Tác giả Tiến sĩ Roy C. Amore Biên dịch Thích Vân Phong
Tôi bắt đầu vào Đại học để học Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo, sau đó trên đường theo học các lớp giáo lý tại Đại học Ohio Hoa Kỳ, tôi tham gia lớp học về các tôn giáo thế giới từ các tác giả, triết gia nổi tiếng, giáo sư triết học thâm niên tại Đại học Bang Ohio.
Giáo sư Troy Organ, một người Cơ Đốc, người tự hào về việc giảng dạy về tôn giáo từ quan điểm của một người tín ngưỡng. Nhiều năm sau, tôi biết được mục tiêu của Giáo Sư Wilfred Cantwell Smith, một nhà Thần học KiTô nổi tiếng, Giáo sư môn Tôn Giáo Thế giới và Giám đốc trung tâm nghiên cứu tôn giáo thế giới tại đại học Harvard, Hoa Kỳ đã viết về các tôn giáo khác như thể họ đang nhìn qua vai của một người?
Giáo sư Troy Organ yêu mến Ấn Độ, dạy đạo Hindu cho những ai theo đạo Hindu.
Nhớ lại một nơi nào đó tại đại học năm thứ nhất, tôi nhận ra rằng tôi yêu thích cách tiếp cận học thuật đối với các ý tưởng và đã thay đổi mục tiêu của tôi từ trở thành một Mục sư Cơ Đốc giáo sang trở thành một Giáo sư tôn giáo học. Theo kế hoạch, tôi đã đi học tại trường dòng, nhưng tôi chọn Đại học Drew ở Madison, New Jersey, Hoa Kỳ, bởi trường này cung cấp chương trình đào tạo tiền Tiến sĩ, cho phép tôi chọn các khóa học chuẩn bị tốt nhất theo con đường đã chọn của tôi và con đường đó đã dần phát triển. Tôi nhận ra rằng bản chất của tôi là muốn so sánh các tôn giáo hơn là chỉ nghiên cứu các truyền thống của đạo đạo Judeo-Kitô giáo. Sự hiểu biết về bản thân của tôi bắt nguồn từ thời thơ ấu của tôi, khi trưởng thành trong một trang trại vào một thời đại mà những người nông dân lớn tuổi vẫn chăn nuôi ngựa. Tôi dành hàng giờ để cưỡi trên một toa xe do ngựa kéo, và người nông dân đã bịt mắt những con ngựa có xu hướng bị phân tâm bởi những thứ xảy ra bên trái hoặc bên phải của họ.
Khi tôi 10 tuổi, cha mẹ tôi đã tổ chức một chương trình Giao lưu Thanh niên Nông trại Quốc tế cho một thanh niên đến từ Ấn Độ. Có nghĩa là thời gian trong ba tháng, tôi đã có một người anh trai tốt bụng từ Ấn Độ. Bởi anh ấy đến từ Ấn Độ nên mọi người đều nói ấy là tín đồ đạo Hindu, nhưng anh ấy lại lịch sự bảo rằng anh là tín đồ tôn giáo khác. Mãi sau này tôi mới nhận ra anh ấy là một tín đồ đạo Sikh. Một cách khách mà tôi được phúc cát tường đến Ấn Độ như một lĩnh vực quan tâm là một trong những Giáo sư kính yêu của tôi tại Drew, Tiến sĩ Paul D. Clasper, giảng dạy về Thần học Baptist trong một cuộc hội thảo tại Trường Thần học Myanmar. Ảnh hưởng tổng hợp từ "người anh lớn" người Ấn Độ của tôi, bài giảng của Giáo sư Troy Organ và những câu chuyện của Giáo sư Tiến sĩ Paul D. Clasper về tình yêu thương, những phật tử hiền hòa không hiếu chiến từ những ngày còn ở Myanmar, đã khiến tôi tập trung vào Phật giáo Ấn Độ và đặc biệt là truyền thống Phật giáo Nguyên thủy. Tôi nhớ là đã giải thích với bạn bè của mình rằng, một lý do tôi muốn tập trung vào Phật giáo, là một sinh viên của tôn giáo so sánh, thật hợp lý khi Cơ Đốc giáo với đạo Phật bởi vì họ quá khác nhau.
Tôi rất vui vì đã chọn Columbia để nghiên cứu và bảo vệ Luận án Tiến sĩ. Giáo sư chính của tôi là Tiến sĩ Alex Wayman (1921-2004), gốc Do Thái, một nhà Tây Tạng học và Cảm xạ học, Giáo sư tiếng Phạn tại Đại học Columbia. Ông có một kiến thức uyên bác tuyệt vời và đánh giá cao về Phật giáo Đại thừa và Kim Cương thừa, nhưng nói đến Phật giáo Nguyên thủy thì không có sự hiểu biết nhiều như vậy. Ông nói với tôi rằng hãy cố gắng tập trung vào tiếng Pali và Phật giáo Nguyên thủy (Theravada). Khi đó tôi không nhận ra điều đó nhiều lắm, nhưng tôi không nghĩ rằng ông đã chia sẻ sự quan tâm của tôi đến tôn giáo diễn ra như thế nào trong đời sống xã hội của những người tín ngưỡng tôn giáo. Tôi đã phúc duyên được học với Giáo sư Tiến sĩ Alex Wayman.
Giáo sư Tiến sĩ Alex Wayman quảng kiến đa văn, học rộng nhớ nhiều và tiếp cận Phật giáo như một truyền thống được ngưỡng mộ. Nền tảng người Do Thái của ông ấy không bao giờ xuất hiện trong các bài giảng của ông hoặc trong các cuộc thảo luận tại văn phòng, điều này khiến tôi càng ngạc nhiên hơn khi nghe những người khác kể lại câu chuyện về việc một triết gia và một nhà Phật học lỗi lạc người Anh (gốc Đức) Edward Conze (1904-1979) đã bị ông hạ gục trong biện thuyết, mà không trực tiếp nêu tên vị triết gia ấy, bằng cách nói rằng ở đó chưa bao giờ là một nhà Phật học uyên thâm là người Do Thái. Tại các hội nghị, tôi đã nghe đồn đãi về sự tranh luận triết lý nảy lửa giữa nhị vị Giáo sư Edward Conze và Alex Wayman. Theo như tôi nhớ thì Giáo sư Alex Wayman chưa bao giờ nhắc đến Giáo sư Edward Conze hay các tác phẩm của ông ấy. Có lẽ đây là cách Giáo sư Alex Wayman xử lý xung đột? Và sinh viên chúng tôi đề phòng không đề cập đến công việc của Giáo sư Edward Conze!
Giáo sư Alex Wayman là một học giả đáng kính trọng nhưng cấu trúc các lớp học của ông khá vô tổ chức. Ngày này qua ngày khác, sinh viên chúng tôi hiếm khi biết chủ đề sẽ được thảo luận. Ông giảng về thực hành Bồ tát đạo 'ông từ chối gọi đề tài giảng là giáo lý' một lớp học không kết thúc và sau đó lớp học tiếp theo ông sẽ giảng dạy về một chủ đề mới. Trong một số lớp học tiếp theo, ông trở lại chủ đề thực hành Bồ tát đạo. Ông có thể giao một cuốn sách giáo khoa, nhưng thực sự nó không giống trong khóa học hoặc bài kiểm tra thực tế. Sau đó, khi ở trong văn phòng của ông là người giám sát luận án của tôi, tôi đã hiểu tại sao các khóa học của ông không hoàn hảo trong kế hoạch. khi ông đã chợt nhận ra rằng một lớp học sắp bắt đầu, ông sẽ đi đến một giá sách và tìm một số bài báo hoặc bài phê bình sách mà ông đã viết, sau đó giảng dạy về chủ đề đó.
Phần lớn sự nghiệp giảng dạy của tôi tại Trường Đại học Windsor (UW), Canada. Mặc dù không sử dụng nhiều sách giáo khoa, Giáo sư Alex Wayman đánh giá cao các giáo sư đã viết sách giáo khoa tốt, và tôi diễm phúc được biên tập sách giáo khoa về tôn giáo thế giới và tác giả các chương về Phật học. Trong nhiều năm, tôi đã giảng dạy chuyên Khoa Nghiên cứu Tôn giáo, nhưng khi chương trình đó bị đình chỉ, tôi chuyển sang chuyên Khoa học Chính trị. Tôi vẫn đang giảng dạy về Phật học và các tôn giáo trên thế giới, nhưng bây giờ trọng tâm là vai trò của tôn giáo trong các sự kiện hiện tại. Trong các khóa học của tôi giảng dạy về chủ nghĩa chính thống tôn giáo và chính trị, tôi đã từng tự hào nói rằng, không có thứ gì gọi là Chủ nghĩa Chính thống của Phật giáo.
Với những phát triển gần đây tại Sri Lanka và Myanmar, tôi không thể nói điều đó được nữa. Tôi cảm thấy mình đã đi một chặng đường dài từ viện Nghiên cứu Phật học, tập trung vào Thánh điển và giáo lý của những ngày còn là sinh viên học đại học sang việc tập trung vào vai trò của đạo Phật trong đời sống chính trị, xã hội hiện nay. Sự nghiệp của tôi là một ví dụ về kim ngôn khẩu ngọc của đức Phật rằng "Nhất thiết duy Tâm tạo" hay "Vạn pháp duy Thức biến" và cái gì do Tâm tạo, Thức biến đều bị chi phối bởi thời gian, không gian, số lượng hạn chế (vô thường) và hệ lụy bởi Nhân Quả!
Tác giả Tiến sĩ Roy C. Amore Biên dịch Thích Vân Phong (Nguồn: Wilfrid Laurier University Press)
Bình luận (0)