguyện của chủng loại chúng sinh mà thị hiện đề hóa độ cho hết khổ, đó là trên mặt sự.
Sự màu nhiệm và công đức của bồ tát Quán Thế Âm là bất khả tư nghì chẳng thể dùng ngôn ngữ thông thường của thế gian mà có thể tán dương hết được, giống như nước trong đại dương chẳng thể đong đếm hết được.
Lòng bi mẫn của Bồ tát Quán Thế Âm mênh mông như đại hải, thương chúng sinh chìm đắm trong lục thú luân hồi mà khởi tâm từ cứu vớt, những ví dụ điển hình nhất minh chứng sinh động cho tâm bi nguyện của Bồ tát đều được ghi chép trong cuốn “phổ đà sơn truyền kỳ”.
Là phật tử con thật may mắn lân mẫn nơi Tùng Lâm Quán Sứ được chư tôn đức giảng giải về giáo nghĩa kinh điển nhưng sự thâm nhập vào trong trí tuệ bát nhã của con chẳng được bao nhiêu, âu đó cũng là nghiệp lực sâu dày tích từ vô thủy kiếp những chướng duyên ấy che lấp mất chủng tử bồ đề trong con khiến con chẳng thể “kiến tính”,nhưng để nói về công đức thậm thâm của Bồ tát Quán Âm thì con thật may mắn được nghe và nhớ lời hòa thượng giảng về đôi câu đối tán dương Ngài treo nơi bảo điện.
“Vẩy giọt nước dương chi dập lửa độc khắp ba ngàn cõi tục. Bơi chiếc thuyền bát nhã vớt chúng sinh lên chín phẩm đài sen” Thật vậy chỉ hai câu này thôi đã cô đọng hết tất cả những phẩm hạnh và sự nhiệm màu của Bồ tát được đức Thế tôn tuyên thuyết cho đại chúng trong “Diệu pháp Liên hoa phẩm phổ môn” này.
Vô Tận ý Bồ-Tát bạch Phật: "Thế Tôn! Con nay phải cúng dàng Quán Thế Âm Bồ- tát. Liền mở chuỗi ngọc bằng các châu báu nơi có giá trị trăm nghìn lượng vàng, đem trao cho ngài Quán Thế Âm mà nói rằng "Xin Ngài nhận chuỗi trận bảo pháp thí này."
Khi ấy, Quán Thế Âm Bồ-Tát chẳng chịu nhận chuỗi. Ngài Vô Tận Ý lại thưa cùng Quán Thế âm Bồ-Tát rằng: "Xin Ngài vì thương chúng tôi mà nhận chuỗi ngọc này.
“Bấy giờ, Phật bảo Quán Thế Âm Bồ-tát: "Ông nên thương Vô Tận Ý Bồ-Tát này và hàng tứ chúng cùng trời, rồng, dạ-xoa, càn-thát-bà a-tu-la, ca-lâu-la, khẩn-na-la, ma- hầu-la-dà nhân và phi nhân V.V.... mà nhận chuỗi ngọc đó".
Tức thời Quán Thế âm Bồ-Tát thương hàng tứ chúng và trời, rồng, nhân và phi nhân v.v... mà nhận chuỗi ngọc đó chia làm hai phần: một phần dâng đức Thích-ca Mâu-ni Phật, một phần dâng tháp của Phật Đa Bảo.
Vô Tận Ý! Quán Thế âm Bồ-Tát có sức thần tự tại như thế, dạo đi nơi cõi Ta-bà.
Lúc đó, ngài Vô Tận Ý Bồ-Tát nói kệ hỏi Phật rằng; Thế tôn đủ tướng tốt....
Khi Bồ-Tát Vô Tận Ý biết được công hạnh của Bồ-Tát Quán Thế Âm, Ngải liền phát tâm cúng dàng chuỗi ngọc. Bồ-Tát Quán Thế Âm không nhận, Phật bảo Ngài nên vì tử chúng mà nhận chuỗi ngọc. Ngài vâng lời Phật nhận chuỗi ngọc chia hai, một phần cúng dàng Phật Thích-ca, một phần củng dàng Phật Đa Bảo.
Qua hình ảnh này khiến chúng ta nghi vấn: Các Bồ-Tát thì thân hình mập mạp to lớn, trang sức bằng ngọc ngà châu báu, trong khi đó, những vị A-la-hán thì thân hình khô gầy. Đồng thời là đệ tử Phật, học theo pháp Phật, tại sạo người thì trang nghiêm đẹp đẽ, người thi khổ hạnh ốm gầy? Như chúng ta đã biết, Bồ-Tát thì tu theo hạnh tự lợi, lợi tha, nên phải vui vẻ cởi mở để cho chúng sinh dễ dàng kết duyên.
Các ngài do hạnh lợi tha nên có muôn đức trang nghiêm, vì vậy mà thân đẹp đẽ. Còn các vị A-la-hán với hạnh nguyện tu cốt cho hết phiền não để được giải thoát cho mình, nên có dáng khắc khổ đăm chiêu, thiếu phần lợi tha nên chưa đủ muôn hạnh để trang nghiêm thân cho tươi đẹp. Bồ-tát Quán Thế Âm với hạnh từ bi, ban cho chúng sinh mọi điều lợi ích, chớ không nhận của người, vì nhân là vị kỷ chớ không phải vị tha.
Lúc đầu, Ngài không nhận chuỗi anh lạc của Bồ-Tát Vô Tận Ý, sau Ngài nhận là vì lòng từ bi chớ không phải do lòng ích kỷ. Khi nhận xong, lại cúng dàng cho Phật Thích-ca và Phật Đa Bảo, việc làm này của Bồ-Tát Quán Thế Âm cho thấy Bồ-Tát làm mọi công tác Phật sự đều hướng về Phật mà làm, và được thành quả cũng hướng về Phật mà dâng, chớ không phải vì tư kỷ mà làm.
Phẩm Quan Thế Âm Bồ-Tát Phổ Môn dạy cho chúng sinh phá Tưởng ấm. Khi nhập được Tri kiến Phật thì hết Tưởng ẩm, mà hết tưởng là hết khổ thì tự tại vô ngại. Vì vậy Bồ- tát Vô Tận Ý khuyên chúng ta nên niệm và định lễ Bồ-Tát Quán Thế Âm.
“Bấy giờ. ngài Trì Địa Bồ-Tát liền từ chỗ ngồi đừng dậy đến trước Phật bạch rằng: "Thế Tôn! Nếu có chúng sinh nào nghe phẩm Quán Thế Âm Bồ-Tát đạo nghiệp tự tại, Phổ Môn thị hiện sức thần thông này, thời phải biết công đức người đó chẳng ít." Lúc Phật nói, phẩm Phổ Môn này, trong chúng có tám muôn bốn nghìn chúng sinh đều phát tâm Vô đẳng đẳng Vô thượng Chính đẳng Chính giác.”
Từ trước chúng ta không nghe tên Bồ-Tát Trì Địa, bây giờ ngẫu nhiên Ngài xuất hiện nói rằng: "Nếu có chúng sinh nào nghe phẩm Quán Thế Âm Bồ- tát đao nghiệp tự tại, Phổ Môn thị hiện sức thần thông này, thời phải biết cộng đức của người đó chẳng ít." Bổ-tát Trì Địa là vị Bồ-Tát gìn giữ quả đất, tức là cõi Ta-bà này. Ngài nói: Nếu mọi người ở cõi Ta-bà này thuận theo pháp tu của Bồ-Tát Quán Thế Âm thì sẽ được kết quả là thần thông tự tại, công đức rất lớn.
Sở dĩ được như thế là do công hạnh tu Phản văn văn tự tính, là xoay lại nghe Tính nghe của mình, nghĩa là khi nghe âm thanh bên ngoài không để tâm phân biệt chạy theo tiếng hay tiếng dở. Trái lại khi nghe âm thanh liền nhớ mình có Tinh nghe luôn luôn hiện hữu, không đuổi theo tiếng hay tiếng dở, tâm được thanh tịnh thì trí tuệ hằng sáng soi, công đức đầy đủ, từ đó mà khởi phát diệu dụng. Đây là pháp tu chung ở cõi Ta-bà này nên nói là Phổ Môn.
Pháp của Phật là vô cùng dù dùng muôn vạn mỹ từ của thế gian cũng không bao giờ tán dương cho tận, bởi sự vi diệu của Phật pháp chẳng hề đi qua cửa ngôn ngữ hay văn tự. Con nhớ trong pháp bảo đàn kinh có đoạn đối thoại giữa một ni sư và ngài Lục Tổ. Vị ni sư muốn được lục tổ giảng giải cho yếu nghĩa của đoạn kinh mà ni sư không hiểu. Lục tổ bảo ta không biết chữ, sư hãy đọc lên ta giảng cho nghe. Vị ni sư ngạc nhiên nói nếu không biết chữ làm sao ngài có thể hiểu được giáo nghĩa của kinh ? Lục tổ trả lời
“Phật pháp diệu lý phi quan văn tự”, thực vậy sự chứng ngộ và lẽ huyền vi uẩn áo của Phật đà chẳng thể nào dùng từ ngữ thế gian miêu tả, hơn nữa với trí tuệ ngu muội của phàm phu như lũ chúng con thì càng chẳng thể nào hiểu được, bởi vậy dù phân tích một phẩm kinh trác tuyệt trong Diệu pháp Liên hoa là phổ môn phẩm mà con chỉ cỏ thể vụng về dùng ngôn từ thô lậu để kiến giải chút ít hiểu biết về phẩm kinh mà thầy đã giảng.
Dẫu biết khi đọc xong thầy sẽ thất vọng, nhưng con khể thủ kính bạch thầy con sẽ nỗ lực học tập và tiến tu hơn nữa để dần dần gột sạch cấu uế nơi thân tâm, cho minh kính hiện bày thâm nhập vào tri kiến Phật để không phụ công thầy dạy dỗ và kỳ vọng nơi con.
Thành kính tri ân tới thầy, một bậc thầy khả kính.
Nam mô thường tinh tiến bồ tát ma ha tát tác đại chứng minh!
Phật tử: Phạm Hồng Lựu (PD: Bảo Hồng Liên) Lớp giáo lý nâng cao Chùa Hồng Phúc - Hoè Nhai - Hà Nội
Bình luận (0)