Đạo Phật là Đạo của Sự thật chân lý, khác với các học thuyết, giáo lý của các tín ngưỡng, tôn giáo khác trên thế gian, giáo pháp của đạo Phật không thay đổi theo thời gian, không thay đổi vì yếu tố chính trị, lịch sử và đặc biệt là giáo pháp mà đức Phật thuyết giảng luôn luôn có tính hướng thượng. Dựa vào 5 tính chất này, người học và hành pháp có thể đối chiếu so sánh với những thứ mình được học và chỉ dẫn để nhận biết đâu là chân lý tuyệt đối, đâu là những điều mang tính tương đối và có thể có sai biệt để tránh bị dẫn dắt sai đường.
Cư sĩ Hà Bồ Đề (Gosinga) Tạp chí Nghiên cứu Phật học Số tháng 5/2023
Vì là Chân lý, thuộc về Sự thật nên những điều giáo pháp mà đức Phật giác ngộ và thuyết giảng luôn đảm bảo 5 tính chất sau đây:
* Thiết thực hiện tại (ngay bây giờ, hiện tại và ở đây, chứ không phải để mai sau mới giá trị, hoặc mang yếu tố hứa hẹn, huyễn hoặc về thì tương lai)
* Đến để mà tự mình Thấy rõ (Tự thực hành và nhận biết, chứ không phải chỉ nghe ai nói đã tin, để mà tin mơ hồ).
* Không thay đổi theo thời gian (Luôn là chân lý, không phụ thuộc vào thời gian quá khứ - hiện tại – tương lai, có nghĩa là luôn luôn đúng, không phải sửa, điều chỉnh hay cập nhật thêm, bớt)
* Có tính hướng thượng (Giúp loài người thoát khổ vĩnh viễn trong sự cao thượng, hướng thượng), chứ không phải tạm hết khổ này để gặp khổ khác.
* Dành cho người trí tự mình giác ngộ (Nói ra rồi, giác ngộ ngay không là tự mỗi người và chỉ có mỗi người mới thụ nhận được, không ai làm thay hoặc mang tặng cho ta được)
1. Thiết thực hiện tại: Phương Pháp của Sự thật chân lý đúng phải là giúp con người hết phiền não (An lạc) ngay tại giây phút đang sống chứ không phải là CHỊU KHỔ BÂY GIỜ để TƯƠNG LAI sẽ hết khổ.
– Tất cả những Phương pháp nào khiến con người nghĩ tới ngày mai sẽ tươi sáng tuy cũng tốt nhưng đều là Phương pháp không THIẾT THỰC HIỆN TẠI và đó không phải là Phương pháp của Chân lý thoát khổ của đức Phật:
– Tìm kiếm năng lượng vũ trụ, khai mở năng lực… để kiếp sau có oai lực thần thông
– Phấn đấu chịu khổ bây giờ hay vất vả làm lụng cống hiến để mai sau hưởng vinh hoa phú quý– Mong cầu Tha lực của Tiền nhân, chư thiền để hỗ trợ mình trong nay mai
– Tìm kiếm cõi “Hạnh phúc, thiên đường, niết bàn…” trong tương lai
– Chịu khó tu nhân tích phước kiếp này để “Kiếp sau mới có hạnh phúc…”
– Giải nghiệp kiếp này để mai sau “Hết nghiệp…”
2. Đến để tự thấy trên thân chứng chứ đừng chỉ nghe mà tin ngay:
– Tính chất của Phương Pháp học là: Tôi tự thấy rõ ràng về điều đang Thiết thực hiện tại, An lạc Hạnh phúc ngay trong lúc thực hành – Chứ không phải NGHE AI ĐÓ NÓI rằng:
– Bị nghiệp quả nặng, giờ phải sắm lễ như này, như này …
– Ai đó nói đã gặp vị ”Thần này”, “Thánh nọ”, “Vong kia”… bảo điều này điều nọ…
– Vũ trụ có những năng lượng này, chiều không gian này….
– Trong cơ thể mình có những thứ này thứ nọ, khai mở nó sẽ được này được nọ….
– Kiếp trước là loài này, vật này, và kiếp sau sẽ được vào chỗ này, chỗ nọ….
– Trong Kinh Sách này, Kinh nọ có Ghi rõ điều này, điều nọ…
– Ngài này, ngài nọ, vị này vị nọ, là người nổi tiếng này nọ nói điều này điều nọ…
Khi nghe xong những điều trên, cứ GHI NHẬN, không PHẢN ĐỐI, nhưng ĐỪNG VỘI TIN NGAY, cứ quan sát và kiểm chứng dần để trạch Pháp cho thật chắc chắn rồi hãy Tự Kết Luận đó có phải là Pháp Sự thật chân lý hay không.
3. Tính chất thứ 3 của Pháp: Không thay đổi theo thời gian!
- Khác với chân lý của Loài người là: Đúng được 1 vài trăm năm, sau đó các nhà bác học khác có thể phát hiện ra để thay thế. Hoặc đúng với nhóm người này nhưng lại không đúng với nhóm khác.
– Vì thế rất nhiều Phát hiện của Tâm linh hay Khoa học ngày nay chỉ đúng với 1 thời điểm nhất định hay nhóm người nhất định nên NÓ KHÔNG MANG TÍNH PHỔ QUÁT CHÂN LÝ!
– Ví dụ: Nhiều người cho rằng Chân lý là NGỌT là nằm sẵn trong ĐƯỜNG, Nhưng sự thực chỉ có ai khỏe mạnh thì mới thấy còn người ốm đau hoặc đang ngủ thì lại Không thấy. Các loài vật khác cũng không thể chắc chắn ăn đường là NGỌT vì vậy NGỌT là cảm giác được sinh ra khi có tiếp xúc giữa đường và tế bào thần kinh lưỡi sau đó được đưa vào não bộ xử lý và nhận biết mới phát sinh ra cảm giác NGỌT, vậy NGỌT là cảm giác của người nếm đường chứ nó không nằm sẵn ở đường.
– Như vậy nó không thể nằm sẵn ở 1 nơi được mà phải ĐỦ DUYÊN TIẾP XÚC giữa 2 nơi chạm nhau thì mới THẤY NGỌT – Vậy nó phải là CẢM GIÁC chứ không phải nằm sẵn trong VẬT CHẤT như ta bị nhầm lẫn. Vậy nó không mang tính Chân lý Phổ quát.
– Như vậy Pháp Chân lý tuyệt đối, không thay đổi theo thời gian là: Dù có THAY ĐỔI BAO NHIÊU HOÀN CẢNH SỐNG, Thay đổi Tài sản, Thay đổi vật chất ngoại cảnh – Thì Loài người vẫn không thể HẾT KHỔ, PHIỀN NÃO nếu còn THAM SÂN SI, bây giờ đang vậy, hàng ngàn năm nữa có tiến hóa đến đâu thì con người vẫn khổ nếu vẫn tham sân si.
– Muốn Hết khổ, Phiền não, chúng ta bắt buộc phải từ bỏ TƯ TƯỞNG làm CHỦ VẬT CHẤT NGOẠI CẢNH hay Phản ứng với ngoại cảnh bằng cách QUAN SÁT CẢM GIÁC của chính mình theo phương pháp Tứ Niệm Xứ thì từ đó mới hết phiền não.
4. Tính chất thứ 4 của Pháp là: Có tính hướng thượng (Tiến bộ, phát triển)
– Nhiều người nhầm lẫn là Pháp học sẽ khiến con người sống an phận – thủ Thường, bàng quang với chính mình và thiên hạ.
– Nhưng Pháp là có TÍNH HƯỚNG LÊN: Tức là làm loài người THOÁT KHỔ (có hạnh phúc đích thực – hạnh phúc không phải do THAM đem lại mà là do Thoát Sân Si)– Hướng phát triển của nhiều người hiện nay RẤT NHIỀU sai lầm, gây hại môi trường, hủy hoại sức khỏe, chiến tranh, Bè phái… LÀM ĐAU KHỔ nhiều nhóm người khác để ĐẠT LỢI ÍCH của 1 nhóm nào đó.
– Hướng Phát triển của người học và thực hành giáo Pháp – Nhìn bề ngoài thì có vẻ An phận nhưng thực chất là giúp con người hạnh phúc nội tâm – luôn dễ có và sẵn có nên an toàn, không gây hại cho ai trong khi hướng phát triển ngược lại là tìm niềm vui hạnh phúc từ NGOẠI CẢNH hay NGƯỜI KHÁC nên bị LỆ THUỘC hoàn toàn vào cảnh và người khác nên KHÔNG BỀN VỮNG.
5. Tính chất thứ 5 của Pháp: Dành cho người Trí tự mình Giác Ngộ
– Cũng giống như các môn Khoa học khác là không dễ dành cho tất cả và đặc biêt vì Pháp học là phát hiện vĩ đại nhất trong lịch sử Nhân loại vì nó Phát hiện ra Sự thật thực tại, còn đại đa số các phát hiện khác chỉ là tìm ra Hiện tượng chứ không phải Sự thật
– Chính vì thế nó không hề dễ giác ngộ cho tất cả mọi người, chỉ có số ít người thực sự có Trí mới có thể hiểu được.- Thế nào là người Trí: Là những ai luôn muốn đi Khám Phá Sự Thật thực tại với Tư tưởng Vô Ngã (Bỏ cái Tôi, kiến thức kinh nghiệm đang có để mở lòng đón nhận kiến thức mới, không nhìn người để Phán xét mà quên đi các Nội dung đang nhìn thấy)
– Tự Mình Giác Ngộ: Pháp đã bày ra trước mặt Quý vị, đủ một Nhân rồi, chờ đủ Duyên với nhân thứ 2 là Não bộ của Quý vị để sinh ra Quả mới: Nếu không đủ Duyên nó sẽ không chui vào Não quý vị được, vậy có Ngộ Pháp hay không cũng là do Nhân Duyên mà thành, Người bày ra Pháp ở đây KHÔNG có TRÁCH NHIỆM bắt quý vị phải giác ngộ.
Như vậy Pháp học có 5 Tính chất bất biến
1. Thiết thực hiện tại 2. Đến để mà Thấy 3. Không thay đổi theo thời gian 4. Có tính hướng thượng 5. Dành cho người Trí tự giác ngộ
Cư sĩ Hà Bồ Đề (Gosinga) Tạp chí Nghiên cứu Phật học Số tháng 5/2023
Bình luận (0)