Ngày Rằm và mùng Một Theo ba má lễ chùa Lọn khói trầm như múa Nhịp nhàng trên tầng không Vạt vạn thọ đầy bông Tỏa hương thơm ngào ngạt Cơn gió nào thổi mát Đưa tiếng vọng chuông xa Kệ kinh trầm ngân nga A di đà khấn nguyện Con cầu cho gia quyến Ông bà được an khang Mỗi ngày mới vừa sang Nhành hoa vàng thắm sắc Diệu nhiên như ánh mắt Hạnh ngộ miền thiện chân Mõ chùa nhịp bâng khuâng Giọt thiền ân cần nở Thành đóa hoa rực rỡ Huệ ân cõi quang minh. Nguyễn Ngọc Minh Anh Sinh viên Trường Đại học Bách Khoa Tp.HCMLễ chùa - Mõ chùa nhịp bâng khuâng/Giọt thiền ân cần nở/Thành đóa hoa rực rỡ/Huệ ân cõi quang minh.
Văn hóa
Lễ chùa
Bài liên quan
Bài viết khác
-
Bài vọng cổ Tình Sư Đệ Văn
Mỗi con người trong cõi giả tạm này khi có niềm tin vào một tôn giáo đều hướng đến và luôn xem đó là chỗ dựa giúp bản thân vượt qua những khổ nhọc trong kiếp làm người.
-
Sự giao thoa Thiền và thiên nhiên trong bài thơ “Chơi hành cung thiên trường” của Trần Thánh Tông
Bài thơ không chỉ là một tác phẩm thơ ca đơn thuần mà còn là một tác phẩm văn học góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa dân tộc, phản ánh tâm hồn cao đẹp và triết lý sống sâu sắc của người xưa.
-
Tìm hiểu về Tứ pháp với tín ngưỡng thờ Mẫu
Các thương nhân Ấn Độ trên con đường thương mại đã mang tín ngưỡng của mình vào Luy Lâu, rồi hoà nhập với tín ngưỡng bản địa hình thành nên Phật giáo Tứ Pháp, với hình tượng người mẹ là Phật Mẫu Man Nương.
-
Triết lý Thiền của Trần Thái Tông qua bài thơ "Gửi nhà sư Đức Sơn ở am Thanh Phong"
Bài thơ không chỉ là những dòng chữ khô khan, mà thực sự là nhịp đập của tâm hồn con người, nhẹ nhàng và từ tốn hướng dẫn người đọc vào hành trình sâu lắng khám phá bản sắc nội tâm của chính mình.
-
Ý nghĩa cúng Rằm tháng 10
Rằm tháng 10 là một ngày lễ mang nhiều ý nghĩa tâm linh và truyền thống trong văn hóa Việt Nam. Đây là dịp để mọi người không chỉ tri ân tổ tiên mà còn tạo cơ hội tích phước lành, sống hướng thiện và gìn giữ truyền thống tốt đẹp của gia đình.
-
Hai bảo vật quốc gia ở chùa Sùng Khánh và chùa Bình Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang
Chùa Sùng Khánh cũng như chùa Bình Lâm được xem là niềm tự hào của người dân Hà Giang về niềm tin tín ngưỡng ở nơi địa đầu Tổ quốc; thể hiện niềm tin, khát vọng và mong muốn của đồng bào các dân tộc anh em về cuộc sống hòa bình, an lành và hạnh phúc.
Bình luận (0)