Các chính sách nhập cư bắt nguồn từ lòng nhân ái, phải ưu tiên các mối quan tâm nhân đạo, đảm bảo sự an toàn và phúc lợi của những cá nhân đang tìm nơi ẩn náu.
Việt dịch: Thích Vân Phong Nguồn: 佛門網
Năm nay, Nghệ danh Quan Kế Huy (關繼威), một diễn viên phụ xuất sắc người Mỹ, xuất thân từ một gia đình người Việt gốc Hoa với vai diễn Waymond trong bộ phim hài siêu anh hùng “Everything Everywhere All At Once” đã giành được giải thưởng Phim xuất sắc nhất Oscar 2023.
Nghệ danh Quan Kế Huy (關繼威), sinh ngày 20 tháng 8 năm 1971 (ngày 30 tháng 6 năm Tân Hợi) tại Sài Gòn, Việt Nam. Song thân phụ mẫu của ông là người Việt gốc Hoa có 9 người con, ông là một trong số đó.
Đến năm 1978, ông và gia đình đã rời Việt Nam, đến một trại tỵ nạn ở Hồng Kông, trong khi mẹ ông cùng ba anh chị em khác đến Malaysia. Cả gia đình ông sau đó đã được tái định cư tại Hoa Kỳ vào năm 1979.
Tại Hoa Kỳ, Quan Kế Huy đã học tại trường Trung học Mount Gleason ở Tujunga, California và trường phổ thông Alhambra ở Alhambra, California. Năm 1999, ông đã tốt nghiệp Trường Nghệ thuật Điện ảnh của Đại học Nam California. Bấy giờ, ông đã sản xuất ghi hình một bộ phim ngắn có tên Voodoo và nhận được nhiều giải thưởng; người bạn của ông, Gregg Bishop đã viết kịch bản và làm đạo diễn bộ phim.
“Hành trình của tôi bắt đầu trên một chiếc thuyền lênh đênh trên biển đại dương. Tôi đã trải qua một năm trong trại tỵ nạn. Và bằng cách nào đó tôi đã kết thúc tại đây trên sân khấu Hollywood Bowl chính là một nhà hát ngoài trời tự nhiên lớn nhất nước Mỹ,” - nghệ danh Quan Kế Huy nói khi nhận giải, “Người ta nói những câu chuyện như thế này chỉ xảy ra trong phim. Tôi không thể tin được điều đó đang xảy ra với tôi. Đây là giấc mơ ở Mỹ.”
Tại buổi lễ trao giải Oscar lần thứ 95, tôn vinh những tác phẩm điện ảnh xuất sắc nhất, diễn ra tại Nhà hát Dolby ở Hollywood, Los Angeles, California vào ngày 13 tháng 3 năm 2023 (giờ Việt Nam). Tại Nhà hát Dolby khi giành tượng vàng ở các hạng mục quan trọng, nhà sản xuất nhiều phim truyện nổi tiếng Vương Khánh (Jonathan Wang; 王慶), người Mỹ gốc Đài Loan đã phát biểu nhận giải thưởng quan trọng nhất của Lễ trao giải Oscar 2023 cho Bộ phim “Mọi thứ mọi nơi một lúc” (Everything Everywhere All at Once; 媽的多重宇宙): “Giải Oscar 2023 này, tôi cung kính dâng lên hương hồn người cha nhập cư thân yêu của tôi, người cũng giống như bao nhiêu bậc cha mẹ nhập cư khác đã khuất”.
Kamala Harris (Kamala Devi Harris) - nữ Phó Tổng thống đặc biệt của nước Mỹ, là con của những người nhập cư đến Mỹ. Mẹ bà, Shyamala Gopalan Harris, là người nhập cư từ Ấn Độ. Còn cha bà, ông Donald Haris, là một Giáo sư kinh tế người Mỹ gốc Jamaica.
Tại Vương quốc Anh, các lãnh đạo hiện tại của Đảng Bảo thủ (Conservative Party) cựu Bộ trưởng Nội vụ, vị trí chịu trách nhiệm về lực lượng cảnh sát cùng vấn đề nhập cư bà Suella Braverman có cha mẹ là người nhập cư từ Kenya và Mauritius 6 thập kỷ trước và Thủ tướng Vương quốc Liên hiệp Anh, và Bắc Ireland, ông Rishi Sunak, một chính trị gia người Anh gốc Ấn Độ, cha mẹ là người gốc Ấn di cư sang Anh.
Trong khi những cá nhân này và rất nhiều người khác đại diện cho những gương mặt nhập cư mang lại lợi ích cho hai quốc gia, thì nhiều người nhập cư lại có cuộc sống khó khăn, những người lao động nghèo vốn phải bươn chải mưu sinh từng ngày càng trở nên vất vả, nặng nhọc, phải đối mặt với sự bóc lột có hệ thống và các rào cản văn hoá tại nơi ở mới của họ. Đối với một số người trong giới chính trị, thuật ngữ người nhập cư thường đồng nghĩa với những từ như côn đồ hoặc băng đảng. Chúng được coi là bạo lực hoặc nguy hiểm và do đó phải bị đẩy lùi hoặc bị kiểm soát.
Trong những năm gần đây, như chúng ta đã thấy ở hai quốc gia này, các kế hoạch nhằm thực hiện mục tiêu này - đẩy lùi hoặc kiểm soát những người nhập cư, người tỵ nạn và người xin tỵ nạn - đang được ưu tiên. Thủ tướng Rishi Sunak đang thực hiện một kế hoạch gây tranh cãi nhằm loại bỏ những người xin tỵ nạn bằng cách gửi họ đến Cộng hòa Rwanda, một quốc gia nhỏ nằm khép kín trong lục địa tại Vùng hồ lớn trung đông Phi.
Các nhà lập pháp ở Vương quốc Anh đã bỏ phiếu ủng hộ một dự luật khẩn cấp của Thủ tướng Rishi Sunak về thỏa thuận nhập cư với Rwanda (còn gọi là Dự luật Rwanda), bất chấp áp lực từ những người theo đường lối cứng rắn của Đảng Bảo thủ muốn chính phủ bãi bỏ dự luật này.
Kế hoạch Rwanda là trọng tâm mà Chính phủ Anh đề ra để ngăn chặn những người tị nạn trái phép cố bằng mọi cách vào Anh qua Pháp trên những chiếc thuyền nhỏ. Nhiều nước châu Âu và Mỹ đang chật vật tìm cách đối phó với dòng người di cư chạy trốn chiến tranh, bạo lực, áp bức và thiên tai.
Chính phủ Anh cho rằng cách trục xuất này sẽ gây nản lòng những người định vượt biển theo cách đầy rủi ro để vào Anh và thuê dịch vụ của các băng nhóm buôn người.
Tuy nhiên, kế hoạch này đã vấp phải sự phản đối gay gắt của các nhóm nhân quyền. Những người chỉ trích cho rằng thoả thuận giữa Anh và Rwanda về việc đưa người di cư, trong đó nhiều người chạy khỏi các quốc gia có xung đột như Afghanistan, Syria và Iraq. . .
Tuy nhiên, Chính phủ Anh không từ bỏ. Trước đây, Vương quốc Anh và Rwanda ký một hiệp ước cam kết tăng cường bảo vệ người di cư. Chính phủ của Thủ tướng Rishi Sunak cho biết, thoả thuận cho phép London thông qua luật công nhận Rwanda là điểm đến an toàn.
Đồng thời, trước đó Chính phủ của Thủ tướng Rishi Sunak đã công bố một đạo luật khẩn cấp được thiết kế nhằm vô hiệu hóa Luật Nhân quyền vốn đang cản trở những vụ trục xuất như vậy. Thủ tướng Rishi Sunak nói: “Bây giờ chúng tôi sẽ làm việc để đưa ra luật, để chúng tôi có thể có các chuyến bay đến Rwanda và ngăn chặn các chuyến tàu”.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký hàng loạt sắc lệnh hành pháp, hiện thực hóa cam kết hành động, đảo ngược chính sách của chính quyền tiền nhiệm. Ông đã chuyển hướng sang “các hạn chế mạnh mẽ và lâu dài đối với người tỵ nạn - bao gồm cả thẩm quyền đặc biệt được cựu Tổng thống Donald Trump viện dẫn lần đầu tiên để trục xuất người di cư trong thời gian các cuộc vượt biên bất hợp pháp tăng đột biến - nhằm thuyết phục các nghị sĩ Đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mỹ hỗ trợ thêm quân sự, kinh tế cho Ukraine” (CBS News)
Điều này xảy ra sau khi vận động cải cách rộng rãi, nhằm cho phép nhiều người nhập cư vào đất Mỹ hơn, đồng thời đưa ra tiến trình dẫn đến địa vị pháp lý cho những người đã ở trong nước bằng các phương tiện bất hợp pháp.
Theo Chương trình nhập cư Hoa Kỳ (The American Immigration Council; AIC), sau năm đầu tiên cầm quyền, “Tổng thống Mỹ Joe Biden tiếp tục một số chính sách nhập cư mang tính tiêu cực nhất mà ông đã tố giác trong quá trình tranh cử, đồng thời giải quyết các vấn đề dai dẳng trở nên tồi tệ hơn dưới thời người tiền nhiệm lãnh đạo chính phủ Hoa Kỳ” (American Immigration Council).
Cuộc tranh luận của các quốc gia này đã đặt ra những câu hỏi hàng đầu không chỉ về các chuẩn mực dân chủ mà còn về những cân nhắc về phương diện đạo đức gắn liền với chính sách nhập cư. Trong bối cảnh vận động chính trị, việc khám phá vấn đề này qua lăng kính các giá trị Phật giáo và triết học đạo đức là điều thích hợp.
Trọng tâm của Phật giáo là các nguyên lý đạo đức nhấn mạnh đến từ bi tâm, sự đồng cảm và tôn trọng mọi chúng sinh. Giáo lý đạo Phật khuyến khích các cá nhân hành động với thiện tâm và giảm thiểu những nỗi khổ niềm đau, bất kể nền tảng văn hoá, sắc tộc hay xã hội. Do đó, khi tiếp cận vấn đề nhập cư, nguyên tắc cơ bản của đạo Phật về từ bi tâm, lòng nhân ái, có thể trở thành ngọn hải đăng soi đường dẫn lối.
Các chính sách nhập cư bắt nguồn từ lòng nhân ái phải ưu tiên các mối quan tâm nhân đạo, đảm bảo sự an toàn và phúc lợi của những cá nhân đang tìm nơi ẩn náu.
Nó đòi hỏi sự đánh giá đầy cảm thông về nhu cầu, quyền và phẩm giá của họ, phù hợp với các nghĩa vụ nhân đạo toàn cầu. Trong những năm gần đây, Thủ tướng Vương quốc Anh Boris Johnson khẳng định London sẵn sàng cắt đứt mối quan hệ với Liên minh châu Âu (EU) mà không có một thỏa thuận thương mại toàn diện.
Nhập cư mang lại cơ hội để xây dựng lại trái phiếu. Các quốc gia châu Âu có thể hợp tác cùng nhau để tái định cư những người nhập cư ở những nơi mà họ sẽ phát triển tốt nhất và bổ sung vào các cộng đồng hiện có, xây dựng một xã hội công bình và hài hoà.
Đạo Phật ủng hộ việc thúc đẩy sự kiềm chế trong các hành động và quyết định có thể dẫn đến xung đột hoặc tổn hại -chẳng hạn như đưa những người dễ bị tổn thương tỵ nạn đến Rwanda, nơi họ có thể bị từ chối tỵ nạn và bị đưa trở về cố quốc hồi hương. Toà án Tối cao Vương quốc Anh đã lưu ý rằng, điều này vi phạm Công ước Châu Âu về Nhân quyền (ECHR) mà Vương quốc Anh là thành viên. Bằng cách gửi những người xin tỵ nạn sang Rwanda, các chính trị gia Vương quốc Anh tránh phải chịu trách nhiệm về những người đã đến bờ biển của họ để tìm kiếm sự giúp đỡ. Điều này không duy trì được phúc lợi con người và tôn vinh phẩm giá vốn có của những cá nhân đó. Tình hình ở Mỹ cũng không khá hơn. Theo nhà báo Andrew Prokop của Vox viết về các cuộc đàm phán hiện thời tại Quốc Hội Hoa Kỳ giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và các nghị sĩ đảng cộng hoà: “Việc cắt giảm thoả thuận hạn chế nhập cư sẽ là một sự thay đổi lớn, các đảng viên Cộng hòa lập luận rằng, việc cắt giảm mạnh chi tiêu là cần thiết để hạn chế sự gia tăng của con số nợ quốc gia 31,4 nghìn tỷ USD, tương đương với sản lượng hàng năm của nền kinh tế Mỹ”.
“Trong đại gia đình Hợp chủng quốc này, chúng tôi tin rằng không người nào là bất hợp pháp”.
“Nó sẽ dập tắt hy vọng của hàng triệu người đến nước Mỹ, để tìm kiếm một cuộc sống hoàn hảo hơn cho bản thân và gia đình, thường phải vượt qua hành trình đầy cam go nguy hiểm. Và nó sẽ gây ra tranh cãi lớn giữa những người cấp tiến và các nhà hoạt động cánh tả.” (Vox)
Sự bế tắc hiện nay trong các cuộc tranh luận về nhập cư, đòi hỏi sự lãnh đạo táo bạo hướng tới một cách tiếp cận tập thể dựa trên tình từ bi, trí tuệ, thấu hiểu và và cảm thông, những dấu hiệu nổi bật của các nguyên tắc đạo đức Phật giáo:
* Bảo vệ sự sống: Ý thức được những khổ đau do sự giết hại gây ra, tự nguyện thực tập nuôi dưỡng tuệ giác Tương tức và Từ bi tâm để có thể bảo vệ sinh mạng của con người, của các loài động vật, thực vật và môi trường của sự sống.
* Hạnh phúc chân thực: Ý thức được những khổ đau do lường gạt, trộm cắp, áp bức và bất công xã hội gây ra, tự nguyện thực tập san sẻ thì giờ, năng lực và tài vật của con với những kẻ thiếu thốn, trong cả ba lĩnh vực tư duy, nói năng, và hành động của đời sống hằng ngày.
* Tình thương đích thực: Ý thức được những khổ đau do thói tà dâm gây ra, tự nguyện học hỏi theo tinh thần trách nhiệm để giúp bảo hộ tiết hạnh và sự an toàn của mọi người, mọi gia đình và trong xã hội. Bản thân biết tình dục và tình yêu là hai cái khác nhau, rằng những liên hệ tình dục do thèm khát gây nên luôn luôn mang tới hệ lụy, đổ vỡ cho con và cho kẻ khác.
* Lắng nghe và ái ngữ: Ý thức được những khổ đau do lời nói thiếu chánh niệm và do thiếu khả năng lắng nghe gây ra, tự nguyện học các hạnh Ái Ngữ và Lắng Nghe để có thể hiến tặng niềm vui cho người, làm vơi bớt nỗi khổ đau của người, giúp đem lại an bình và hòa giải giữa mọi người, giữa các quốc gia, chủng tộc và tôn giáo.
* Nuôi dưỡng và trị liệu: Ý thức được những khổ đau do thói tiêu thụ không chánh niệm gây nên, tự nguyện học hỏi cách chuyển hóa thân tâm, xây dựng sức khỏe cơ thể và tâm hồn bằng cách thực tập chánh niệm trong việc ăn uống và tiêu thụ. Tự nguyện không lạm dụng rượu bia, không sử dụng các chất ma túy, không ăn uống hoặc tiêu thụ bất cứ một sản phầm nào có độc tố, trong đó có mạng lưới internet, phim ảnh, truyền thanh, truyền hình, sách báo, bài bạc và cả chuyện trò.
Các nhà hoạch định chính sách cũng như người dân phải nỗ lực vượt qua các rào cản ý thức hệ, và tiếp cận các vấn đề nhập cư bằng tấm lòng nhân ái và cam kết giảm thiểu những nỗi khổ niềm đau của đồng loại.
Trong việc kết hợp các giá trị Phật giáo vào bối cảnh chính trị phức tạp vẫn còn nhiều thách thức, thì bản chất của từ bi tâm, sự đồng cảm sẻ chia và sự hiểu biết lẫn nhau là rất quan trọng trong việc điều hướng các diễn ngôn về nhập cư. Việc kết hợp các nguyên tắc đạo đức này, có thể thúc đẩy một cách tiếp cận nhân đạo và toàn diện hơn, cộng hưởng với các giá trị cốt lõi không chỉ của Phật giáo mà còn của tất cả các tôn giáo lớn và hệ thống đạo đức thế tục, đồng thời đưa ra con đường giải quyết những vấn đề phức tạp xung quanh vấn đề nhập cư.
Những chính sách này không chỉ ảnh hưởng đến những người đang cố gắng đến từng quốc gia mà còn ảnh hưởng đến những người đã nhập cư quốc gia này. Bằng cách nhấn mạnh đến tính nhân văn của những người đang gặp phải khó khănm các nhà lãnh đạo chính trị có thể nhắc nhở người dân về lòng nhân đạo của chính họ.
Giống như vị anh minh Hoàng đế Phật tử Ashoka (A Dục vương) trị vì Vương quốc Ấn Độ vào thế kỷ thứ III trước Tây lịch và cũng là một trong những nhân vật sáng chói nhất trong lịch sử Phật giáo. Là vị Thánh vương, anh minh Hoàng đế nổi tiếng nhất của triều đại Maurya, ông đã thống nhất gần toàn thể bán lục địa Ấn độ. Hoàng đế Phật tử Ashoka đã ban Sắc lệnh các loại văn kiện ghi khắc trên mặt đá khắp Vương quốc của ông, ca ngợi hành vi tốt, các nhà lãnh đạo chính trị hiện tại có thể đưa ra những hành động đạo đức nhân văn rõ ràng cho người dân của họ. Các chỉ dụ được ghi khắc bằng các loại ngôn ngữ địa phương thời bấy giờ là brahmi và karosti, kể cả tiếng Hy lạp và tiếng araméen, một loại ngôn ngữ rất xưa thuộc các vùng Trung đông và Phi châu.
Một trong những Sắc lệnh đó với nội dung:
Tư duy: “Làm sao đảm bảo được sự an lạc và hạnh phúc cho nhân dân?.”
“Nay do ta thực hành chính pháp Phật đà, tiếng trống trận của chiến tranh không còn vang lên nữa, mà thay vào là tiếng trống Trí tuệ Bát nhã hoà âm với tiếng chuông Diệu pháp Như Lai.”
“Trong tất cả mọi lúc, mọi nơi, ta đều quan tâm đến tình hình và công việc của toàn dân.
Dù đang khi ăn, dù là ở trong phòng của hoàng hậu, trong phòng ngủ của ta, nơi đồng ruộng, trong xe hay trong viên, khắp mọi nơi, các quan chức phải báo cáo cho ta biết mọi công việc của dân chúng, và ta lúc nào cũng sẵn sàng giải quyết công việc của dân chúng ở khắp mọi nơi.
Ta đã ra lệnh mọi công việc của dân chúng phải được báo cáo cho ta biết, ở khắp mọi nơi, bất cứ vào giờ nào.
Vì rằng ta không bao giờ thỏa mãn về sự cố gắng của bản thân ta. Đúng như vậy, bổn phận cao nhất của ta là đảm bảo cho toàn đất nước được hạnh phúc và an lạc. Không còn chức trách nào cao quí hơn là đảm bảo hạnh phúc cho toàn dân.
Và nếu ta có cố gắng hết sức mình: thì cũng là nhằm mục đích trả món nợ của ta đối với tất cả moi chúng sinh, đảm bảo cho mọi loài được hưởng hạnh phúc trong đời sống này và hạnh phúc của cõi trời trong kiếp sống tương lai.
Chính nhằm mục đích ấy mà ta cho khắc lời Dụ này trên đá, để cho Giáo pháp của Đức Phật mãi mãi trường lưu, để cho con cái và cháu chắt ta có thể thực hành theo chính pháp Phật đà, vì hạnh phúc và an lạc cho toàn đất nước.
Nhưng đó là một mục đích khó thành tựu được, trừ phi là có cố gắng hết sức, hết lòng mình”.
“Thật sự như vậy, từ nay trở đi, ta phải lo lắng, đảm bảo cho hạnh phúc vật chất và tâm linh cho toàn đất nước. Noi theo con đường hòa bình, ta sẽ dắt dẫn toàn thế giới từ bỏ dục vọng đến với hòa bình.
Từ ngày ta diện kiến chư tôn đức Tăng già thanh tịnh và hòa hợp, tự ta, ta đã gắng sức rất nhiều.
Hậu quả tốt của sự cố gắng không phải chỉ dành riêng cho các vĩ nhân. Nếu ta muốn, thì người bình thường cũng có thể gắng sức mà vươn tới được cõi trời hạnh phúc và an lạc.
Chính vì mục đích ấy mà những lời này được công bố. Tất cả mọi người, lớn cũng như bé, hãy cố gắng hết sức mình.”
“Phải biết vâng lời nhị vị đấng sinh thành. Cũng như vậy, các thầy giáo và mọi người xứng đáng phải được tôn kính. Phải thương yêu mọi loài vật. Phải nói sự thật.
Đó là những đức tính cao cả cần được thực hành và đề cao.
Cũng như vậy, học trò phải phục vụ thầy dạy, mọi người quan hệ với nhau phải nhã nhặn và lịch sự.
Đó là tín điều chân chính và cổ xưa, tín điều ấy sẽ giúp sống thọ.
Vì vậy dân chúng hãy hành động theo đúng tín điều này”. (Access to Insight; 內觀之道)
Liệu các nhà lãnh đạo đương thời ở vị trí các Cường quốc và vai trò lãnh đạo Thế giới ngày nay có thể đưa ra những quan điểm tương tự không?
Liệu công dân của những quốc gia này và những cường quốc có nền kinh tế phồn thịnh trên thế giới có thể nỗ lực hướng tới những điều kiện tốt hơn cho người nhập cư, người tỵ nạn và người xin tỵ nạn không?
Liệu chúng ta có thể cùng nhau cung cấp nơi ăn chốn ở, nước sạch và thức ăn bổ dưỡng cho những người cần giúp đỡ để tất cả chúng ta có thể cùng nhau phát huy hết tiềm năng cao nhất của mình không?
Việt dịch: Thích Vân Phong Nguồn: 佛門網
Bình luận (0)