Tác giả Paola Di Maio Biên dịch Thích Vân Phong (Nguồn: 佛門網)
Việc tiến bước trên con đường đạo lý thanh cao, để đạt đến chân lý hạnh phúc chẳng khác nào bơi ngược dòng đời, là một vấn đề xuyên suốt quá trình phát triển tư duy của nhân loại. Sự tác động lẫn nhau giữa thiện và ác, chính và tà, định hình số phận của các cá nhân và xã hội theo các chu kỳ, có thể biết được và không nhìn thấy. Các vị triết gia, nhà tư tưởng đã luôn thử phác thảo sự tổng kết, điều gì tạo nên những phẩm chất đạo đức thanh cao, điều gì là những trợ duyên tác động đến quá trình đó?
Đạo đức nhân văn là ngành học nghiên cứu các nguyên tắc đạo đức chi phối hành vi hoặc cách cư xử của mỗi cá nhân, nó cũng là mảng kiến thức liên quan đến các nguyên tắc đạo đức.
Đạo đức và luân lý là những khái niệm có liên quan chặt chẽ với nhau. Ngày nay, khi khoa học và công nghệ lan đã tác động rất lớn vào cuộc sống của hầu hết mọi cá nhân.
Điểm mấu chốt đối với khoa học công nghệ và đạo đức là chúng phải hoạt động như thế nào để đảm bảo sự phát triển và tiến bộ của nhân loại?
Khi biên giới của những gì có thể mở ra “cả về mặt khoa học và kỹ thuật”, những con đường tìm hiểu mới hình thành, mọi người đang hỏi, "điều này có đúng không? nếu có thì theo nguyên tắc và ưu tiên nào?" Có vô số luồng và trường phái tư tưởng mà chúng ta có thể rút ra khi điều tra đúng, sai, chính, tà và mỗi luồng tư tưởng đưa ra các quan điểm, lập trường khác nhau tùy thuộc vào niềm tin khác nhau.
Trong lịch sử phương Tây, nền tảng cho hành vi đạo đức đã phát triển cùng với hai trục chính: Niềm tin tôn tôn giáo như Cơ đốc giáo và niềm tin triết học. Phần lớn thế tục bắt đầu từ các tác phẩm của các nhà triết học Hy Lạp và La Mã chủ chốt như nhà triết học và bác học thời Hy Lạp cổ đại Aristotle, triết gia người Hy Lạp cổ đại (Người Athens), Sokrates và nhà triết học Hy Lạp cổ đại, người đã khai sinh ra Thuyết Epicurean, một trường phái tư tưởng nổi tiếng trong triết học văn hóa Hy Lạp cổ đại kéo dài đến 600 năm Epicurus. Được gọi là "Đạo đức cổ điển", được truyền qua nhiều thế kỷ qua các nhà tư tưởng vĩ đại như một triết gia người Đức có ảnh hưởng lớn đến Kỷ nguyên Khai sáng Immanuel Kant, giáo sĩ, nhà giáo dục, nhà ngôn ngữ học, nhà bách khoa, nhà sử học và nhà triết học ở Mỹ thuộc địa Samuel Johnson và nhiều nhân vật khác.
Các trường phái đạo đức phương Đông có nguồn gốc từ các truyền thống được cho là lâu đời hơn. Bản ghi chép cổ đại nhất về đạo đức và sự huyền diệu của Vệ Đà, được tìm thấy trong Rigveda ("khen ngợi, tỏa sáng" một tập hợp của các bài thơ thánh ca Ấn Độ cổ đại bằng tiếng Phạn), có các yếu tố được cho là có niên đại hàng nghìn năm (niên đại chính xác là vấn đề đang được tranh luận, khoảng 3.000-3.500 năm trước). Những giáo lý đạo đức này tập trung vào khái niêm về Sự thật thiêng liêng; Hành động thiêng liêng, được miêu tả như là trật tự vũ trụ mà cả thế giới vật chất và xã hội đều được duy trì.
Trong giáo lý đạo Phật, các động lực phổ quát như lý Duyên khởi không chỉ là giáo lý chỉ rõ nguyên tắc vận hành của mọi pháp trong thế gian, từ vật lý cho đến tâm lý, không một pháp nào hình thành hay biến hoại mà ra ngoài qui luật này. Đây còn là lý thuyết đầu tiên phản bác hệ thống triết học Vệ Đà của Bà la môn, phủ nhận tư tưởng sáng tạo của đấng Phạm Thiên (Brahman) để hình thành tư tưởng “Tự tác tự thọ” (mình làm mình chịu) đề cao vị trí con người, con người là chủ nhân ông cho chính mình, không ai khác hơn có thẩm quyền định đoạt cuộc sống cho mình.
Tóm lại, những ý tưởng như trách nhiệm cá nhân đối với hành động của một người như một phần trong mối quan hệ giữa chúng ta với trật tự vũ trụ đã được hệ thống hóa thành một hệ thống tư tưởng đã được giải thích từ đức Phật cho đến thời đại ngày nay.
Tuy nhiên, đạo đức phương Đông và tư duy Phật giáo có thể không đồng nhất; chẳng hạn có sự khác biệt giữa quan điểm của Trung Hoa, Tây Tạng và Ấn Độ, cũng như sự khác biệt giữa các trường phái tư tưởng Phật giáo Nguyên thủy và Đại thừa.
Các nhà khoa học và nhà nghiên cứu ngày càng quan tâm đến đạo đức Phật giáo bởi nó cung cấp một hệ quy chiếu trng gian giữa đạo đức tôn giáo và đạo đức thế tục. Bởi vì nó được dựa trên nền tảng giới luật làm rào cản để bảo vệ hạnh kiểm tốt đối với hàng cư sĩ phật tử tại gia thụ Ngũ giới, Thập thiện và giới luật của người xuất gia, Sa di, Sa di ni, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, giới Bồ tát tại gia và xuất gia đều thụ giới để phát Bồ đề tâm, đều chủ trương tự giác giữ gìn giới luật nhằm duy trì mạng mạch của Phật giáo.
Có hai điểm quan trọng mà tôi muốn chia sẻ với các độc giả. Thứ nhất là đề xuất rằng, tất cả các hệ thống đạo đức hoặc trực tiếp dựa trên giáo lý đạo Phật, hay gián tiếp liên quan đến chúng, nhờ những cấu trúc chung như luật tự nhiên, như được tìm thấy trong đạo đức học phương Tây; thứ hai, các hành vi đạo đức có thể đóng một vai trò nào đó trong quá trình tiến hóa của nhân loại.
Mối quan hệ giữa Phật pháp với tất cả các hệ thống đạo đức.
Ở một góc độ nào đó, cội nguồn của đạo đức nhân học có thể bắt nguồn từ triết học phương Đông và giáo lý của Đức Phật Thích Ca. Sau đó, những giá trị đạo đức nhân văn này đã lan rộng từ Ấn Độ sang Châu Âu, thông qua tư duy triết học, con đường thương mại qua Trung Đông, cuối cùng phát triển mạnh mẽ ở Châu Âu. Như được hiển thị trong đồ họa thông tin, theo thứ tự thời gian các giáo lý Vệ Đà và triết lý đạo Phật sơ khai có trước đạo đức cổ điển ở phương Tây. Từ quan điểm này, có thể suy ra rằng tất cả các trường phái đạo khác, bao gồm cả đạo đức thế tục, đều tuân theo. Sự giải bày chân lý của đức Phật hay giáo pháp, có thể liên quan về mặt khái niệm và nhận thức đối với tất cả các khía cạnh của tư duy và thực hành đạo đức.
Ngoài sự dính mắc, vô thường và liên kết với nhau, giáo pháp dạy rằng sự kiềm chế về thể chất và tinh thần là cần thiết để kiểm soát các xung động cảm xúc. Các sinh viên triết học phương Tây sơ khai sẽ thấy những lý tưởng tương tự này được phản ánh trong đạo đức của chủ nghĩa Khắc kỷ.
Đạo đức và sự Tiến hóa
Những lựa chọn và quyết định đạo đức theo quan điểm đạo Phật này được coi là công đức, do đó tạo ra những điều kiện thuận lợi cho cuộc sống này và những lần tái sinh trong tương lai. Điều này thường được miêu tả đơn giản "thiện nghiệp". Ở cấp độ cá nhân, hành vi đạo đức có thể là lý do để sinh ra với một cơ thể cường tráng kiện khang, chẳng hạn như được dễ chịu và các phương tiện thích hợp để đạt được mục tiêu của một người.
Không có phương pháp khoa học nào để kiểm tra giả thuyết khá xa vời rằng, có thể những mối tương quan giữa việc đưa ra các quyết định đạo đức, ví dụ, những thay đối đối với phân tử mang thông tin di truyền quy định mọi hoạt động sống (sinh trưởng, phát triển và sinh sản) của các sinh vật và nhiều loài virus (ADN) của chúng ta hoặc bất kỳ biểu hiện vật lý nào khác có thể đo lường được. Tuy nhiên, những câu hỏi như lựa chọn hành vi và mô hình tinh thần của chúng ta ảnh hưởng đến sự tiến hóa thể chất của chúng ta ở mức độ nào vẫn nảy sinh. Ví dụ, hoàn cảnh nào đã khiến con người phát triển ngón tay cái đối nhau, trong khi một số loài linh trưởng khác thì không? Tương tự, quá trình tiến hóa vật lý/sinh học của chúng ta ảnh hưởng đến khả năng phát triển về mặt đạo đức và đưa ra các lựa chọn theo định hướng đạo đức như thế nào?
Darwin và Herbert Spencer cho rằng đạo đức phát triển từ các nguyên tắc tự nhiên (nguyên tắc đạo đức, 1892), tìm kiếm niềm vui và tránh đau đớn đã thúc đẩy sự tiến hóa sinh dục và tâm lý, do đó đạo đức là một nguyên tắc tự nhiên.
Đạo đức học tiến hóa sử dụng thuyết tiến hóa sinh học làm nền tảng cho đạo đức học, thay thế cho tôn giáo làm nền tảng cho luật đạo đức. Ý tưởng này không khác với việc tìm đến với đạo Phật thúc đẩy sự an lạc hạnh phúc; theo đó, đức hạnh, sự bao dung và từ bi tâm được coi là nguồn gốc của hạnh phúc. Một giả định trung tâm của đạo đức tiến hóa là gen chỉ đạo việc cải thiện cơ thể và bộ não.
Một nhánh điều tra đương đại thú vị và quan trọng khác giao thoa với đạo đức học và đạo đức thần kinh", ngành học liên quan đến sự phù hợp của các phương pháp nghiên cứu trong khoa học thần kinh, từ an toàn đến quyền riêng tư và các yếu tố con người khác, mà người ta phải xem xét khi nghĩ về việc sử dụng có hại cho các công cụ khoa học thần kinh và công nghệ thần kinh.
Về mặt lịch sử, đạo đức thần kinh đã tạo cơ hội để kết hợp các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là đề xuất một cuộc đối thoại hai chiều giữa "đạo đức học khoa học thần kinh" và "khoa học thần kinh đạo đức", giữa đạo đức ứng dụng và xã hội nói chung.
Khối lượng tri thức đạo Phật 'trong thời đại chúng ta hiện nay xuất phát từ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni' đóng góp những nền tảng quan trọng cho việc nghiên cứu về ý thức, sự tiến hóa và bản chất của thực tại, là trọng tâm để khám phá mối quan hệ qua lại giữa ý thức và nhận thức đạo đức, nguyên nhân của hiệu ứng ánh sáng. Ngày nay, khi chúng ta tìm kiếm các phương pháp để đảm bảo rằng khoa học và công nghệ phát triển để phục vụ nhân loại mà không gây ra đau khổ hay có khả năng gây chết người thì đạo đức phương Tây và thế tục nên tính đến di sản quý giá của thế giới quan dựa trên Phật pháp.
Tác giả Paola Di Maio Biên dịch Thích Vân Phong (Nguồn: 佛門網)
Bình luận (0)