Lược sử về cuộc đời và đạo nghiệp của Ambedkar

Bhimrao Ramji Ambedkar (1891-1956) sinh tại miền Tây, Ấn Độ trong một gia đình thuộc tầng lớp Dalit (tiện dân). Dù nhà nghèo nhưng cha ông cố gắng tạo điều kiện cho Ambedkar học chữ nghĩa. Lớn lên trong bối cảnh sự phân chia đẳng cấp đã thôi thúc Ambedkar phấn đấu vì bình đẳng xã hội. Vào năm 1904, Ambedkar được thầy giáo Keluskar giới thiệu tác phẩm “Cuộc đời đức Phật”. Đấy là nhân duyên ông tiếp cận Phật giáo.

Khi quay về Ấn Độ, Ambedkar làm việc và chấp nhận sự phân biệt giai cấp dù ông đã là vị có học thức cao. Ông được mời làm Thư ký, sau này sẽ nhận chức Bộ trưởng, nhưng tại nơi công tác chẳng có ai chịu làm việc với ông, họ không chấp nhận người tiện dân điều khiển mình, thậm chí là người phục vụ. Ambedkar thưa lên Tiểu vương nhưng đành ngậm ngùi chẳng được gì, quay lại Bombay mưu sinh bằng cách đi dạy học, làm việc hành chính chẳng bao lâu bị phát hiện ra nguồn gốc cuối cùng chẳng một ai nhờ đến ông nữa, không dừng lại ở đây ông tiếp tục viết sách có kinh phí rồi dạy học cho những học trò có tâm cầu tiến. Một số phong trào khởi lên với mong muốn được trả quyền sống công bằng cho người tiện dân, trong đó có Ambedkar. Nhân duyên đến, ông gặp được một vị tri thức, có tư tưởng lớn cùng sự giúp đỡ của bậc trí thức nên Ambedkar có tài chính, ông ra mắt tờ báo bán nguyệt san đại diện cho hàng tiện dân than vãn đời sống của họ cầu sự bình đẳng. Trong bài báo ông đã lên án vạch trần xã hội Hindu không để người thấp hèn có con đường sống và ông khẳng định: “Ấn Độ muốn trở thành một đất nước hùng mạnh thì cần phải xóa bỏ chế độ giai cấp và đảm bảo quyền bình đẳng cho tất cả người dân”[1], ông huy động mọi người dân quyết liệt chọi lại thế lực nhưng không làm ảnh hưởng tầng lớp trên. Tuy nhiên, một thời gian ngắn sau đó, ông phải gác lại, tập trung việc đi học tiếp, ông sang Luân Đôn nỗ lực học tập đạt được bằng thạc sĩ và tiến sĩ tại Anh. Do đó, ông trở thành người có bằng cấp cao xa hơn người dân Ấn lúc bấy giờ.

Đất nước Ấn Độ tự do dân chủ, Ambedkar được bầu làm Bộ trưởng Bộ Tư pháp, sau vài năm ông xin nghỉ việc lo tập trung hướng về nương tựa Phật, Pháp, Tăng. Quả nhiên, ông tổ chức các chương trình giáo dục tôn giáo và xin nghỉ chức làm Bộ trưởng, ông tham gia các hội nghị Phật giáo tại khắp nơi trên đất nước Ấn Độ cũng như các nước lân cận. Ông viết nhiều sách như “Đức Phật và Phật Pháp”, “Tại sao tôi thích Phật giáo”. Đến năm 1956, Ambedkar thật sự cho mọi người biết thông tin ông quy y cửa Phật và cũng có rất nhiều người dân tầng lớp thấp cũng quy y Phật, Pháp, Tăng giống như ông và ông nói: “…Tôi sẽ sống theo Bát chánh đạo mà đức Phật đã dạy. Phật giáo là một tôn giáo chân chính và tôi sẽ hướng cuộc đời mình dưới sự chỉ dẫn của từ bi, trí tuệ và lẽ phải”[2], điều đó khẳng định lòng tịnh tín của ông đối với Phật giáo rất mạnh. Ambedkar quy y Tam bảo hơn một tháng, tại Nepal Phật giáo Thế giới tổ chức cuộc họp lớn trong đó có Ambedkar tham dự, sau buổi họp ông cảm thấy sức khỏe yếu và buồn vì chưa làm trọn vẹn công việc hoằng pháp cho xã hội Ấn Độ. Đến tháng 12 cùng năm, ông lâm chung và lễ đám được tổ chức theo nghi thức Phật giáo với hàng trăm ngàn người thương tiếc vì đức hi sinh cả đời của ông đóng góp cho sự phát triển của Phật giáo.

Những hoạt động cao cả của Ambedkar

Ambedkar là người được nhiều giới tư tưởng tin theo, trong cuộc sống, ông thể hiện như một nhà luật sư, thấy nhân dân lầm than liền có ý tưởng muốn thay đổi các tư tưởng lạc lậu không ích lợi giúp họ có cái nhìn mới, chỉ ra con đường sống an lạc cho mọi người, ông xứng danh là vị cư sĩ thuần thành. Bản thân Ambedkar đến với Phật giáo qua sự hiểu biết của chính bản thân, chẳng ai ép buộc ông cả, cũng như đức Phật Thích Ca dạy: “Các người tin Ta, theo đạo của Ta mà không hiểu Ta và giáo pháp của Ta là không những phỉ báng Ta mà còn phỉ báng đạo của ta nữa”[3]. Từ đó, Ambedkar đặt hết tâm huyết của mình vào Phật giáo sau nhiều năm học về các tôn giáo, với sự quyết đoán ấy từ lý trí chân chính đã dẫn dắt rất nhiều người quy y đúng với lẽ phải không mù quáng mơ hồ, tất cả đều do tự lực bản thân ông khuyên răn mọi người tránh xa việc cúng tế, xem săm. Quả thật, đức Phật dạy: “tự mình nương tựa mình, không nương tựa một ai khác, lấy Chính pháp làm ngọn đèn, lấy Chính pháp làm nơi nương tựa, không nương tựa một gì khác”[4], chân lý này đem lại niềm tự tin nơi bản thân của mỗi người ngày một lớn mạnh, chính Ambedkar đã hướng dẫn dân chúng nghe theo lời dạy thiết thực ấy và nhấn mạnh: “Hãy cố gắng không ngừng, không có giá trị nào trên đời mà không phải do nỗ lực mà được”, cá nhân Ambedkar thực hành chẳng khác gì vị khất sĩ, sống đơn giản, biết tiết kiệm để giúp đỡ người nghèo, đức hạnh của vị cư sĩ hiểu đạo Phật, ông tôn quý đức Phật là vị Thầy vĩ đại, ông học hỏi triết lý sống bình đẳng, tự do, dân chủ. Bên cạnh đó, có các nhà Phật học từng nối tiếp sau Ambedkar đã đề cao về ông với sự đam mê tôn giáo, chính bản thân Ambedkar mong mỏi tất cả mọi người muốn có cuộc sống tốt đẹp cần phải tiếp cận tôn giáo, bởi vì tôn giáo dạy đạo đức sống chân thật thiết thực. Lúc sang Miến, Ambedkar nhận thấy trong lòng chua xót, lòng tín ngưỡng trong ông không thể tả được, sức mạnh tinh thần đã đưa ông có được niềm tin chắc thật, Ambedkar khẳng định: “Không có động cơ nào khác ngoài giá trị tinh thần và tâm linh trong sự chuyển đổi tôn giáo của tôi. Tôi không tán thành một tôn giáo chủ trương nghèo đói, nhưng giá trị tinh thần quan trọng hơn lợi ích vật chất. Phật giáo là sự tiến bộ toàn diện,…”[5]. Nhiều người cho rằng Ambedkar là vị cư sĩ với lòng tin không lung lay, có sức hút mãnh liệt và niềm tin về Phật giáo từ khi còn bé.

Chính vì thế, Ambedkar một lòng muốn chấn hưng Phật giáo tại Ấn Độ, xem chuyện chấn hưng này là bổn phận trách nhiệm của mình với tâm nguyện tha thiết. Nơi trú xứ, ông tuyên bố sẽ hi sinh cống hiến quảng đời cuối cùng cho Phật giáo, với lần phát biểu ở các Hội tại Delhi ông tỏ ra ý chí khẳng định làm cho Phật giáo phục hưng phát triển nhiều hơn. Điều mong mỏi nơi ông luôn được bộc lộ trước cộng đồng, ông cho rằng đất nước Ấn Độ chuẩn bị đầy đủ, trân trọng nhận chân lý cao thượng của Như Lai lần nữa. Đương nhiên rằng, nơi sinh ra đức Phật chỉ có đất nước Ấn Độ mới đủ khả năng hoằng truyền phát triển sự thật đang diễn ra, mặc dù Phật giáo đã từng suy tàn nhưng vẫn không mất. Việc phục hưng nhờ sự ảnh hưởng từ đức Phật để quay về mà không hề thông qua bất cứ phương tiện nào, Ambedkar nhận định “lúc này là thời gian tốt nhất để phục hưng Phật giáo”[6], những người dân tiến bộ họ cũng cho rằng việc còn đối xử phân biệt nơi đạo Hindu là sai lầm lớn và họ chuẩn bị sẵn sàng tốt nhất cùng hướng về ngôi Tam bảo. Với sự quyết tâm không mỏi mệt, vượt lên mọi khó khăn trong công cuộc phục hung, đưa Phật giáo trở lại cho nhân loại. Qua đó, học giả Hunter nhận xét: “Vấn đề phục hưng Phật giáo ở Ấn Độ là luôn luôn có thể… Cuộc đời và lời dạy của đức Phật cũng đang bắt đầu ảnh hưởng đến tư tưởng tôn giáo ở Mỹ và châu Âu. Lời dạy ấy ngày càng trở nên quen thuộc với thế giới phương Tây… Phật giáo sẽ vĩnh hằng như sự vĩnh hằng của giáo lý nhân quả, của cuộc sống cao thượng và đẹp đẽ mà nó hết mức chủ trương. Sự phục hưng của Phật giáo ở Ấn Độ, tôi xin lặp lại, là hoàn toàn có thể”.[7]

Quả thật, với tài năng và đức độ, Ambedkar đã thu phục được nhiều người có tín tâm và khuyến khích họ xây dựng ngôi nhà Phật giáo Ấn Độ phát triển hưng thịnh. Những trung tâm Phật giáo được dựng lên, đồ chúng hàng ngàn người thay nhau gánh vác Phật sự, truyền bá giáo lý. Sức ảnh hưởng của Ambedkar rất lớn và mang hoài bão “canh tân” Phật giáo với những tư tưởng đột phá, đưa Phật giáo mang tính chất đặc thù của Ấn Độ.

Niềm tin nơi Tam Bảo

Ambedkar có tầm nhìn tình hình xã hội của đất nước Ấn hơi đúng, với các tổ chức đã đứng lên chống lại việc cải đạo, nhưng với ông thì khác bởi chính bản thân Ambedkar từng trải nghiệm đời sống cùng đinh, nhận lãnh đủ thứ tệ bạc nên liên quan đến khuất mắt trong lòng bấy lâu nay. Bên cạnh đó, Gandhi thuộc dòng cấp cao có tấm lòng rộng lớn, hiểu được hoàn cảnh ngặt nghèo nên thể hiện cải đổi cuộc sống của họ nhưng chỉ được phần nào thôi. Trên báo chí Ambedkar khẳng định:“Loại bỏ vấn đề tầng lớp cùng đinh là đấu tranh cả đời của tôi”, suy nghĩ của ông là nỗi cùng cực dân cùng đinh chịu nặng nề gấp nhiều lần so với người Ấn và còn những ai chưa từng làm người cùng đinh ắt khó mà hiểu thấu cái họ nhận lãnh. Do đó, hiểu tình hình nghĩa là đạo Hindu chẳng thay đổi được và việc giai cấp cùng đinh chẳng diệt được, ông Ambedkar nhận định rằng việc cải đạo là phương thức không có cái thứ hai nhằm giải thoát giai cấp cùng đinh thoát bất bình đẳng và bốc lột bởi người cấp trên. Ông nói: “Chúng ta đã cố gắng mọi thứ để có được một địa vị bình đẳng trong xã hội Hindu, nhưng điều đó vô ích. Xã hội Hindu không có chỗ cho sự bình đẳng. Chỉ bằng cách bỏ đạo Hindu, tình trạng của chúng ta mới được cải thiện. Cải đạo là cách duy nhất để giải phóng.” Cuối cùng nhắn nhủ người cùng đinh: “Nếu muốn được tôn trọng, hãy thay đổi tôn giáo; Nếu muốn được độc lập, hãy thay đổi tôn giáo; Nếu muốn được bình đẳng, hãy thay đổi tôn giáo; Nếu bạn muốn tạo một xã hội mà trong đó mọi người đoàn kết và thương yêu nhau, hãy thay đổi tôn giáo; và nếu bạn muốn tạo ra một thế giới mà ở đó bạn được sống hạnh phúc, hãy thay đổi tôn giáo.”

Nhà phiên dịch, chú giải và biên tập kinh sách

Chư Phật Như Lai ra đời vì lợi ích cho chúng sinh, với vai trò to lớn ấy Ambedkar đặc biệt quan tâm, ông luôn nghĩ rằng sứ mệnh đưa giáo pháp đến với chúng sinh không chỉ là trọng trách riêng cho hàng tu sĩ, mà người cư sĩ tại gia cũng có thể học tập, thực hành rồi đem Chính pháp đến khắp nơi qua nhiều phương tiện. Ông thấy việc tu tích thiện lành là đương nhiên của người tu Phật, nhưng cần mang lợi ích qua sự học hiểu chân lý này đến hết thảy chúng sinh cùng hiểu nhằm hóa giải nỗi khổ cho bản thân là nhiệm vụ chung cả. Bên cạnh đó, không ít vị Tỳ-kheo lơ lỏng chuyện truyền bá này lo cúng tế nhiều hơn dễ đưa Phật giáo vào mê tín, theo Ambedkar tôn giáo suy tàn do ba nguyên nhân đó là giáo pháp lung lay, tín đồ yếu, giáo chủ không có nguồn gốc trong cộng đồng.

Thông qua công tác hoằng truyền Chính pháp, mang lại lợi ích rất nhiều hầu cứu giúp nhân loại tự tháo gỡ những gút mắc trong đời sống, thích hợp với tư tưởng từ bi nhà Phật: “Từ bi là căn bản của Phật pháp, trong đó mọi người phải biết yêu thương và phục vụ, chư tăng phải là những tấm gương tốt về việc này”[8], từ đó Ambedkar suy luận rằng đức Phật Thích Ca thành lập đoàn thể tăng già chẳng những đào tạo các bậc chân tu đầy đủ trí tuệ và lòng thương yêu nhân loại mà còn đem tài trí phục vụ có ích cho mọi người. Mục đích chính trở thành người mẫu mực có đạo đức là để người sau noi theo, thực hành dễ dàng tạo ra hạnh phúc cho bản thân, người tu sĩ sống có phạm hạnh luôn nghĩ đến phục vụ chúng sinh, để tâm làm việc lợi ích không còn vướng bận chuyện riêng tư.

Với sự năng nổ, hăng hái trong các hoạt động phục vụ cho Phật giáo, Ambedkar tiếp cận qua nhiều kinh điển mang tầm vóc vi diệu sâu thẳm, khiến người đọc chưa hiểu hết trọn vẹn hàm ý bên trong, ông mong rằng điều vi diệu trong kinh điển bao trùm mọi tầng lớp con người. Chính vì lẽ đó, Ambedkar luôn mong mỏi người con Phật truyền bá chân lý của đức Phật cần tạo ra các cuốn sách nhỏ gọn, ngôn ngữ súc tích, để tiện bề mang theo bên mình đọc mọi lúc mọi nơi, bản thân ông luôn nhận trách nhiệm về mình. Ambedkar tìm kiếm các thông tin để có tác phẩm tầm cỡ cho đạo mình, ông đầu tư cho ra mắt cuốn “Đức Phật và giáo pháp của Ngài” vào năm 1956. Bên cạnh đó, những cư sĩ mới tiếp cận cuốn sách do Ambedkar viết khiến họ phát khởi niềm tin tôn kính đạo Phật như cảm nhận được điều vi diệu trong ấy. Họ luôn mang theo để tri ân ông khi học hỏi, cuốn sách ban đầu với ngôn ngữ tiếng Anh, sau này đã dịch ra thành các thứ tiếng giúp cho người đọc thấu rõ nghĩa lý, ông được sự ủng hộ của các học giả khen là vị anh cả của tầng lớp thấp. Hơn thế nữa, ông viết các tác phẩm khác nhằm truyền bá giáo pháp Như Lai như “Sự suy tàn và sụp đổ của Phật giáo”, “Đức Phật và tương lai Phật giáo”, “Sự thịnh vượng và thoái hóa của phụ nữ Hindu”, “Đức Phật và Karl Marx”. Qua các cuốn sách Ambedkar viết, đã mang lại nhiều tư tưởng nhẹ nhõm cho mọi người, ngoài ra ông còn đưa hết công sức mình vào Phật giáo hiện đại, viết ra 22 lời tâm nguyện và mong mỏi các vị theo ông phát tâm thực tập, 22 lời ấy rất quan trọng cho giới cư sĩ người Ấn vì hoàn cảnh khác biệt, thậm chí người dân Ấn Độ cho đức Phật là hóa thân của các vị thần thuộc một phần của Ấn giáo và cứ thế Ambedkar xóa bỏ điều viễn vong này làm thay đổi cách nhìn của cư sĩ mới bắt đầu tìm hiểu đạo Phật trở nên tốt đẹp và hoàn thiện hơn.

Trên những hoạt động đó, Ambedkar đi vào xã hội với tinh thần hoan hỷ nhiệt tình mang tính thực tế để đem giáo pháp đức Phật gần gũi với mọi người và đã dựng lên các trường giáo dục ảnh hưởng tầm vóc Phật giáo với mục đích học hỏi các giá trị đạo đức thông qua trí tuệ của bậc đi trước, không chỉ vậy còn khích lệ động viên tinh thần bằng cách phát quà cho những ai học giỏi nhằm phát huy nghĩa cử cao đẹp của cá nhân đối với sự tồn tại phát triển và hưng thạnh của Phật giáo một cách nhẹ nhàng. Ambedkar dựng lên Hội Phật tử nhằm hướng tới việc hoằng truyền chân lý vi diệu vào năm 1955 như sau: “Truyền bá kiến thức về Phật giáo ở Ấn Độ, xây dựng các cơ sở Phật giáo, Thành lập các trường học, các trại mồ côi, bệnh viện và các công tác xã hội khác, đào tạo các sứ giả, khuyến khích nghiên cứu so sánh các tôn giáo, xuất bản các tài liệu để phổ biến Phật giáo, bao gồm các tờ rơi và tài liệu quảng cáo, thành lập Giáo hội Phật giáo Ấn Độ, Tổ chức các hội nghị Phật giáo để bàn về việc thống nhất các nghi lễ tôn giáo”[9], điều đó cũng khẳng định được tâm huyết của ông dành cho Phật giáo thật mãnh liệt dường nào.

Vị cư sĩ được nhiều người kính trọng

Những việc làm không mỏi mệt của Ambedkar đã chứng minh cho sự đóng góp tích cực của mình, không chỉ có tấm lòng mến đạo luôn hướng đến sự phục hưng Phật giáo mà còn mang lại tiếng tăm tốt về sau cho ông mặc dù đã qua đời. Cuộc đời Ambedkar sống hết mình vì hạnh phúc của mọi người, ông làm nên nhiều điều hay lợi ích đến cho nhân loại, khiến những ai có lòng tin vẫn tiếp tục theo dấu chân ông, dẫu công việc Ambedkar làm chưa hoàn thành nhưng họ sẽ tiếp nối. Rất nhiều người phát tâm đóng góp sự nghiệp khi Ambedkar không còn trên đời, sự ra đi của ông chưa dừng lại mà tạo nên một kỷ nguyên Ambedkar. Người bạn Balley của ông đọc lời thề cống hiến rằng dù có hi sinh bản thân vẫn làm lợi ích chung cho cộng đồng, vị tu sĩ nhà văn Anh Sangharakshita thời trước từng làm việc cùng với ông nay thuyết giảng rất nhiều bài pháp hầu giúp cho những cư sĩ mới tham gia thêm phấn chấn hơn khi phải xa ông mãi mãi, Sangharakshita nói rằng “Ambedkar không chết và sứ mạng Phật giáo của Ambedkar cần phải được tiếp tục”[10] với lòng nhiệt huyết của mình, vị này đi khắp nơi truyền bá chân lý của Ambedkar, hướng dẫn cư sĩ mới vào đạo không lung lay niềm tin nơi Phật giáo. Vì thế, người có tâm như ông chẳng thể quên các bạn ở Ấn Độ sau khi đã về quê hương, Sangharakshita khích lệ học trò của mình sang nước Ấn cộng tác cùng cư sĩ ở đó và có những điều không thể nào quên được khi những vị học trò của Sangharakshita sang Ấn Độ là khiến họ rơi nước trước phong trào cải đạo của giai cấp thấp, với sự cảm động qua tình hình phong trào phục hưng như vậy, những vị ấy lại phát nguyện cuộc đời còn lại sẽ đóng góp cho Phật giáo ngày càng phát triển lớn mạnh hơn. Sangharakshita dựng lên Hội Tăng đoàn nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng cho dân chúng ở đây, đa số người giai cấp hạ tiện bị thu hút bởi cải đạo của Ambedkar, chính vì thế sự nghiệp Ambedkar luôn được kéo dài, Phật giáo Ấn Độ vững bước đi lên một cách nhẹ nhàng.

Nhiều chương trình được tổ chức qua sự thực hiện có liên hệ đến Ambedkar cũng như Phật giáo thời bấy giờ sau một thời gian ông mất, nhằm tưởng niệm vị cư sĩ có công hướng dẫn chỉ ra con đường thoát sự lấn áp và nâng cao giá trị phục hưng Phật giáo lên, chính các vị cư sĩ tu tập theo Ambedkar ngộ nhận ra việc hoằng truyền chính pháp, giữ gìn đạo là tầm vóc chính yếu,là mạng mạch của Ambedkar, các cư sĩ này tăng cường thành lập các nơi thờ kính Phật giáo, nghiên cứu viết sách, học các thứ tiếng liên quan kinh điển hoằng pháp độ sinh. Mỗi năm, các Phật tử thường hay tổ chức các dịp lễ tưởng nhớ đến Ambedkar mà đặc biệt là ngày quy y Phật, Pháp, Tăng. Nhiều hoạt động mạnh mẽ diễn ra nhằm đưa ra phương pháp làm tăng trưởng hồi sinh Phật giáo Ấn Độ, các Hội thảo diễn ra có nhiều nguồn ủng hộ và giúp đỡ trong đó có con trai Ambedkar, các hoạt động chương trình như tụng kinh, chiêm bái tượng, kinh sách từng thời kỳ. Vị thủ tướng Shekhar nói đất nước Ấn có trách nhiệm bảo vệ công lý cho người khốn khó hạ tiện với phương châm đổi mới hết thảy hệ thống xã hội phù hợp tâm nguyện Ambedkar mong mỏi đất nước Ấn Độ trở nên đất nước Phật giáo. Cứ thế, năm nào cũng có lễ quy y Tam bảo tập trung vào ngày tưởng nhớ Ambedkar, báo chí có đăng vài trăm người Ấn giáo chuyển hướng theo Phật giáo và nói đây là sự tự nguyện, muốn thay đổi để đời hạnh phúc an lạc hơn. Hơn nữa, từ tầng lớp thấp đến bậc trí thức đều tham gia phong trào “Về nguồn” nhận ra giá trị đích thực của Phật giáo từ đây.

Qua ảnh hưởng từ các việc làm của Ambedkar, đưa Phật giáo càng trở lại và tăng trưởng mạnh. Mặc dù trước thế kỷ XIX tôn giáo Phật rơi vào tình trạng suy dần, thậm chí danh hiệu Phật chẳng ai hay, đến tận bây giờ Ấn Độ có Phật giáo thật sự, tín đồ theo đạo Phật hằng năm nhiều dần, cư sĩ lẫn tu sĩ, ông Ahir nhận định: “Ở Bắc Ấn Độ, cũng như ở Nam Ấn, phong trào hồi sinh của Phật giáo bắt đầu vào đầu thế kỷ XX nhưng tiến trình của nó khá chậm. Chỉ sau sự kiện quy y tập thể của quần chúng của Tiến sĩ B. R. Ambedkar và những người cùng đinh của ông vào năm 1956 thì số người theo Phật giáo ngày càng gia tăng. Làm cho Phật giáo được hồi sinh nhanh chóng”[11].

KẾT LUẬN

Có thể nói, thành tựu của lịch sử Phật giáo Ấn Độ nói riêng và Phật giáo nói chung gắn liền với uy danh Ambedkar. Với những cống hiến của ông trên cả hai phương diện học thuật và tư tưởng đã làm nức lòng giới học Phật bằng sự tôn kính, nể phục. Qua đó, cho thấy ảnh hưởng của ông đến nền Phật giáo Ấn Độ nói chung và dòng văn học Phật giáo nói riêng thật đáng để chúng ta suy ngẫm và kính trọng.

Ambedkar một đời vì đạo, đã đem hết tâm huyết của mình để truyền bá và góp phần hưng thịnh Phật giáo trong giai đoạn cuối thế XIX. Ở ông hiện lên nhân cách của bậc đại cư sĩ mô phạm, đương thời khó ai sánh kịp. Với những tư tưởng “Canh tân” đột phá, ông đã gióng lên hồi trống mở đầu kỷ nguyên đón nhận trào lưu phát triển của Phật giáo Ấn Độ, biến đất Ấn trở thành mảnh đất màu mỡ vang danh thời đại. Ngày nay, những thành tựu của Phật giáo Ấn Độ trong lĩnh vực tư tưởng Phật học vẫn còn nguyên giá trị. Đó cũng chính là những cống hiến và ảnh hưởng to lớn của các vị cư sĩ thuần thành, ông đã kiến tạo nền Phật học Ấn Độ, đóng góp cho kho tàng Pháp bảo của nhân loại, nơi có sự cống hiến của Ambedkar. Thánh quân Ambedkar đã thật sự thành công và tỏa sáng trong vai trò một vị Phật tử, một vị cư sĩ Chính pháp. Cuộc đời của ông thông qua các hoạt động chấn hưng Phật giáo phát triển đã nói lên tất cả sự cống hiến cao cả về những bài học lớn cho nhân loại, tấm gương của một bậc minh quân đóng góp Phật giáo. Vị thánh quân Ambedkar xứng đáng được nhận sự tôn kính, xứng đáng được tôn xưng là “Ambedkar-vị đại cư sĩ của Phật giáo”.

Thích Nữ Nhuận Anh - Học viên Cao học khóa III, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp.HCM -------------------

THAM KHẢO

1. Pháp sư Thánh Nghiêm, Thích Tâm Trí (dịch), Lịch sử Phật giáo Ấn Độ, 2008. 2. Thích Trung Hữu, Sự phục hưng Phật giáo Ấn Độ và vai trò của tiến sĩ Ambedkar, NXB. Phương Đông. 3. Thích Tâm Minh, A Dục Vương cuộc đời và sự nghiệp, 2002. 4. Thích Quang Nhuận, Phật học khái lược 1, “Lược Sử Đức Phật Thích Ca Mâu Ni”, NXB.Tôn Giáo, Hà Nội, 2004. 5. Thích Phước Sơn, Tính chất trí tuệ và nhân bản của đạo Phật, 1995. 6. Thích Nguyên Tạng, Phật giáo khắp thế giới, NXB.Tu viện Pháp bảo và Quảng Đức, 2001. 7. Manish T. Meshram, Phật giáo nhập thế ở Ấn Độ: Cách tiếp cận Phật giáo của tiến sĩ B. R. Ambedkar đối với xã hội Ấn Độ bền vững. 8. Midori Horiuchi , Tại sao B. R. Ambedkar chuyển sang đạo Phật?, Hương Nhũ và nhóm Thiên Quang dịch.

Tiếng Anh:

9. Ahir.D. C. (2004). Buddhism and Ambedkar, Delhi: B. R. Publishing Corporation. 10. Naik. C. D. (2009). Ambedkar’s Perspective on Buddhism and other Religions, Delhi: Kalpaz publications. 11. Kadam.K. N. (1997). The Meaning of the Ambedkarite Conversion to Buddhism and other essays, Mumbai: Popular Prakashan. 12. Ramteke. D. L. (1983). Revival of Buddhism in Modern India, New Delhi: Deep and Deep Publications. 13. Hunter. W. W. (1893). The Indian empire-Its people, history, and products, London: Smith, Elder, & Co. 14. Ambedkar. (2009). The Buddha and his Dhamma, Delhi: Siddharth Books. 15. Vijay Kumar Pujari. (2011). Ambedkar-life of struggle, New Delhi: Samyak Prakashan. 16. Kadam. (2010). Dr. Ambedkar, Buddhism and social change, Delhi: Buddhist World Press. 17. Alan Senauke, Heirs to Ambedkar-Engaged Buddhism in India, Berkely: Clear View Press, 2013. 18. Nanak Chand Rattu, Last Few Years of Dr. Ambedkar, New Delhi: Amrit Publishing House, 1997. 19. Bellwinkel-Schempp, Maren. (2004). Reconstructing the World: B.R. Ambedkar and Buddhism in India, New Delhi: OUP. 20. Sangharakshita. (1986). Ambedkar and Buddhism, Delhi: Windhorse.

CHÚ THÍCH:

[1] Thích Trung Hữu, Sự phục hưng Phật giáo Ấn Độ và vai trò của tiến sĩ Ambedkar, NXB. Phương Đông. [2] D. C. Ahir. (2004). Buddhism and Ambedkar, Delhi: B. R. Publishing Corporation, pp. 92. [3] Thích Quang Nhuận, Phật học khái lược 1, “Lược Sử Đức Phật Thích-Ca-Mâu-Ni”, NXB.Tôn Giáo, Hà Nội, 2004, tr. 28. [4] Thích Minh Châu dịch, Kinh Trường Bộ, “Kinh Chuyển Luân Thánh Vương Sư Tử Hống”, NXB. Tôn Giáo, Hà Nội, 2013, tr. 527. [5] C. D. Naik. (2009). Ambedkar’s perspective on Buddhism and other religions, Delhi: Kalpaz publications, pp. 283. [6] K. N. Kadam. (1997). The Meaning of the Ambedkarite conversion to Buddhism and other essays, Mumbai: Popular Prakashan, pp. 42. [7] W. W. Hunter. (1893). The Indian empire-Its people, history, and products, London: Smith, Elder, & Co., pp. 240. [8] Ambedkar. (2009). The Buddha and his Dhamma, Delhi: Siddharth books, pp. 435. [9] Thích Trung Hữu, Sự phục hưng Phật giáo Ấn Độ và vai trò của tiến sĩ Ambedkar, NXB. Phương Đông. [10] Thích Trung Hữu, Sự phục hưng Phật giáo Ấn Độ và vai trò của tiến sĩ Ambedkar, NXB. Phương Đông. [11] Thích Trung Hữu, Sự phục hưng Phật giáo Ấn Độ và vai trò của tiến sĩ Ambedkar, NXB. Phương Đông.