Tác giả: Như Không
KINH VÔ NGÃ TƯỚNG
Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn ngự tại vườn Lộc Giả, gần thành Ba Ra Na Si. Ðức Phật giảng cho năm thầy Tỳ kheo nghe như vầy:
Này các Tỳ kheo, sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn là vô ngã, không phải là của ta. Này các Tỳ kheo, nếu các uẩn thật là của ta, thì chúng không bị đau khổ. Lại nữa, người đời có thể nói xin cho các uẩn của ta như thế này, hoặc đừng như thế kia. Này các Tỳ kheo, các uẩn thật là vô ngã nên hằng bị đau khổ. Lại nữa, người đời không có thể nói xin cho các uẩn của ta như thế này, hoặc đừng như thế kia.
Này các Tỳ kheo, các ngươi cho sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn là thường hay vô thường?
Bạch đức Thế Tôn, các uẩn là vô thường.
Vật chi vô thường, vật ấy là khổ hay vui?
Bạch đức Thế Tôn, vật ấy là khổ.
Vật chi vô thường là khổ, có sự biến hoại theo lẽ thường, thì nên cho vật ấy là của ta, là ta, là tự ngã của ta chăng?
Bạch đức Thế Tôn, chẳng nên.
Này các Tỳ kheo, cho nên sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn nào dù trong đời quá khứ, vị lai, hiện tại, bên trong bên ngoài, thô thiển vi tế, hạ liệt thù thắng, gần hoặc xa, các uẩn ấy chỉ là uẩn thôi. Các ngươi nên nhận thức chân lý ấy bằng chánh trí, đúng theo thực tướng như vầy: đó chẳng phải là của ta, chẳng phải là ta, chẳng phải là tự ngã của ta.
Này các Tỳ kheo, bậc thinh văn được nghe và thấy như thế rồi, liền hết dính mắc đối với sắc, đối với thọ, đối với tưởng, đối với hành, đối với thức. Do hết dính mắc vị ấy ly tham. Do ly tham tâm được giải thoát. Khi tâm được giải thoát vị ấy chứng đắc tuệ giải thoát, và biết rõ sự sinh đã tận, phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm, và không còn tái sinh nữa.
Ðức Phật thuyết giảng như vậy, năm thầy Tỳ kheo hoan hỷ tín thọ. Khi đức Phật giảng dạy kinh này, thì tâm của năm thầy Tỳ kheo được giải thoát các vi tế phiền não, không còn chấp thủ nữa. (lạy)
TUỆ GIẢI THOÁT TÂM KINH
1. Bồ Tát Quán Tự Tại, Khi dùng Minh Sát Tuệ, Quán Chiếu 5 Thủ Uẩn, Thấy chúng đều VÔ NGÃ, Chấm dứt mọi khổ đau.
2. Từ Sắc mà thấy Không. Từ Không mà thấy Sắc. Sắc, Không chẳng là hai Còn Thọ, Tưởng, Hành, Thức, Cũng đều là như vậy.
3. Trong CHÂN KHÔNG tính biết, Ra ngoài pháp Hữu Vi Không có 5 thủ uẩn không có 18 giới Từ căn đến Ý Thức.
4. Không hề có Bãn Ngã Cũng không hết Bãn Ngã Cho đến không Già Chết Cũng không hết Già Chết
5. Mọi pháp không hình tướng Biến đổi không Sinh Diệt Không Nhơ cũng không Sạch Không Thêm cũng không Bớt.
6. Khi Bồ tát an trụ Trong TÍNH BIẾT Chân Không Thì Tâm Được giải thoát Do Tâm được giải thoát Trí biết sinh đã tận, Phạm hạnh, cũng đã thành Chuyện cần làm, đã làm Đạt Tịch Diệt Niết Bàn.
7. Đó chính là con đường Chư Phật đều đi qua Để chứng Tuệ VÔ NGÃ Rồi đi vào ĐẠI ĐỊNH Chứng luôn 4 THÁNH ĐẾ Thành Chánh Đẳng Chánh giác.
Tác giả: Như Không
Bình luận (0)